1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Bằng ví dụ hãy phân tích khi tư duy vi phạm vào các quy tắc của chứng minh

8 3K 71

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 84,9 KB

Nội dung

Đây là bài tiểu luận logic, có phân tích về vấn đề khi tư duy vi phạm vào các quy tắc của chứng minh. Bài tiểu luận này đi phân tích sự ảnh hưởng của tư duy khi vi phạm các quy tắc đối với luận đề, luận cứ và lập luận chứng minh sẽ như thế nào?...v.v.

TIỂU LUẬN LOGIC HỌC Môn: Logic học đại cương BẰNG VÍ DỤ HÃY PHÂN TÍCH KHI TƯ DUY VI PHẠM CÁC QUY TẮC CỦA CHỨNG MINH Bài tiểu luận: SINH VIÊN THỰC HIỆN: GIÀNG A CHỨ - 17/09/1995 LỚP: KH14A1 TIỂU LUẬN LOGIC HỌC BẰNG VÍ DỤ HÃY PHÂN TÍCH KHI TƯ DUY VI PHẠM VÀO CÁC QUY TẮC CỦA CHỨNG MINH I/ ĐẶT VẤN ĐỀ Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của con người để chứng minh về một vấn đề nào đó cho một hoặc một số người nào đó hiểu về một hay nhiều vấn đề, thì phải có một cách tư duy đúng đắn nhờ vậy mà vấn đề được lý giải một cách xác đáng, được mọi người hiểu và chấp nhận. Muốn tư duy một cách chính xác khi chứng minh thì phải nắm vững được các quy tắc của chứng minh, hiểu một cách đúng đắn về các quy tắc với luận đề, luận cứ và luận chứng. Nếu không nắm chắc được những quy tắc của chứng minh thì khi chúng ta tư duy để chứng minh một vấn đề nào đó thì sẽ không được chấp nhận và tin tưởng, vì khi đó tư duy của chúng ta vi phạm vào các quy tắc của chứng minh nên chúng ta đi chứng minh vấn đề không có cơ sở hay không theo đúng quy tắc của chứng minh. Vậy sau đây ta cùng đi tìm hiểu kỹ hơn khi tư duy vi phạm vào các quy tắc của chứng minh xem nó ảnh hưởng như thế nào đến chứng minh nói riêng và ảnh hưởng đến hiểu quả của việc chứng minh nói chung. II/ KHI TƯ DUY VI PHẠM VÀO CÁC QUY TẮC CỦA CHỨNG MINH Trong thực tiễn cho thấy mọi vấn đề đều phải được chứng minh một cách xác đáng, có căn cứ rõ ràng về vấn đề đó như trong dân gian có câu “nói có sách, mách có chứng” thì những vấn đề đó mới được thừa nhận. Trong khoa học, thì mọi tư tưởng, mọi luận điểm khoa học đều được đút kết từ những kho tàng tri thức của nhân loại đã được kiểm chứng qua các thời kì lịch sử, có như vậy thì chứng mới thực sự trở thành cơ sở khoa học cho các quá trình phát triển của loài người nhằm góp phần làm giàu cho tri thức của nhân loại làm cho sự nhận thức cảu con người ngày một phát triển hơn. Không giống như những tư tưởng tôn giáo như tin tưởng sự tồn tạo của “Chúa trời”, “thần thánh”, và các lực lượng siêu nhiên…., dù đó là xuất phát từ niểm tin của con người nhưng đó là những niềm tin không có cơ sở khoa học và mâu thuẫn không hề nhẹ với những tri thức khoa học đã được kiểm nghiệm và chứng minh và chấp nhận. Vì niềm tin có được là do dựa trên cơ sở của sự hiểu biết, sự kiểm nghiệm và chứng minh là niềm tin khoa học. trang 2 TIỂU LUẬN LOGIC HỌC Chứng minh là thao tác logic dùng để lập luận tính chân thực của một luận điểm hay lý thuyết nào đó nhờ đã biết tính chân thực của những luận điểm hay lý thuyết khác mà nó có mối liên hệ hữu cơ với luận điểm với luận điểm hay lý thuyết ấy. Khả năng logic của chứng minh gắn liền với sự hiện tồn của các chân lý chưa được xác minh mang tính khởi điểm. Khi tìm ra chân lý con người có ý hướng truyền nó cho những người khác. Để làm được điều đó người ta phải có niềm tin vào nó. Ngoài ra còn có cả nguyên nhân nhận thức luận. Nếu tất cả mọi chân lý đều đã tự rõ ràng, thì chắc đã không càn đến chứng minh vì trong thực tế chỉ có một số ít các chân lý là hiển nhiên không đòi hỏi chứng minh. Còn phần lớn các chân lý đều không rõ ràng như vậy, và do đó, đòi hỏi phải được chứng minh. Việc chứng minh mang tính chân thực cả những phán đoán này lại giả định chứng minh tính giả dối của các phán đoán khác nhau mâu thuẫn với nó, vì chân thực và giả dối nằm trong mối quan hệ phủ định lẫn nhau. Tất cả những cái đó là xác định bản chất của chứng minh: đó là hình thức tư duy, mà nhờ đó trên cơ sở một số tri thức chân thực ta xác xác lập tính chân thực hay giả dối của các tri thức. Các quy tắc của chứng minh bao gồm: luận đề, luận cứ và luận chứng. 1) Khi tư duy vi phạm quy tắc đối với luận đề Luận đề là thành phần tương đương với kết luận của phép suy luận. Luận đề là phán đoán mà tính chân thực của nó cần phải được chứng minh. Tức là luận đề là những tri thức đã biết và đã được định hình bằng ngôn từ tuy nhiên tính chân thực của luận đề này thì chưa được xác minh. Nó là thành phần đầu tiên và rất quan trọng của chứng minh, nó đặt ra nhiệm vụ cụ thể cho pháp chứng minh, xác định phạm vi và bình diện vấn đề chứng minh và trả lời cho câu hỏi: “Chứng minh cái gì?”. Luận đề có thể chỉ là một phán đoán đơn giản, cũng có thể là một hệ thống quan điểm. 1.1) Luận đề phải là một luận đề chân thực không giả dối, được phát biểu một cách chặt chẽ, chính xác, rõ ràng; Do đó, để chứng minh luận đề người ta phải tư duy một cách chính xác và đúng như quy tắc của luận đề hay cái mà ta cần chứng minh phải là những cái có thực trong đời sống nó phải là một cái có thực chứ không phải trang 3 TIỂU LUẬN LOGIC HỌC là những cái như “chúa trời, thần núi, thần sông,…”. Nếu khi tư duy mà không tuân thủ theo quy tắc của luận đề thì luận đề chứng minh sẽ không có tính thuyết phục, không rõ ràng và không tạo nên lòng tin về luận đề đó và đương nhiên luận đề đó sẽ không đúng và sẽ không được chấp nhận và quan trọng nữa là không thể chỉ ra hay trả lời được câu hỏi “Chứng minh cái gì?”. Ví dụ 1: Chứng minh luận đề: “Trái đất do Chúa trời tạo ra” Nếu chứng minh như trên có thể làm cho con người tin tưởng vào sự tồn tại của “Chúa trời” làm ảnh hưởng đến tính mê tín dị đoan của con người, và con người sẽ ngày ngay cấu chúa giúp cầu chúa cho mình giàu có, v.v. Tuy nhiên, cần phải thấy được rằng luận đề này rõ ràng là không đúng vì sự hình thành của trái đất là quá trình hoạt động vật chất của vũ trụ chứ không phải do “Chúa trời” tạo ra vì trên thực tế sự tồn tại của “Chúa trời” là không có. Do đó luận đề trên là vi phạm vào quy tắc của tư duy dẫn đến luận đề không được chấp nhận và tất nhiên vấn đề cần chứng minh là “Trái đất do Chúa trời tạo ra” sẽ không được chứng minh. 1.2) Luận đề đó phải được giữ nguyên trong suốt quá trình chứng minh. Và cũng nên lưu ý khi chứng minh về luận đề nào đó thì phải giữ được giá trị của nó suốt quá trình chứng minh, không được đánh tráo luận đề này chuyển sang luận đề khác, và khi chứng minh thì không được chứng minh quá ít dễ dẫn đến không hiểu rõ, đầy đủ luận đề dễ gây ra hiểu nhầm. Tuy nhiên khi chứng minh người ta thường hay mắc những sai lầm trong quy tắc này, đó là thay đổi luận đề, hay là lạc đề sang một vấn đề khác dẫn đến việc chứng minh cứ lạc từ vấn đề này sang vấn đề nọ không biết chấm dứt Ví dụ 2: Cho luận đề sau: “Ở đâu vất chất cũng tồn tại; Nước là một dạng vật chất mà cụ thể là chất lỏng; Suy ra: Ở đâu cũng có nước.” Các luận đề ở trên đã có sự đánh tráo luận đề: “ Ở đâu cũng có vật chất” và “Nước là một dạng vật chất”. Ta thấy, việc thay đổi luận đề như vậy nó dẫn đến không đúng do có sự liên quan giữa “Ở đâu vật chất cũng tồn tại” và “Nước là một dạng vật chất” nên suy trang 4 TIỂU LUẬN LOGIC HỌC ra là “Ở đâu cũng có nước” là không đúng vì không phải ở bất cứ đâu cũng có nước cả, trong vũ trụ hay các hành tinh khác ngoài trái đất như Sao hoả, Sao mộc, các nhà khoa học còn chưa xác định được là có nước tồn tại thì không thể đưa ra luận đề như vậy được. 2) Khi tư duy vi phạm quy tắc đối với luận cứ Luận cứ là những tri thức đã biết và tính chân thực của chúng đã xác minh. Luận cứ có thể là các dữ kiện thực tế đã và đang diễn ra mà người ta cảm nhận trực tiếp từ các giác quan; có thể là các tiền đề, tức là những luận điểm lý thuyết có tính chân thực hiển nhiên đến mức không cần chứng minh, hoặc nếu muốn cũng không thể chứng minh được nhưng tính chân thực đó đã được kiểm chứng bởi thực tiễn hoạt động của nhiều thế hệ người; cuối cùng luận cứ có thể là các quy luật (định luật) khoa học đã được nhận thức con người trước đó khám phá, được kiểm chứng tính đúng – sai và quay trở lại làm cơ sở cho sự nhận thức cho quá trình tiếp theo. 2.1) Luận cứ phải chân thực, độc lập với luận đề. Quy tắc đối với luận cứ cũng tương tự như luận đề các luận cứ phải là các luận cứ chân thực tuy nhiên tính chân thực của các luận cứ phải có cơ sở độc lập với luận đề; Khi đưa ra những luận cứ để chứng minh cho luận đề phải đưa ra những luận cứ chi tiết rõ ràng chính xác, không vòng vo mà mà vào thẳng vấn đề, không nên chủ quan lấy tư duy cá nhân để đưa ra các luận cứ, tuy nhiên cũng không hoàn toàn tin vào tư duy của số đông hay những người có sức mạnh hay sức ảnh hưởng lớn và ở luận cứ không nên chứng minh quá nhiều. Ví dụ 1: Chứng minh luận đề: “Sinh là học sinh chăm chỉ” Các luận cứ được đưa ra là: “Sinh luôn học bài đầy đủ trước khi đến lớp” Và luận cứ: “Sinh thường nghỉ học vào ngày thứ sáu” Với hai luận cứ trên ta có thể thấy được rằng luận cứ thứ nhất là luận cứ đúng với luận đề đã cho còn luận đề thứ hai thì lại không đúng vì nó mâu thuẫn với luận đề, nên luận cứ này không được chấp nhận. Vì khi Sinh đã là học sinh chăm chỉ thì chả có lý do gì mà Sinh lại hay nghỉ vào ngày thứ sáu như thế. trang 5 TIỂU LUẬN LOGIC HỌC 2.2) Luận cứ không được mâu thuẫn với nhau. Có nghĩa là luận cứ này phủ định lại luận cứ kia, hoặc nó không đồng nhất với nhau,…vậy nên khi tư duy đưa ra những luận cứ để minh chứng cho một cái luận đề nào đó thì phải đưa ra các luận cứ không được trái với nhau, mâu thuẫn với nhau thì luận cứ mới được chấp nhận cũng như luận đề mới được chứng minh. Mỗi luận cứ là cần, còn tất cả các luận cứ cùng nhau thì phải để luận chứng cho luận đề. Ví dụ 1: Khi chứng minh sự hình thành của trái đất, thì phải đưa ra những luận cứ xác đáng như: - Trái đất hình thành do các mảnh vỡ của vụ nổ lớn vào khoảng 4,6 tỷ năm trước. - Sự va chạm giữa các mảnh bụi trong không gian tạo nên trái đất,… Không thể nào mà đưa ra luận cứ như: Trái đất là do chúa trời nhào nặn thành,… 3) Khi tư duy vi phạm các quy tắc của luận chứng (lập luận chứng minh) Luận chứng là sự thu thập, lựa chọn, tổ chức sắp xếp các luận cứ theo một trình tự logic xác định nhờ các suy luận để dẫn đến luận đề. Luận chứng là thành phần tương đương với lập luận của phép suy luận. Bản chất và chức năng của lập luận là những cách thức, quy tắc xác định mà nhờ nó có thể liên kết các tiền đề, khai thác hết các thông tin từ các tiền đề(luận cứ), kết hợp với những tri thức khác đã biết, đã được chứng minh để rút ra tính chân thực của luận đề. Vì vậy, lập luận chứng minh là mối liên kết logic giữa luận cứ và luận đề, qua đó cho phép khẳng định tính chân thực của luận đề. Lập luận chứng minh muốn đảm bảo cho phép chứng minh có đủ độ tin cậy thì cần phải tuân thủ các quy tắc logic và tất yếu phải được tiến hành theo những trình tự logic nhất định. Luận đề phải được suy luận logic từ các các luận cứ, không được chứng minh một cách vòng quanh. Khi mà các luận đề đã được tất suy logic từ các luận cứ thì phải suy ra kết luận, không dùng những từ đúng trong một nghĩa tương đối trang 6 TIỂU LUẬN LOGIC HỌC nào đó suy ra đúng trong một nghĩa đúng tuyệt đối, từ nghĩa tập hợp sang nghĩa không tập hợp và ngược lại. Ví dụ: Chứng minh luận đề: “Mọi số chẵn đều chia hết cho 2” Các luận cứ được đưa ra là: - Tất cả các số 2,4,6,8 đều chia hết cho 2 - Tất cả các số có ít nhất 2 số và số tận cùng là “0,2,4,6,8” thì chia hết cho hai. Do đó, ta có thể suy luận được là, các số mà số cuối là số chẵn thì chia hết cho 2, suy ra: mọi số chẵn đều chia hết cho 2. Như vậy, ta có thể thấy khi tư duy vi phạm vào các quy tắc của chứng minh có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề cần chứng minh. Như khi tư duy mà không tuân thủ các quy tắc của luận đề thì sẽ làm cho người khác không hiểu ra được vấn đè ta cần chứng minh là “chứng minh cái gì?”,… do đó khi chứng minh ta cần phải tuân thủ chính xác các quy tắc của chứng minh trong tư duy để giải quyết vấn đề một cách đúng và chính xác nhất. trang 7 TIỂU LUẬN LOGIC HỌC PHỤC LỤC trang 8 . độ tin cậy thì cần phải tuân thủ các quy tắc logic và tất yếu phải được tiến hành theo những trình tự logic nhất định. Luận đề phải được suy luận logic từ các các luận cứ, không được chứng minh. hiểu biết, sự kiểm nghiệm và chứng minh là niềm tin khoa học. trang 2 TIỂU LUẬN LOGIC HỌC Chứng minh là thao tác logic dùng để lập luận tính chân thực của một luận điểm hay lý thuyết nào đó nhờ. TIỂU LUẬN LOGIC HỌC Môn: Logic học đại cương BẰNG VÍ DỤ HÃY PHÂN TÍCH KHI TƯ DUY VI PHẠM CÁC QUY TẮC CỦA CHỨNG

Ngày đăng: 26/04/2015, 21:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w