Tài chính cá nhân và phương pháp quản lý hiệu quả

11 764 10
Tài chính cá nhân và phương pháp quản lý hiệu quả

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

kỹ năng quản lý tài chính cá nhân cần rèn luyện kỹ năng quản lý thu nhập chi tiêu và tiết kiệm một cách có kế hoạch đảm bảo mục tiêu tài chính thông qua kế hoạch phân bổ toàn bộ thu nhập vào sáu nhóm nhu cầu theo phương pháp quản lý tài chính cá nhân JARS gồm nhu cầu thiết yếu NEC; tiết kiệm tiêu dùng cho tương lai LTSS; đầu tư giáo dục EDU; tự do tài chính FFA; hưởng thụ PLAY; từ thiện GIVE

Tài chính cá nhân là gì? Phương pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả? Tài chính? > Tài chính cá nhân? > Hoạt động tài chính cá nhân? > Hoạt động tài chính hiệu quả? - Trước tiên cần phải nói rằng “Tài chính cá nhân” là một bộ phận trong hệ thống tài chính. - Tài chính cá nhân là gì? Đó là cách thức phân bổ các nguồn lực tài chính cá nhân có hạn qua thời gian. Mọi cá nhân đều phải đối mặt với sự ràng buộc về nguồn tài chính hạn chế trong khi nhu cầu sử dụng nguồn tài chính thì đa dạng và thường là vô hạn. Chính vì vậy vấn đề đặt ra đối với các cá nhân là làm sao để tối ưu hóa việc phân bổ các nguồn tài chính của mình cho các nhu cầu sử dụng. Hai đặc trưng quan trọng trong các quyết định tài chính là chi phí và lợi ích của các quyết định tài chính 1/ diễn ra trong một khoảng thời gian và 2/ luôn không thể biết trước một cách chắc chắn. Do vậy, để quản lý tài chính cá nhân được hiệu quả, các cá nhân phải đánh giá được chính xác những chi phí cơ hội và lợi ích của việc sử dụng nguồn lực tài chính hạn chế của mình và phải kiểm soát được những rủi ro có thể nảy sinh trong quá trình sử dụng. Sau đây là minh họa về những quyết định cơ bản mà các cá nhân hộ gia đình gặp phải: Các quyết định tài chính mà một cá nhân sẽ gặp phải: >> 1. Phân chia giữa tiêu dùng và tiết kiệm >> 2. Lựa chọn danh mục đầu tư cho khoản tiền tiết kiệm >> 3. Quyết định cách thức tài trợ cho chi tiêu >> 4. Quản lý rủi ro gắn liền với các hoạt động tài chính của mình Phương pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nhất thế giới Cần gạt bỏ suy nghĩ sai lầm Có thể nói rằng “người giàu quản lý tiền bạc rất giỏi”. Vấn đề là phần lớn chúng ta chưa có một phương pháp quản lý tài chính tốt. “Tôi sẽ quản lý khi có nhiều tiền” là một sai lầm thường thấy và cần phải bị gạt bỏ trước khi nói về quản lý tài chính. Việc này như thể việc hôm nay cứ để ngày mai làm. Nếu bạn không bắt đầu từ hôm này quản lý tốt những gì bạn đang có – từ ít và hợp lý thì sao bạn có thể quản lý được khi có nhiều. Có người lại nói: “Quản lý tiền khiến tôi cảm thấy không tự do” – Theo Energy, tự do về tài chính là tự do lớn nhất, hỗ trợ cho tất cả mọi loại tự do khác. Nếu không có tự do về tài chính, liệu bạn có đủ tiền và thời gian để thực hiện ước mơ? Xin hãy tin ở tôi! Việc quản lý tài chính mỗi ngày sẽ cho bạn những cảm giác vô cùng tuyệt vời, là 1 thói quen vô cùng tốt. Nếu bạn chưa vượt qua được hai suy nghĩ trên, xin hãy dừng lại, đừng đọc tiếp vì tò mò, đừng mất ăn mất ngủ vì một tương lai giàu có trong khi bạn chưa sẵn sàng. Ngược lại, hãy ngay lập tức bắt tay vào thực hành Phương pháp quản lý tài chính sau đây của triệu phú T.Harv Eker Quản lý tài chính - Quản lý chi phí Hãy cộng tất cả thu nhập của bạn (lương cứng, lợi tức kinh doanh, thu nhập từ KDTM, được cho…) và phân bổ vào 6 loại quỹ khác nhau. Bạn có thể dùng heo đất, tài khoản ATM, nhưng tốt hơn nên dùng những hũ nhựa trong suốt, có thể nhìn thấy bên trong và dán nhãn lên. 6 quỹ đó bao gồm: 1. Quỹ Tự do tài chính: 10% thu nhập  Trả nợ CÓ LÃI SUẤT (giảm tiêu sản)  Đầu tư vào tài sản để SINH RA TIỀN (lãi mẹ đẻ lãi con). Bạn có thể chọn 1 vài kênh sau để đầu tư: Ngân hàng, cổ phần công ty, cho vay. Có thể lúc đầu bạn thấy nó rất nhỏ thôi, nhưng nếu bạn đủ thời gian rảnh rỗi như Energy thì hãy làm 1 phép tính: Với mức thu nhập 5 triệu 1 tháng, 10% chỉ là 500.000, bạn tiết kiệm 600.000/ 1 tháng liên tục trong 30 năm, với lãi suất 8% 1 năm bạn sẽ có 700 TRIỆU, với mức lãi suất 15% 1 năm bạn sẽ có 2 TỶ 800 TRIỆU. Ví dụ này để chúng ta có thể hiểu về sức mạnh của việc có 1 lượng tiền để đầu tư hàng tháng Bạn hãy coi quỹ này như một con ngỗng đẻ trứng vàng, và không bao giờ được GIẾT nó. Đừng bao giờ lấy tiền trong quỹ này ra để làm bất cứ việc gì ngoài 2 việc trên. Bạn cứ thử không dành ra 10% trong 1 tháng xem, có thể bạn sẽ nói 1 tháng không làm đâu có sao ? Bạn của tôi ơi, bạn đã mất nhiều hơn con số đó rất nhiều đấy, theo nguyên tắc Lãi suất kép mà. 2. Quỹ Tiêu dùng dài hạn: 10% thu nhập  Trả nợ, có hay không có lãi.  Nếu không có nợ, tích lũy nó và mua những món đồ xa xỉ mà bạn thích (VD: xe, điện thoại, quần áo, trang sức, mỹ phẩm…) Đừng vay tiền mua trước rồi trả sau, vì đó là nguyên nhân dẫn đến hầu hết tình trạng tài chính tồi tệ. 3. Quỹ Giáo Dục: 10% thu nhập Quỹ này dùng để đầu tư vào chính bản thân chúng ta. Hãy dùng nó để chi trả cho các khóa học, sách, DVD,… và trở thành một người hoàn hảo hơn. 4. Quỹ Hưởng Thụ: 10% thu nhập Bản thân Energy thì thích quỹ này nhất. Đây là quỹ cho việc ĂN CHƠI và phải theo đúng nguyên tắc sau đây: TIÊU HẾT SẠCH và TIÊU HOÀNH TRÁNG. Con người chúng ta có phần Con và phần Người, vì chúng ta luôn muốn phát triển phần Người, luôn cố gắng hoàn thiện bản thân mà áp chế phần Con, nên lúc phần Con nó bùng nổ ra thì còn nguy hiểm hơn. Quỹ này chính là để nuôi dưỡng phần Con của bạn một cách đúng mức. Về cách ăn chơi thì: Đừng ăn, chơi ở mấy chỗ bình thường. Vì chỉ khi ăn chơi ở những nơi sung sướng nhất, hoành tráng nhất, thì tiềm thức của bạn mới kích thích, mong muốn những lần ăn chơi hoành tráng hơn, khiến cho bạn có thể kiếm nhiều tiền hơn. Bản thân Energy thì đã có trải nghiệm nhiều lần với những lần ăn chơi thế này. Nhưng hãy nhớ, chỉ ăn chơi trong phạm vi 10% thôi bạn nhé. 5. Quỹ Chia Sẻ: 5% thu nhập Quỹ này dành để cho đi. Hãy mua những món quà hay làm từ thiện với mục đích chính là giúp đỡ người khác. Đừng nói: “Tôi sẽ cho đi, sẽ giúp đỡ khi tôi nhiều tiền.” thu nhập bạn là 5 triệu bạn còn không dám cho đi 250.000, thế lúc thu nhập bạn là 500 triệu, liệu bạn có dám cho đi 25 triệu không? Energy nghĩ là không! 6. Quỹ Tiêu Dùng Thiết Yếu: 55% thu nhập Đây mới là quỹ chúng ta dùng để sống và để trả cho người khác. Tất cả những khoản ăn uống, sinh hoạt, chúng ta sẽ lấy từ quỹ này. Mục đích của nó là duy trì cuộc sống. Nhưng… “Thế thì khó sống lắm, khác gì bạn bảo tôi đang tiêu 5 triệu/tháng thì giờ chỉ được tiê gần 3 triệu/tháng”. Energy xin trả lời bạn: “Chính cách chi tiêu của bạn dẫn đến tình trạng tài chính hiện tại của bạn, và bạn đang TÚNG QUẪN!” Nhưng … “tiêu 55% không đủ, đi vay được không”. – bạn có biết chính những hành động như thế sẽ nuôi dưỡng thói quen xấu của bạn, và làm cho bạn trở nên như bây giờ không? Nhưng… Nhưng… Bạn sẽ còn rất nhiều lý do nữa, và cuộc sống của bạn trước bất kỳ 1 vấn đề nào, bạn sẽ luôn có những lý do để bao biện. Hãy thay đổi! Hãy làm theo phương pháp của người giàu! Và tôi tin bạn sẽ làm được, sẽ thực sự sung túc, tự do về tài chính. Energy chỉ mong bạn một câu “nhưng” duy nhất: “Nhưng tôi đã có quá nhiều tiền, tôi đã là triệu phú, chia thế này đâu còn hợp lý với tôi”. Lúc đó, bạn hãy chia tiền, quản lý tiền theo ý thích cá nhân của mình. Hãy thay đổi khi bạn thấy sự khác nhau của 1 phương trình đơn giản với 2 cách viết sau: 1. Tiết kiệm = Thu nhập – Chi phí >> còn lại bao nhiêu? >> Nghèo 2. Chi phí = Thu nhập – Tiết kiệm >> được tiêu bao nhiêu? >> Giàu Phương trình trên chính là kiến thức tài chính cá nhân cơ bản bao gồm ba kỹ năng cần thiết: • Thu nhập - khả năng kiếm tiền của bạn • Chi tiêu - khả năng tiết kiệm và chi tiêu thông minh của bạn. • Tiết kiệm - khả năng tạo ra thặng dư và phát triển thặng dư của bạn. Có người chỉ giỏi thực hiện một trong số ba yếu tố trên (Có thể bạn tốt trong việc giữ chi tiêu ở mức thấp, nhưng phải vật lộn để kiếm tiền.) Những người khác lại giỏi hai trong số ba kỹ năng, nhưng lại thất bại ở kỹ năng thứ ba. (Bạn có thể có thu nhập khá và chi tiêu ở mức thấp, nhưng bạn lại có khoản tiết kiệm ít ỏi bởi bạn thiếu kỹ năng tiết kiệm.) Ngoài ra vẫn còn những người thực hiện cả ba kỹ năng tương đối tốt - không thực sự xuất sắc, nhưng không hoàn toàn kém cỏi. Vậy thì, để thực sự thành công trong lĩnh vực tài chính cá nhân, bạn phải thành thục cả ba kỹ năng này. Hiểu được cách thức kiếm tiền Bây giờ chúng ta sẽ phân tích lần lượt từng đại lượng trong phương trình trên cũng là các kỹ năng cần có để quản lý tài chính cá nhân một cách thành thục. Kỹ năng đầu tiên chính là khả năng kiếm tiền của bạn. Đối với nhiều người, điều này đồng nghĩa với việc Kiểm soát tốt con đường sự nghiệp: tìm được đúng công việc, học cách để yêu cầu tăng lương, v.v Những người khác có thể làm tăng thu nhập của họ bằng cách tập buôn bán, theo đuổi sở thích kiếm tiền, hoặc bắt đầu khởi nghiệp. Dưới đây là một số bước để giúp bạn tăng thu nhập: • Nâng cao kiến thức. Nhìn chung, học tập tốt mở ra cho bạn nhiều cơ hội để có thu nhập cao trong tương lai.Nếu có thể, chọn một nghề nghiệp mà bạn yêu thích với mức lương khá, dù không phải lúc nào cũng chọn được nghề nghiệp như vậy. Nhưng nếu bạn có thể được trả lương để làm những gì bạn thích, điều đó đồng nghĩa với việc cuộc sống của bạn hầu như không tồn tại khái niệm công việc! • Tối đa hóa mức lương. Đây có lẽ là nguồn thu nhập chính của bạn, do đó hãy thỏa thuận để có một mức lương cao nhất có thể. Bạn nên tìm hiểu việc làm thế nào để thương lượng và đạt được một mức lương hợp lý. Trong trường hợp này hãy tận dụng tối đa mọi lợi thế của mình. • Kiếm tiền từ sở thích. Hãy kiếm thêm một chút tiền từ những việc bạn làm trong thời gian rảnh. • Hãy tìm cách biến những vật dụng thừa thành tiền mặt. Khi thoát khỏi cảnh nợ nần, tôi đã bán hàng tấn những đồ vật thừa mua về trước đó. Tôi không thể nhận lại đủ so với số tiền tôi đã bỏ ra nhưng điều đó lại không thành vấn đề. Tôi đang sống tốt hơn với tình trạng hiện tại và không còn nợ nần nữa. Sự thật là thu nhập cao luôn đồng nghĩa với một công việc vất vả. Những người kiếm được nhiều tiền nhất thường là những người làm việc chăm chỉ nhất. Tất nhiên là làm việc chăm chỉ không đảm bảo việc bạn có thu nhập cao. Hiện vẫn đang có rất nhiều công nhân chăm chỉ bị mắc kẹt trong các công việc có mức lương thấp, tuy nhiên sẽ rất khó để làm chủ nghệ thuật kiếm tiền mà bạn không nỗ lực làm việc chăm chỉ. Và đây là một kỹ năng nữa để tăng cường khả năng kiếm tiền của bạn: Sắp xếp hợp lý nguồn ngân sách của bạn cũng quan trọng như việc cắt giảm chi tiêu. Xét về mặt lý thuyết, thu nhập của bạn là không giới hạn. Nếu cuộc sống là một trò chơi, thu nhập của bạn cũng tương tự như điểm số và chúng có thể dễ dàng đánh giá: Nó chính là cách tính toán thu nhập hàng năm của bạn. Số tiền bạn làm ra càng nhiều, điểm số của bạn càng cao. Hình thành tính kỷ luật trong chi tiêu Trong khi một số người gặp khó khăn trong việc tăng thu nhập của họ, một số khác lại thấy khó khăn để giảm chi tiêu. Thậm chí còn có những người cho rằng việc tiết kiệm đang được đánh giá quá cao so với lợi ích thực sự mà nó đem lại, và một phần nào đó tiết kiệm tương đương với thiếu thốn, nghèo túng. Nhưng những người đã bỏ qua tiết kiệm để tập trung hoàn toàn vào việc kiếm tiền đã đánh mất một phần quan trọng. Mục tiêu để trở nên giàu có của ai cũng vậy thôi: phải là tạo ra một khoảng tiền chênh lệch lớn nhất có thể giữa thu nhập và chi tiêu. Làm thế nào để thực hiện được điều này? Câu trả lời rất đơn giản: Hãy xây dựng tính tiết kiệm. Học cách để lấy phiếu giảm giá, mua sắm ở một cửa hàng giảm giá, và đừng từ bỏ việc tiết kiệm cho quỹ tài chính của bạn. • Thực hành chi tiêu thông minh. Bạn không thể lúc nào cũng đạt được mọi thứ bạn muốn, vì vậy hãy quyết định điều gì là quan trọng với bạn, ưu tiên làm những việc đó trước tiên và hãy bỏ qua những thứ không quan trọng. • Tránh việc trả lãi suất. Sức mạnh của lãi kép có thể giúp bạn tiến tới sự giàu có khi bạn nhận số tiền lãi này. Nhưng nó có thể khiến bạn khốn khổ nếu bạn là người trả lãi. Để cắt giảm chi phí vay lãi của bạn, thoát khỏi nợ nần và tránh xa nó thì mục tiêu của bạn là phải trả lãi ít nhất có thể. • Giảm chi phí định kỳ. Mọi người thường cho rằng chi trả định kì ( hàng tháng) sẽ dễ dàng hơn chi trả một lần cho những dịch vụ hay sản phẩm mà bạn sử dung, tuy nhiên chính những hóa đơn định kì như tiền tạp chí, truyền hình cáp v.v lại là cách bạn đang tiêu tốn tiền bạc của mình. • Tập trung vào các mục tiêu lớn. Tiết kiệm hàng ngày là một kỹ năng mang đến cho bạn rất nhiều lợi ích. Nó dạy cho bạn cách tiết kiệm từ những thứ nhỏ nhất. Nhưng nếu bạn thực sự muốn cắt giảm chi tiêu, hãy cố gắng tiết kiệm nhiều nhất có thể vào những khoản giao dịch lớn, như nhà ở và xe cộ. Nếu tài chính cá nhân là một trò chơi, điểm số chi tiêu của bạn sẽ tính dựa trên việc bạn có thể chi tiêu thấp đến mức nào. Bạn chi càng ít thì điểm số của bạn càng cao. Hãy nhớ rằng: Khả năng kiếm tiền có thể mang lại cho bạn sự giàu có còn tính tiết kiệm sẽ giúp bạn “duy trì” được sự giàu có này. Bằng cách cắt giảm chi tiêu trong khi tăng thu nhập của mình, bạn sẽ làm tăng một thặng dư tiền mặt. Lưu ý: Rất nhiều chuyên gia tài chính cá nhân thường chỉ tập trung nói về vấn đề chi tiêu. Tuy nhiên, thông qua chứng minh, đây không phải là yếu tố quan trọng nhất trong tài chính cá nhân. Đó mới chỉ là một trong ba kỹ năng để xây dựng tài chính cá nhân cơ bản. Nếu bạn chỉ chăm chăm vào việc căn cơ, tiết kiệm mà bỏ qua thu nhập cũng như các khoản đầu tư, bạn sẽ không thể mong đợi vào việc trở nên giàu có. Do đó, kỹ năng nào cũng đều cần thiết như nhau. Tiết kiệm cũng có những bí mật Thường thì khi tôi viết về tiết kiệm, tôi chỉ nói về sự khác biệt giữa những gì bạn kiếm được và những gì bạn chi tiêu. Không một bằng chứng nào chứng minh được giá trị thặng dư là quan trọng mặc dù đó lại là cơ sở để bạn thực hành việc tiết kiệm. Quả thực, kỹ năng tiết kiệm chủ yếu phụ thuộc vào việc bạn sử dụng thặng dư của mình ra sao. Ví dụ nếu bạn giữ tiền của mình trong két sắt thì kỹ năng tiết kiệm của bạn không lấy gì làm đặc biệt bởi ai cũng có thể làm điều này. Và mặc dù bạn nghĩ rằng bạn đang bảo vệ số tiền tiết kiệm cỉa mình thì trên thực tế bạn đang dần đánh mất số tiền đó vì lạm phát- nhân tố cản trở bạn với sự giàu có. (Nếu bạn sử dụng tiền của bạn để chơi xổ số, tôi cho rằng kỹ năng tiết kiệm của bạn đặc biệt kém!) Vậy điều gì khiến bạn trở thành người tiết kiệm thành công? Đó chính là việc có kiến thức về vấn đề đầu tư sinh lời. Bí mật của việc tiết kiệm là tìm hiểu tất cả mọi lĩnh vực có thể khiến bạn phát triển tài sản của mình. Người tiết kiệm thành công là người: • Hiểu ra được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch và thực hiện nó đến cùng. • Đưa ra quyết định hợp lý thay vì làm theo cảm xúc. Người tiết kiệm thành công không đưa ra quyết định dựa trên những lời mời chào hấp dẫn của giới truyền thông. • Không chạy theo đám đông. Họ là những người không mua bất động sản chỉ vì những người khác cũng mua. Họ không mua cổ phiếu công nghệ chỉ vì nó đang được giá. Và họ cũng cảnh giác với việc đầu tư vàng mặc dù nó đang ở mức giá cao kỷ lục. Bời vì nguyên tắc của họ là mua thấp và bán cao. • Hãy biết cách nắm bắt những cơ hội trên thị trường để vừa cải thiện lợi nhuận trong khi lại giảm thiểu được rủi ro. • Thường xuyên dành một khoản thu nhập nhất định để cho vào tài khoản tiết kiệm cá nhân của mình. Việc này phải luôn được ưu tiên thực hiện hàng đầu. • Nếu có một thước đo chuẩn mực cho cuộc sống của bạn, thì nó sẽ được tính dựa trên số tiền mà bạn tiết kiệm được và cách mà bạn sử dụng chúng. Lưu ý: Tôi đã từng làm việc mà không có cả ba kĩ năng này. Tuy nhiên, trong vài năm qua, tôi đã quen với việc kiếm tiền, [...].. .và đang học để trở thành một người tiết kiệm tốt hơn Riêng kỹ năng chi tiêu của tôi mặc dù đã được cải thiện đáng kể, nhưng vẫn là kỹ năng yếu nhất Các nguyên tắc cơ bản của tài chính cá nhân Thực tế thì cả ba kỹ năng vừa được đề cập trong bài viết này đều quan trọng như nhau bời vì chúng chính là yếu tố cốt lõi để quản lý tài chính cá nhân một cách thông minh Tuy nhiên điều... ngạc nhiên nhất chính là việc có thể tách riêng ba kỹ năng thu nhập, chi tiêu và tiết kiệm; đồng thời cũng có thể kết hợp chúng để tạo nên bản kế hoạch tài chính hoàn chỉnh hơn Làm chủ đồng tiền của mình cũng có nghĩa là làm chủ cả ba kỹ năng trên Nếu bạn tự học hỏi tất cả về thu nhập, chi tiêu và tiết kiệm rồi vận dụng nó vào thực tiễn, bạn sẽ đạt được các chính mục tiêu tài của bạn một cách nhanh chóng

Ngày đăng: 26/04/2015, 16:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Phương pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nhất thế giới

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan