1.Tính cấp thiết của đề tài Vấn đề “Tăng cường quản lý nhà nuớc về chống hoạt động cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam” được chọn làm đề tài luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công (QLHCC) vì những lý do cấp thiết như sau:Một là, vì bản chất “phản kinh tế, phản khoa học, phản nhân văn..”, gọi chung là tính “bất chính”, của hoạt động cạnh tranh không lành mạnh (CTKLM)Cạnh tranh là thuộc tính của nền kinh tế thị trường (KTTT), cũng là thuộc tính của con người ở mọi thời đại, là xu hướng vươn tới lợi ích cao hơn người giữa những người cùng theo đuổi một lợi ích. Thông thường, để vượt lên các đối thủ phải nỗ lực bản thân, luyện rèn toàn diện. Kết quả là, ai nỗ lực hơn sẽ thắng. Nhưng cạnh tranh không lành mạnh đi ngược lại quy luật đó. Để chiến thắng, có những người đã không nỗ lực luyện rèn, nâng cao tài trí mà lại sử dụng các biện pháp thiếu lành mạnh. Hai là, cạnh tranh không lành mạnh đang là hoạt động khá phổ biến trong giới doanh nhân ở nước ta Hành vi cạnh tranh không lành mạnh của doanh nhân Việt Nam có nhiều dạng, có mặt ở khắp các ngành, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong nước, tồn tại gần như hiển nhiên, thậm chí, vấn đề CTKLM đã trở nên hiểu nhiên đối với nhiều doanh doanh, còn người tiêu dùng đã quá quen thuộc với vấn đề này. Sở dĩ thế là vì nhiều lý do kinh tế xã hội khác nhau, trong đó có lí do là vì “túi tiền có hạn” và người tiêu dùng chưa thấy hết mối nguy hại từ những thứ hàng hóa, được tạo ra từ sự CTKLM này. Trong nhiều năm qua, rất nhiều khuyết tật của doanh nhân Việt Nam đã được đưa lên báo chí, công luận, một số không nhỏ loại doanh nhân này đã bị ra tòa và hiện còn đang chấp hành án tù. Số bị xử phạt hành chính thì không thể thống kê nổi. Nội dung chính của các cáo trạng đối với lớp doanh nhân này chính là phần buộc tội liên quan đến rất nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh.Ba là, vì nền kinh tế quốc dân Việt Nam đã gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế như ASEAN và WTO, nơi nghiêm cấm sự CTKLMHội nhập kinh tế quốc tế là một trong những đường lối chiến lược phát triển kinh tế để nước ta nhằm làm cho dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Điều đó có nghĩa là, chúng ta phải coi trọng những quy tắc ứng xử của các tổ chức kinh tế quốc tế mà Việt Nam đã gia nhập. Không thể “vô tổ chức, vô kỷ luật” đối với tổ chức mà mình đã tình nguyện gia nhập, đã cam kết tuân thủ thể chế của tổ chức đó. Vì thế, vai trò của nhà nước không chỉ là phải can thiệp vào hành vi sản xuất kinh doanh của các doanh nhân nhằm loại bỏ những hành vi không lành mạnh trong cạnh tranh, mà còn phải định hướng cho công dân doanh nhân nước mình biết luật chơi, ngăn chặn rồi đi đến triệt tiêu hẳn mọi lối “chơi xấu” của doanh nhân công dân nước mình.Khi còn là nền kinh tế đóng, những hành vi CTKLM nói trên còn có thể tồn tại được ở chừng mực nhất định. Nhưng khi hàng hóa Việt Nam đã tham gia sâu, rộng vào thị trường thế giới, nơi có những quy định khắt khe về sở hữu trí tuệ, về bảo hộ hàng hóa và quyền lợi người tiêu dùng, thì những hành vi CTKLM nói trên cùng hàng hóa và dịch vụ của chúng ta sẽ bị cô lập. Nghiêm trọng hơn, chúng ta sẽ bị khách hàng của các thị trường này sẽ tẩy chay. Điều đó cũng có nghĩa là, đường lối “đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế về kinh tế” không còn khả thi.Chính vì lý do đó, mà việc triệt bỏ hành vi CTKLM của doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam là rất cần thiết. Bốn là, còn có sự bất cập trong hoạt động QLNN đối với hành vi CTKLMSự quản lý của nhà nước ta về cạnh tranh của các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam còn rất mỏng. Những chỗ “mỏng” này có nhiều, điển hình như sự trôi nổi nhiều năm nay của hàng bao nhiêu thứ thực phẩm không an toàn về vệ sinh, sự ô nhiễm môi trường của bao nhiêu vùng công nghiệp, sự triệt phá tài nguyên, nạn làm hàng giả, hàng kém chất lương...Xét trên nhiều mặt, đó chính là sự CTKLM, là sự “giảm chi bất chính” để có giá thành hạ, nhờ đó mà bán phá giá để cướp thị trường, cướp khách hàng.Năm là, sự bỏ ngỏ của các nhà khoa học đối với lĩnh vực khoa học và thực tiễn nàyĐiều này sẽ được trình bày trong tiểu mục “Tình hình nghiên cứu”, liền kề dưới đây, coi sự bỏ trống của việc nghiên cứu này là một trong những lý do, khiến chúng tôi chọn vấn đề QLNN nhằm chống CTKLM làm đề tài luận văn này.
MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ quý báu của Ban giám đốc, các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, các thầy, cô giáo của Học viện Hành chính, đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với GS.TS. Lê Sỹ Thiệp – Học viện Hành chính, người hướng dẫn khoa học đã rất nhiệt tình và trách nhiệm để tôi hoàn thành được luận văn. Tôi cũng xin cảm ơn Lãnh đạo Cục quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh, các Sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị, cá nhân, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội … các bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian tôi tìm hiểu tình hình thực tế và cung cấp tài liệu, số liệu để tôi hoàn thành luận văn. Do sự hạn chế về thời gian nghiên cứu nên luận văn có thể có nhiều thiếu sót. Tôi mong được sự góp ý chỉ bảo của các thầy, các cô và các bạn đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả TRẦN QUỲNH ANH LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, Luận văn Thạc sỹ quản lý hành chính công: “Tăng cường quản lý nhà nuớc về chống hoạt động cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của GS. TS. Lê Sỹ Thiệp, Khoa Quản lý nhà nước về kinh tế - Học viện Hành chính. Các thông tin, số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một luận văn nào trước đây. Tác giả TRẦN QUỲNH ANH BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CBCC : Cán bộ công chức CTTT : Cạnh tranh thương trường CTLM : Cạnh tranh lành mạnh CTKLM : Cạnh tranh không lành mạnh DNNN : Doanh nghiệp nhà nước HTX : Hợp tác xã KTTT : Kinh tế thị trường KTQD : Kinh tế quốc dân QLNN : Quản lý nhà nước QLHCC : Quản lý hành chính công WTO : Tổ chức thương mại thế giới PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vấn đề “Tăng cường quản lý nhà nuớc về chống hoạt động cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam” được chọn làm đề tài luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công (QLHCC) vì những lý do cấp thiết như sau: Một là, vì bản chất “phản kinh tế, phản khoa học, phản nhân văn ”, gọi chung là tính “bất chính”, của hoạt động cạnh tranh không lành mạnh (CTKLM) Cạnh tranh là thuộc tính của nền kinh tế thị trường (KTTT), cũng là thuộc tính của con người ở mọi thời đại, là xu hướng vươn tới lợi ích cao hơn người giữa những người cùng theo đuổi một lợi ích. Thông thường, để vượt lên các đối thủ phải nỗ lực bản thân, luyện rèn toàn diện. Kết quả là, ai nỗ lực hơn sẽ thắng. Nhưng cạnh tranh không lành mạnh đi ngược lại quy luật đó. Để chiến thắng, có những người đã không nỗ lực luyện rèn, nâng cao tài trí mà lại sử dụng các biện pháp thiếu lành mạnh. Hai là, cạnh tranh không lành mạnh đang là hoạt động khá phổ biến trong giới doanh nhân ở nước ta Hành vi cạnh tranh không lành mạnh của doanh nhân Việt Nam có nhiều dạng, có mặt ở khắp các ngành, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong nước, tồn tại gần như hiển nhiên, thậm chí, vấn đề CTKLM đã trở nên hiểu nhiên đối với nhiều doanh doanh, còn người tiêu dùng đã quá quen thuộc với vấn đề này. Sở dĩ thế là vì nhiều lý do kinh tế - xã hội khác nhau, trong đó có lí do là vì “túi tiền có hạn” và người tiêu dùng chưa thấy hết mối nguy hại từ những thứ hàng hóa, được tạo ra từ sự CTKLM này. Trong nhiều năm qua, rất nhiều khuyết tật của doanh nhân Việt Nam đã được đưa lên báo chí, công luận, một số không nhỏ loại doanh nhân này đã bị 1 ra tòa và hiện còn đang chấp hành án tù. Số bị xử phạt hành chính thì không thể thống kê nổi. Nội dung chính của các cáo trạng đối với lớp doanh nhân này chính là phần buộc tội liên quan đến rất nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Ba là, vì nền kinh tế quốc dân Việt Nam đã gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế như ASEAN và WTO, nơi nghiêm cấm sự CTKLM Hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những đường lối chiến lược phát triển kinh tế để nước ta nhằm làm cho dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Điều đó có nghĩa là, chúng ta phải coi trọng những quy tắc ứng xử của các tổ chức kinh tế quốc tế mà Việt Nam đã gia nhập. Không thể “vô tổ chức, vô kỷ luật” đối với tổ chức mà mình đã tình nguyện gia nhập, đã cam kết tuân thủ thể chế của tổ chức đó. Vì thế, vai trò của nhà nước không chỉ là phải can thiệp vào hành vi sản xuất kinh doanh của các doanh nhân nhằm loại bỏ những hành vi không lành mạnh trong cạnh tranh, mà còn phải định hướng cho công dân - doanh nhân nước mình biết luật chơi, ngăn chặn rồi đi đến triệt tiêu hẳn mọi lối “chơi xấu” của doanh nhân - công dân nước mình. Khi còn là nền kinh tế đóng, những hành vi CTKLM nói trên còn có thể tồn tại được ở chừng mực nhất định. Nhưng khi hàng hóa Việt Nam đã tham gia sâu, rộng vào thị trường thế giới, nơi có những quy định khắt khe về sở hữu trí tuệ, về bảo hộ hàng hóa và quyền lợi người tiêu dùng, thì những hành vi CTKLM nói trên cùng hàng hóa và dịch vụ của chúng ta sẽ bị cô lập. Nghiêm trọng hơn, chúng ta sẽ bị khách hàng của các thị trường này sẽ tẩy chay. Điều đó cũng có nghĩa là, đường lối “đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế về kinh tế” không còn khả thi. Chính vì lý do đó, mà việc triệt bỏ hành vi CTKLM của doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam là rất cần thiết. 2 Bốn là, còn có sự bất cập trong hoạt động QLNN đối với hành vi CTKLM Sự quản lý của nhà nước ta về cạnh tranh của các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam còn rất mỏng. Những chỗ “mỏng” này có nhiều, điển hình như sự trôi nổi nhiều năm nay của hàng bao nhiêu thứ thực phẩm không an toàn về vệ sinh, sự ô nhiễm môi trường của bao nhiêu vùng công nghiệp, sự triệt phá tài nguyên, nạn làm hàng giả, hàng kém chất lương Xét trên nhiều mặt, đó chính là sự CTKLM, là sự “giảm chi bất chính” để có giá thành hạ, nhờ đó mà bán phá giá để cướp thị trường, cướp khách hàng. Năm là, sự bỏ ngỏ của các nhà khoa học đối với lĩnh vực khoa học và thực tiễn này Điều này sẽ được trình bày trong tiểu mục “Tình hình nghiên cứu”, liền kề dưới đây, coi sự bỏ trống của việc nghiên cứu này là một trong những lý do, khiến chúng tôi chọn vấn đề QLNN nhằm chống CTKLM làm đề tài luận văn này. 2. Tình hình nghiên cứu Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình, tác phẩm, bài viết của các học giả có uy tín nghiên cứu vấn đề trên, trong đó, chúng tôi biết đã có: “Pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam”, Tác giả T.S Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, Nguyễn Ngọc Sơn, NXB Tư pháp, H, 2006; “Tiến tới xây dựng pháp luật về cạnh tranh và chống độc quyền trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường”, Tác giả Nguyễn Như Phát, Bùi Nguyên Khánh, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2001; “Cạnh tranh và xây dựng pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam”, Tác giả T.S Nguyễn Như Phát, Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội, 2008; “Phân biệt hành vi cạnh tranh và vi phạm sở hữu trí tuệ”. T.S Nguyễn Hữu Huyên, Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư Pháp, Thông tin Pháp luật dân sự, Hà Nội, 2008; “Những hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực bảo hiểm ở Việt Nam”, Tác giả Nguyễn Đình Quang, Nguyễn Bá Linh, Tổng công ty Bảo Hiểm Bảo Việt, Hà Nội, 2009; 3 “Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh”, Tác giả T.S Đinh Thị Mỹ Loan, Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương, Hà Nội, 2008; “Pháp luật chống canh tranh không lành mạnh và kiểm soát độc quyền liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp ở nước ta”, Tác giả Nguyễn Thanh Tâm, Tạp chí Thương mại, Hà Nội, 2003; “Một số vấn đề lý luận về hạn chế và thỏa thuận hạn chế cạnh tranh”, Võ Duy Thái, Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương, Hà Nội, 2009; “Xu hướng thảo thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam”, Tác giả Võ Duy Thái, Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương, Hà Nội, 2009; “Giới thiệu về pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh”, Tác giả Tích Phước, Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương, Hà Nội, 2009. Trước hết phải nói rằng, những công trình nghiên cứu trên là có giá trị. Chúng đã góp phần rất lớn vào việc hình thành lý thuyết QLNN đối với cạnh tranh và chống CTKLM, trong đó, phần rất lớn liên quan đến sự hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chống CTKLM. Tuy thế, chúng tôi vẫn thấy, đối tượng quản lý của nhà nước về CTKLM, do các công trình trên đề cập, có phần chưa đủ. Các công trình trên thường chỉ chú ý đến các hành vi thương mại, mà chưa chú ý đến các hành vi “tiền thương mại”. Trong khi, chính các hành vi tiền thương mại mới là cái làm nên sự cạnh tranh lành mạnh hay không lành mạnh. Nhưng loại hành vi này đã có vị trí chưa đủ mức trong các công trình nghiên cứu nói trên, trong khi, chính chúng mới là đối tượng cần hạn chế hàng đầu. 3. Mục đích nghiên cứu của luận văn Kết quả nghiên cứu của Luận văn nhằm mục đích đóng góp một phần lý luận và thực tiễn trong việc tăng cường QLNN về chống CTKLM, để nhà nước quản lý tốt hơn cuộc cạnh tranh của các doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. 4 4. Đối tượng nghiên cứu Theo đúng chuyên ngành đào tạo là Thạc sỹ quản lý hành chính công, được quy định bằng mã ngành là 60.34.82, đối tượng nghiên cứu của Luận văn này là sự QLNN đối với cạnh tranh, nhấn mạnh đến việc tăng cường các hoạt động QLNN về chống CTKLM. 5. Phạm vi nghiên cứu Với đối tượng nghiên cứu là sự QLNN đối với cạnh tranh, nội dung nghiên cứu của luận văn được giới hạn trong phạm vi sau đây: - Hoạt động cạnh tranh trong các doanh nghiệp sản xuất, thương mại và dịch vụ; - Khảo sát tại một số doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội; - Thời gian từ đầu thế kỷ 21 đến nay. 6. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, Luận văn sử dụng quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin để nhìn nhận vấn đề. Đồng thời, việc nghiên cứu luận văn này còn được chỉ dẫn bởi lý thuyết kinh tế và quản trị kinh doanh của nhiều ngành kinh tế như Thương mại, Công nghiệp, lý thuyết Thương hiệu, lý thuyết ISO trong quản lý chất lượng sản phẩm cũng như các phương pháp nghiên cứu khoa học quản lý như thống kê, phân tích tài liệu lưu trữ, khảo sát thực tế…. 7. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn - Tập hợp, bổ sung, hệ thống hóa cơ sở lý luận về cạnh tranh và QLNN đối với hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp - doanh nhân; - Đánh giá tình hình cạnh tranh của doanh nghiệp - doanh nhân Việt Nam và sự QLNN đối với hoạt động cạnh tranh cũng như chống hành vi CTKLM; - Định hướng cho sự lành mạnh của cạnh tranh và sự QLNN có khả năng tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh đó; 5 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, nội dung, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: CỞ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỐNG HOẠT ĐỘNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỐNG HOẠT ĐỘNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH Ở VIỆT NAM Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NHẰM BẢO ĐẢM CẠNH TRANH LÀNH MẠNH TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 6 [...]...7 Chương 1 CỞ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỐNG HOẠT ĐỘNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH 1.1 Cạnh tranh không lành mạnh, đối tượng kiểm soát của QLNN về kinh tế trong thời đại ngày nay 1.1.1 Một số vấn đề về cạnh tranh 1.1.1.1 Định nghĩa Cạnh tranh là một trong những hiện tượng kinh tế, được nhiều giới và nhiều thời đại quan tâm Sự quan tâm đến cạnh tranh có mục đích là để tỏ thái... đề về cạnh tranh không lành mạnh 1.1.3.1 Khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh Hiện nay, có nhiều quan niệm về CTKLM, điển hình là: - Khoản 2 điều 10 công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ định nghĩa cạnh tranh không lành mạnh như sau : "Bất kỳ hành vi cạnh tranh nào trái với các hoạt động thực tiễn trung thực trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại đều bị coi là hành vi cạnh tranh không. .. định, nó không có sứ mạng làm giầu, nên không nhất thiết phải tham gia hoạt động cạnh tranh Nhưng nếu có DNNN tham gia cạnh tranh thì nó sẽ tạo nên sự nghi ngờ về sự công tâm, vô tư của các nhà QLNN Không có gì bảo đảm rằng, các nhà chức trách không “bênh” các doanh nhân nhà nước khi họ có hành vi cạnh tranh không lành mạnh 1.1.2.4 Ý nghĩa của CTTT Nếu cạnh tranh lành mạnh, nếu người cạnh tranh dùng... hành vi cạnh tranh không lành mạnh và các vụ sáp nhập hạn chế cạnh tranh Đạo luật này được bổ sung bởi rất nhiều hướng dẫn và quy định cũng như bởi các luật khác liên quan đến các khía cạnh cạnh tranh không lành mạnh làm tổn hại đến các doanh nghiệp khác Những chính sách cạnh tranh của nhà nước chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi các đạo luật chuyên nghành và những miễn trừ Tương tự như luật cạnh tranh của... kinh tế, định nghĩa pháp lý giúp cho người thực thi công vụ QLNN về cạnh tranh có thể xử phạt các hành vi CTKLM theo đúng pháp luật Nhưng bản thân nhà làm Luật lại cần một định nghĩa khoa học về CTKLM Bởi vì khi nhà làm luật thì không thể dựa vào Luật nào cả, mà phải dựa vào lý luận khoa học Từ lý luận khoa học, mà nhà làm luật mới định ra sự lành mạnh hay không lành mạnh của cạnh tranh Từ sự phân tích... tại ở mọi thời đại, mọi hoạt động Chúng ta thường nói “đấu tranh sinh tồn là lẽ tự nhiên”, cạnh tranh là động lực của sự phát triển” Đó chính là sự thừa nhận trên thực tế về tính phổ biến của hoạt động cạnh tranh trong đời sống tự nhiên và xã hội + Tính có điều kiện Tính có điều kiện của cạnh tranh không phủ định hoặc không trái với tính phổ biến của cạnh tranh, mà chúng tôi vừa nêu ở trên Cạnh tranh. .. cạnh tranh quốc tế" Như vậy, có thể thấy có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về cạnh tranh, xuất phát từ các cách tiếp cận khác nhau về chủ thể cạnh tranh, môi trường cạnh tranh và đối tượng cạnh tranh Nhưng các cách tiếp cận này đều nói lên bản chất của hành vi cạnh tranh Do vậy, có thể hiểu một cách thống nhất về hành vi cạnh tranh như sau: Cạnh tranh là sự tranh giành giữa nhiều chủ thể hành động. .. hội mà còn là những hành vi gây bất lợi cho xã hội Chính trên nền tảng triết lý đó mà phải chống CTKLM 1.2.3 Nội dung quản lý nhà nước về chống hoạt động CTKLM Để chống CTKLM, Nhà nước trong hoạt động quản lý của mình phải thực hiện các công vụ chính sau đây: 1.2.3.1 Xây dựng chuẩn mực cạnh tranh + Quan niệm về chuẩn mực cạnh tranh Đó là toàn bộ các chuẩn mực hành vi SXKD có liên quan đến sự chiến thắng... CTKLM, Nhà nước phải tạo điều kiện an toàn và thuận lợi về: 29 - Người nghe phản ánh; - Phương tiện truyền, báo tin phản biện; - Sự bảo hộ cho người cung cấp tin 1.3 Kinh nghiệm về chống hoạt động cạnh tranh không lành mạnh của các nước trên thế giới 1.3.1 Kinh nghiệm của Nhật Bản Những vấn đề về cạnh tranh nói chung và cạnh tranh không lành mạnh nói riêng của Nhật Bản được quy định cụ thể trong Luật Chống. .. chắn sẽ không có hoạt động cạnh tranh, không thể tạo thành động lực cho sự phát triển của kinh tế thị trường 12 + Chủ thể cạnh tranh thương trường là các doanh nhân Chúng tôi muốn nhấn mạnh từ “Doanh nhân”, mà không dùng từ Doanh nghiệp vì doanh nghiệp không không thể là con người cụ thể, nên không có hành vi cạnh tranh Chỉ có doanh nhân, người điểu kiển hoạt động doanh nghiệp của mình để cạnh tranh . chương: Chương 1: CỞ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỐNG HOẠT ĐỘNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỐNG HOẠT ĐỘNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH Ở VIỆT NAM Chương. THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NHẰM BẢO ĐẢM CẠNH TRANH LÀNH MẠNH TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 6 Chương 1 CỞ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỐNG HOẠT ĐỘNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH 1.1. Cạnh tranh không. ANH LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, Luận văn Thạc sỹ quản lý hành chính công: Tăng cường quản lý nhà nuớc về chống hoạt động cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam là công trình nghiên cứu của