1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Cảm nhận bài đây thôn Vĩ dạ

3 761 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 229 KB

Nội dung

“Đã đôi lần đến với Huế mộng mơ, tôi ôm ấp một tình yêu dịu ngọt. Vẻ đẹp Huế chẳng nơi nào có được, nét dịu dàng pha lẫn trầm tư”. Chính vẻ đẹp thơ mộng ấy của Huế đã khơi nguồn cảm xúc cho biết bao thi sĩ viết nên những bài thơ hay, một trong những bài thơ đó là “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử. Bài thơ được làm trong khoảnh khắc thăng hoa tình yêu cuộc sống hòa với nỗi đau thương, trong trái tim thi sĩ đang rực cháy hai ngọn lửa tình, đó là tình yêu quê hương đất nước và tình yêu lứa đôi, từ đó đã cho ta một “Đây thôn Vĩ Dạ” mỹ lệ, bất tử làm rung động lòng người. Bài thơ có liên quan đến mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với người con gái thôn Vĩ tên là Hoàng Thị Kim Cúc. Khi Hoàng Cúc biết tin Hàn Mặc Tử bị mắc bệnh hiểm nghèo, cô đã gửi một tấm bưu ảnh có hình một cô gái chèo đò, bên trên là cành trúc mảnh mai thanh tú, phía xa là ánh hoàng hôn. Khi nhận được tấm bưu thiếp những kỉ niệm xưa ùa về, nhà thơ đã vô cùng xúc động và viết nên bài thơ này. Về kết cấu của bài thơ, bài thơ không liên tục về thời gian, không duy nhất về không gian, các câu thơ liên kết với nhau theo mạch tâm trạng của tác giả. Cả bài thơ gồm ba khổ thơ, khổ thơ 1 là tâm trạng khát khao say đắm của tác giả trước cảnh đẹp của thôn Vĩ, khổ thơ thứ hai là sự phấp phỏng hoài vọng trước cảnh sông nước đêm trăng. Khổ thơ cuối cùng là nỗi mơ tưởng hoài nghi về tình người thôn Vĩ. Trước hết là sự hoài niệm về cảnh vườn tược thôn Vĩ ở khổ thơ thứ nhất: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền” Câu thơ đầu là một câu hỏi mang nhiều sắc thái vừa hỏi han mời mọc vừa như một lời trách cứ nhẹ nhàng. Chủ thể của câu hỏi là cô gái và cũng có thể là chính tác giả, tác giả tự hỏi tự trách tự ước ao thầm kín được trở về Vĩ Dạ nhưng trong điều kiện thực tế thì không thể được. Tác giả dùng từ “chơi” chứ không dùng từ “thăm” bởi vì về thăm có tính chất xã giao, khách sáo còn về chơi thì thể hiện sự gần gũi thân mật. Hàn Mặc Tử đã mở đầu bài thơ một cách rất tự nhiên cho thấy mối quan hệ giữa cảnh và người thôn Vĩ. Ba câu thơ sau là hoài niệm về cảnh vườn tược thôn Vĩ. Cảnh thôn Vĩ vừa mang nét chung vừa mang nét riêng của Vĩ Dạ, đó là cảnh hàng cau trong nắng sớm, nắng hàng cau là thứ nắng tinh khôi thể hiện đúng thần thái của Vĩ Dạ, điệp từ “nắng” hai lần thể hiện bước đi của nắng, đồng thời thể hiện được tính chất nắng nhiều của miền Trung, nắng có từ sáng sớm rồi dâng đầy dần theo những đốt cau. Vĩ Dạ còn có vẻ đẹp riêng ở những khu vườn mướt xanh như ngọc, trong thơ Hàn Mặc Tử, vườn là một mô típ ám ảnh (vườn trần, vườn tiên, vườn chiêm bao…), nhưng đều chung một đặc điểm là chốn nước non thanh tú. Vì thế vườn ở Vĩ Dạ dù đơn sơ dù đơn sơ nhưng vẫn toát lên vẻ tinh khôi, dù bình dị cũng toát lên vẻ tinh khiết cao sang. Hình ảnh so sánh “xanh như ngọc” đây chính là màu xanh rạng rỡ nhưng không chói lóa mà mát dịu, là màu xanh rất óng ánh và long lanh. Sự so sánh này là một liên tưởng rất chính xác gợi đúng thần thái của vườn thôn Vĩ trong nắng sớm khi mà vườn cây còn ướt sương đêm. Như Hoài Thanh đã nhận xét: “Thơ Hàn Mặc Tử có những câu thơ đẹp một cách lạ lung, đọc lên như rưới vào lòng một nguồn sáng láng”. Nhận xét đó rất đúng với câu thơ này.Câu thơ cuối: “Lá trúc che ngang mặt chữ điền là một câu thơ có nhiều cách hiểu, có thể “mặt chữ điền” là khuôn mặt của người thôn Vĩ thể hiện vẻ đẹp phúc hậu và sự dịu dáng kín đáo của người Huế, khuôn mặt bị che khuất bởi lá trúc tạo nên sự hài hòa của cảnh và người. Nhưng khuôn mặt đó cũng có thể của chính tác giả, ông hình dung mình trở về thôn Vĩ nhưng không vào mà chỉ nép sau cành trúc để nhìn vào vẻ đẹp của khu vườn. Ở khổ thơ thứ hai là cảnh sông nước đêm trăng: “Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kíp tối nay” Cảnh sông nước ở hai câu đầu gợi đặc điểm riêng của Huế: nhẹ nhàng, dịu dàng, hiện thực mà huyền ảo thơ mộng. Dường như tất cả đều xa dần, gió thổi, mây bay, dòng nước lững lờ trôi. Chữ “buồn thiu” nhân hóa dòng sông thành một sinh thể có hồn mang tâm trạng của Hàn Mặc Tử. Về cấu trúc câu thơ đầu, ngắt nhịp 4/3 chia đôi câu thơ thành hai vế, trong thực tế thì “gió thổi đường nào, mây bay đường ấy” nhưng ở đây “gió theo lối gió, mây đường mây” thể hiện sự hợp lí về tâm trạng, con người có mặc cảm chia li nên nhìn đâu cũng thấy chia li. Mọi thứ đều chia lìa, chỉ có hoa bắp không thể lưu chuyển nên bị bỏ rơi. Từ “lay” như một sự níu giữ vu vơ của kẻ bị chia lìa, bỏ rơi. Cảnh sông nước đêm trăng ở hai câu cuối mang một vẻ đẹp hiện thực mà huyền ảo. Ở đây ánh trăng tỏa đầy dòng sông tạo thành “sông trăng”, “sông trăng” là con sông chảy từ cõi thực về cõi mộng. Tâm trạng hoài vọng phấp phỏng của Hàn Mặc Tử thể hiện ở chữ “kịp”, chỉ với một từ nhưng đã biến câu thơ thành một lời cầu khẩn đầy khắc khoải, dường như nếu thuyền không chở trăng về kịp tối nay thì nhà thơ sẽ ra đi vĩnh viễn trong đau buồn và cô đơn. Khổ thơ cuối là hoài niệm về người thôn Vĩ với nỗi niềm hoài nghi: “Mơ khách đường xa khách đường xa Áo em trắng quá nhìn không ra Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà” Ở đây nhịp điệu của khổ thơ đã gấp gáp khẩn khoản hơn. Hình ảnh người thôn Vĩ hiện ra với vẻ đẹp tinh khiết, thể hiện qua sắc áo trắng ở mức độ tuyệt đối “trắng quá nhìn không ra”, người thôn Vĩ hiện ra trong hoài niệm vừa huyền ảo vừa hiện thực, vừa gần gũi vừa xa xôi. Hiện thực ở màu áo trắng nhưng huyền ảo ở mức độ trắng quá, gần gũi ở chỗ đã từng quen biết nhưng xa vời ở chỗ chỉ là “khách đường xa”. Trong khổ thơ này, tâm trạng của nhà thơ là vừa mơ tưởng vừa hoài nghi thể hiện ở đại từ phiếm chỉ “ở đây” và “ai biết tình ai”. Câu thơ cuối cùng là một câu hỏi thể hiện tâm trạng cô đơn, trống vắng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người. “Đây thôn Vĩ Dạ” là một bức tranh thiên nhiên đẹp, nhưng ở một cái nhìn sâu hơn thì bài thơ là tiếng lòng của Hàn Mặc Tử – một nghệ sĩ tài hoa đa tình, đa cảm. Chính những tình cảm da diết đó đó đã làm cho bài thơ sống mãi trong lòng người đọc hiện giờ và mai sau. . thơ mộng ấy của Huế đã khơi nguồn cảm xúc cho biết bao thi sĩ viết nên những bài thơ hay, một trong những bài thơ đó là Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử. Bài thơ được làm trong khoảnh khắc thăng. đôi, từ đó đã cho ta một Đây thôn Vĩ Dạ mỹ lệ, bất tử làm rung động lòng người. Bài thơ có liên quan đến mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với người con gái thôn Vĩ tên là Hoàng Thị Kim Cúc mật. Hàn Mặc Tử đã mở đầu bài thơ một cách rất tự nhiên cho thấy mối quan hệ giữa cảnh và người thôn Vĩ. Ba câu thơ sau là hoài niệm về cảnh vườn tược thôn Vĩ. Cảnh thôn Vĩ vừa mang nét chung

Ngày đăng: 26/04/2015, 08:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w