Mẹo phòng say xe Nhiều người khi di chuyển bằng tàu, xe, máy bay thường bị mệt, chóng mặt, buồn nôn hay nôn mửa, mặt tái, chân tay đổ mồ hôi… Một vài mẹo cho bạn chuẩn bị cũng như đã lỡ leo lên tàu, xe hay máy bay. Nếu bị say xe, nên tránh dùng những đồ uống có chất kích thích như cà phê trước mỗi chuyến đi. Ảnh: Istockphoto Để không bị say khi đi máy bay Khi đi xa bằng máy bay, không ít người thường gặp những rắc rối về sức khỏe như viêm tĩnh mạch, nghẽn mạch phổi. Vậy phải làm gì để bảo vệ sức khỏe trong một hành trình dài? Trên thực tế, hệ thống làm mát trên máy bay làm tăng nguy cơ mất nước. Hơn nữa, sự thay đổi của áp suất khí quyển và sức nóng làm rối loạn sự lưu thông của các mạch máu. Việc phải ngồi quá lâu trong một chiếc ghế chật hẹp khiến cơ thể hầu như bất động hoàn toàn là nguyên nhân làm cho chân bị phù. Triệu chứng này đe dọa tất cả mọi người, đặc biệt là phụ nữ. Căn bệnh này càng trở nên trầm trọng với những người bị chứng khuyết hối, nó làm tắc nghẽn tĩnh mạch phổi và gây nên bệnh viêm tĩnh mạch chết người. Sau đây là những lời khuyên giúp bảo vệ sức khỏe khi đi máy bay. Đặc biệt, việc phải ngồi yên trên chiếc ghế chật hàng giờ làm cơ thể bạn bị chuột rút, đau cơ ở người và chân, cảm thấy mệt mỏi… Để giảm bớt những sự khó chịu đó, bạn có thể làm như sau: - Duỗi bàn chân ra trong năm giây rồi lại trở lại vị trí bình thường. Làm nhiều lần, chú ý sao cho các bắp thịt làm việc tại các khu vực gan bàn chân, đùi, mông, vai, cổ, cánh tay, bàn tay. - Lắc cổ sang hai bên rồi quay tròn từ từ. Làm bốn lần rồi đổi chiều. - Nhún hai vai rồi quay tròn. - Giơ cao tay lên trần. Tay trái rồi tay phải. - Uống nhiều nước: Một lít nước trong năm tiếng. - Tránh dùng những đồ uống có chất kích thích như cà phê, coca hoặc rượu. Những đồ uống này làm tăng khả năng mất nước. - Tránh dùng thuốc ngủ hay thuốc an thần. Khi dùng những loại thuốc này, bạn sẽ không hoạt động được nhiều và nguy cơ mắc các bệnh nói trên tăng cao. Để tăng sự lưu thông máu ở chân, bạn nên: cử động các ngón chân, bàn chân lên, xuống nhiều lần; đứng lên (và nếu có thể), cứ hai giờ lại dời chỗ để đi một quãng; tập thở chậm và sâu; lượng oxy trong máy bay ít hơn trong không khí ngoài trời nên việc thở chậm và sâu giúp bạn hít được nhiều oxy vào phổi để cung cấp cho máu. Như vậy bạn cũng sẽ cảm thấy đỡ mệt và nhức đầu. Ngoài ra, việc sử dụng một số loại thực vật cũng rất hữu hiệu cho sức khỏe của bạn trong chuyến bay. Cây mùi tây, nho đỏ… là những loại thực phẩm làm lưu thông mạch máu và ngăn chặn bệnh phù. Tránh say khi đi xe, tàu, thuyền Nhiều người khi di chuyển bằng tàu, xe thường bị mệt, chóng mặt, buồn nôn hay nôn mửa, mặt tái đi, chân tay đổ mồ hôi. Các chuyên gia nghiên cứu hiện tượng này cho rằng đó là kết quả của việc mắt và tai nhận được những thông tin trái ngược nhau. Trong khi tai trong (bộ phận đảm nhiệm duy trì sự thăng bằng của cơ thể) nhận được thông tin từ não rằng cơ thể đang di chuyển về một hướng (thí dụ sang trái) thì mắt lại nhận được thông tin ngược lại (thí dụ sang phải). Bởi vậy, nếu chúng ta nhắm mắt lại thì cảm giác khó chịu này sẽ giảm đi. Sau đây là một số biện pháp làm giảm sự khó chịu khi: - Với tàu, thuyền là hiện tượng say sóng. Bạn nên tìm chỗ ngồi nơi thoáng, ngoài trời. Nếu phải di chuyển qua đêm, trong thời gian lâu thì nên chọn chỗ hoặc cabin ở giữa thân tàu, thuyền, vì chỗ đó ít bị tròng trành nhất. - Với máy bay, nên chọn chỗ ngồi trên cánh. Tránh ngồi ở phần đuôi vì đó là chỗ hay lên xuống nhất. Mở bộ phận thông gió trên đầu và hướng gió vào mặt mình. - Với ôtô, xe lửa, bạn nên nhìn phong cảnh đằng trước mặt, không nên nhìn sang hai bên; ngồi cạnh cửa, mở cửa kính để có gió, trừ những nơi không khí bị ô nhiễm. Nếu bạn đi du lịch bằng xe hơi, hãy gắng lái xe hơn là ngồi bên. Người lái xe ít khi bị “say xe”. Ngoài ra, trước khi đi nên nghỉ ngơi dưỡng sức cho khỏe. Người mệt mỏi dễ bị say tàu, xe; không uống rượu trước và trong khi đi; không nên làm gì khiến mình mệt mỏi vào tối hôm trước; uống thuốc chống say sóng (loại Dramaminne) khoảng 30 phút trước khi đi (nếu Dramamine không có hiệu quả đối với bạn. Nên hỏi bác sĩ để dùng thuốc có scopolamine, thuốc này có tác dụng gây ổn định cho phần tai trong của bạn); tránh đọc sách hoặc nhìn chăm chú vào một vật gì. Nếu bạn đi tàu thuyền, hãy tìm chỗ có thể nằm ngửa và nhắm mắt lại. Nếu có người nào trên tàu, xe bị say, hãy tránh xa hoặc không nhìn vào người đó. Nếu không, bạn cũng bị “lây say”. Có người cho rằng nhấm gừng hoặc bấm vào giữa cổ tay – phần nối lòng bàn tay với cổ tay cũng tránh được chứng say tàu xe. Trong quá trình tàu, xe đang di chuyển, bạn nên: thở chậm và sâu; tránh hút thuốc hoặc ngồi nơi có mùi; nên chọn chỗ thoáng. Đặc biệt, để làm cho thần kinh được thư giãn, hãy cố thả lỏng tất cả các cơ bắp. Hãy tưởng tượng như mình là một cô gái mềm mại đang ngồi trước một cảnh quan thật êm đềm. Nên ăn một vài miếng bánh khô để dạ dày không dư chất lỏng… Theo Pháp luật TPHCM . Mẹo phòng say xe Nhiều người khi di chuyển bằng tàu, xe, máy bay thường bị mệt, chóng mặt, buồn nôn hay nôn mửa, mặt tái, chân tay đổ mồ hôi… Một vài mẹo cho bạn chuẩn bị. bằng xe hơi, hãy gắng lái xe hơn là ngồi bên. Người lái xe ít khi bị say xe . Ngoài ra, trước khi đi nên nghỉ ngơi dưỡng sức cho khỏe. Người mệt mỏi dễ bị say tàu, xe; không uống rượu trước. cũng như đã lỡ leo lên tàu, xe hay máy bay. Nếu bị say xe, nên tránh dùng những đồ uống có chất kích thích như cà phê trước mỗi chuyến đi. Ảnh: Istockphoto Để không bị say khi đi máy bay Khi đi