1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Hướng dẫn chấm KTchất lượng môn văn (ĐH)

3 160 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 41,5 KB

Nội dung

SỞ GD&ĐT THANH HOÁ ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG Tr ường THPT Ba Đình MÔN THI ĐẠI HỌC LẦN 1 NĂM HỌC 2009 - 2010 Môn: Ngữ văn - Lớp 12 Thời gian làm bài : 180 phút CÂU NỘI DUNG ĐIỂM 1 - Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao: + Nghệ thuật phải vì cuộc sống của con người, không nên quay lưng với hiện thực. Nam Cao quan niệm: Nghệ thuật phải là "Tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than" (Trăng sáng). + Nghệ thuật phải có nội dung nhân đạo: Văn chương phải có tác dụng thanh lọc tâm hồn con người, phải nâng con người lên, nhà văn chân chính phải có tình thương. + Nghệ thuật phải sáng tạo: Văn chương chỉ dung nạp những con người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có (Đời thừa). + Nghệ thuật đòi hỏi người viết phải có lương tâm trách nhiệm với cuộc sống. Nam Cao lên án gay gắt sự cẩu thả trong nghề văn "Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là bất lương, sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện". - Đánh giá: + Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao là quan điểm đúng đắn, toàn diện, vừa sâu sắc, vừa tiến bộ. Nam Cao đã đưa ra những tiêu chuẩn để đánh giá tác phẩm văn chương. + Quan điểm nghệ thuật và sáng tác của Nam Cao bao giờ cũng nhất quán. Trước và sau cách mạng, Nam Cao đều đặt ra vấn đề Đôi mắt để nhìn đời, nhìn người không chỉ bằng đôi mắt tình thương mà còn bằng con mắt cảm phục: Người dân lao động không phải là những nạn nhân bất lực trước hoàn cảnh mà là những con người có khả năng cải tạo hoàn cảnh. 2.0 2 Học sinh cần nêu được các ý cơ bản sau: + Trương Ba nhận thức rất rõ tình trạng trớ trêu của mình khi được sống lại trong hình hài của một kẻ thô lỗ, phàm tục, không phải của chính mình nên đã bị mọi người xa lánh, trong đó có cả những người thân yêu nhất của mình Sự tồn tại như thế thật là vô nghĩa, thậm chí là nặng nề, bức bối + Trương Ba cho rằng: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được, nó đòi hỏi sự thống nhất giữa nội dung và hình thức, giữa tư tưởng và hành động Được sống theo đúng bản chất của mình là một nhu cầu, một quyền lợi thiêng liêng của con người + Trên cơ sở đó phê phán quan niệm sai lầm của Đế Thích cho rằng chỉ cần được sống, lúc đó con người chỉ sống dựa vào thân xác người khác, không được sống thực với con người mình, lúc đó con người tồn tại nhưng tất cả tư tưởng đều bị chi phối, đều bị điều khiển bởi kẻ khác. Trong cuộc sống có không ít người chỉ nghĩ đến kết quả mà không nghĩ đến cách thức, có khi chỉ vì mục đích mà quên mất, thậm chí bất chấp mọi thủ đoạn Đánh giá: Sống hay không sống không phải là vấn đề, mà quan trọng hơn là sống như thế nào, sống ra sao, có ý nghĩa hay không? Đế Thích đã không hiểu được điều đó và trong cuộc sống không ít người đã không hiểu được điều đó. 3.0 3 a. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm: (0.5 điểm) - Quang Dũng, một nghệ sĩ đa tài,một hồn thơ đầy lãng mạn, hào hoa. - Tây Tiến (1948), một bài thơ viết về vùng đất phía Tây của Tổ quốc hùng vĩ và thơ mộng cùng một đoàn quân với những nếm trải suốt cuộc hành trình. b. Phân tích bài thơ (3.0 điểm) * Đoạn 1: - Tác giả hồi tưởng lại những kỉ niệm của một thờichinh chiến, những cuộc hành quân gian khổ với thiên nhiên vừa khắc nghiệt, vừa dữ dội. - Những câu vần bằng xen lẫn vần trắc, cả một thế giới của quá khứ hiện lên lung linh kì ảo, vừa khắc hoạ được vẻ dữ dội hào hùng, lại vừa diễn tả được cái tươi mát, sâu lắng êm dịu của thiên nhiên. * Đoạn 2: - Bằng nét vẽ chấm phá, mềm mại, Tây Bắc hiện về đầy thơ mộng trong một đêm liên hoan tưng bừng vui vẻ (Hội đuốc hoa, man điệu kì ảo, nàng e ấp duyên dáng ), một cuộc vượt thác hiện về thật hào hùng, thơ mộng ( màn sương huyền thoại, hồn lau, hoa đong đưa, dáng người trên độc mộc, ). - Thiên nhiên hiện lên rất mộng, rất thơ, rất có hồn. Tâm hồn người lính lãng mạn, hào hoa. Hùng vĩ gắn với thơ mộng là cái nhìn của cây bút đầy tài hoa của Quang Dũng. * Đoạn 3: - Chân dung người lính Tây Tiến hiện lên với diện mạo khác thường (dữ oai 5.0 hùm, xanh màu lá ), khí phách can trường, oai hùng, dữ dội, coi thường cái chết, tâm hồn mơ mộng, đa tình, lãng mạn (Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm). - Cảm hứng bi tráng hoà quyện, nâng đỡ nhau. Vì vậy người lính tuy tiều tuỵ trong hình hài nhưng chói ngời trong khí phách, phẩm chất, rạng rỡ trong tâm hồn. * Đoạn 4: - Tinh thần người lính Tây Tiến là một đi không trở lại, quyết tâm thực hiện chí lớn vì đất nước. - Tình cảm của tác giả đối với Tây Tiến: Dù đi đâu, ở đâu hồn vẫn gửi về Tây Tiến. * Đánh giá: (1.0 điểm ) - Bài thơ có sự kết hợp của nhiều lớp từ: Lớp động từ, lớp tính từ, lớp từ địa danh nhằm đan dệt nên vẻ dữ dằn, kiêu hùng, mềm mượt, thơ mộng, nét hào hoa của thiên nhiên miền Tây và người lính Tây Tiến. - Sự kết hợp hài hoà giữa chất nhạc, chất hoạ là nét nổi bật tài hoa của Quang Dũng. c. Kết luận: (0.5 điểm ) - Tây Tiến là bài thơ có giá trị vừa diễn tả được cái dữ dội, hào hùng, cái tươi mát của thiên nhiên, vừa xây dựng thành công tượng đài người lính Cụ Hồ. - Bút pháp lãng mạn cùng giọng điệu độc đáo đã tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ. (Đáp án gồm có 03 trang) . GD&ĐT THANH HOÁ ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG Tr ường THPT Ba Đình MÔN THI ĐẠI HỌC LẦN 1 NĂM HỌC 2009 - 2010 Môn: Ngữ văn - Lớp 12 Thời gian làm bài : 180 phút CÂU NỘI DUNG. nội dung nhân đạo: Văn chương phải có tác dụng thanh lọc tâm hồn con người, phải nâng con người lên, nhà văn chân chính phải có tình thương. + Nghệ thuật phải sáng tạo: Văn chương chỉ dung. cuộc sống. Nam Cao lên án gay gắt sự cẩu thả trong nghề văn "Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là bất lương, sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện". - Đánh giá: + Quan

Ngày đăng: 25/04/2015, 20:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w