Thực thi pháp luật chống bán phá giá tại thị trường Việt Nam
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 LỜI NÓI ĐẦU Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế tạo ra những thách thức to lớn cho các quốc gia khi phải đối mặt với việc cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường thế giới. Luật chống bán phá giá được các quốc gia sử dụng như một rào cản nhằm bảo hộ cho nền sản xuất trong nước hoặc như một vũ khí đắc lực để trả đũa thương mại. Với một loạt những vụ kiện hàng xuất khẩu Việt Nam bán phá giá, giờ đây vấn đề chống bán phá giá đã trở thành một điểm nóng được nhà nước ta cũng như dư luận đặc biệt quan tâm. Nhưng nước ta không thể chỉ chú tâm đối phó với các vụ kiện hàng xuất khẩu Việt Nam bán phá giá trong khi hàng hoá nội địa đang bị đe doạ bởi việc thâm nhập của những hàng hoá nhập khẩu bán với giá quá thấp so với giá hàng nội địa. Năm 2004, uy ban thường vụ Quốc Hội đã ban hành Pháp lệnh chống bán phá giá hàng nhập khẩu và một số văn bản luật liên quan khác để điều chỉnh các hành vi bán phá giá tại thị trường nội địa. Đây là một bước ngoặt quan trọng trong việc quản lý giá cả của nước ta, giúp bảo hộ nền sản xuất nội địa trước sự cạnh tranh không lành mạnh của nước khác bằng việc bán phá giá hàng hoá. Bài tiểu luận của em viết về tình hình: “Thực thi pháp luật chống bán phá giá tại thị trường Việt Nam” với những nội dung chính như sau: Phần I: Tổng quan về bán phá giá và thuế chống bán phá giá Phần II: Quá trình của một vụ kiện bán phá giá Phần III: Thực trạng của Việt Nam - những khó khăn trong việc chống bán phá giá hàng xuất khẩu Phần IV: Kiến nghị và giải pháp về vấn đề chống bán phá giá tại thị trường Việt Nam Phần I và phần II sẽ viết theo hướng tập trung tổng hợp nội dung của Pháp lênh số 20/2004/PL-UBTVQH11 về chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam và Nghị định số 90/2005/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh trong sự liên hệ với những quy định của WTO về chống bán 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 phá giá. Phần III là cái nhìn thực tế về việc chống bán phá giá tại Việt Nam. Phần IV đề cập một số kiến nghị, giải pháp theo chủ quan. Để hoàn thành được bài tiểu luận này, em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện của thầy cô trong bộ môn pháp luật trong kinh doanh quốc tế. Do kiến thức và nhận thức còn hạn chế, bài viết của em chắc hẳn còn rất nhiều thiếu xót. Em kính mong thầy cô góp ý, chỉ bảo để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn ! 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 PHẦN I TỔNG QUAN VỀ BÁN PHÁ GIÁ VÀ THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ 1. Bán phá giá là gì Điều 3.1 của pháp lệnh về chống bán phá giá hàng hoá xuất khẩu vào Việt Nam (sau gọi tắt là Pháp lệnh) định nghĩa “hàng hoá có xuất xứ từ nước hoặc vùng lãnh thổ bị coi là bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam nếu hàng hoá đó được bán thấp hơn với giá thông thường .”. Điều 2.1, hiệp định chống bán phá giá của WTO quy định “một sản phẩm bị coi là bán phá giá (tức là được đưa vào lưu thông thương mại của một nước khác với giá thấp hơn trị giá thông thường của sản phẩm đó) nếu như giá xuất khẩu của sản phẩm từ một nước này sang một nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo điều kiện thương mại thông thường.” Các định nghĩa đều hàm chứa nội dung rằng hiện tượng “bán phá giá” xảy ra khi hàng hoá xuất khẩu bán sang một nước khác với giá bán thấp hơn tại thị trường nội địa của nước xuất khẩu. Hay nói cách khác, các định nghĩa chỉ ra cách nhận diện hiện tượng bán phá giá – so sánh giá xuất khẩu với một mức giá được chọn làm giá “chuẩn”. 2. Các trường hợp bán phá giá Căn cứ vào loại giá được đem ra so sánh, ta có các trường hợp bán phá giá sau: - Giá xuất khẩu thấp hơn giá hàng hoá tương tự ở thị trường nội địa - Giá xuất khẩu thấp hơn chi phí sản xuất - Giá xuất khẩu sang nước tiến hành điều tra chống bán phá giá thấp hơn giá xuất khẩu hàng hoá đó sang một nước khác - Trong trường hợp hàng nhập khẩu từ một nước có nền kinh tế phi thị trường thì nước nhập khẩu có thể lấy giá của một nước thứ ba để so sánh khi xác định xem có bán phá giá hay không. 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Tuỳ tính chất của hàng hoá cũng như tính chất thị trường nước xuất khẩu, người ta sẽ chọn ra một căn cứ giá phù hợp nhất để so sánh. 3. Những biến tướng của bán phá giá Thực tế cho thấy, nhiều công ty có những hành vi biểu hiện bề ngoài không theo đúng như công thức so sánh giá nhưng có thể dẫn đến những hậu quả tương tự. Những hành vi đó chính là những biến tướng của bán phá giá. Các loại biến tướng của phá giá được phân chia chi tiết hơn, bao gồm: - Phá giá ẩn: được định nghiã trong bản phụ lục của điều VI của Hiệp định GATT, là nhà nhập khẩu bán hàng với giá thấp hơn giá ghi trên hoá đơn của nhà xuất khẩu có mối liên kết với nhà nhập khẩu, đồng thời giá cũng thấp hơn giá ở nước xuất khẩu. Loại phá giá này là phá giá thông qua chuyển giá. - Phá giá gián tiếp là việc nhập khẩu thông qua một nước thứ ba mà tại đó sản phẩm không bị coi là bán phá giá. - Phá giá thứ cấp là việc xuất khẩu sản phẩm có chứa đựng các bộ phận được nhập khẩu với giá thường được xem là phá giá. Nước nhập khẩu cần phải để ý cảnh giác trước những biến tướng của việc bán phá giá nhằm ngăn chặn kịp thời, tránh thiệt hại cho thị trường nội địa cũng như lợi ích toàn xã hội. 4. Tác động của hành vi bán phá giá Bán phá giá dù trực tiếp hay gián tiếp cũng đều gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước. Tổn thất này rất lớn xét trên cả góc độ vĩ mô và vi mô: - Trên góc độ vĩ mô: một ngành sản xuất bị đe doạ sẽ kéo theo việc phá sản của nhiều doanh nghiệp thuộc ngành đó, đồng thời dẫn đến tình trạng mất việc làm của nhân viên và gây ra các tác động dây chuyền tới những ngành kinh doanh khác. - Trên góc độ vi mô: khi đối mặt với hiện tượng bán phá giá, doanh nghiệp sẽ bị mất thị trường và mất lợi nhuận. Đây thực sự là mối lo ngại không chỉ của các nước phát triển mà của cả các nước đang phát triển, vì lợi thế so sánh của các nước luôn thay đổi và cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 trên thị trường quốc tế. Chính vì lẽ đó, các doanh nghiệp sản xuất nội địa đều muốn chính phủ bảo vệ họ trước hiện tượng bán phá giá. Nhìn chung, các chuyên gia kinh tế đều nhìn nhận rằng bán phá giá là hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong quan hệ kinh doanh quốc tế. Mặc dù người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi vì được mua hàng hoá với mức giá rẻ hơn mức giá thông thường nhưng bán phá giá có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất hàng hoá tượng tự của nước nhập khẩu. Chính vì vậy, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều tìm mọi cách, mà trước tiên là bằng việc thoả thuận thông qua các điều ước quốc tế và xây dựng pháp luật quốc gia, để chống lại hành vi bán phá giá, nhằm bảo vệ thị trường và nền sản xuất trong nước của mình. 5. Khái niệm và vai trò của thuế chống bán phá giá 5.1. Khái niệm Theo điều 2 của pháp lệnh chống bán phá giá của Việt Nam, “thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hoá bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.” Như vậy, thuế chống bán phá giá là một sắc thuế mà nước nhập khẩu đánh vào một mặt hàng nhập khẩu được bán phá giá với mục đích ngăn cản sự tiếp diễn của việc bán phá giá đó để tránh gây thiệt hại cho ngành sản xuất mặt hàng tương tự ở trong nước. 5.2. Vai trò của thuế chống bán phá giá Vai trò đầu tiên dễ nhận thấy nhất của thuế chống bán phá giá là tác động bảo hộ đối với các nhà sản xuất sản phẩm tương tự trong nước. Hàng hoá nhập khẩu bị áp thêm thuế chống bán phá giá sẽ làm giá thành tăng lên, nhu cầu tiêu thụ hàng nhập khẩu giảm và tăng sản xuất trong nước. Các nhà sản xuất trong nước được hưởng lợi, nhà nước cũng được hưởng lợi từ khoản thuế chống bán phá giá mà nhà xuất khẩu phải nộp. Tuy nhiên cùng với việc các nhà sản xuất đượclợi thì người tiêu dùng lại bị thiệt hại (do giá thành tăng lên khiến giá trị thặng dư của người tiêu dùng bị 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 giảm xuống). Không những thế, thuế chống bán phá giá làm giảm sức cạnh tranh trong dài hạn của các nhà sản xuất trong nước. Trong khi các nhà xuất khẩu cố gắng tìm mọi cách giảm chi phí để tránh bị áp thuế thì các nhà sản xuất trong nước do sự bảo hộ cao hơn, ít áp lực hơn nên rất dễ bị mất lợi thế cạnh tranh trong dài hạn, khi sự bảo hộ mất đi. Ngoài ra, áp dụng thuế chống bán phá giá còn gây thiệt hại đối với những ngành sản xuất sử dụng sản phẩm liên quan làm nguyên liệu để sản xuất hàng hoá khác. Giá nguyên liệu tăng đồng nghĩa với việc sức cạnh tranh của doanh nghiệp bị giảm xuống. Xét một cách tổng thể, lợi ích của các nhà sản xuất sản phẩm tương tự trong nước và lợi ích mà Nhà nước có được thường sẽ không đủ bù đắp cho những thiệt hại của người tiêu dùng cũng như của các ngành sản xuất khác đã được đề cập ở trên dẫn tới sự thiệt hại chung đối với toàn xã hội. Tuy nhiên, nếu thiệt hại đó nhỏ hơn thiệt hại ngành sản xuất trong nước phải gánh chịu khi hiện tượng phá giá xảy ra thì việc áp dụng thuế chống phá giá vẫn là cần thiết. 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 PHẦN II QUÁ TRÌNH CỦA MỘT VỤ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ 1. Xác định việc bán phá giá, thiệt hại và mối quan hệ nhân quả 1.1. Xác định việc bán phá giá 1.1.1. Nguyên tắc xác định phá giá Biên độ phá giá(BĐPG) = giá trị thông thường(GTTT) – giá xuất khẩu(GXK) Nếu biên độ phá giá lớn hơn 0 thì có phá giá xảy ra. Biên độ phá giá có thể tính bằng giá trị tuỵệt đối hoặc theo phần trăm theo công thức: BĐPG = (GTTT – GXK)/ GXK 1.1.2. Cách tính giá thông thường Theo Pháp lệnh, “giá thông thường của hànghoá nhập khẩu vào Việt Nam là giá có thể so sánh được của hàng hoá tương tự đang được bán trên thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường.” (điều 3.2) Hàng hoá tương tự là hàng hoá có tất cả các đặc tính giống với hàng hoá bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống phá giá hoặc hàng hoá có nhiều đặc tính cơ bản giống với hàng hoá bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá (điều 2.6 của Pháp lệnh). Khi đó, GTTT = Giá nội địa của hàng hoá tương tự (HHTT) Tuy nhiên, có những trường hợp mà ở đó không thể xác định được giá nội địa của HHTT để so sánh, bao gồm: - HHTT không được bán tại nước xuất khẩu trong điều kiện thương mại thông thường hoặc - Có bán ở nước xuất khẩu nhưng trong điều kiện đặc biệt; hoặc - Số lượng bán ra không đáng kể (< 5% số lượng HHTT bán ở nước nhập khẩu) Khi đó, giá trị thông thường được tính theo công thức: GTTT = giá xuất khẩu HHTT sang nước thứ ba; hoặc 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 GTTT = giá thành sản xuất + chi phí (hành chính, bán hàng, quản lý chung) + lợi nhuận 1.1.3. Cách tính giá xuất khẩu GXK = giá mà nhà sản xuất nước ngoài bán HHTT cho nhà NK đầu tiên Trường hợp giá bán HHTT không tin cậy được do giao dịch xuất khẩu được thực hiện trong nội bộ công ty hoặc theo một thoả thuận đền bù nào đó thì: GXK = giá mà sản phẩm nhập khẩu được bán lần đầu tiên cho một người mua độc lập ở nước nhập khẩu. 1.1.4. So sánh GTTT và GXK Hiệp định WTO về chống bán phá giá qui định nguyên tắc so sánh GTTT và GXK như sau: - So sánh 2 giá này trong cùng điều kiện thương mại (cùng xuất xưởng/bán buôn/bán lẻ), thường lấy giá ở khâu xuất xưởng; - So sánh tại cùng một thời điểm hoặc thời điểm càng gần nhau càng tốt. Việc so sánh GTTT và GXK là cả một quá trình tính toán rất phức tạp,vì không phải bao giờ cũng có sẵn mức giá xuất xưởng của GTTT và GXK mà chỉ có mức giá bán buôn hoặc bán lẻ của HHTT ở thị trường nước xuất khẩu và giá tính thuế hải quan, giá hợp đồng hoặc giá bán buôn/bán lẻ HHTT của nhà nhập khẩu nên thường phải có một số điều chỉnh để có thể so sánh GTTT và GXK một cách công bằng. Những chênh lệch cần điều chỉnh thường là điều kiện bán hàng, các loại thuế, số lượng sản phẩm, đặc tính vật lý sản phẩm, và những yếu tố khác ảnh hưởng đến việc so sánh hai giá. Cách so sánh: - Trung bình GTTT so với trung bình GXK; hoặc - GTTT (từng giao dịch) so với GXK (từng giao dịch); hoặc - Trung bình GTTT so với GXK (từng giao dịch) (cách này chỉ được áp dụng khi GXK chênh lệch đáng kể giữa những người mua, các vùng hoặc giữa các khoảng thời gian khác nhau) 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Trường hợp HHTT được xuất khẩu sang nước nhập khẩu qua một nước trung gian (nước xuất khẩu) thì so sánh giá HHTT ở nước xuất khẩu (nước trung gian) với giá bán HHTT từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu. Nếu HHTT chỉ đơn thuần được chở từ nước sản xuất qua nước xuất khẩu thì so sánh giá ở nước xuất xứ với giá bán HHTT từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu. 1.2. Xác định thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước Ngành sản xuất trong nước là toàn bộ các nhà sản xuất trong nước sản xuất ra HHTT hoăc một số nhà sản xuất có sản lượng chiếm đa số tổng sản lượng trong nước. Ngành sản xuất trong nước xét đến ở đây sẽ không bao gồm những nhà sản xuất có liên quan đến nhà nhập khẩu đang bị điều tra về việc bán phá giá. Các loại thiệt hại bao gồm: - Thiệt hại về vật chất đối với một ngàng sản xuất trong nước (thiệt hại hiện tại); hoặc - Nguy cơ gây thiệt hại về vật chất đối với một ngành sản xuất trong nước (thiệt hại tương lại); hoặc - Làm trì trệ sự phát triển một ngành sản xuất trong nước (không có qui định cụ thể ) Như vậy, để xác định thiệt hại cần xem xét các nhân tố sau: (i) Khối lượng hàng nhập khẩu bị bán phá giá: có tăng một cách đáng kể không? (ii) Tác động của hàng nhập khẩu đó lên giá HHTT: Giá của hàng nhập khẩu đó: - Có rẻ hơn giá HHTT sản xuất ở nước nhập khẩu nhiều không? - Có làm sụt giá hoặc kìm giá HHTT ở thị trường nước nhập khẩu không? Khi sản phẩm thuộc diện điều tra được nhập khẩu từ nhiều nước thì ta đánh giá gộp các tác động nếu BĐPG >= 2% GXK và khối lượng hàng nhập khẩu từ mỗi nước >=3% khối lượng nhập khẩu HHTT. 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Việc khảo sát tác động của hàng nhập khẩu bị bán phá giá đối với một ngành sản xuất trong nước phải xem xét tất cả các yếu tố kinh tế có thể ảnh hưởng đến ngành sản xuất đó như năng suất, thị phần, tình trạng thất nghiệp, tốc độ tăng trưởng . 1.3. Mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá và những thiệt hại của ngành sản xuất trong nước Khi xác định mối liên hệ giữa việc bán phá giá hàng nhập khẩu và thiệt haị cho một ngành sản xuất trong nước cần tính đến những yếu tố khác (ngoài việc bán phá giá), nếu các yếu tố này gây thiệt hại cho ngành sản xuất đó thì không được quy thiệt hại của ngành sản xuất đó do hàng nhập khẩu bị bán phá giá gây ra. Để xác định nguy cơ gây thiệt hại cho ngành sản xúât trong nước cần xem xét: - Tốc độ tăng nhập khẩu và khả năng tăng nhập khẩu trong tương lại; - Khả năng tăng năng lực xuất khẩu của nhà xuất khẩu dẫn đến khả năng tăng nhập khẩu; - Tình hình hàng nhập khẩu làm sụt giá HHTT ở nước nhập khẩu; - Số lượng tồn kho HHTT ở nước nhập khẩu Các biện pháp chống bán phá giá chỉ có thể được áp dụng nếu có mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại đáng kể mà ngành sản xuất trong nước phải gánh chịu, đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể và cản trở sự thành lập của ngành sản xuất trong nước. 2. Quá trình từ khi bắt đầu điều tra đến khi có kết luận sơ bộ 2.1. Tham vấn với các bộ ngành và các bên liên quan Trước khi dành các nguồn lực đáng kể để thu thập thông tin nhằm nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, thông thường, đại diện các ngành sản xuất trong nước tham vấn với Bộ liên quan giúp quyết địh rõ ràng có lý do để đưa ra yêu cầu hay không. 2.2. Hồ sơ yêu cầu áp dụng các biện pháp chống bán phá giá 10 [...]... định tại Chơng II của Pháp lệnh này 3 Biện pháp chống bán phá giá chỉ đợc áp dụng trực tiếp đối với hàng hoá bán phá giá vào Việt Nam theo quy định của Pháp lệnh này 4 Việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá không đợc gây thi t hại đến lợi ích kinh tế - xã hội trong nớc Điều 6 Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá Biện pháp chống bán phá giá chỉ đợc áp dụng đối với hàng hóa bán phá giá vào Việt. .. biện pháp chống bán phá giá 1 áp dụng thuế chống bán phá giá 2 Cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá với cơ quan nhà nớc có thẩm quyền áp dụng biện pháp chống bán phá giá của Việt Nam hoặc với các nhà sản xuất trong nớc nếu đợc cơ quan nhà nớc có thẩm quyền áp dụng biện pháp chống bán phá giá của Việt. .. biện pháp chống bán phá giá 2 Bộ trởng Bộ Thơng mại có thể ra quyết định điều tra khi có bằng chứng rõ ràng về việc bán phá giá hàng hoá gây ra hoặc đe dọa gây ra thi t hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nớc Điều 9 Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá đợc gửi đến cơ quan điều tra, bao gồm: 1 Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá. .. sản xuất và xuất khẩu hàng hoá vào Việt Nam bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá; i) Yêu cầu cụ thể về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, thời hạn áp dụng và mức độ áp dụng; 2 Tài liệu, thông tin liên quan khác mà tổ chức, cá nhân yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá cho là cần thi t Điều 10 Quyết định điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá 1 Trong thời hạn mời lăm ngày,... cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá tự nguyện rút hồ sơ; 2 Kết luận sơ bộ quy định tại Điều 17 của Pháp lệnh này có ít nhất một nội dung sau đây: a) Không có bán phá giá theo quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh này; b) Biên độ bán phá giá không đáng kể; c) Khối lợng, số lợng hoặc trị giá hàng hoá bán phá giá vào Việt Nam không đáng kể; d) Không có thi t hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thi t hại đáng... các biện pháp chống bán phá giá; thủ tục, nội dung điều tra để áp dụng và việc áp dụng các biện pháp đó đối với hàng hóa bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam Điều 2 Giải thích từ ngữ Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dới đây đợc hiểu nh sau: 1 Thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung đợc áp dụng trong trờng hợp hàng hoá bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thi t hại... Biên độ bán phá giá là khoảng chênh lệch có thể tính đợc giữa giá thông thờng của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam so với giá xuất khẩu hàng hóa đó vào Việt Nam 3 Biên độ bán phá giá không đáng kể là biên độ bán phá giá không vợt quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam 4 Khối lợng, số lợng hoặc trị giá hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam không đáng kể là khi khối lợng, số lợng hoặc trị giá hàng... bán phá giá Chơng II Điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá Điều 8 Căn cứ tiến hành điều tra 1 Việc điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá đợc thực hiện khi có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nớc Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá đợc coi là đại diện cho ngành sản xuất trong... Chơng III áp dụng biện pháp chống bán phá giá Điều 20 áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời 1 Sau sáu mơi ngày, kể từ ngày có quyết định điều tra, căn cứ vào kết luận sơ bộ, Bộ trởng Bộ Thơng mại có thể ra quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời 2 Thuế suất thuế chống bán phá giá tạm thời không đợc vợt quá biên độ bán phá giá trong kết luận sơ bộ 3 Thuế chống bán phá giá tạm thời có thể đợc... của Việt Nam; 10 Cơ quan có thẩm quyền của nớc hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hoá bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá; 11 Tổ chức, cá nhân khác mà quyền và lợi ích của họ có liên quan đến quá trình điều tra Điều 12 Nội dung điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá 1 Xác định hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam và biên độ bán phá giá 2 Xác định thi t hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thi t . Thực thi pháp luật chống bán phá giá tại thị trường Việt Nam với những nội dung chính như sau: Phần I: Tổng quan về bán phá giá và thuế chống bán phá. TRẠNG CỦA VIỆT NAM - NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VIỆC CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ HÀNG XUẤT KHẨU 1. Thực trạng về bán phá giá và chống bán phá giá tại thị trường Việt Nam Mở