Tuần 26 Ngày soạn: 19/2/2011 Tiết 121 Ngày dạy: 21/2 2011 VĂN BẢN SANG THU A. Mức độ cần đạt: Hiểu được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ 1. Kiến thức: Vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoẳng khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lí cảu tác giả 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại - Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ 3. Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm và sự quan sát thiên nhiên, yêu thiên nhiên đất nước. C. Phương pháp: D. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định: 9a2 …………………………………………………………………………………… 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút ? Chép thuộc lòng bài thơ “ Viếng lăng Bác”? ( 6 điểm) ? Phân tích hai hình ảnh ẩn dụ mà em thích nhất? ( 4 điểm) 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY ? Dựa vào chú thích SGK nêu những nét chính về tác giả - GV đọc bài thơ. Bối cảnh, thời gian, không gian mà bài thơ thể hiện ? ? Nêu nội dung của từng khổ thơ ? + Cảm nhận về cảnh vật chuyển sang thu còn đang mơ hồ. + Thu đã đến với sự biểu hiện rõ ràng hơn, cái nửa tiếp tục bắt đầu và cái nửa còn nửa mất. + Tính giao mùa thể hiện rõ nét và suy ngẫm của nhà thơ. Phân tích sự biến đổi của đất trời lúc sang thu ? Đọc khổ thơ 1. Tìm và phân tích những hình ảnh thiên nhiên được miêu tả trong bài thơ? + Hương vị của ổi qua khứu giác + Sự vận động của gió qua xúc giác. + Sự vận động của sương qua ngõ bằng thị giác + Hương ổi, gió se, sương giăng màn qua ngõ hình ảnh, tín hiệu sự chuyển mùa. Cảm nhận về mùa thu đến của nhà thơ không có lá rụng như thơ xưa, cũng không có màu vàng như trong Thơ mới mà bằng cảm nhận rất riêng, rất mới. - Cảm nhận mùa thu sang không chỉ bằng các giác quan mà còn là cảm nhận của lý trí. Câu thơ nào diễn đạt điều đó ? ? Đọc khổ thơ 2: ở khổ thơ 1 cảm nhận thu sang bằng các tín hiệu : hương ổi, gió se, sương chuyển động nhẹ nhàng thì ở khổ thơ 2 cảm nhận nét giao mùa vừa từ cái mới xuất hiện, vừa từ các biểu hiện cụ thể là gì ? I. Giới thiệu chung: 1. Tác giả: - Hữu Thỉnh sinh năm 1942 - Quê: Tam Dương, Vĩnh Phúc - Trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ - Viết nhiều về con người, cuộc sống ở làng quê, về mùa thu 2. Tác phẩm: - Bài thơ sáng tác năm 1977 II. Đọc – hiểu văn bản 1. Đọc – hiểu chú thích 2. Tìm hiểu văn bản a. Bố cục : 3 phần. *Đoạn 1(khổ 1): Tín hiệu báo thu về. * Đoạn 2 (khổ 2): Quang cảnh đất trời. * Đoạn 3 (khổ 3): Những biến đổi âm thầm trong lòng cảnh vật. b. Phân tích: b.1 Tín hiệu mùa thu - Hương ổi: khứu giác - Gió se : xúc giác - Sương chùng chình : thị giác + Thời gian : lúc giao mùa chuyển từ hạ sang thu. + Không gian rộng : từ thấp -> cao ; từ gần -> xa. + Không gian không chỉ là sắc màu còn là âm thanh, không chỉ tĩnh mà còn động. -> Tín hiệu của sự chuyển mùa. - “Hình như thu đã về”: Ngỡ ngàng => Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng. + Dòng sông nước trôi thanh thản. + Cánh chim bắt đầu vội vã + Mây bay. ? Em có nhận xét gì về các từ ngữ : chùng chình, dềnh dàng, vội vã, vắt nửa mình (chậm chạp như muốn dừng lại). ? Tính chất giao mùa được thể hiện rõ nét dần như thế nào ở khổ thơ cuối ? ? Khổ thơ 3 : Nếu như ở hai khổ thơ đầu là những cảm nhận về thời điểm giao mùa một cách trực tiếp bằng nhiều giác quan thì ở khổ thơ cuối cảm nhận về thời điểm giao mùa ở khổ thơ này ntn ? - Đã đi dần vào lý trí, nắng mưa ở thời điểm giao mùa hạ sang thu thể hiện qua quan sát, nhận xét rất tinh tế. + Vẫn còn đó dấu ấn của nắng, mưa mùa hạ. Nhưng nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng song nhạt dần, những cơn mưa cũng không còn ào ạt. Hai chữ “bao nhiêu” nghe như say mê luyến tiếc. + Tiếng sấm cũng bớt đi sự bất ngờ, thưa và nhỏ dần. ? Cách sử dụng từ của nhà thơ trong đoạn có gì đặc biệt ? ? Đọc lại khổ thơ cuối. Hai dòng cuối bài thơ là hình ảnh ẩn dụ. Đúng hay sai ? Giải thích ? * Hoạt động nhóm: - Có ý kiến cho rằng 2 câu thơ cuối vừa có tính tả thực vừa chứa đựng nhiều hàm ý sâu xa. ý kiến của em như thế nào? . Đại diện nhóm trả lời . Nhóm khác nhận xét, bổ xung, GV chốt lại. - Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của toàn bài thơ ? - HS đọc ghi nhớ SGK Củng cố dặn dò Liên hệ với một số bài thơ thu để thấy được sự độc đáo của Hữu Thỉnh trong việc thể hiện sự giao mùa : - Đây mùa thu tới – Xuân Diệu, Tiếng thu – Lưu Trọng Lư, Thu vịnh – Nguyễn Khuyến hướng dẫn về nhà : - GV hướng dẫn và dặn dò HS b.2 Những biển chuyển trong không gian lúc sang thu - Sông dềnh dàng - Chim vội vã - Mây vắt nửa mình Nghệ thuật nhân hóa -> Vẻ đẹp của sự chuyển mùa, vẻ đẹp của tâm hồn con người gần gũi, giao cảm với thiên nhiên. - Vẫn còn nắng - Đã vơi mưa - Sấm bớt bất ngờ - Các từ gần nghĩa -> cảm nhận chính xác, tinh tế của nhà thơ. - “Sấm bớt bất ngờ” - “Hàng cây đứng tuổi” -> Thiên nhiên biến đổi cùng với sự biến đổi tất yếu của con người. - Suy ngẫm : Khi con người đã từng va chạm nếm trải trong cuộc sống thì sẽ vững vàng hơn, chín chắn hơn trước mọi tác động bất thường của cuộc sống. 3. Tổng kết : a. Nghệ thuật: - Khắc họa hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, đặc sắc - Sử dụng từ ngữ sáng tạo ( bỗng, phả, hình như ) phép nhân hóa ( sương chùng chình, sông dềnh dàng), ẩn dụ ( Sấm, cây đúng tuổi) b. Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa 4. Hướng dẫn tự học: - Học thuộc lòng bài thơ - Phân tích, cảm thụ những hình ảnh thơ hay, đặc sắc trong bài - Sưu tầm các câu thơ, bài thơ viết về mùa thu để thấy được nét đặc sác của mỗi bài, mỗi tác giả - Chuẩn bị bài Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý D. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: . dạy: 21/2 2011 VĂN BẢN SANG THU A. Mức độ cần đạt: Hiểu được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu B. Trọng tâm kiến. tới – Xuân Diệu, Tiếng thu – Lưu Trọng Lư, Thu vịnh – Nguyễn Khuyến hướng dẫn về nhà : - GV hướng dẫn và dặn dò HS b.2 Những biển chuyển trong không gian lúc sang thu - Sông dềnh dàng -. mùa. Cảm nhận về mùa thu đến của nhà thơ không có lá rụng như thơ xưa, cũng không có màu vàng như trong Thơ mới mà bằng cảm nhận rất riêng, rất mới. - Cảm nhận mùa thu sang không chỉ bằng các