1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

REV 2012 final jitter

4 244 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 153,03 KB

Nội dung

Lấy mẫu ở tần số cao thường dẫn đến sự sai lệch tín hiệu định thời trong xử lý tín hiệu, sự sai lệch này được gọi là jitter (rung pha). Jitter là vấn đề có thể gấy sai số lớn cho hệ thống khi lấy mẫu tín hiệu tần số cao. Bài báo này nghiên cứu và đề xuất một phương pháp ước lượng và bù jitter trong máy thu lấy mẫu trực tiếp tần số cao

 ộ  ả  ố  ề  ệ  ử  ề   Ước lượng và bù jitter trong hê thống thông tin số ứng dụng công nghệ SDR Estimation and mitigation jitter in digital communication system based on SDR technology Nguyễn Anh Quang, Hán Trọng Thanh và Vũ Văn Yêm Viện Điện tử Viễn thông, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội e-Mail: yemvv-fet@mail.hut.edu.vn  Tóm tắt Một trong những xu thế thiết kế chính trong các hệ thống thông tin hiện đại là nâng cao tính linh động và khả năng tái cấu hình trên cơ sở tối thiểu hóa năng lượng tiêu thụ, kích thước và chi phí.Công nghệ vô tuyến định nghĩa bằng phần mềm SDR ra đời cung cấp một giải pháp cho nhu cầu giải quyết bài toán trên. Một chức năng quan trọng trong máy thu sử dụng công nghệ SDR là quá trình thực hiện lấy mẫu tín hiệu ở tốc độ cao trong bộ chuyển đổi tương tự số ADC. Tín hiệu được lấy mẫu ở tần số cao là tín hiệu có nhiễu lớn ở các tần số lân cận nên đòi hỏi khắt khe hơn về việc định thời và cũng như xử lý mẫu tín hiệu. Lấy mẫu ở tần số cao thường dẫn đến sự sai lệch tín hiệu định thời trong xử lý tín hiệu, sự sai lệch này được gọi là jitter (rung pha). Jitter là vấn đề có thể gấy sai số lớn cho hệ thống khi lấy mẫu tín hiệu tần số cao. Bài báo này nghiên cứu và đề xuất một phương pháp ước lượng và bù jitter trong máy thu lấy mẫu trực tiếp tần số cao. Phương pháp này thực hiện thêm vào tín hiệu trước lấy mẫu một tín hiệu tham chiếu để ước lượng và từ đó khử jitter.Phương pháp này được thực hiện trong hai mô hình mô phỏng cho hệ thống SDR trên kênh SISO và kênh MIMO. Qua hai mô phỏng ta thấy được hiệu quả của phương pháp ước lượng và khử jitter trên. Abstract: One of the most design criteria in modern communication systems is improving the flexibility and re-configurability based on minimizing power comsumption, size and costs. The Software Defined Radio (SDR) technology is a solution for that problem. An important function of the receiver using SDR is high rate sampling in an analog to digital converver (ADC). The sampling signals at high frequency with powerful interference of nearby frequencies, need high requirement for timing accuracy of the sampling process. In tranditional communication, high frequency sampling cause the signal distortion is called jitter. The sampling jitter is mainly problematic in SDR system which high frequency signals are sampled. This paper proposes a solution of estimation and mitigation in direct RF sub-sampling (DRFS). This solution injects a reference signal in receive signal form RF Front-End before ADC to estimate and then mitigation jitter.This method is implemented in two modeling simulation of SDR systems: SISO and MIMO. The results show the efficient of method in decrease the influence of jitter in SDR systems. 1. Phần mở đầu Trong các máy thu truyền thống, quá trình hạ tần và lọc tín hiệu tương tự nhằm đưa phổ của tín hiệu tin tức xuống vùng tần số thấp hơn và giảm nhiễu từ các kênh lân cận lên tín hiệu kênh chính. Điều này giúp cho yêu cầu về độ chính xác của các mạch lấy mẫu giảm xuống do ảnh hưởng của jitter (rung pha) lên tín hiệu ở tần số thấp là nhỏ. Tuy nhiên, với các hệ thống thông tin hiên đại, hướng tới các hệ thống với máy thu trở nên linh hoạt hơn và có khả năng tái cầu hình nhanh chóng, thích ứng với nhiều loại tín hiệu, phương thức điều chế khác nhau thì miền xử lý số ngày càng được mở rộng, tiến gần hơn về phía anten, thực hiện các chức thay các mạch điên tương tự như lọc, hạ tần hay giải điều chế. SDR là được coi là một kiến trúc mở dựa trên một nền tảng phần cứng chung được sử dụng để cung cấp, hỗ trợ nhiều chuẩn truyền thông khác nhau. Hình 1 thể hiện kiến trúc máy thu SDR lý tưởng với thành phần xử lý tín hiệu tương tự được tối thiểu hóa chỉ bao gồm anten thu, khối lọc thông dải cao tần (RF BPF), khối khuếch đại tạp âm thấp (LNA). Tín hiệu tương tự sau đó được số hóa ở tần số cao.Mục tiêu của thiết kế SDR là đặt khối ADC càng gần anten càng tốt.Tuy nhiên, điều đó cũng yêu cầu tần số lấy mẫu rất cao (vài GHz), vượt quá khả năng xử lý của các hệ thống xử lý số (DSP) hiện nay.Trên thực tế, người ta số hóa tín hiệu ở trung tần (IF).Điều này có thể thực hiện được bởi khối ADC đồng thời thỏa mãn khả năng xử lý của DSP. H.1 Máy thu sử dụng công nghệ SDR lý tưởng[3] Mặc dù vậy, việc lấy mẫu tín hiệu tần số cao cũng mang tới nhiều thách thức cho bản thân khối ADC cũng như các khối xử lý tín hiệu phía sau. Jitter là một trong những thách thức như vậy. Jitter gây ra bởi bộ ADC khi thực hiện lấy mẫu tín hiệu tương tự với các khoảng thời gian không đồng đều giữa các mẫu khiến tạp âm của tín hiệu tăng dẫn đến làm giảm tỷ số tín hiệu trên tạp âm (SNR). Hình 2 thể hiện sự sai lệch về thời gian lấy mẫu, dẫn đến sự sai lệch trong độ chính xác của tín hiệu.  ộ  ả  ố  ề  ệ  ử  ề   H.2 Nguyên nhân gây ra jitter Trên thực tế, có một vài phương pháp được nghiên cứu lý thuyết khác nhau nhằm làm giảm ảnh hưởng của jitter trong bộ ADC tần số cao.Một trong số đó là thực hiện chèn nhiều bộ ADC, các bộ ADC hoạt động ở tần số lấy mẫu giảm dần. Các xung đồng hồ trên các bộ ADC sẽ tạo ra jitter giảm dần từ đó giảm ảnh hưởng của jitter trên toàn hệ thống. Tuy nhiên, phương pháp này gặp phải một vấn đề khác là lệch thời gian trễ đồng bộ, lệch thành phần 1 chiều (DC offset) giữa các bộ ADC với nhau. Một phương pháp khác là sử dụng biến đổi tín hiệu sang miền wavelet để ước lượng và bù jitter. Phương pháp này tuy có hiệu quả nhưng đòi hỏi khả năng tính toán rất cao của các hệ thống xử lý số dẫn đến khó thực thi trên thực tế, đặc biệt khi tốc độ lấy mẫu càng cao. Trong phần nội dung chính, bài báo phân tích ảnh hưởng của jitter trong lấy mẫu tín hiệu, trình bày một phương pháp ước lượng và khử jitter và cuối cùng thực hiện mô phỏng bằng Matlab hệ thống SDR thực hiện lấy mẫu tín hiệu thông dải, ước lượng và khử jitter trên hai mô hình kênh SISO và MIMO. 2. Nội dung chính 2.1 Ảnh hưởng của jitter Phần này trình bày về ảnh hưởng của jitter đến chất lượng của tín hiệu thu. Gọi s(t) là tín hiệu cần lấy mẫu. Trong trường hợp lí tưởng, tín hiệu này được lấy mẫu với tần số  ta có: ! "#$%& ' !() * Tùy thuộc vào thời điểm đồng hồ lấy mẫu bị sai lệch, xảy ra sai lệch trong tín hiệu hiệu cần lấy mẫu như trên Hình 2. Tín hiệu này bị sai lệch và phân tích theo khai triển Taylor thành: ! ( ) * ' !+) , - ( ) * . / ! ( ) * , - ( ) * 0 1 12 ! ( 2 * (* Tín hiệu thực tế này bao gồm tín hiệu được lấy mẫu đúng ( ) s n và thành phần lỗi.Với yêu cầu sai số hiệu dụng của jitter lên tín hiệu s(t) nhỏ hơn sai số lượng tử hóa, và với giả sử s(t) là tín hiệu điều hòa có tần số lớn nhất là 3 4%5 , ta có quan hệ giữa sai số năng lượng hiệu dụng của jitter và số mẫu của bộ ADC: - 64 7(83 4%5  9 * với n là số bit lượng tử. Tỷ số tín hiệu trên tập âm sau bộ ADC sẽ là: :;< ' = ; , > ? , - 64 (* Trong đó = là năng lượng tín hiệu, ; là tạp âm tin hiệu trước khi vào bộ ADC, > ? là sai số lượng tử hóa hiệu dụng. Từ (2), ta thấy jitter càng lớn thì SNR càng giảm. 2.2 Ước lượng jitter từ tín hiệu tham chiếu Phần này giới thiệu nguyên lý việc ước lượng ảnh hưởng của jitter từ các tín hiệu tham chiếu được lấy mẫu. Sau đó phân tích mô hình tín hiệu thông dải được sử dụng trong việc ước lượng jitter. 2.2.1 Nguyên lý ước lượng Jitter Trước tiên, tín hiệu tương tự r(t) nhận được khối RF Front- End được chèn thêm 1 tín hiệu tham chiếu lên trên nó. Ở đây giả sử ta chọn tín hiệu điều hòa @ 6$A BC!+83 6$A 2.0Vậy tín hiệu tổng hợp đi vào bộ lấy mẫu là: D ( 2 * ' E ( 2 * , @ 6$A BC!+83 6$A 2.(F* với việc có thêm jitter tín hiệu ra của bộ lấy mẫu là: D ( ) * ' E ( ) , - 9 * , @ 6$A BC!G83 6$A ( ) , - 9 * H ' E ( ) , - 9 * , @ 6$A  +I JKLA MNO ( 9P Q RS T * , I UJKLA MNO ( 9P Q RS T * * (V* Trong đó:  là chu kì lấy mẫu và - 9 là jitter của thành phần thứ n. Bây giờ chúng ta thực hiện việc loại bỏ thành phần tần số 3 6$A ra khỏi băng tần của tín hiệu x(t), việc này được thực hiện bằng cách nhân tín hiệu với bộ trộn số phức, và đưa qua bộ lọc thông thấp LPF, ta có tín hiệu thu được: W 9 ' X=Y(D 9 0 I UJKLA MNO 9P Q * / Z K I JKLA MNO S T (5) Tín hiệu y n thể hiện tín hiệu tham chiếu được lấy mẫu, ở đây jitter được mô hình như là nhiễu pha. Với biểu thức trên chỉ thể hiện được gần đúng sự ảnh hưởng của jitter bởi vì như ta đã biết thì tín hiệu nhiễu gây nên jitter trải xung quanh tần số gốc của tín hiệu. Tuy nhiên với đồng hồ lấy mẫu thực tế thì hi vọng rằng có sự liên quan giữa các giá trị jitter lên tiếp, điều này dẫn đến việc hầu hết năng lượng của tín hiệu sẽ tập trung vào thành phần tần số gốc. Dựa vào việc ướclượng được giá trị sampling - jitter ta nhận được: - 9 [ ' \E] ^ W 9 _ (83 6$A * (6) Như đã được xem xét như ở trên thì có một vài hạn chế trong việc ước lượng tín hiệu jitter. Tần số tham chiếu f ref cần phải được lựa chọn sao cho đủ để loại bỏ (lọc) được tín hiệu này từ tín hiệu thu r(t). Trong thực tế sự phân tách này phụ thuộc vào các yếu tố sau: • Sự khác biệt của tần số tham chiếu với dải tần của tín hiệu r(t). • Độ lớn jitter. • Tỉ số công suất giữa tín hiệu r(t) với tín hiệu âm thanh tham chiếu. Trong việc lựa chọn tần số tín hiệu tham chiếu chúng ta cần chú ý rằng ảnh hưởng của jitter sẽ càng lớn khi tần số của tín hiệu càng cao, và do đó càng sử dụng tần số tham chiếu lớn chúng ta càng dễ dàng đo được đặc tính về pha của tín hiệu tham chiếu tách ra. Không những tần số của tín hiệu tham chiếu mà biên độ của nó cũng ảnh hưởng quan trọng. Thứ nhất thì với dải động của tín hiệu càng lớn thì cần càng nhiều bit để mã hóa tín hiệu  ộ  ả  ố  ề  ệ  ử  ề   trong miền số nhưng sẽ dễ dàng hơn để có thể ước lượng được jitter khi tín hiệu tham chiếu càng mạnh (so với r(t)). Do đó ta cần phải có sự thỏa hiệp thích đáng về độ lớn công suất của tín hiệu tham chiếu trong thực tế. 2.2.2 Mô hình ước lượng jitter tín hiệu thông dải Chúng ta sẽ xem xét mô hình toán của việc lấy mẫu tín hiệu thông dải ứng dụng để ước lượng jitter cho máy thu DRFS. Tuy nhiên, việc lấy mẫu tín hiệu ở băng thông dải sẽ xuất hiện hiện tượng chồng phổ (aliasing) do đó có những thay đổi cần được xem xét. Một tín hiệu thông dải tùy ý được biểu diễn trong miền thời gian như sau: E ( 2 * ' D ` ( 2 * BC! ( 83 a 2 * , D b ( 2 * !c) ( 83 a 2 * (7) Với I x và Q x là tín hiệu trên 2 thành tương ứng nhánh I và Q của tín hiệu nhận được. Khi kể đến ảnh hưởng của jitter, tín hiệu được biểu diễn như sau: E+2 , - ( 2 * . ' D ` +2 , - ( 2 * . BC! ^ 83 a d 2 , - ( 2 * e_ fD b ( 2 , -(2* * !c)^83 a d2 , -(2*e_ (g* Trong đó - ( 2 * biểu diễn sự lệch thời điểm lấy mẫu của tín hiệu. Ở đây, giả sử rằng tần số trung tâm fc của tín hiệu tới r(t) là lớn so với băng thông của tín hiệu, khi đó phân bố jitter trên hai nhánh I và Q nhỏ hơn nhiều so với jitter tại tần số song mang cao tần. Ta cũng giả sử rằng giá trị jitter- ( 2 * là nhỏ so với thời gian lấy mẫu trên hai nhánh I và Q, có nghĩa là ta coi D ` +2 , - ( 2 * . / D ` ( 2 * vàD b +2 , - ( 2 * . / D b (2* và công thức (8) trở thành: E+2 , - ( 2 * . / D ` ( 2 * BC! ^ 83 a d 2 , - ( 2 * e_ fD b ( 2 * !c)^83 a d2 , -(2*e_(9) Thực hiện lấy rời rạc hóa tín hiệu trong miền thời gian ta có2 9 ' ) , - 9 với - 9 ' -() * là sai lệch thời gian của mẫu thứ n so với giá trị) . E 9 ' E ( ) , - 9 * / D ` ( ) * BC!d83 a () , - 9 *e fD b ( ) * !c)d83 a ( ) , - 9 * e(10) Với nguyên lý lấy mẫu tín hiệu thông dải [2],[5] đưa tần số trung tân xuống trung tần ta có: E 9 / <I^dD ` ( ) * , hD b ( ) * eI JKLA ij P Q I JKLA k S T _ (11) Tín hiệu này sau khi được chuyển đổi từ trung tân về băng cơ sở thì jitter sẽ nằm ở thành phần pha. Theo phân tích trên thì jitter của tín hiệu trong miền thời gian đã chuyển thành dạng nhiễu pha tín hiệu ở tần số thấp và nhờ đó, có thể thực hiện được việc ước lượng cũng như bù jitter cho tín hiệu.Thông thường thì lấy mẫu tín hiệu thông dải có thể tạo nên hiện tượng chồng phổ mong muốn (tức là có thể xác định được từ trước) hoặc không mong muốn. Do đó hệ thống cần có thêm bộ lọc RF và chọn lựa tần số lấy mẫu cần thiết sao cho sự chồng phổ không xác định được tối thiểu hóa. Do chúng ta đề cập chính đến là việc ước lượng và loại bỏ jitter cho nên cần phải tối thiểu hóa hiện tượng chồng phổ xảy ra với tín hiệu tham chiếu, bởi vì sự ước lượng jitter rất nhạy cảm với bất kì một sự ảnh hưởng nào. Vì vậy để đơn giản cho thiết kế bộ lọc RF thì mẫu tín hiệu chồng phổ cần được tính toán hoàn toàn khi lựa chọn tần số tham chiếu. Chú ý rằng tỉ số giữa tần số trung tâm của tín hiệu tới RF-incoming với tần số lấy mẫu sử dụng sẽ quyết định tới tính linh hoạt của thiết kế. 2.3 Khử Jitter trong máy thu lấy mẫu trực tiếp (DRFS) Trong phần này, chúng ta lựa chọn và thực hiện một mô hình có hiệu quả để ước lượng jiiter, từ đó làm giảm jitter trong tín hiệu thu được. H.3 Sơ đồ ước lượng và khử jitter bằng tín hiệu tham chiếu Trước hết chúng ta có tín hiệu thông dải mang tin đã được điều chế sóng mang phức I/Q theo công thức (7). Tín hiệu thu được lấy mẫu trong những khoảng thời gian) , - 9 (do bao gồm cả jitter) được cho theo công thức sau: E 9 ' E ( ) , - 9 * / D ` ( ) , - 9 * BC! d 83 a ( ) , - 9 * e f D b ( ) , - 9 * !c)d83 a ( ) , - 9 * e (12) Như đã phân tích ở trên với việc lấy mẫu ở băng thông dải ta có: E 9 ' D ` ( ) , - 9 * BC!d83 `l ) , 83 a - 9 e f D b ( ) , - 9 * !c)d83 `l ) , 83 a - 9 e (13) Trong đó 3 `l được biết như là tần số trung tâm của tín hiệu thông dải. Sau đó chúng ta áp dụng điều chế số IQ hạ tần từ tần số trung tâm3 `l xuống băng cơ sở có tần số trung tâm là 0: m 9 ' X=Y ( E 9 0 I UJKLA ij 9P Q * ' GD ` ( ) , - 9 * , hD b ( ) , - 9 * HI JKLA k S T ' D() , - 9 *I JKLA k S T (14) Nếu tần số tín hiệu thu được ban đầu RF lớn hơn nhiều so với băng thông của nó (3 a >>B) thì thành phần jitter trong điều chế IQ nhỏ hơn rất nhiều so với thành phần sóng mang. Từ đó ta có: m 9 ' GD ` ( ) * , hD b ( ) * HI JKLA k S T = D() *I JKLA k S T (15) Từ đây ta có thể nói ảnh hưởng của jitter tới hệ thống chỉ còn thành phần nhiễu pha (phase noise) trong tín hiệu sóng mang ở băng thông dải. Tương tự như cách giải quyết với việc tín hiệu tổng quát trong phần 2.1 chúng ta triệt tiêu thành phần sai pha này bằng cách nhân các mẫu phức này với thành phần  ộ  ả  ố  ề  ệ  ử  ề   mũIDn(fh83 a - 9 [ *. Giả sử ta có một bộ ước lượng jitter lí tưởng, chúng ta có thể loại bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của jitter ra khỏi tín hiệu lấy mẫu thông dải: m 9 0 I UJKLA k S T [ / D ` ( ) * , hD b ( ) * / D ( ) *  (16) 2.4 Mô phỏng hệ thống SDR thực hiện thuật toán khử Jitter Trong phần này, thực hiện mô phỏng hệ thống SDR trong đó thực hiện thuật toán khử jitter. Chuỗi bits đầu vào được số hóa, thực hiện nâng tần số, rồi thực hiện điều chế và truyền lên kênh. Trong mô phỏng thực hiện hai mô hình kênh SISO và kênh MIMO với tác động của nhiễu. Tín hiệu sau khi qua kênh được chèn tín hiệu tham chiếu trước khi được lấy mẫu và tạo jitter ngẫu nhiên.Tín hiệu đầu ra được giải điều chế, hạ tần số và ánh xạ thành chuỗi bits. Hai chuỗi bit đầu ra và đầu vào được so sánh để tính ra tỷ lệ lỗi bit BER, tham số chính để đánh giá hiệu quả của hệ thống. Mô hình mô phỏng Jitter trong hệ thống SDR được mô tả như hình dưới đây. H.4 Mô hình mô phỏng ảnh hưởng của jitter trong hệ thống SDR với kênh SISO và MIMO H.5 Kết quả mô phỏng ước lượng và khử jitter trên hệ thống SISO với nhiễu Gauss H.6 Kết quả mô phỏng ước lượng và khử jitter trên hệ thống MIMO 3. Kết luận Các hệ thống thông tin vô tuyến điều khiển bằng phần mềm với tính linh hoạt và khả năng tái cấu hình cao đang trở thành một xu hướng quan trọng trong những nghiên cứu về thông tin vô tuyến hiện đại. Jitter trong các bộ lấy mẫu tín hiệu ở tần số cao là một vấn đề quan trọng cần khắc phục trong các bộ ADC cao tần. Bài báo trình bày một phương pháp ước lượng jitter bằng cách chèn tín hiệu tham chiếu. Giá trị ước lượng đó được sử dụng để khử jitter trong tín hiệu cao tần. Qua mô phỏng được thực hiện trên hai kênh SISO và MIMO với nhiễu Gauss, ta thấy hiệu quả của phương pháp trên trong ứng dụng khử jitter trong máy thu lấy mẫu trực tiếp DRFS. Lời cảm ơn Nghiên cứu này thuộc đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2012 của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn nhà trường đã giúp đỡ và hỗ trợ kinh phí để nhóm có thể hoàn thành được nhiệm vụ nghiên cứu này. Tài liệu tham khảo [1] R.Rutten, L.J.Breems, and R.H.M .van Veldhoven, Digital jitter cancellation for narrowband signals,in Proc. IEEE ISCAS 2008, May 2008. [2] M.E. Frecking, Digital Signal Processing in Commnuication System, NewYork, Chapman and Hall, 1994. [3] M.LoXhning and G.Fettweis, The effect of aperture jitter and clock jitter in wideband ADCs, CSI, Vol29, No.1, January 2007. [4] Ville Syriala and Mikko Valkama, Sampling jitter Estimation and Mitigation in Direct RF Sub- sampling Reciever Achitecture, 2009. [5] Rodney G.Vaughanm, Neil L.Scott and D.Rod White, Theory of Bandpass Sampling, IEEE Transactions on Signal Processing, Vol 39, No.9, September 1991. 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 10 -6 10 -5 10 -4 10 -3 10 -2 10 -1 10 0 Eb/No (dB) BER system without jitter mitigation system with jitter mitigation system no jitter 0 2 4 6 8 10 12 14 16 10 -4 10 -3 10 -2 10 -1 10 0 Eb/No (dB) system without cancellation jitter system with cancellation jitter system no jitter . system without jitter mitigation system with jitter mitigation system no jitter 0 2 4 6 8 10 12 14 16 10 -4 10 -3 10 -2 10 -1 10 0 Eb/No (dB) system without cancellation jitter system with. hiệu thông dải, ước lượng và khử jitter trên hai mô hình kênh SISO và MIMO. 2. Nội dung chính 2.1 Ảnh hưởng của jitter Phần này trình bày về ảnh hưởng của jitter đến chất lượng của tín hiệu. hiệu dụng. Từ (2), ta thấy jitter càng lớn thì SNR càng giảm. 2.2 Ước lượng jitter từ tín hiệu tham chiếu Phần này giới thiệu nguyên lý việc ước lượng ảnh hưởng của jitter từ các tín hiệu tham

Ngày đăng: 25/04/2015, 00:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w