1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phương pháp thiết kế áo sơ mi nữ

22 6,2K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

- Thước cong : Vẽ vòng nách áo, vòng cong đáy quần… - Thước thẳng : Nối những đường thẳng… - Thước vuông góc : Định vị đường dọc thẳng góc đường ngang.. Vẽ hai đường song song với biên v

Trang 1

PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ ÁO SƠ MI NỮ

Giới thiệu

- Bài học thiết kế áo sơ mi nữ là bài học cơ bản, trang bị cho người học vềphương pháp đo, phương pháp thiết kế, phương pháp lựa chọn nguyên phụ liệu,màu sắc, được thiết kế trên một người hoặc một size cụ thể nào đó Từ phần học

cơ bản này người học có khả năng phát triển với nhiều mẫu mã và chủng loại khácnhau cho giới nữ Ngoài ra còn hướng dẫn cho người học biết cách điều chỉnh vàsửa chữa những sai hỏng của sản phẩm

Mục tiêu thực hiện

•Xác định các đặc điểm hình dáng của sản phẩm

•Thiết kế các bản vẽ chi tiết áo sơ mi nữ

•Kiểm tra và khắc phục các sai hỏng

Trang 2

Nội dung bài 1

Hình 1.2 Mặt sau

Trang 3

3 Xác định các số đo (lấy số đo) áo sơ mi nữ (Hình 1.3):

- Đo dài áo : Đo từ đốt xương cổ thứ 7 đến ngang mông (dài hay ngắn tùy ý)

- Ngang vai : Từ đầu vai trái sang đầu vai phải.

- Vòng nách : Chống tay lên hông, đo sát vòng nách

- Dài tay : Từ đầu vai đến qua khỏi mắt cá tay (dài hoặc ngắn hơn tuỳ ý)

- Cửa tay : Đo vòng quanh nắm tay

- Hạ eo trước: Đo từ bên chân cổ qua đầu ngực đến ngang eo

- Dang ngực : Khoảng cách từ đầu ngực trái sang đầu ngực phải

- Chéo ngực : Đo từ lõm cổ trước đến đầu ngực

- Vòng cổ : Đo vòng quanh chân cổ( đo vừa không sát quá )

- Vòng ngực: Đo vòng quanh ngực, chỗ nở nhất (thước dây ngang qua đỉnh

ngực)

- Vòng eo : Đo vòng quanh eo ( đo vừa không sát quá )

- Vòng mông: Đo vòng quanh mông, chỗ nở nhất ( đo vừa không sát quá ).

II DỤNG CỤ - THIẾT BỊ THƯỜNG DÙNG TRONG THIẾT KẾ MAY MẶC

Trang 4

Dụng cụ và thiết bị trong ngành may gồm nhiều loại khác nhau Mỗi loại cómột công dụng riêng, nhằm giúp người thiết kế thực hiện công việc của mình mộtcách thuận tiện, nhanh gọn và chính xác Có những dụng cụ thiết bị không thểthiếu trong ngành may như máy may, thước dây, kéo

- Thước dây : Đo trên người

- Thước cong : Vẽ vòng nách áo, vòng cong đáy quần…

- Thước thẳng : Nối những đường thẳng…

- Thước vuông góc : Định vị đường dọc thẳng góc đường ngang

- Kim ghim, kim may máy, kim may tay

- Phấn vẽ : Vẽ trên vải

- Kéo cắt giấy

- Kéo cắt vải

- Bàn ủi : Bàn ủi thường hoặc bàn ủi hơi

- Cây lăn dấu : Dùng để sang dấu từ thân này qua thân kia, hoặc chùn tay áo

- Gối ủi dài : Dùng ủi vai và sườn tay áo

- Gối ủi tròn : Để ủi mông và hông quần

- Đê : Dùng bảo vệ ngón tay cái khi luôn hoặc vắt

- Dùi đục dấu : Bấm dấu trên bán thành phẩm

- Cây đục lỗ : Để đục lỗ tròn trên khuy

- Máy may

- Máy vắt sổ

1 Dụng cụ

- Thước vuông góc (Rectangular ruler) dùng để vẽ các điểm có góc vuông

- Thước cong (Cur Stick) dùng để vẽ đường cong nách áo, đáy quần

- Thước thẳng (Ruler)

- Thước dây (Tape Measure) dùng để đo trên cơ thể người và trên vải

- Kéo cắt vải (Shears)

- Kéo nhỏ cắt chỉ (Short Bladed Scissorsor Thread Clips)

- Kim (Needle) có kim may tay, kim may máy

- Kim gút (Pins) (Both ball and silk pins) dùng để gim định hình vải

- Gối kim gim (Pin Anshion)

- Bàn ủi (Iron)

37

Trang 5

- Phấn vẽ (Chalk Pencil ) dùng để vẽ trên vải.

- Gối ủi tròn (Tailors ham and press mitt) dùng để ủi hông và ủi mông

- Gối ủi dài (Sleeve board) dùng để ủi vai và ủi tay

- Bình xịt nước (Spray)

- Cây đẩy nhún vải ( Tracing Wheel) ăn tay vải trước

- Đê (Thimble) dùng để lót trên ngón tay khi luôn hoặc vắt

- Dùi đục dấu (Awl) dùng để mồi dấu trên vải hoặc trên giấy

- Đục lỗ (Chisel) dùng để làm những khuy áo có lỗ tròn

2 Thiết bị

- Máy may bằng 1 kim

- Máy may bằng 2 kim

- Máy thùa khuy

1 Các yêu cầu khi đo

Trước khi đo áo nữ, người đo cần lưu ý một số yêu cầu sau :

- Xác định được vị trí đo hoặc mốc đo, từ đó đo được một ni mẫu đúng, chínhxác tạo điều kiện thuận lợi để thiết kế

- Xác định hình dạng người được đo : Cân đối, gù, ưỡn, vai ngang, vai xuôihay các dị dạng khác như : Ngực cao, ngực thấp, sự chênh lệch giữa ngực và mông

- Tính toán các khổ vải khác nhau dựa trên ni mẫu của người được đo với cácchất liệu khác nhau

Trang 6

Hình 1.3 Vị trí đo trên cơ thể nữ

Trang 8

3 Các ký hiệu dùng trong giáo trình

Trang 9

Vải canh xuôi (thẳng)

Vải canh ngangVải canh xéo

ĐếnBằngSong song

Nét chínhNét phụ

Đường xếp đôi

Kích thước

IV PHƯƠNG PHÁP TÍNH VẢI :

Trên thị trường thường có ba loại khổ vải thông dụng :

Khổ vải 0,90 m,khổ vải 1,20m, khổ vải 1,60m

Tay dài : (1 dài áo + lai + đường may) + (1/2 dài tay + lai + đường may)

V TÍNH TOÁN DỰNG HÌNH CÁC CHI TIẾT ÁO SƠ MI NỮ :

4cm

Trang 10

1 Thiết kế thân trước (hình 1.4.1):

Chọn ni mẫu số 8 trang 18 để thực hiện bài thiết kế

* Cử động toàn phần là phần gia thêm so với số đo thật trên người.

1.1 Định khung :

Xếp hai biên vải trùng nhau, bề trái ra ngoài Từ biên đo vào 4cm làmđường đinh áo + 1,5cm làm đường khuy nút (cúc) Lai áo nằm bên tay trái, cổ áonằm bên tay phải

Vẽ hai đường song song với biên vải (đường đinh áo và đường khuy nút)

Vẽ một đường ngang vai vuông góc với đường khuy nút

Dài áo = số đo = 60cm ( vẽ vuông góc với đường khuy nút)

Sa vạt = 2cm ( vẽ vuông góc với đường khuy nút)

Lai áo(gấu áo) = 2cm ( vẽ vuông góc với đường khuy nút.)

Hạ eo = 38cm ( vẽ vuông góc với đường khuy nút.)

Ngang vai trước = 1/2 Số đo ngang vai - 0,5cm

Hạ vai trước = 4cm (Vai trung bình)

= 5cm (Vai xuôi)

= 3  3,5cm (Vai ngang)

Vẽ vai con

1.4 Vẽ vòng nách trước:

Hạ nách thân trước = 1/2 Số đo vòng nách

Vẽ đường ngang ngực vuông góc với đường khuy nút (cúc)

Ngang ngực thân trước = 1/4 Số đo vòng ngực +2  3cm

Chia đôi đường hạ nách vào = 2cm

Từ điểm hạ nách lấy lên = 1,5cm (tại điểm hạ xuôi vai phải vuông góc) sau

đó đánh cong vòng nách thân trước

1.5 Vẽ sườn áo thân trước:

Ngang eo = 1/4 Số đo vòng eo +2  3cm(cử động) + 2cm3cm (chiết li)

43

Trang 11

Ngang mông trước = 1/4 Số đo vòng mông + 2,5  3cm.

Vẽ từ ngang ngực đến ngang eo, từ ngang eo đến ngang mông

Vẽ cong đường sườn áo.(như hình vẽ)

Giảm sườn 0,5 đến 1cm

Chia đường sa vạt làm 3 phần, đánh cong sa vạt 2/3

Vẽ lai áo (gấu áo) song song đường sa vạt

1.6 Vẽ đường giảm chồm vai (vai con) thân trước:

Đầu vai hạ xuống = 2cm

Điểm vào cổ hạ xuống = 1,5cm

Vẽ đường vai con mới

1.7 Vẽ ben (chiết) (hình 3.4):

Dang ngực = 1/2 Số đo

Chéo ngực = Số đo

Vẽ đường ben dọc song song với đường đinh áo

Đầu ben xuống = 3cm

Đường ben cắt đường ngang eo tại một điểm

Tại điểm ngang eo lấy sang hai bên, mỗi bên = 1,5cm

Vẽ ben áo như hình vẽ

2 Thiết kế thân sau (hình 1.4.2):

* Cử động toàn phần là phần gia thêm so với số đo thật trên người.

2.1 Định khung :

Từ mép vải xếp vào bằng ngang mông thân trước cộng đường may xếp đôi vải

bề trái ra ngoài Đường xếp đôi hướng về phía người đứng cắt, từ đầu khúc vải đovào 1cm gia(chừa) đường may.Lai áo nằm phía tay trái, cổ áo nằm phía tay phảingười đứng cắt

Vẽ một đường ngang vai vuông góc với đường vải xếp đôi

Dài áo = số đo = 60cm ( vuông góc với đường vải xếp đôi.)

Lai áo (gấu áo) = 2cm ( vuông góc với đường vải xếp đôi.)

Hạ eo = 38cm( vuông góc với đường vải xếp đôi.)

2.2 Vẽ vòng cổ:

Vào cổ = 1/6C + 0,5cm

Hạ cổ = 1,5 2cm

Trang 12

Vẽ cong vòng cổ.

2.3 Vẽ vai :

Ngang vai thân sau = 1/2 Số đo ngang vai

Hạ vai sau = 4cm (Vai trung bình)

= 5cm (Vai xuôi)

= 3 đến 3,5cm (Vai ngang)

Vẽ vai con

2.4 Vẽ vòng nách sau:

Hạ nách thân sau = 1/2 Số đo vòng nách

Vẽ đường ngang ngực vuông góc với đường vải xếp đôi

Ngang ngực thân sau = 1/4 Số đo vòng ngực + 12cm

Chia đôi đường hạ nách vào = 1cm

Từ điểm hạ nách lấy lên = 2,5cm (tại điểm hạ xuôi vai phải vuông góc)Sau đó đánh cong vòng nách thân sau

2.5 Vẽ sườn áo sau:

Ngang eo = 1/4 Số đo vòng eo + 2 đến 3cm + 2cm3cm (chiết li)Ngang mông sau = 1/4 Số đo vòng mông + 2,5 đến 3cm

Vẽ từ ngang ngực đến ngang eo, từ ngang eo đến ngang mông

Vẽ cong đường sườn áo.(như hình vẽ)

Giảm sườn 0,5 đến 1cm

Chia đường ngang mông làm 2 phần, đánh cong đường ngang mông

Vẽ lai áo song song đường ngang mông

2.6 Vẽ đường chồm vai thân sau:

Đầu vai đo lên = 2cm

Điểm vào cổ đo lên = 1,5cm

Vẽ đường vai con mới

2.7 Vẽ ben (chiết) (hình 1.5):

Ngang ngực thân sau chia 2 phần bằng nhau

Vẽ một đường song song với đường xếp đôi thân sau, vuông góc lai áo.Đầu ben xuống = 3cm

Đường ben cắt đường ngang eo tại một điểm

Tại điểm ngang eo lấy sang hai bên, mỗi bên = 11,5cm

45

Trang 13

Vẽ ben áo như hình vẽ.

Hình 1.4 THIẾT KẾ DỰNG HÌNH ÁO SƠ MI NỮ

Hình 1.4.1 Thân trướcHình 1.4.2 Thân sau

Trang 14

47

Hình 1 5 CÁCH VẼ BEN (CHIẾT) ÁO SƠ MI NỮ

Hình 1.5.1 Thân trướcHình 1.5.2 Thân sau

Trang 15

3 Thiết kế tay áo (hình 1.6)

3.1 Định khung

Từ biên đo vào 1cm làm đường may, từ đầu khúc vải đo vào 1cm gia (chừa)đường may Cửa tay nằm phía tay trái, nách tay nằm phía tay phải người đứng cắt

Vẽ một đường ngang đầu nách tay vuông góc với biên vải

Dài tay = Số đo - 3 6cm (manchette)

Vẽ đường ngang cửa tay vuông góc với đường biên vải

Hạ nách tay = 1/10 số đo vòng ngực + 23cm

Vẽ đường ngang nách tay vuông góc với đường biên vải

Từ biên vải đo vào = 1/2 Số đo vòng nách

Vẽ đường song song với đường biên vải

3.2 Vẽ vòng nách thân sau

Từ giữa đỉnh tay lấy ra = 5cm

Từ đường ngang nách lấy vào = 2,5cm

Nối 2 điểm với nhau

Vẽ cong vòng nách như hình vẽ

3.3 Vẽ vòng nách thân trước:

Từ giữa đỉnh tay lấy ra = 5cm

Từ đường ngang nách lấy vào = 4cm

Nối 2 điểm với nhau

Vẽ cong vòng nách như hình vẽ

3.4 Vẽ cửa tay:

Ngang cửa tay = Số đo + 1cm(cài nút) +2cm (xếp pli)

(Tính từ giữa đường sống tay)

3.5 Vị trí xẻ trụ tay (Hình 1.7.1 và 1.7.2):

Đường xẻ trụ tay được nằm ở nách tay sau

Ngang cửa tay chia làm hai phần

Dài đường xẻ = 1112cm, được vẽ song song với đường sống tay

3.6 Vẽ trụ lớn, trụ nhỏ, bát tay (Manchette) (Hình 1.7.3; 1.7.4; 1.7.5; 1.7.6):(Đã học ở mô đun Thiết kế trang phục I)

Trang 18

4 Vẽ bâu áo sơ mi (cổ áo) (bâu tenant)(Hình 1.8):

Giữ vuông góc tại A5

AC = Cao chân bâu = 3  3,5cm Nối C, A4 , A5

VI GIA (CHỪA) ĐƯỜNG MAY VÀ CẮT CÁC CHI TIẾT :

1 Cách gia (chừa) đường may:

- Vòng cổ, vòng nách áo, nách tay, cửa tay gia (chừa đường may):0,7cm1cm

51

Hình 1.8 BÂU TENANT (BẨU SƠ MI)

B2

B1B

B3

Trang 19

- Đường vai con, đường sườn áo, đường sườn tay gia (chừa đường may ):1,5cm.

- Gia (chừa đường may) đường trụ tay, bát tay,lá cổ, chân cổ :1cm

- May sườn tay

- May bát tay vào tay áo

- May sườn vai con

- May lá bâu vào thân áo

- May sườn áo

- May tay vào thân

- May lai áo (gấu áo)

- Làm khuy kết nút

- Ủi hoàn chỉnh

Trang 20

VII KIỂM TRA CÁC SAI HỎNG DO VẼ VÀ CẮT, CÁCH CHỈNH SỬA:

- Chi tiết bị ngược

chiều hoa văn

- Vẽ bị sai canh sợi

- Vẽ thêm ben (chiết)

- Tính toán chính xác

- Vẽ đúng chiều hoa văn

- Xác định đúng chiều canh sợi

- Điều chỉnh đúng tiêu chuẩn kỹ thuật

- Cắt phạm vào chi tiết ở các vị trí:

Vòng cổ, vòng nách

- Bấm phạm vào chi tiết

- Cắt ngược chiều hoa văn

- Cắt sai canh sợi

- Chi tiết bị ngược

chiều hoa văn

- Tính toán chính xác

- Vẽ chính xác

- Vẽ đúng chiều hoa văn

- Xác định đúng chiều canh sợi

- Bấm phạm vào chi tiết

- Xẻ đường trụ tay ởthân trước hoặc xẻ đường trụ tay trên

cả hai thân

- Cắt hai chi tiết không đối nhau

- Cắt ngược chiều hoa văn

- Cắt sai canh sợi

- Thay lại chi tiết khác

- Thay chi tiết khác

- Thay chi tiết cùngchiều

- Thay chi tiết cho đúng canh sợi

53

Trang 21

Cổ áo - Vẽ sai canh sợi.

- Tính toán sai

- Xác định đúng chiều canh sợi

- Tính toán chính xác

- Cắt sai canh sợi - Thay chi tiết đúng

canh sợi

CÂU HỎI

1 Phương pháp tính phần cử động ngực, eo, mông thân trước áo sơ mi nữ?

2 Phương pháp tính phần cử động ngực, eo, mông thân sau áo sơ mi nữ?

3 Phương pháp tính vòng cổ, ngang vai áo sơ mi nữ?

4 Phương pháp tính đường ben(chiết) thân trước áo sơ mi nữ?

5 Phương pháp tính đường ben(chiết) thân sau áo sơ mi nữ?

6 Phương pháp vẽ vòng nách thân trước áo sơ mi nữ?

7 Phương pháp vẽ vòng nách thân sau áo sơ mi nữ?

8 Tại sao vào nách thân trước sâu hơn vòng nách thân sau?

9 Tại sao cộng cử động ngực thân trước áo sơ mi nữ nhiều hơn thân sau?

10 Tại sao phải giảm sườn áo?

11 Tại sao phải sa vạt thân trước áo?

12 Tại sao phải chồm vai?

13 Phương pháp tính hạ nách tay áo sơ mi nữ?

14 Phương pháp tính ngang nách tay áo sơ mi nữ?

15 Phương pháp vẽ đường cong nách tay áo sơ mi nữ?

16 Tại sao đường cong nách tay thân trước sâu hơn thân sau?

17 Đường xẻ trụ tay được nằm ở nữa thân tay nào trên tay áo?

Trang 22

3 Anh (chị) hãy thiết kế hoàn chỉnh tay áo theo ni mẫu tự chọn.

4 Anh (chị) hãy thiết kế hoàn chỉnh thân trước, tay áo sơ mi nữ có ben dọc theo nimẫu tự chọn

5 Anh (chị) hãy thiết kế hoàn chỉnh thân sau, tay áo sơ mi nữ có ben dọc theo nimẫu tự chọn

6 Anh (chị) hãy thiết kế hoàn chỉnh thân trước, thân sau, tay áo sơ mi nữ có ben dọctheo ni mẫu tự chọn

55

Ngày đăng: 24/04/2015, 22:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w