Phương pháp giảng dạyLàm thế nào để học sinh tích cực tham gia xây dựng bài Làm thế nào để 100% học sinh tích cực tham gia xây dựng bài là một vấn đề khiến không ít giáo viên đau đầu..
Trang 1Phương pháp giảng dạy
Làm thế nào để học sinh tích cực tham gia xây dựng bài
Làm thế nào để 100% học sinh tích cực tham gia xây dựng bài
là một vấn đề khiến không ít giáo viên đau đầu Nhiều giải pháp đã được đưa ra nhưng hiệu quả khi áp dụng trong thực tế lại chưa cao Chính vì lẽ đó, bài viết nhỏ dưới đây xin được giới thiệu tác dụng của sự hợp tác mà giáo viên cần tạo ra trong lớp học
Sự cạnh tranh luôn khiến con người phải nỗ lực hết mình và do đó trong các cuộc thi những
người tham gia luôn bộc lộ tối đa khả năng của bản thân Dĩ nhiên các cuộc thi công bằng thường tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh và niềm vui cho những người tham gia Tuy nhiên các
“cuộc thi” trong lớp học thường chỉ đem lại niềm vui cho người chiến thắng và không “công bằng” với những em khác vì chiến thắng thường rơi vào tay những em học sinh nổi trội trong lớp chứ cơ hội ít khi dành cho những em kém hơn Mọi người chỉ cạnh tranh hay thi đấu khi họ muốn chiến thắng và yêu cảm giác là người thắng cuộc Không ai tham gia thi đấu mà lại muốn thua cuộc Bởi vậy, nếu một học sinh thấy mình khó có khả năng nằm trong số những người thắng cuộc thì các cuộc thi trên lớp sẽ dần làm “thui chột” động lực học tập và phấn đấu của em
đó
Những phương pháp khuyến khích sự cạnh tranh sẽ khiến học sinh ganh đua thay vì làm việc cùng nhau và vì người khác Khi đó, phương châm hành động của các em sẽ là “Vì bản thân mình” Không những thế, sự ganh đua cũng tạo ra cảm giác thất vọng - cảm giác sẽ làm “tiêu tan” mong muốn tham gia vào một hoạt động nào đó của học viên
Giáo viên ở cấp mầm non và tiểu học thường được làm việc với những trẻ em háo hức tới trường để học những điều mới Tuy nhiên sự cạnh tranh lại khiến trẻ không còn hào hứng với việc học Ví dụ: khi nói “Các con, hãy xem bạn nào trong lớp mình vẽ đẹp nhất nào”, ngay lập
tức cô giáo đã tạo ra không khí ganh đua trong lớp Dĩ nhiên, cô giáo làm vậy với mong muốn
rằng sự ganh đua này sẽ tạo động lực thúc đẩy các bé nỗ lực hết sức mình Tuy nhiên, chắc chắn là chỉ có một người thắng cuộc Ngay cả khi tất cả các bức tranh đều được trưng bày trên tường, thì chắc chắn cũng chỉ có một bức tranh được coi là đẹp nhất Như vậy, cô giáo đã vô tình tạo cho các bé cảm giác mình là người thất bại đơn giản vì bản chất của một cuộc thi là bao giờ cũng có “kẻ thắng, người thua”
Trong các cuộc thi đấu thể thao hay nghệ thuật, thất bại sẽ là động lực khiến thí sinh phải vươn lên khẳng định mình Tuy nhiên, trong học tập khi học sinh lần đầu tiên học một kỹ năng mới, chính cảm giác thành công mới giúp các em tự tin và tiếp tục phấn đấu Bởi vậy, thay vì tìm xem
ai có bức tranh đẹp nhất, cô giáo có thể đề ra thách thức cho các bé vượt qua mà không khiến chúng phải ganh đua với nhau bằng cách nói: “Các con, hãy xem các con có thể vẽ đẹp đến đâu.”
Chính vì những lý do nêu trên, sự ganh đua và cạnh tranh có thể là một trong những nguyên
Trang 2nhân khiến một số học sinh không tham gia xây dựng bài Giải pháp hiệu quả cho vấn đề này phải khuyến khích học sinh tham gia vào bài học mà không cần ganh đua hay cạnh tranh với
bạn học Điều này có thể thực hiện được với sự hợp tác
Học sinh sẽ tích cực tham gia xây dựng bài khi có đầy đủ hai điều kiện sau: (1) Học sinh có một người bạn theo kiểu “đôi bạn cùng tiến”; (2) Giáo viên thiết lập được một nguyên tắc quản lý lớp học cho phép họ có thể tập trung sự chú ý của học sinh ngay khi cần thiết
Thay vì đặt ra các câu hỏi thường chỉ có một đáp án đúng và gọi một em nào đó trả lời, thầy cô
có thể đặt vấn đề theo hướng câu hỏi mở, khuyến khích học sinh động não suy nghĩ và tham gia thảo luận về vấn đề đó
Sau khi học sinh đã thảo luận, trao đổi với nhau, giáo viên sẽ đưa ra câu trả lời như một ý kiến của riêng mình Học sinh sẽ nhanh chóng hiểu rằng giáo viên rất hứng thú với việc các em tham gia xây dựng bài học Trong trường hợp chỉ có một đáp án đúng thì những em trả lời đúng sẽ thấy thoả mãn và hài lòng với bản thân còn những em trả lời chưa đúng cũng không bị mất tự tin hay căng thẳng vì cảm giác thua cuộc
Dưới đây là một ví dụ về cách đặt vấn đề của một thầy giáo dạy môn lịch sử người Mỹ đối với học sinh thuộc 2 cấp khác nhau Ngày thứ sáu trước ngày kỷ niệm của các tổng thống Mỹ, thầy cho cả lớp xem một bức hình của đỉnh núi Rushmore nơi tạc chân dung của 4 vị tổng thống Washington, Jefferson, Theodore Roosevelt và Lincoln Thầy giới thiệu chủ đề của bài học bằng cách thông báo vào thứ hai tuần sau đó trường sẽ tổ chức ngày kỷ niệm của các tổng thống Mỹ
Để thể hiện sự trân trọng hôm đó toàn trường sẽ nghỉ học để tham dự lễ kỷ niệm Sau đó thầy đưa ra một thắc mắc để học sinh thảo luận với bạn của mình Đối với học sinh tiểu học, câu hỏi liên quan tới việc xác định vị tổng thống đầu tiên và thứ ba Đối với học sinh trung học câu hỏi liên quan tới thế kỷ mà một trong 4 vị tổng thống đã sống hoặc tại nhiệm
Điểm cần lưu ý của cách tiếp cận này là học sinh nào cũng phải thảo luận với bạn mình về bài học kể cả những em nhút nhát trong lớp Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần lưu ý rằng học sinh lần đầu tiên tiếp cận với khái niệm hay kiến thức mới của bài học Việc thảo luận sẽ là một thử thách nho nhỏ khiến chúng tò mò, hào hứng và tham gia tích cực vào bài học
Tóm lại, khi các hoạt động học tập được tổ chức theo hướng hợp tác, việc học sẽ không còn mang tính chất ganh đua, cạnh tranh thì tất cả học sinh đều tham gia vào bài học và chắc chắn hiệu quả giờ học sẽ cao hơn rất nhiều