1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tiết 50 Sinh 6

2 249 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 41 KB

Nội dung

GV: Huỳnh Văn Liễm Trường THCS Tam Thanh Tuần 25 Tiết 50 HẠT TRẦN – CÂY THÔNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Trình bày được đặc điểm cấu tạo của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của cây thông. (chuẩn) - Phân biệt được sự khác nhau giữa nón và hoa. (mức 2) - Nêu được sự khác nhau về cây hạt trần và cây có hao. (mức 2) 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích môn học, bảo vệ thực vật. II. Chuẩn bị: III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số. 2. Bài cũ: Không kiểm tra. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1 - GV: Yêu cầu HS quan sát hình 40.2 cho biết: + Cơ quan sinh dưỡng của thông gồm những bộ phận nào? + Cành, lá thông có đặc điểm gì? + Thông có dạng thân gì? Đặc điểm bên ngoài của thân? + Hình dạng lá thông? Lá thông có cuống hay không? + Trong thân, rễ đã có mạch dẫn chưa? - HS: Trả lời, nhận xét, bổ sung. - GV: Kết lại. Hoạt động 2 - GV: Dựa vào hình 40.2 xác định nón đực và nón cái. - HS: Thực hiện. - GV: Yêu cầu HS dựa vào hình 40.3 cho biết câu tạo của nón đực và nón cái? So sánh một nón với một hoa? Sau đó hoàn thành bảng SGK/133. - HS: Thực hiện theo yêu cầu, nhận xét, bổ sung. - GV: Vậy có thể coi nón như một hoa được không? Vì sao? - HS: Trả lời. 1. Cơ quan sinh dưỡng của cây thông: * Cơ quan sinh dưỡng của thông gồm rễ, thân, lá. - Thân: Dạng thân gỗ, xù xì. - Lá: Nhỏ, dài (hình kim) không có cuống. * Đã có mạch dẫn cấu tạo phức tạp. 2. Cơ quan sinh sản (nón): - Nón đực: nhỏ, màu vàng, mọc thành cụm. Mỗi nón gồm: Trục nón, vảy (nhị), túi phấn chứa hạt phấn. - Nón cái: lớn hơn nón đực, mọc riêng rẽ từng chiếc. Mỗi nón cái gồm: trục nón, vảy (lá noãn), noãn. * Đặc điểm chung của cây hạt trần: đã có rễ, thân, lá, mạch dẫn có cấu tạo phức tạp. Có hạt và sinh sản bằng hạt nhưng chưa có hoa, quả thật sự nên noãn và hạt còn nằm trần. Giáo án Sinh 6 GV: Huỳnh Văn Liễm Trường THCS Tam Thanh - GV: Hạt thông có đặc điểm gì? So sánh với hạt dưa hấu có gì khác nhau? Vậy cây thông đã có hoa, quả chưa? - HS: Lần lượt trả lời, nhận xét, bổ sung. - GV: Vậy cây hạt trần có đặc điểm chung nào? - HS: Trả lời. - GV: Nhận xét, bổ sung và kết lại. - GV: Sinh sản của thông tiến hóa hơn dương xỉ ở điểm nào? Hoạt động 3 - GV: Cây hạt trần có giá trị như thế nào? - HS: Trả lời, nhận xét, bổ sung. - GV: Chúng ta phải có ý thức bao vệ cây hạt trần. 3. Giá trị của cây hạt trần: SGK/134 4. Củng cố: Nêu đặc điểm chung của cây hạt trần. 5. Dặn dò: Xem trước bài mới. Giáo án Sinh 6 . Liễm Trường THCS Tam Thanh Tuần 25 Tiết 50 HẠT TRẦN – CÂY THÔNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Trình bày được đặc điểm cấu tạo của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của cây thông. (chuẩn) -. thân, lá, mạch dẫn có cấu tạo phức tạp. Có hạt và sinh sản bằng hạt nhưng chưa có hoa, quả thật sự nên noãn và hạt còn nằm trần. Giáo án Sinh 6 GV: Huỳnh Văn Liễm Trường THCS Tam Thanh - GV: Hạt. Vậy có thể coi nón như một hoa được không? Vì sao? - HS: Trả lời. 1. Cơ quan sinh dưỡng của cây thông: * Cơ quan sinh dưỡng của thông gồm rễ, thân, lá. - Thân: Dạng thân gỗ, xù xì. - Lá: Nhỏ,

Ngày đăng: 24/04/2015, 12:00

Xem thêm

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w