Giáo án vật lí 10 tiết 50

2 215 0
Giáo án vật lí 10 tiết 50

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường THPT Phạm Phú Thứ Ngày soạn: 28/02/2010 Người soạn: Nguyễn Quốc Trưởng Tiết: 50 Bài: 31 PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA KHÍ LÍ TƯỞNG. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Từ các hệ thức của định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt và định luật Sac-lơ xây dựng được phương trình Cla-pê-rôn và từ phương trình này viết được hệ thức đặc trưng cho các đẳng quá trình. 2. Kĩ năng: Vận dụng được phương trình Cla-pê-rôn để giải được các bài tập ra trong bài và các bài tập tương tự. II. CHUẨN BỊ: GV nhắc HS ôn lại các bài 29 và 30. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định và kiểm tra sĩ số lớp: (1 phút). 2. Kiểm tra bài cũ học sinh: (5 phút). Câu hỏi: - Định nghĩa quá trình đẳng tích. - Phát biểu và viết biểu thức của định luật Sac-lơ. - Định nghĩa đường đẳng nhiệt và nêu các đặc điểm của đường đẳng nhiệt. 3. Tiến trình dạy bài mới: Thời gian Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung trọng tâm 5 phút Hoạt động 1: Phân biệt khí thực và khí lí tưởng. HS đọc SGK để tìm hiểu sự khác nhau giữa khí thực và khí lí tưởng. GV chú ý cho HS trong điều kiện nhiệt độ và áp suất không lớn lắm thì có thể coi coi một cách gần đúng khí thực như là khí lí tưởng. I. Khí thực và khí lí tưởng - Khí thực chỉ tuân theo gần đúng các định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt và định luật Sac-lơ. - Khí lí tưởng tuân theo đúng các định luật Bôi- lơ – Ma-ri-ốt và định luật Sac-lơ. 20 phút Hoạt động 2. Xây dựng phương trình trạng thái của khí lí tưởng. GV hướng dẫn để HS xây dựng phương trinhg trạng thái của khí lí tưởng. GV: Chất khí chuyển từ trạng thái 1 sang trạng thái 1’ bằng quá trình nào? HS: Quá trình đẳng nhiệt. Áp dụng định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt cho lượng khí trên. GV: Chất khí chuyển từ trạng thái 1’ sang trạng thái 2 bằng quá trình nào? HS: Quá trình đẳng tích. Áp dụng đinh luật Sác- lơ cho lượng khí nói trên. GV rút ra các hệ quả từ phương trình trạng thái nói trên. HS rút ra nhận xét: Các định luật Bôi-lơ – Ma- ri-ốt và Sác-lơ đều được suy ra phương trình trạng thái của khí lí tưởng nên phương trình trạng thái của khí lí tưởng là phương trình tổng II. Phương trình trạng thái của khí lí tưởng. Xét 1 lượng khí lí tưởng chuyển từ trạng thái 1 (p 1 , V 1 , T 1 ) sang trạng thái 2 (p 2 , V 2 , T 2 ) qua trạng thái trung gian 1’( ,p ' 1 ,VV 2 ' 1 = 1 ' 1 TT = ). Quá trình 1 → 1’: Áp dụng định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt: 112 ' 111 ' 1 ' 1 VpVpVpVp =⇔= 2 11 ' 1 V Vp p =⇒ (1). Quá trình 1’ → 2: Áp dụng định luật Sác-lơ: 2 2 1 ' 1 2 2 ' 1 ' 1 T p T p T p T p =⇔= (2) Thay (2) vào (1): Const T pV T Vp T Vp 2 22 1 11 =⇔= (3) (3) gọi là phương trình trạng thái của khí lí tưởng hay phương trình Cla-pê-rôn. Hệ quả: - Nếu T 1 = T 2 (Quá trình đẳng nhiệt): (3) 2211 VpVp =⇒ - Nếu V 1 = V 2 (Quá trình đẳng tích): (3) 2 2 1 1 T p T p =⇒ quát. IV. CỦNG CỐ, VẬN DỤNG: (14 phút) Câu 1: Khí lí tưởng là khí tuân theo đúng: A. Định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt. B. Định luật Sác-lơ. C. Mối quan hệ giữa thể tích và nhiệt độ trong quá trình đẳng áp. D. Cả A, B, C. Câu 2: Phương trình trạng thái của khí lí tưởng cần bao nhiêu thông số: A. 02 thông số. B. 03 thông số. C. 04 thông số. D. 01 thông số. Câu 3: Phương trình trạng thái của khí lí tưởng được biểu diễn bởi hệ thức nào? A. pV = Const. B. Const T p = C. Const T V = D. Const T pV = Câu 4: Thiết lập phương trình trạng thái bằng cách thực hiện hai giai đoạn biến đổi: + Từ trạng thái 1 )T ,V ,(p 111 biến đổi sang trạng thái 2’ )T ,V V ,(p ' 21 ' 2 ' 2 = + Từ trạng thái 2’ sang trạng thái 2 )T T ,V ,(p ' 2222 = HD: Quá trình 1 → 2’: Áp dụng định luật Sác-lơ: 1 21 ' 2 2 ' 2 1 1 ' 2 ' 2 1 1 T Tp p T p T p T p T p =⇒=⇔= (1) Quá trình 2’ → 2: Áp dụng định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt: 221 ' 222 ' 2 ' 2 VpVpVpVp =⇔= (2) Thay (2) vào (1): Const T pV T Vp T Vp 2 22 1 11 =⇔= V. RÚT KINH NGHIỆM. . Trường THPT Phạm Phú Thứ Ngày soạn: 28/02/2 010 Người soạn: Nguyễn Quốc Trưởng Tiết: 50 Bài: 31 PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA KHÍ LÍ TƯỞNG. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Từ các hệ thức. trình trạng thái của khí lí tưởng nên phương trình trạng thái của khí lí tưởng là phương trình tổng II. Phương trình trạng thái của khí lí tưởng. Xét 1 lượng khí lí tưởng chuyển từ trạng thái. gần đúng khí thực như là khí lí tưởng. I. Khí thực và khí lí tưởng - Khí thực chỉ tuân theo gần đúng các định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt và định luật Sac-lơ. - Khí lí tưởng tuân theo đúng các định

Ngày đăng: 24/04/2015, 01:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan