SKKN Cải tiến một số kỹ thuật để thực hiện thành công các thí nghiệm trong bảy bài thực hành bắt buộc của môn Hóa học lớp 9 theo chuẩn kiến thức

5 594 5
SKKN Cải tiến một số kỹ thuật để thực hiện thành công các thí nghiệm trong bảy bài thực hành bắt buộc của môn Hóa học lớp 9 theo chuẩn kiến thức

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "CẢI TIẾN MỘT SỐ KỸ THUẬT ĐỂ THỰC HIỆN THÀNH CÔNG CÁC THÍ NGHIỆM TRONG BẢY BÀI THỰC HÀNH BẮT BUỘC CỦA MÔN HÓA HỌC LỚP 9 THEO CHUẨN KIẾN THỨC" I. Mục đích đề tài. - Giúp cho GV bộ môn hóa học ở các trường THCS, nhất là các trường ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa…hoàn thành tốt 7 bài thực hành bắt buộc của chương trình hóa học lớp 9. - Trợ giúp cho giáo viên mới vào ngành còn thiếu kinh nghiệm và chưa có điều kiện nghiên cứu nhiều trong thực tế giảng dạy. - Giúp cho học sinh không còn e ngại khi đến tiết học thực hành mà còn lôi cuốn học sinh ham thích và đam mê khi được thực hành hóa học. II. Bản chất của giải pháp 1. Thực trạng: Thực tế ở các trường THCS nhất là các trường miền núi, vùng sâu, vùng xa… có những vướng mắc sau: - Nhân viên thiết bị làm nhiệm vụ phụ trách thiết bị chung cho tất cả các môn học nên việc trợ giúp GVBM trong việc chuẩn bị dụng cụ và hóa chất là hết sức khó khăn. - Dụng cụ và hóa chất để thực hiện thí nghiệm chưa hoàn thiện, có dụng cụ không sử dụng được, có hóa chất không còn tinh khiết, việc sắp xếp dụng cụ và hóa chất chưa ngăn nếp( vì đựng chung trong cùng 1 tủ) 2. Tính mới của giải pháp: - Việc chuẩn bị dụng cụ và hóa chất của GV cho mỗi tiết thực hành khá đơn giản, ít tốn thời gian. - Tiết thực hành theo qui định được thực hiện suốt buổi học cho nhiều GV bộ môn dạy cùng buổi. - Tiết kiệm được hóa chất, đảm bảo vệ sinh và đặc biệt ít ảnh hưởng đến sức khỏe của HS. III. Nội dung giải pháp 1. Giải pháp 1.1. Đối với loại bài thực hành về tính chất hóa học như bài 6, 9, 49: GVBM chỉ cần tận dụng dụng cụ đơn giản sẵn có trong phòng thí nghiệm là đế sứ thì thực hiện thành công các thí nghiệm. Thay vì chuẩn bị cho mỗi nhóm HS nhiều ống nghiệm, giá để ống nghiệm , ống hút nhỏ giọt…, thì GV chỉ cần chuẩn bị cho mỗi nhóm 1 đế sứ là đủ. * Cụ thể: Thí nghiệm 1 bài 49 tính axit của axit axetic. Nếu thực hiện theo cải tiến thì thí nghiệm này thực hiện trên lỗ đế sứ. Mỗi nhóm chỉ cần 1 đế sứ và 1 ống hút nhỏ giọt là đủ. Cho vào 4 lỗ đế sứ lần lượt: Mẫu giấy quì tím, mãnh kẽm, mẫu đá vôi, một ít CuO, nhỏ tiếp vào mỗi lỗ 1-2 ml dung dịch CH3COOH. Quan sát hiện tượng. Hình minh họa 1.2. Đối với những thí nghiệm nhận biết như thí nghiệm 3 của bài 6( nhận biết ba dung dịch H2SO4 loãng, Na2SO4, HCl); thí nghiệm 3 của bài 23( nhận biết Al, Fe); thí nghiệm 3 của bài 33( nhận biết muối cacbonat và muối clorua) thì GV chỉ cần chuẩn bị các lọ hóa chất chung cho các nhóm, yêu cầu HS các nhóm lấy từ hóa chất đó để thực hiện trên lỗ đế sứ rồi xác định các lọ hóa chất ban đầu do GV chuẩn bị. * Cụ thể: Thí nghiệm 3 của bài 6 nhận biết 3 lọ không nhãn đựng một trong ba dung H2SO4 loãng, Na2SO4, HCl. Nếu thực hiện theo hướng dẫn thì GV phải chuẩn bị cho 6 nhóm HS dụng cụ và hóa chất như sau: - Hóa chất: 24 lọ hóa chất, trong đó 6 lọ là dung dịch BaCl2 còn lại 18 lọ không nhãn - Dụng cụ: 12 ống nghiệm; 24 ống hút nhỏ giọt; 6 giá để ống nghiệm. Nếu chuẩn bị theo cải tiến thì GV chỉ cần chuẩn bị 3 lọ không nhãn đựng một trong ba dung H2SO4 loãng, Na2SO4, HCl chung cho 6 nhóm đặt trên bàn và mỗi nhóm HS chỉ cần 1 đế sứ là đủ. 1.3. Đối với các thí nghiệm đốt( hoặc đun nóng) chất rắn như thí nghiệm 2 bài 6( đốt P đỏ); thí nghiệm 1,2 bài 23( tác dụng của Al với O2, tác dụng của Fe với S); thí nghiệm 1,2 của bài 33( C khử CuO, nhiệt phân NaHCO3). GV thực hiện theo cải tiến kĩ thuật sẽ an toàn và thành công, đảm bảo sức khỏe của HS. *Cụ thể: ở tiết 9 bài 6 thí nghiệm 2 thay vì thực hiện theo hướng dẫn GV thực hiện như sau: Cho sẵn vào bình thủy tinh 2-3ml nước trước, hơ nóng đầu que sắt (hoặc muỗng sắt ) trên ngọn lửa đèn cồn rồi cho tiếp xúc với bột photpho đỏ. Chất này sẽ nóng chảy bám vào đầu que sắt. Đốt photpho đỏ ngoài không khí , khi photpho đỏ vừa cháy thì đưa nhanh vào bình, dùng nắp chắn hờ trên miệng bình đễ giữ lại nhiều khói trắng đồng thời không cho khói trắng lan tỏa trong phòng ảnh hưởng sức khỏe của học sinh, lắc bình cho bình trong suốt trở lại rồi cho quì tím vào. 1.4. Đối với các thí nghiệm điều chế và thử tính chất của hợp chất hữu cơ như tiết 52 bài 43 GV chỉ cần chuẩn bị cho mỗi nhóm 1 ống nghiệm 2 nhánh, 1 nút cao su có gắn ống dẫn khí, 1 chậu nước, 1 ống nghiệm là đủ. * Cụ thể: Ở thí nhiệm 1 và 2, giáo viên dùng ống nghiệm 2 nhánh cho 3 – 4 mẫu CaC2 vào đáy nhánh nhỏ, cho khoảng 5 ml H2O vào nhánh lớn. Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn khí xuyên qua có thể dẫn tới bình thu. Nghiêng cho H2O từ nhánh lớn chảy từ từ qua nhánh nhỏ, thực hiện thu khí, dẫn khí vào dung dịch brơm, đốt khí thoát ra. 2. Khả năng áp dụng - Có khả năng thay thế giải pháp hiện tại, nhưng vẫn đảm bảo tốt yêu cầu của chuẩn kiến thức. - Giúp cho giáo viên bộ môn hóa học khắc phục được những tồn tại và hạn chế khách quan để dạy tốt những tiết thực hành bắt buộc. - Khả năng áp dụng đề tài này khá dễ dàng, đặt biệt là các trường THCS ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, thiếu điều kiện về cơ sở vật chất và nhân viên thiết bị. - Cách tiến hành thí nghiệm mới tương đối dễ làm, ít tốn công sức,khắc phục được nhiều khó khăn nên khả năng áp dụng là có thể khả quan. 3. Hiệu quả - Giảm tải được thời gian chuẩn bị trước các dụng cụ và hóa chất cho bài thực hành( vì phần lớn tận dụng dụng cụ sẵn có và gọn nhẹ), thời gian HS rữa dụng cụ và sắp xếp lại như cũ. - Đảm bảo được cho nhiều giáo viên cùng dạy bộ môn thực hiện trong cùng một buổi dạy và thực hiện đúng chương trình qui định. - Dù có thiếu nhân viên thiết bị hay nhân viên thiết bị không được đào tạo về chuyên môn hóa học, thì giáo viên bộ môn hóa học vẫn hoàn thành được nhiệm vụ của mình. - Đề tài cải tiến này không những vẫn đảm bảo tốt khâu kỹ thuật , chất lượng của từng thí nghiệm theo yêu cầu mà còn định hướng được cho việc nghiên cứu để tạo tiền đề cho việc cải tiến dụng cụ thí nghiệm cho phù hợp. Hơn thế nữa tiết kiệm được lượng hóa chất đáng kể, dễ làm, dễ quan sát cho học sinh khi học theo nhóm nên hiệu quả sử dụng đề tài là có khả năng cho nhiều trường THCS. . SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "CẢI TIẾN MỘT SỐ KỸ THUẬT ĐỂ THỰC HIỆN THÀNH CÔNG CÁC THÍ NGHIỆM TRONG BẢY BÀI THỰC HÀNH BẮT BUỘC CỦA MÔN HÓA HỌC LỚP 9 THEO CHUẨN KIẾN THỨC" I phân NaHCO3). GV thực hiện theo cải tiến kĩ thuật sẽ an toàn và thành công, đảm bảo sức khỏe của HS. *Cụ thể: ở tiết 9 bài 6 thí nghiệm 2 thay vì thực hiện theo hướng dẫn GV thực hiện như sau: Cho. tài. - Giúp cho GV bộ môn hóa học ở các trường THCS, nhất là các trường ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa…hoàn thành tốt 7 bài thực hành bắt buộc của chương trình hóa học lớp 9. - Trợ giúp cho

Ngày đăng: 23/04/2015, 18:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan