1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận Công xã nông thôn và công xã nông thôn phương Đông

24 2,6K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 130 KB

Nội dung

Thừa nhận phương thức sản xuất Châu Á với 4 đặc trưng cơ bản là: thứ nhất, là sự sở hữu công về ruộng đất; thứ hai là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền kiểu phương Đông v

Trang 1

A MỞ ĐẦU

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong bài tựa của cuốn "Phê phán chính trị kinh tế học" của Mác, viếtnăm 1895, Mác đã nhận định "Về đại thể, có thể coi phương thức sản xuấtChâu Á, cổ đại, phong kiến và tư sản hiện đại là những thời đại tiến triển dầndần của hình thái kinh tế xã hội" Đây là lần đầu tiên "phương thức sản xuấtChâu Á" được đề cập đến và nhân loại sau đó đã giành rất nhiều thời gian vàgiấy mực để nghiên cứu khái niệm mà Mác đã đưa ra Đã có rất nhiều quanđiểm trái ngược nhau, khác nhau về phương thức sản xuất Châu Á nhưngchung nhất là có hai loại ý kiến:

Phủ nhận phương thức sản xuất Châu Á coi nó chỉ là những nét đặc thù

Thừa nhận phương thức sản xuất Châu Á với 4 đặc trưng cơ bản là: thứ nhất, là sự sở hữu công về ruộng đất; thứ hai là nhà nước quân chủ chuyên chế

trung ương tập quyền kiểu phương Đông với phương thức bóc lột bằng hình

thức cống nạp; thứ ba là công xã nông nghiệp với tính chất đóng kín cả về kinh

tế lẫn chính trị và tính chất cốt hoá của công xã nông thôn; thứ tư là tính trì trệ,

bảo thủ và sự tồn tại dai dẳng của những xã hội Châu Á

Vậy có hay không có phương thức sản xuất Châu Á? Từ những ý kiếntrên đặc biệt là ý kiến công nhận sự tồn tại của phương thức sản xuất Châu Ávới những nét đặc trưng cơ bản của nó cho ta hiểu rõ hơn về sự tồn tại của mộtphương thức sản xuất đặc biệt Đây là một trong những phương thức sản xuất

đã tồn tại trong lịch sử nhân loại Để tìm hiểu và chứng minh đầy đủ đượcnhững đặc trưng của phương thức sản xuất Châu Á phải mất rất nhiều thời giannghiên cứu Trong một tiểu luận nhỏ tôi xin nghiên cứu về một khía cạnh nhỏcủa phương thức sản xuất Châu Á là "Công xã nông thôn và công xã nông thônphương Đông" để góp phần chứng minh luận điểm có phương thức sản xuấtChâu Á tồn tại trong lịch sử nhân loại và đồng thời tìm hiểu công xã nông thônthời sau phương thức sản xuất Châu Á

Trang 2

II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đây là mét vấn đề mang tính lịch sử nên tôi chọn phương pháp nghiêncứu là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic

Phương pháp lịch sử là phương pháp dùa vào những sự kiện lịch sử, tưliệu lịch sử để trình bày tiến trình lịch sử một cách đầy đủ theo thứ tự thời gian

III GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI.

Để có sự liên kết lôgic giữa các vấn đề, sự kiện trước hết tôi sẽ trình bàykhái quát về quá trình hình thành công xã nông thôn nói chung nhằm tạo thuậnlợi cho việc theo dõi nghiên cứu của người đọc

Sau đó làm rõ những nét lớn đặc trưng của công xã nông thôn và công xãnông thôn phương Đông Trên cơ sở đó thấy được những nét điển hình chungnhất của công xã nông thôn phương Đông và sự tồn tại dai dẳng của nó tronglịch sử loài người

Bằng những dẫn chứng, tư liệu cụ thể về công xã nông thôn các nướcphương Đông để từ đó thấy được sự khác biệt của công xã nông thôn phươngĐông với các nước phương Tây và vai trò của công xã nông thôn đối với sựphát triển của xã hội loài người

IV CẤU TẠO CỦA TIỂU LUẬN

A MỞ ĐẦU

I Lý do chọn đề tài

II Phương pháp nghiên cứu

Trang 3

III Phạm vi nghiên cứu

IV Cấu tạo của tiểu luận

B NỘI DUNG

I Công xã nông thôn

1 Quá trình ra đời của công xã nông thôn

2 Khái niệm, đặc trưng của công xã nông thôn

2.1 Khái niệm công xã nông thôn

2.2 Đặc trưng của công xã nông thôn

2.2.1 Đặc trưng xã hội

2.2.2 Đặc trưng kinh tế

II Công xã nông thôn phương Đông

1 Những đặc trưng cơ bản của công xã nông thôn phương Đông

1.1 Đặc trưng về kinh tế

1.2 Đặc trưng về chính trị, xã hội

2 Vai trò của công xã nông thôn trong xã hội phương Đông

3 Sù khác biệt giữa công xã nông thôn phương Đông và công xã nông thôn Tây Âu

3.1 Công xã nông thôn phương Đông

3.1.1 Xuất hiện sớm ở lưu vực các con sông lớn và thời gian tồn tại của cáccông xã nông thôn phương Đông không đều nhau

3.1.2 Công xã nông thôn duy trì lâu dài, dai dẳng do nhu cầu của làm công tácthuỷ lợi

3.2 Công xã nông thôn Tây Âu

3.2.1 Công xã nông thôn ra đời muộn và thời gian tồn tại ngắn

3.2.2 Công xã nông thôn tan rã sớm do có sự phân hoá giai cấp sớm

C KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

B NỘI DUNG

I CÔNG XÃ NÔNG THÔN

Công xã nông thôn là giai đoạn quá độ chuyển từ xã hội có giai cấp sang

xã hội không có giai cấp Là giai đoạn quá độ vì trong xã hội nguyên thuỷ, tưliệu sản xuất thuộc sở hữu của công xã thị téc, còn trong xã hội có giai cấp (nô

lệ hay phong kiến), tư liệu sản xuất thuộc sở hữu cá nhân Trong công xã nôngthôn, chế độ tư hữu về ruộng đất tuy đã hình thành nhưng chưa triệt để, nhữngtàn dư của chế độ công hữu vẫn còn tồn tại trong phạm vi nào đó Do đấy màtrong công xã nông thôn ngoài quan hệ giai cấp chiếm địa vị chủ yếu còn cóquan hệ cộng đồng, di tích của công xã thị téc nguyên thuỷ chiếm địa vị thứyếu, phụ thuộc Những ý thức tư tưởng của xã hội thị téc cũng do đó mà cũngtồn tại rất dai dẳng, ngoan cố trong công xã nông thôn

Xã hội nguyên thuỷ tuy ở trình độ rất thấp nhưng tồn tại rất lâu dài tronglịch sử Căn cứ vào trình độ phát triển của sức sản xuất phát triển và theo đónhững biến đổi trong quan hệ sản xuất, Mác- Lênin đã chia xã hội nguyên thuỷ

ra làm hai thời kì lớn là bầy người nguyên thuỷ và thời kì công xã thị téc Thời

kì công xã thị téc lại chia làm hai giai đoạn: giai đoạn thị téc mẫu quyền và phụquyền Công xã nông thôn xuất hiện vào lúc giai đoạn thị téc phụ quyền tan rã.Vậy quá trình ra đời của công xã nông thôn diễn ra như thế nào?

1 Quá trình ra đời của công xã nông thôn

Xã hội nguyên thuỷ phát triển mạnh nhất ở giai đoạn thị téc mẫu quyền,bước sang giai đoạn thị téc phụ quyền, xã hội nguyên thuỷ đã chứa đựng nhữngmầm mèng tan rã Trong giai đoạn thị téc mẫu quyền, lao động thô sơ cho nênnăng suất lao động thấp, chưa có tích luỹ cá nhân, chưa có gia đình

Khi nghề trồng trọt phát triển, người đàn ông đóng vai trò chủ yếu trongsản xuất nông nghiệp thì chế độ mẫu quyền chuyển sang phụ quyền, kĩ thuậtcải tiến hơn , gia đình lớn xuất hiện Những người trong gia đình lớn có quan

hệ họ hàng với nhau có khi lên tới hàng trăm người Tuy nhiên sự kết hợp trong

Trang 5

gia đình lớn không thật là chặt chẽ vì nó chưa có cơ sở kinh tế- tức chế độ tưhữu về tư liệu sản xuất Đến khi kĩ thuật nông nghiệp đẩy mạnh lên với việcphát minh ra cày bừa bằng sắt và dùng trâu bò vào trong sản xuất nông nghiệpthì về kinh tế còng nh về xã hội, trong xã hội thị téc phụ quyền có nhiều chuyểnbiến quan trọng Với kĩ thuật mới có thể mở rộng diện tích trồng trọt, năng suấtlao động cao hơn, thu hoạch nhiều hơn có của cải dư thừa để tích luỹ Với kĩthuật mới chỉ vài người là có thể tiến hành sản xuất, lao động tập thể chuyểnthành lao động cá thể, kinh tế cộng đồng chuyển thành kinh tế cá thể Gia đìnhnhỏ có điều kiện xuất hiện, mỗi gia đình có thể đảm bảo cày cấy và đảm bảo đủ

tư liệu sinh hoạt cần thiết nhất cho mình Các gia đình lớn chia thành các giađình nhỏ hơn, lao động chung và kinh tế cá thể gia đình đẻ ra chế độ tư hữu về

tư liệu sản xuất Lúc này công cụ sản xuất, nhà cửa, sản phẩm đã thuộc sở hữucủa gia đình cá thể Có chế độ tư hữu tất có sự chênh lệch về của cải giữa cácgia đình trong thị téc vì mỗi gia đình có năng suất lao động khác nhau, có quátrình tích luỹ của cải khác nhau Điều kiện của xã hội có giai cấp, có bóc lét nhthế đã hình thành, công xã thị téc bắt đầu đi vào chỗ tan rã và công xã nôngthôn bắt đầu nảy mầm

Tuy nhiên, giai cấp bóc lột đầu tiên xuất hiện không phải do năng suấtlao động cao của mét sè gia đình nào đó, cũng như những nhà giàu không phải

là những người làm nhiều ăn Ýt Vì trong điều kiện sức sản xuất thấp kém, việctrao đổi buôn bán chưa có thì sự chênh lệch về tài sản giữa các gia đình lấy sảnxuất của bản thân mình làm nguồn sống chỉ là tương đối Phải có phương thứctích luỹ của cải khác mới có thể trở thành giàu có được đó là phương thức tíchluỹ của cải bằng địa vị, uy quyền, tức phương thức phi kinh tế Cho nên giaicấp bóc lột đầu tiên là những tù trưởng, thủ lĩnh quân sự và bọn phụ trách việc

tế tự tôn giáo trong thị téc Lợi dụng địa vị và uy thế tinh thần của mình vàbằng nhiều cách, bọn này đã chiếm phần lớn tài sản của công xã dần dần trởthành tầng líp quý téc trong thị téc

Trang 6

Từ các cuộc chiến tranh và quá trình trao đổi sản phẩm giữa các bộ lạc

đã làm cho quá trình tích luỹ của cải, chế độ tư hữu và phân hóa giàu nghèođược đẩy mạnh Chiến tranh đã đem lại cho bộ lạc chiến thắng nhiều của cải và

tù binh, vì bóc lột thặng dư đã xuất hiện nên tù binh đã trở thành nô lệ Do việc

sử dụng nô lệ và chênh lệch về của cải đã dẫn tới tình trạng bất bình đẳng trongthị téc Về sau người nghèo đói, người mắc nợ trong công xã cũng biến thành

nô lệ Líp quý téc thị téc này ngày càng xa rời xã viên, chúng không còn là đạibiểu của quần chúng xã viên và cũng không chịu để quần chúng xã viên lùachọn, giám sát nữa Quyền lực của chúng dần dần thành cha truyền con nối, cácthành viên công xã dần phụ thuộc về kinh tế vào líp người quý téc Như vậytrong công xã có nhiều tập đoàn khác nhau, có quyền lợi khác nhau thậm chíđối lập nhau Trước kia mọi người cùng lao động bình đẳng thì mối liên hệ máu

mủ làm cho họ kết hợp với nhau một cách chặt chẽ, bây giê tuy còng trong mộtthị téc, cũng một dòng máu nhưng lại có kẻ giàu người nghèo, kẻ bị áp bức bóclột người bị áp bức bóc lột thì mối liên hệ máu mủ không còn có tác dụng quantrọng Người ta không cần thiết phải kết hợp với nhau trong quan hệ máu mủnữa mà tuỳ theo khu vực cư trú ở gần nhau người ta kết hợp với nhau thànhnhững đơn vị kinh tế và xã hội nho nhỏ, đó là công xã nông thôn Như vậy,công xã thị téc tan rã và công xã nông thôn ra đời

2 Khái niệm và đặc trưng của công xã nông thôn

2.1 Khái niệm công xã nông thôn

“Công xã nông thôn là tổ chức kinh tế- xã hội vào giai đoạn cuối của chế

độ công xã nguyên thủy Trong tổ chức này còn duy trì chế độ sở hữu tập thể

về ruộng đất, nhưng đã có tư hữu về tư liệu sinh hoạt và tài sản Trong công xã,các thành viên công xã gắn bó chặt chẽ với nhau bởi quan hệ kinh tế và địa lýkhu vực hơn là quan hệ huyết téc, sự phân chia giai cấp đã tồn tại

Công xã nông thôn là đơn vị kinh tế mang tính tự cấp, tự túc hoàn toàn,

có quyền tự quản về chính trị trong quan hệ với nhà nước và mang tính chất

Trang 7

khép kín về quan hệ xã hội với bên ngoài Những biến động ở ngoài Ýt tácđộng đến công xã Tàn dư của công xã nông thôn tồn tại dai dẳng, đặc biệt ởphương Đông như Ên Độ, công xã nông thôn xuất hiện từ thời cổ đại, tồn tạimãi đến thế kỉ XVIII- XIX”1

2.2 Đặc trưng của công xã nông thôn

2.2.1 Đặc trưng về mặt xã hội

Công xã nông thôn là sự kết hợp của các tiểu gia đình trong mét khu vựcnhất định Đây là chỗ khác của công xã nông thôn so với công xã thị téc Cácthành viên trong công xã nông thôn không phải đều có quan hệ huyết thống vớinhau, lấy khu vực chứ không phải mối liên hệ huyết thống làm cơ sở kết hợp

2.2.2 Đặc trưng về mặt kinh tế

Về mặt kinh tế có hai đặc trưng cơ bản:

"Thứ nhất là nhà cửa, công cụ, súc vật…đều thuộc sở hữu riêng của

những tiểu gia đình

Thứ hai là ruộng đất, tư liệu sản xuất chủ yếu thì vẫn thuộc sở hữu công

xã Những ruộng đất này sẽ chia cho các gia đình để cày cấy theo định kì Cácgia đình Êy chỉ có quyền sử dụng chứ không có quyền chiếm hữu Ngoài rarừng ró, đồng cỏ, bãi chăn nuôi, hồ ao… đều thuộc sở hữu của công xã"2

Như vậy, đặc trưng của công xã nông thôn về kinh tế là chế độ tư hữu đãhình thành và chiếm địa vị chủ yếu nhưng truyền thống của công xã thị téc vẫncòn có tác dụng nhất định khi chế độ công hữu vẫn còn tồn tại trong phạm vinhất định Về hình thức sở hữu , chiếm dụng nảy sinh trên cơ sở kết hợp giữakinh tế công nghiệp và nông nghiệp và đã cho ra đời chế độ cống nạp- một chế

(1)Sổ tay kiến thức lịch sử- phần lịch sử thế giới, Phan Ngọc Liên chủbiên, NXB Giáo dục, 2002, trang 106- 107

(2)Nguyễn Hồng Phong, Xã thôn Việt Nam, Hội Văn- Sử- Địa, 1959

Trang 8

độ bóc lột lao động thặng dư mà Nhà nước thu của thành viên công xã : "Trongnhững điều kiện của chế độ chuyên chế phương Đông và của tình trạng hìnhnhư ở đó không có quyền sở hữu về mặt pháp lý, thì trên thực tế, với tư cách là

cơ sở của chế độ chuyên chế đó, sở hữu bộ lạc hay sở hữu công xã vẫn tồn tại,

sở hữu này sinh ra phần lớn là nhờ sự kết hợp giữa kinh tế công nghiệp vànông nghiệp trong khuon khổ của công xã nhỏ, sự kết hợp đã khiến cho công

xã này trở nên hoàn toàn có thẻ tồn tại độc lập được và chứa đựng tất cả nhữngđiều kiện tái sản xuất và sản xuất mở rộng Một phần lao động thặng dư củacông xã thuộc về tập đoàn cao mà tập đoàn này rốt cuộc lại tồn tại dưới dạngmột người và lao động thặng dư Êy mang hình thức cống vật"1 quan hệ kinh tếnày đã có ảnh hưởng rất lớn đến sự chậm ra đời và khó phát triển của đô thị

Khi chế độ tư hữu phát triển, một phần ruộng đất biến thành sở hữu cánhân, số ruộng này ngày càng lớn lên thu hẹp ruộng đất của công xã lại Đếnmột mức độ nào đó khi chế độ tư hữu về ruộng đất phát triển sẽ dẫn đến sự tan

rã của công xã nông thôn

II CÔNG XÃ NÔNG THÔN PHƯƠNG ĐÔNG

1 Những đặc trưng cơ bản của công xã nông thôn phương Đông

1.1 Đặc trưng về kinh tế

Giống như dưới thời nguyên thuỷ sự kết hợp giữa chế độ công hữu vàchế độ tư hữu về tài sản là đặc điểm nổi bật của công xã nông thôn Tài sảncông hữu là ruộng đất cày cấy, ao hồ, rừng ró, công trình thuỷ lợi Tuy nhiêntrong xã hội có giai cấp, các thứ đó đều thuộc quyền sở hữu cao nhất của nhànước, công xã chỉ có quyền chiếm hữu tập thể mà thôi Tài sản tư hữu là tài sảnnhà cửa, vườn tược, gia súc và các thứ của cải khác ở trong nhà

(1)Văn Tạo, Phương thức sản xuất châu á- lý luận Mác- Lê nin và thựctiễn Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, 1996, trang 21

Trang 9

Trên cơ sở chiếm hữu chung về ruộng đất, nguồn nước hình thức sửdụng đất ở mỗi nơi một khác ở những vùng tương đối lạc hậu, tàn dư của công

xã nông thôn còn tồn tại đậm nét Thị téc vẫn là hạt nhân của công xã nôngthôn thì mọi người cùng lao động tập thể rồi phân chia sản phẩm ở những nơitương đối tiên tiến thì ruộng đất định kì giao cho các thành viên công xã để tựcày cấy, còn bãi cỏ, đất hoang, ao hồ vẫn là của chung mà mọi người trongcông xã đều có quyền sử dụng

Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế trong xã hội phong kiến ở các nướcphương Đông như Ả Rập, Trung Quốc, Ên Độ là quyền chiếm hữu của nhànước phong kiến về ruộng đất Ruộng đất là tư liệu sản xuất quan trọng trongcác nhà nước phong kiến Ở Việt Nam cũng vậy, dưới thời Trần đã chia thành 4loại đất là Quốc khố, ruộng đất công, ruộng thác đao, ruộng tư nhân nhưng vẫntồn tại quyền sở hữu tối cao của nhà nước Các cá nhân chỉ có quyền chiếm hữuchứ không có quyền sở hữu ruộng đất Bên cạnh đó, các xã thôn ở Việt Nam cómối liên hệ với nhau nhất định về kinh tế, mỗi thôn đều có những ruộng cônghoặc thuộc sở hữu chung Ở Ên Độ, chế độ sở hữu ruộng đất cũng thuộc về nhànước nhưng thực chất là thuộc sở hữu công xã, đây là đặc trưng điển hình củacông xã nông thôn Ên Độ Nhà nước có quyền thu địa tô bằng tiền hoặc hiệnvật Trong sách giáo khoa Chính trị kinh tế học của Viện hàn lâm khoa họcLiên Xô đã nhận định "Trong các nước theo chế độ chiếm hữu nô lệ ở phươngĐông thời cổ, hình thức sở hữu thôn xã và nhà nước về ruộng đất là hình thứcphổ biến Sự tồn tại của các hình thức chế độ sở hữu đó có liên quan đến chế độcanh tác dùa trên cơ sở thuỷ lợi Trên lưu vực sông ngòi ở phương Đông, côngtác thuỷ nông đòi hỏi rất nhiều sức lao động để đắp đê, khơi ngòi, xây hồ chứanước và tiêu thuỷ "1

(1)Theo Nguyễn Hồng Phong, Sdd, trang 20

Trang 10

Trong công xã nông thôn, tÝnh chất khép kín, tự cấp tự túc của nền kinh

tế là phổ biến và là đặc trưng quan trọng của công xã nông thôn phương Đôngđặc biệt là ở công xã nông thôn Ên Đé Trong công xã nông nghiệp và thủ côngnghiệp kết hợp với nhau rất chặt chẽ Tập thể công xã nuôi một số thợ thủcông như thợ méc, gốm, vàng bạc còn nghề dệt là một nghề thủ công giađình, hầu như nhà nào cũng tự túc được vải để may quần áo Mác nêu rõ: "nhândân Ên Độ, rải rác trên khắp lãnh thổ của đất nước, sống tập trung trong nhữngtrung tâm nhỏ bé nhờ vào mối liên hệ có tính chất gia trưởng giữa lao độngnông nghiệp và lao động thủ công nghiệp, cả hai tình hình đó, từ những thời kì

xa xưa nhất, đã đẻ ra một chế độ xã hội đặc biệt gọi là chế độ công xã nôngthôn, chế độ này đã đem lại cho mỗi đơn vị nhỏ bé đó cái tổ chức độc lập củanó"1

Như vậy, mọi nhu cầu về ăn mặc, đồ dùng gia đình hàng ngày, dụng cụsản xuất phần lớn đều do những người trong công xã tự sản xuất lấy, do đócông xã hoàn toàn đóng kín Sự trao đổi hàng hóa giữa công xã này với công xãkhác, giữa nông thôn với thành thị rất Ýt, có chăng chỉ là muối, sắt tức lànhững thứ không phải ở đâu cũng có và ai cũng có thể sản xuất được Chính vìđặc trưng này mà các công xã nông thôn không có nhu cầu trao đổi rộng rãi vớibên ngoài làm cho nền kinh tế hàng hoá không phát triển được Đây cũng làmột trong những lý do khiến công xã nông thôn tồn tại dai dẳng ở phươngĐông

Trang 11

(1) Văn Tạo, Sdd, trang 18,19

con đường khác nhau đó đã được Mác vạch rõ trong "Là giai đoạn cuối cùngcủa hình thái nguyên thuỷ của xã hội, công xã nông thôn cũng đồng thời là giaiđoạn quá độ sang hình thái thứ hai, tức là giai đoạn qúa độ từ xã hội xây dựngtrên chế độ công hữu chuyển sang xã hội xây dựng trên chế độ tư hữu Hìnhthái thứ hai cố nhiên bao gồm một loạt những xã hội dựng trên chế độ nô lệ vàchế độ nông nô

Nhưng nh thế có phải là nói rằng con đường lịch sử của công xã nôngthôn nhất đinh phải tiến tới kết quả Êy không? Tuyệt nhiên không Tính songtrùng cố hữu của công xã nông thôn đã tạo cho nó một khả năng phát triển theomét trong hai con dường như sau: hoăc yếu tố tư hữu của công xã thắng yếu tốcông hữu hoặc yếu tố công hữu thắng yếu tố tư hữu Tát cả những cái đó tuỳthuộc ở hoàn cảnh lịch sử mà công xã đã tồn tại."1

Như vậy, Mác đã phân biệt rõ ràng hai con đường phát triển của công xãnông thôn Con đường phát triển thứ nhất là yếu tố tư hữu thắng yếu tố cônghữu mà đưa xã hội từ hình thái nguyên thuỷ sang hình thái thứ hai tức hình thái

xã hội có giai cấp Công xã nông thôn ở Tây Âu và nhiều nơi khác đã phát triểntheo con đường thứ nhất này Con đường phát triển thứ hai là yếu tố công hữuvÉn lÊn át yếu tố tư hữu Chính công xã nông thôn Châu Á đã phát triển theocon đường thứ hai và yếu tố công hữu đã tồn tại lâu dài trong công xã nôngthôn Châu Á Nhưng không phải vì yếu tố công hữu tồn tại lâu dài và chiếm ưuthế mà những công xã nông thôn Châu Á không biến đổi, vẫn giữ nguyên trạngthái của cuối thời đại nguyên thuỷ Nếu nh thế thì không gọi là phát triển theomét con đường khác được Cho nên, công xã nông thôn Châu Á, mặc dầunhững yếu tố công hữu của nó vẫn chiếm ưu thế, nó vẫn đưa xã hội Châu Áchuyển từ hình thái nguyên thuỷ sang hình thái thứ hai, tức hình thái xã hội cógiai cấp

Trang 12

(1) Nguyễn Lương Bích, Sdd, trang 24,25)

Về chính trị: công xã nông thôn là một tổ chức có quyền tự trị khá cao.Tuy vậy, tồn tại trong xã hội có giai cấp, những công xã Êy là những đơn vị ápbức bóc lét của nhà nước và của giai cấp thống trị Mác đã viết "công xã nôngthôn là cơ sở vững chắc của chế độ chuyên chế phương Đông Những công xã

Êy đã hạn chế lý trí của con người trong khuôn khổ chật hẹp nhất, làm cho nótrở thành công cụ ngoan ngoãn của mê tín, trãi buộc bằng những xiềng xích nô

lệ của các quy tắc cổ truyền "

Khi tiến hành sản xuất nông nghiệp, các thành viên công xã cày cấyruộng đất công và phải nép thuế cho nhà nước, mức thuế thông thường là từ 1/6đến 1/2 thu hoạch Ngoài ra nông dân công xã còn phải làm các việc tạp dịch

nh đắp đê, làm đường, đào kênh

Thuế nông nghiệp thường nép bằng lương thực súc vật, gỗ hoặc các loạinguyên liệu Nh vậy, đời sống của nông dân công xã ngày càng nghèo khổ đivới những khoản thuế khoá, lao dịch nặng nề Tuy vậy, nhưng họ vẫn đượckhuyên là "không nên vui chơi, chỉ nên làm việc trên đồng ruộng"

Trong công xã nông thôn cũng có một số nô lệ, họ thuộc quyền sở hữucủa tập thể công xã và vị sử dụng làm những công việc bẩn thỉu, nặng nhọc.Trong số thợ thủ công do toàn công xã nuôi, có lẽ có một số là nô lệ

Ở Ên Đé Công xã nông thôn nh mét xã hội Ên Đé thu nhỏ với đủ cácđẳng cấp, những chức sắc trong công xã phần lớn thuộc về những người dẳngcấp trên, còn những người lao động chủ yéu thuộc đẳng cấp dưới Với sự phânchia đẳng cấp trong xã hội Ên Đé đã trở thành yếu tố duy trì sự tồn tại lâu dàicủa công xã nông thôn Ên Đé

Công xã nông thôn là đơn vị tự quản về chính trị mà "nhà nước khôngthò tay được qua ngưỡng cửa của công xã"

Ngày đăng: 23/04/2015, 11:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Các Mác "Bàn về xã hội tiền t bản", NXB Sự Thật, Hà Nội, 1976 7. Mác- Eng ghen toàn tập- tập 2, NXB Sự thật , 1981 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về xã hội tiền t bản
Nhà XB: NXB Sự Thật
1. Nguyễn Thừa Hỷ, Ên Độ qua các thời đại, NXB Giáo dục, Hà Nội 1978 Khác
2. Văn Tạo, Phương thức sản xuất Châu Á- lý luận Mác- lênin và thực tiễn Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1996 Khác
3. Nguyễn Hồng Phong, Xã thôn Việt Nam, NXB Văn- Sử- Địa, 1959 Khác
4. Nguyễn Hồng Phong, Về phương thức sản xuất Châu Á lý thuyết và thực tiễn, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 1, 1982 Khác
5. Phan Ngọc Liên chủ biên, sổ tay kiến thức lịch sử- phần lịch sử thế giới, NXB Giáo dục, 2002 Khác
8. Nguyễn Lương Bích, Phương thức sản xuất châu á là gì, Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 8, 1963 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w