Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 30 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
30
Dung lượng
106,97 KB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT TIỂU LUẬN Đề tài: THÂM NHẬP KẸO DỪA BẾN TRE VÀO THỊ TRƯỜNG PHÁP Giảng viên hướng dẫn: Nhóm sinh viên thực hiện: TS. PHẠM TỐ MAI Nhóm 08 Lớp K09402B Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 11 năm 2011 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: “Ai đứng như bóng dừa, tóc dài bay trong gió? Có phải người còn đó, là con gái ở Bến Tre”. Đã từ lâu rồi, cây dừa trở thành một hình ảnh rất đặc trưng của Bến Tre nói riêng và miền Tây Nam Bộ nói chung. Dừa không chỉ mang một giá trị văn hóa mà còn mang lại một giá trị kinh tế nhất định cho người dân nơi đây. Người ta có thể làm ra rất nhiều loại sản phẩm khác nhau từ dừa để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, trong số đó không thể không nhắc đến “Kẹo dừa”. Với hương vị thơm ngon, béo ngọt của mình, kẹo dừa đã đi vào tâm trí của rất nhiều khách du lịch sang Việt Nam và trở thành sản phẩm được xuất khẩu sang rất nhiều nước ở Châu Á. Tuy đã và đang phát triển không ngừng như vậy, nhưng chúng tôi cho rằng, kẹo dừa Bến Tre vẫn chưa thật sự phát triển hết tiềm năng của mình ở thị trường nước ngoài. Cụ thể các doanh nghiệp Việt Nam chỉ mới “tấn công” chủ yếu vào các nước ở vùng nhiệt đới châu Á nhưng giá trị đem lại còn là một con số khiêm tốn, ấy là chưa nói đến thị trường Âu – Mỹ, kẹo dừa chỉ chủ yếu được xuất khẩu cho người gốc Việt tại đó. Làm thế nào để khai thác nhiều hơn tiềm năng của “Kẹo dừa Bến Tre”, tìm một thị trường mới hay vẫn tiếp tục trung thành với thị trường Châu Á, những người bạn “thân và lâu đời” của sản phẩm này? Những trăn trở đó đã tạo tiền đề để chúng tôi bắt tay vào thực hiện đề tài. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài: - Chọn ra một thị trường và phân tích các đặc điểm của thị trường đó để đánh giá sự phù hợp của thị trường với mặt hàng kẹo dừa. - Từ những phân tích và nghiên cứu thị trường, đề xuất chiến lược để doanh nghiệp có thể thâm nhập hoặc mở rộng phạm vi xuất khẩu sản phẩm vào thị trường. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Những yếu tố được coi như là tiêu chí để đánh giá tiềm năng tiêu thụ của một thị trường nước ngoài (cụ thể là thị trường Pháp) như kinh tế, chính trị, địa lý, khí hậu, dân cư, ẩm thực, thị hiếu người tiêu dùng… trong mối tương quan với những đặc tính của sản phẩm là Kẹo dừa thương hiệu Bến Tre và những nguồn lực, năng lực của Công ty TNHH SXKD Đông Á. - Phạm vi nghiên cứu: Về mặt lý thuyết, nghiên cứu những tài liệu và số liệu để đánh giá chung về thị trường (số liệu được thu thập trong khoảng từ 2003 đến quý 1 năm 2011). Về mặt thực tiễn, là phân tích những khó khăn cũng như thuận lợi của thị trường, đưa ra kết luận đây có phải là thị trường tiềm năng hay không và đề ra chiến lược cho sản phẩm hoặc khắc phục những khó khăn mà sản phẩm đang và sẽ gặp phải khi thâm nhập vào thị trường. Nhóm 08 – Lớp K09402B| KINH DOANH QUỐC TẾ 3 4. Phương pháp nghiên cứu Tiểu luận sử dụng phương pháp mô tả, phân tích và đánh giá, đồng thời sử dụng phương pháp so sánh và biện chứng để có thể phân loại và lựa chọn đối tượng. Mặt khác, tiểu luận cũng đã kết hợp giữa kết quả thống kê từ khảo sát thực tế và vận dụng lý thuyết để có thể đi đến kết luận và hướng giải quyết vấn đề. Kết cấu của tiểu luận gồm bốn chương: Chương I: Giới thiệu về doanh nghiệp và sản phẩm. Chương II: Phân tích thị trường dự kiến thâm nhập (thị trường Pháp) Chương III: Phân tích SWOT Chương IV: Hướng chiến lược để xuất khẩu sản phẩm vào thị trường Pháp. Nhóm chân thành cảm ơn sự quan tâm, hỗ trợ thông tin và đóng góp ý kiến của các cô chú, anh chị tại Công ty cũng như các Cơ quan, Sở ban ngành có liên quan: Chị Anh Hoa – trưởng Bộ phận chăm sóc khách hàng của Công ty SXKD Đông Á; các cô chú đang làm việc tại Phòng Tổng hợp, Phòng Tổ chức – hành chính trực thuộc Cục Thống kê tỉnh Bến Tre; Trung tâm Xúc tiến thương mại, Phòng xuất – nhập khẩu thuộc Sở công thương tỉnh Bến Tre. Đặc biệt, nhóm cũng chân thành cảm ơn Tiến sĩ Phạm Tố Mai đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ chúng em hoàn thành tiểu luận này. Tuy nhiên, do hạn chế về khoảng cách và thời gian cũng như trình độ nghiên cứu và phân tích, tiểu luận chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót, nhóm rất mong nhận được sự đóng góp của Cô và các bạn. Chân thành cảm ơn! Nhóm 08 – Lớp K09402B| KINH DOANH QUỐC TẾ 4 Chương 1: Giới thiệu về doanh nghiệp và sản phẩm CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP VÀ SẢN PHẨM 1. Giới thiệu về doanh nghiệp: Tên Doanh nghiệp: Công ty TNHH sản xuất kinh doanh Tổng Hợp Đông Á. Trụ sở Chính: 379C, Nguyễn Văn Tư, P.7, Tp. Bến Tre, Tỉnh Bến Tre. Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất kinh doanh và xuất khẩu hàng hóa. Sản phẩm: kẹo dừa, kẹo chuối, bánh phồng sữa, hàng thủ công mỹ nghệ. Thị trường nội địa: hệ thống với hơn 200 đại lý. Thị trường xuất khẩu hiện tại: Campuchia, Lào, Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Úc. Được thành lập từ năm 1980, trải qua 30 năm hình thành và phát triển, đến nay Công ty đã và đang khẳng định được vị trí quan trọng trong ngành sản xuất kinh doanh Kẹo dừa mang thương hiệu BẾN TRE. Hơn 30 năm hoạt động, Công ty đã đạt được không ít các thành tựu đáng tự hào: • Top 100 Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Uy Tín 2007 của Bộ Công Thương. • Chứng nhận quyền sử dụng dấu hiệu Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao Phù Hợp Tiêu Chuẩn. • Giải Thưởng Bông Lúa Vàng Việt Nam 1998 về việc “Cải tiến trang thiết bị nâng cao chất lượng sản phẩm và giải quyết lao động địa phương”. • Hội đồng bình xét doanh nhân toàn quốc: Chứng nhận bà Phạm Thị Tỏ giám đốc công ty TNHH sản xuất kinh doanh tổng hợp Đông Á Đạt danh hiệu Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu. • UBND tỉnh tặng bằng khen: Thi đua đưa sản phẩm nhãn hiệu kẹo dừa Bến Tre đạt chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. 2. Giới thiệu về sản phẩm và sơ lược về thị trường dự kiến: 2.1. Giới thiệu về sản phẩm: KẸO DỪA BẾN TRE Như chúng ta đã biết, nhắc tới xuất khẩu Việt Nam không thể nào không nhắc đến dệt may, cà phê, cao su, hải sản,…Nhưng có lẽ ít ai biết đến một sản phẩm rất đỗi gần gũi, thân thuộc : “Bến Tre dừa ngọt sông dài/ Nơi chợ Mỏ Cày có kẹo nổi danh Kẹo Mỏ Cày 1 vừa thơm vừa béo/ Gái Mỏ Cày vừa khéo vừa ngoan”. 1Kẹo Mỏ Cày là tên của kẹo dừa mà người dân vẫn thường gọi trước đây, có lẽ vì kẹo dừa có nguồn gốc từ Huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre.Người đầu tiên làm ra kẹo là bà Nguyễn Thị Ngọc, sinh năm 1914, cư ngụ tại khu phố 1, thị trấn Mỏ Cày. (Tham khảo: http://vietbao.vn/Viec-lam/Ong-chu-tre-ghien-keo-dua/62225718/268/) Chương 1: Giới thiệu về doanh nghiệp và sản phẩm Đó chính là “Kẹo dừa Bến Tre”. Một câu hỏi đặt ra là: Tại sao không phải là một nơi nào khác mà lại là Bến Tre? Hay nói một cách khác, Kẹo dừa Bến Tre đặc biệt như thế nào? Trước hết, chúng ta phải biết rằng, nguyên liệu chính làm kẹo dừa bao gồm: nước cốt dừa, mạch nha và đường. Muốn làm kẹo ngon, khâu chọn nguyên liệu rất quan trọng. Thóc nếp dùng để nấu mạch nha phải là nếp tốt, hạt to chín đều. Thợ nấu mạch nha phải là thợ lành nghề điêu luyện. Đường nấu kẹo phải chọn loại đường mới, có màu vàng tươi. Quan trọng hơn cả là chọn loại dừa nào để lấy nước cốt, đó phải là loại dừa khô còn nước bên trong rất ít, cơm dừa phải dầy và có màu trắng, phải lựa trái “rám vàng” mới vừa hái xuống. Thứ hai, chúng ta phải công nhận rằng, để làm được tất cả những điều đó, phải nhờ phần lớn vào tài khéo léo và tấm lòng yêu nghề của người chế biến - “người xứ dừa”. Bởi lẽ đó, Bến Tre - xứ sở của Dừa - chính là nơi hội tụ tất cả những nét đặc trưng thuần túy mà tinh tế để tạo ra món kẹo vừa thơm vừa béo này và như một điều tất yếu, Bến Tre trở thành cội nguồn của món “Kẹo dừa” và “Kẹo dừa” từ lâu đã trở thành đặc sản của “quê hương Đồng Khởi”. Ngày nay, người Bến Tre đã cải tiến làm thêm nhiều loại kẹo dừa có kết hợp với các phụ liệu khác làm cho kẹo dừa Bến Tre ngày càng phong phú. Người ta đã cho thêm hương vị sầu riêng, đậu phộng và thậm chí cả ca cao vào kẹo. Đây được coi là hiện tượng “giao lưu và tiếp biến văn hóa” trong nghệ thuật ẩm thực rất sáng tạo, để đáp ứng sở thích của nhiều đối tượng khách hàng và có thể mở rộng thị trường. Du khách đến Bến Tre thường mua kẹo về làm quà cho gia đình, người thân, bè bạn. Có thể nói kẹo dừa khá gắn bó với cuộc hành trình khám phá văn hóa, ẩm thực, du lịch ở Bến Tre. 2.2. Sơ lược về thị trường dự kiến: Như đã nói ở phần trước, kẹo dừa Bến Tre, hiện nay, mới chỉ được phổ biến và có tiếng ở một số nước Châu Á, còn tại các nước Châu Mỹ và Châu Âu thì chủ yếu được người gốc Việt tại đó tiêu thụ, người bản địa chưa thật sự biết đến và ưa chuộng sản phẩm này. Vì sao vậy?Vì sao kẹo dừa được phần lớn người Châu Á ưu chuộng còn người Châu Âu và Châu Mỹ thì chưa?“Vì đây là loại kẹo được làm từ dừa - một loại trái cây nhiệt đới nên dĩ nhiên không hợp với người phương Tây” - Chúng tôi, ngay từ đầu với kiểu suy luận đó, đã loại bỏ thị trường này như một điều hiển nhiên.Tuy vậy, một thực tế đáng ngạc nhiên khi tình cờ chúng tôi hỏi một số bạn sinh viên và khách du lịch đến từ Mỹ và Pháp. Mặc dù phần lớn trong số họ không quen với các món ăn, thức uống vùng nhiệt đới, nhưng khi được mời dùng thử kẹo dừa thì họ cảm thấy rất ngon và thích thú, thậm chí họ còn quyết định mua vài hộp kẹo dừa để về làm quà. Họ nói rằng kẹo dừa có vị béo ngậy và ngọt thanh, rất hợp với khẩu vị của họ. Tuy rằng đây mới chỉ là ý kiến của một nhóm nhỏ và không điển hình, chưa thật sự nói lên được điều gì về nhu cầu của thị trường phương Tây và thị trường Mỹ, nhưng điều này thật sự đã gây hứng thú cho chúng tôi và cho chúng tôi một góc nhìn hoàn toàn mới cho câu hỏi Vì sao vậy? Vì kẹo dừa Bến Tre không phải là sản phẩm có đủ tiềm năng để phát triển ở những thị trường nước ôn đới? Hay do các doanh nghiệp Việt Nam chưa phát huy được tiềm năng của sản phẩm? Cuối cùng, chúng tôi quyết định Chương 1: Giới thiệu về doanh nghiệp và sản phẩm chọn thị trường Tây Âu hoặc Mỹ. Theo tìm hiểu, chúng tôi khi được biết, hiện nay, công ty Đông Á cũng đang xuất khẩu vào một số ít khu vực thuộc tiểu bang California của Mỹ, chủ yếu đáp ứng cho bà con Việt kiều tại đây. Vì vậy, chúng tôi chọn thị trường Mỹ để làm hướng nghiên cứu. Cũng nói rõ thêm rằng, mục tiêu của chúng tôi không dừng lại ở người Việt Nam đang sinh sống tại Mỹ mà chính là người bản địa gốc Mỹ. Theo đó, nhóm chúng tôi đã tiến hành một đợt khảo sát nhỏ, đối tượng là người nước ngoài đang du lịch hoặc làm việc trên địa bàn TP. HCM (khu vực Quận 1, Quận 3).Tuy nhiên, kết quả khảo sát 2 cho thấy thị trường Mỹ lại là một thị trường chưa tiềm năng so với một vài thị trường khác. Ngay sau đó, chúng tôi đã tiến hành phân tích một cách tổng quan và so sánh các thị trường ở một số tiêu chí để có thể chọn ra một thị trường cho đề tài nghiên cứu 3 .Qua đó chúng tôi đã chọn thị trường Pháp. Những đặc điểm của thị trường cũng như những thuận lợi và khó khăn mà doanh nghiệp có thể gặp phải khi xuất khẩu kẹo dừa được đề cập và phân tích cụ thể trong chương tiếp theo. 2Kết quả cuộc khảo sát được trình bày chi tiết trong “Báo cáo khảo sát đợt 1” (kèm số liệu cụ thể). 3Bài so sánh được trình bày trong “Phụ lục 2 - Phân tích, so sánh thị trường qua dữ liệu thứ cấp”. Chương 2: Phân tích thị trường Pháp CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG PHÁP 1 Yếu tố kinh tế: 2.3. Những đặc điểm chính về nền kinh tế Pháp Pháp là thành viên của G8 - nhóm các nước công nghiệp phát triển nhất thế giới.Kinh tế Pháp xếp hàng thứ 6 thế giới năm 2005 (sau Mỹ, Nhật Bản, Đức, Trung Hoa và Anh Quốc). • Hoạt động thương mại: phát triển mạnh vì Pháp là một trong những nước có nền kinh tế phát triển sớm nhất khu vực EU với tiềm lực kinh tế mạnh ngay từ buổi đầu mở cửa thương mại. Đặc biệt, ngay trong chính sách thương mại mở rộng của mình, Pháp đặt quan hệ ngoại giao, kinh tế rộng rãi với rất nhiều nước trên khắp thế giới. Theo Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), trong năm 2004, Pháp là nhà xuất khẩu hàng hóa đứng hàng thứ năm thế giới. Nước này cũng đứng thứ tư thế giới về nhập khẩu hàng hóa sản xuất (sau Hoa Kỳ, Đức, và Trung Quốc). • Hoạt động đầu tư: Năm 2003 Pháp là nước thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đứng hàng thứ hai trong số các nước OECD ở mức 47 tỷ dollar. Điều này có thể được giải thích vì thị trường Pháp là một thị trường mạnh, tài nguyên thiên nhiên dồi dào và nguồn nhân lực có kĩ thuật cao, các ngành công nghiệp và dịch vụ (nhất là dịch vụ trong hệ thống tài chính ngân hàng) rất phát triển, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài khá mở, những điều này làm cho Pháp trở thành một địa chỉ hấp dẫn để đầu tư hàng đầu thế giới. Cũng trong năm 2003, các công ty Pháp đã đầu tư 57.3 tỷ dollar ra ngoài đất nước khiến Pháp trở thành nhà đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn thứ hai khối OECD. Nguồn: OECD Factbook 2005 (trang 70, 71) • Hiệu năng sản xuất: Trong báo cáo OECD in Figures xuất bản năm 2005, OECD cũng ghi chú rằng Pháp dẫn đầu các nước G7 về hiệu năng sản xuất (theo GDP trên giờ làm việc). Quốc gia Anh Quốc Đức Pháp Hoa Kỳ Nhật Bản Hiệu năng sản xuất theo GDP/giờ làm việc 39.6 $ 42.1 $ 47.7 $ 46.3 $ 32.5 $ • Du lịch: Với hơn 75 triệu du khách nước ngoài năm 2003, Pháp được xếp hạng là điểm đến hàng đầu thế giới, trước Tây Ban Nha (52.5 triệu) và Hoa Kỳ (40.4 triệu). Khả năng thu hút du khách này nhờ có Chương 2: Phân tích thị trường Pháp các thành phố với nhiều di sản văn hoá (đứng đầu là Paris), các bãi biển và các khu nghỉ dưỡng ven biển, các khu trượt tuyết, các vùng nông thôn đẹp và yên bình thích hợp với du lịch xanh. • Quan hệ kinh tế - thương mại với Việt Nam: Pháp đã khẳng định tiếp tục đưa Việt Nam vào danh sách các nước ưu tiên xúc tiến thương mại, khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp Pháp làm ăn tại Việt Nam, đồng thời khẳng định sẵn sàng tham gia vào nhiều dự án, nhất là một số dự án lớn có ý nghĩa kinh tế xã hội. Đặc biệt là Pháp bày tỏ quyết tâm giúp Việt Nam xây dựng nhà máy điện nguyên tử và coi đây là một trong những trọng tâm trong hợp tác khoa học kỹ thuật với Việt Nam. 2.4. Những tác động thuận lợi và khó khăn đối với doanh nghiệp Đông Á: a) Thuận lợi: - Pháp là một trong những nước phát triển đứng đầu thế giới (thành viên G8), điều này sẽ giúp làm tăng uy tín và phát triển thương hiệu nếu doanh nghiệp được phép đưa sản phẩm vào thị trường này. - Mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Pháp ngày càng được mở rộng và phát triển, điều đó sẽ tạo điều kiện rất nhiều cho doanh nghiệp trong việc thâm nhập thị trường mà không gặp phải những rào cản thương mại quá khắt khe. - Khi tiến vào thị trường Pháp, doanh nghiệp sẽ được giao lưu học hỏi và tiếp cận những tiến bộ trong khoa học công nghệ; được thử sức trên một thị trường lớn, năng động, phát triển. b) Khó khăn: - Pháp có trình độ phát triển cao, bạn hàng của Pháp chủ yếu là các nước EU, Hoa Kỳ, vì vậy doanh nghiệp phải đối mặt với những yêu cầu và đòi hỏi rất cao của thị trường Pháp, nhất là đối với lĩnh vực thực phẩm. - Là thị trường khá mới nên chưa có kinh nghiệm kinh doanh, sẽ gặp phải rất nhiều trở ngại cho doanh nghiệp. 3. Yếu tố chính trị: Chương 2: Phân tích thị trường Pháp 3.1. Những đặc điểm chính về chính trị và chính sách đối ngoại của Pháp. Tổng Thống là lãnh đạo cao nhất và có quyền lực lớn, Thủ tướng đứng đầu Chính phủ, giữ quyền xây dựng luật trong phạm vi của mình và đảm bảo thi hành pháp luật. Quyền lập pháp thuộc về Nghị viện, gồm Quốc hội và Thượng viện. Trong ba mươi năm (từ những năm 1970 đến năm 2010), chính trị Pháp khá phức tạp bởi sự đối đầu chính trị giữa hai phe: cánh tả - tập trung quanh Đảng Xã hội chủ nghĩa Pháp và cánh hữu - tập trung quanh Đảng Tập hợp vì nền cộng hòa. Chính sách đối ngoại của Pháp được hình thành phần lớn với tư cách thành viên Liên minh Châu Âu. Ngoài ra, Pháp còn chủ động đẩy mạnh quan hệ, đối thoại với một số nước mới nổi như Trung Quốc, Singapore. Trong đó, quan hệ với Trung Quốc đặc biệt được coi trọng do vị trí địa - chiến lược quốc tế ngày càng quan trọng, tiềm năng kinh tế dồi dào. Pháp là thành viên của Văn phòng Cộng đồng Thái Bình Dương (SPC), Hiệp hội Ấn Độ Dương (COI), là thành viên liên kết của Hiệp hội Quốc gia Caribe (ACS) và là thành viên đứng đầu Tổ chức các nước sử dụng tiếng Pháp (OIF). 3.2. Tác động thuận lợi và khó khăn đối với doanh nghiệp: - Thuận lợi: Pháp có chính sách đối ngoại khá thân thiện, tạo thuận lợi tương đối cho việc phát triển chiến lược qua thị trường Pháp. - Khó khăn: Nền chính trị và hệ thống pháp lý khác hoàn toàn với Việt Nam sẽ khiến doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn để thích nghi. Cần tìm hiểu và nghiên cứu kĩ thể chế chính trị của Pháp trước khi bước chân vào kinh doanh tại thị trường này. 4. Yếu tố văn hóa: 4.1. Những đặc điểm chính về nền văn hóa Pháp, đặc biệt về ẩm thực: Pháp là một đất nước có nghệ thuật ẩm thực tinh tế và phong phú. Người Pháp rất sành ăn và xem trọng chuyện ăn uống. Ẩm thực Pháp nổi tiếng bởi rượu vang, pho mát và các món ăn như ốc sên hay gan ngỗng béo. Mỗi vùng đều có những nét độc đáo rất riêng. Miền Đông có bánh crêpe, rượu vang Saumur và rượu táo. Miền Bắc nổi tiếng với các thương hiệu champagne như Veuve Cliquot, [...]... đồng thời nghệ thuật làm kẹo của Pháp cũng nổi tiếng thế giới với loại kẹo nougat của Montélimar và rất nhiều loại kẹo nổi tiếng khác Thị trường Pháp là thị trường chưa có bất kì sản phẩm kẹo dừa của Việt Nam xuất khẩu sang Pháp Theo tìm hiểu thì cũng chưa có doanh nghiệp kẹo dừa nào của các nước khác xuất khẩu sang đây Chương 2: Phân tích thị trường Pháp a Thuận lợi: - Là thị trường mới hoàn toàn nên... mô thị trường: Thị trường Pháp với hơn 65 triệu dân và GDP Sức cạnh tranh: Thị trường Pháp là một thị trường rất lớn, lĩnh vực bánh trường bình quân đầu người là 33.300 USD Kim ngạch xuất khẩu liên tục kẹo vô cùng phong phú Để thâm nhập thị trường này cần rất nhiều thời tăng và theo số liệu từ Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, trong 8 tháng gian và tiền của để nghiên cứu, tìm hiểu về nhu cầu thị trường, ... lĩnh thị trường nội địa và thâm nhập sâu và rộng hơn vào thị trường nước ngoài, trong đó có thị trường Pháp Nhóm 08 – Lớp K09402B| KINH DOANH QUỐC TẾ 25 PHỤ LỤC 1 Biểu đồ: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp năm 2010 Nhóm 08 – Lớp K09402B| KINH DOANH QUỐC TẾ 26 PHỤ LỤC 2 PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH HAI THỊ TRƯỜNG MALAYSIA VÀ PHÁP (Thông qua dữ liệu thứ cấp) 1 So sánh một số yếu tố giữa hai thị trường. .. thị trường Pháp chưa phải là một thị trường thích hợp để công ty có thể xuất khẩu kẹo dừa. Kết luận này chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân chủ quan, cụ thể là do quy mô, nguồn lực và năng lực của công ty còn nhỏ và yếu kém so với những đòi hỏi và yêu cầu của thị trường, chứ không phải do tiềm năng và tính khả thi của sản phẩm kẹo dừa tại thị trường Pháp bằng 0, hay nói một cách khác, Pháp vẫn là một thị. .. về vị ngon của kẹo dừa đến 90,5% người được khảo sát cũng cho thấy phần nào sự yêu thích của người tiêu dùng Pháp đối với kẹo dừa) Sản phẩm: Kẹo dừa khi gặp lạnh sẽ cứng lại và mất đi độ ngon vốn có Do đó độ cứng của kẹo là một khuyết điểm lớn khi xuất khẩu sang thị trường có nền khí hậu ôn đới như Pháp Tuy kẹo dừa mang hương vị trái cây miền nhiệt đới mang tới sự mới lạ với du khách Pháp, nhưng về... thấp và trung bình tại Pháp 9 Chiến lược xâm nhập và phát triển ở thị trường Pháp Chiến lược xâm nhập và phát triển ở thị trường Pháp cần một thời gian dài và đòi hỏi nhiều bước, nhiều khâu phải thực hiện một cách kỹ lưỡng, như: o Phân khúc thị trường: Vì sự rộng lớn và đa dạng về địa lý, khí hậu cũng như văn hóa vùng miền của Pháp mà công ty cần đầu tư nghiên cứu, phân khúc thị trường theo những tiêu... đợi, do đó chưa cung cấp được một cái nhìn cụ thể, rõ ràng và chính xác để có thể đánh giá, nhận định được thị trường một cách toàn diện và hoàn hảo, cũng như đưa ra chiến lược cho việc xuất khẩu kẹo dừa vào thị trường này Để có thể nắm bắt cơ hội và thật sự đưa được sản phẩm kẹo dừa vào thị trường Pháp, công ty cần có những bước nghiên cứu sâu sát hơn, cụ thể hơn với quy mô lớn hơn Song song với đó,... phẩm kẹo dừa vẫn chưa có mặt tại thị trường Pháp nên sẽ không có đối thủ cạnh tranh trực khẩu vị của người tiêu dùng, yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật, bạn hàng truyền tiếp đối với mặt hàng kẹo dừa trong thời gian đầu, do đó doanh nghiệp thống (so với Trung Quốc), cơ hội thâm nhập (so với Ấn Độ), thời tiết, sẽ tận dụng được lợi thế của người tiên phong để chiếm lĩnh thị trường cạnh tranh, cầu thị trường. .. tính Trung Quốc và Ấn Độ đã hơn Liên kết thị trường: Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tại Pháp, Đại 2 tỷ dân, gấp hàng chục lần so với thị trường Pháp) , chi phí vận chuyển sứ quán Việt Nam tại Pháp và bà con Việt kiều tại Pháp sẽ là cầu nối cũng lớn hơn Ngoài ra, những năm gần đây ASEAN - Ấn, Trung, cụ thể quan trọng giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm vào thị trường Pháp là Việt Nam - Ấn Độ đang thúc đẩy... kể Pháp là một đất nước có nghệ thuật ẩm thực tinh tế và vô cùng phong phú, sản phẩm bánh kẹo lại hết sức dồi dào và mới lạ Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm: Người Pháp rất sành ăn và xem trọng chuyện ăn uống Thị trường Pháp nói riêng và thị trường EU nói chung nổi tiếng là thị trường "khó tính" bởi các tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn mà nhất là trong lĩnh vực thực phẩm, ăn uống Thị Quy mô thị . nhà máy điện nguyên tử và coi đây là một trong những trọng tâm trong hợp tác khoa học kỹ thuật với Việt Nam. 2. 4. Những tác động thuận lợi và khó khăn đối với doanh nghiệp Đông Á: a) Thuận lợi: -. sử dụng tiếng Pháp (OIF). 3 .2. Tác động thuận lợi và khó khăn đối với doanh nghiệp: - Thuận lợi: Pháp có chính sách đối ngoại khá thân thiện, tạo thuận lợi tương đối cho việc phát triển chiến. số loại kẹo khác nữa. 4 .2. Tác động thuận lợi và khó khăn đến doanh nghiệp: a Thuận lợi: - Vì phần lớn người Pháp ưa ngọt. Tương đồng với khẩu vị của sản phẩm. Đây là một thuận lợi rất lớn trong