Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 21 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
21
Dung lượng
441 KB
Nội dung
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN HOÁ LỚP 9 THCS Học kì 2 PHẦN A: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Chương 4. Hiđrocacbon – Nhiên liệu Câu 1. Mức độ chuẩn: nhận biết Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: Hợp chất hữu cơ có số nguyên tử hiđro bằng hai lần số nguyên tử cacbon và làm mất màu dung dịch brom. Hợp chất đó là A. metan B. etilen C. axetilen D. benzen Câu 2. Mức độ chuẩn: nhận biết Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: Hợp chất hữu cơ có số nguyên tử hiđro bằng số nguyên tử cacbon, tham gia phản ứng cộng và tham gia phản ứng thế nhưng không làm mất màu dung dịch brom. Hợp chất đó là A. metan B. axetilen C. etilen D. benzen Câu 3. Mức độ chuẩn: vận dụng Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: Hợp chất hữu cơ là chất khí ít tan trong nước, làm mất màu dung dịch brom, đốt cháy hoàn toàn 1 mol khí này sinh ra khí cacbonic và 1 mol hơi nước. Hợp chất đó là A. metan. B. etilen. C. axetilen. D. benzen. Câu 4. Mức độ chuẩn: nhận biết Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: Hợp chất hữu cơ là chất khí ít tan trong nước, tham gia phản ứng thế, không tham gia phản ứng cộng. Hợp chất đó là A. metan. B. etilen. C. axetilen. D. benzen. Câu 5. Mức độ chuẩn: thông hiểu Dạng câu hỏi: TN tự luận Nội dung: Có các chất : Metan, etilen, axetilen, benzen. Chất nào có phản ứng cộng brom ? Tại sao ? Viết các phương trình hoá học của phản ứng để minh họa. Câu 6. Mức độ chuẩn: thông hiểu Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: Trong nhóm các hiđrocacbon sau, nhóm hiđrocacbon nào có phản ứng đặc trưng là phản ứng cộng ? A. C 2 H 4 , CH 4 ; B. C 2 H 4 , C 6 H 6 . C. C 2 H 4 , C 2 H 2 ; D. C 2 H 2 , C 6 H 6 Câu 7. Mức độ chuẩn: vận dụng Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: Khí C 2 H 2 lẫn khí CO 2 , SO 2 , hơi nước. Để thu được khí C 2 H 2 tinh khiết cần dẫn hỗn hợp khí qua : A. Dung dịch nước brom dư. B. Dung dịch kiềm dư. C. Dung dịch NaOH dư rồi qua dd H 2 SO 4 đặc. D. Dung dịch nước brom dư rồi qua dd H 2 SO 4 đặc. Câu 8. Mức độ chuẩn: nhận biết Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: Chất hữu cơ khi cháy tạo sản phẩm CO 2 và H 2 O với tỉ lệ số mol là 1 : 1 và làm mất màu dung dịch nước brom. Chất hữu cơ là : A. CH 4 B. C 2 H 4 C. C 2 H 2 D. C 6 H 6 Câu 9. Mức độ chuẩn: vận dụng Dạng câu hỏi: TN tự luận Nội dung: Bằng phương pháp hoá học nhận biết 3 khí : CO 2 , CH 4 , C 2 H 4 . Viết các phương trình hoá học. Câu 10. Mức độ chuẩn: thông hiểu Dạng câu hỏi: TN tự luận Nội dung: Hoàn thành các phương trình hoá học sau : C 6 H 6 + ? ? → C 6 H 5 Cl + ? C 2 H 4 + Br 2 → ? C 2 H 4 + ? ? → C 2 H 5 OH Câu 11. Mức độ chuẩn: nhận biết Dạng câu hỏi: TNKQ loại điền khuyết Nội dung: Có những từ, cụm từ sau : hoá trị 4, theo đúng hoá trị, liên kết trực tiếp, liên kết xác định, oxi, hiđro, cacbon, Hãy chọn từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau : a) Trong các hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau (1) của chúng. b) Những nguyên tử (2) trong phân tử hợp chất hữu cơ có thể (3) với nhau tạo thành mạch cacbon. c) Mỗi hợp chất hưũ cơ có một trật tự (4) giữa các nguyên tử trong phân tử. Câu 12. Mức độ chuẩn: nhận biết Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: Một hợp chất hữu cơ là chất khí ít tan trong nước, cháy toả nhiều nhiệt, tạo thành khí cacbonic và hơi nước, chỉ tham gia phản ứng thế clo, không tham gia phản ứng cộng clo. Hợp chất đó là: A. CH 4 B. C 2 H 2 C. C 2 H 4 D. C 6 H 6 Câu 13. Mức độ chuẩn: vận dụng Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: Một hợp chất hữu cơ là chất khí ít tan trong nước, hợp chất tham gia phản ứng cộng brom, đốt cháy hoàn toàn một thể tích khí này cần 3 thể tích oxi sinh ra 2 thể tích hơi nước và khí cacbonic. Hợp chất đó là A. CH 4 B. C 2 H 2 C. C 2 H 4 D. C 6 H 6 Câu 14. Mức độ chuẩn: thông hiểu Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: Một hợp chất hữu cơ là chất khí rất ít tan trong nước, tham gia phản ứng cộng brom, cháy toả nhiều nhiệt, tạo thành khí cacbonic và hơi nước, là nguyên liệu để điều chế nhựa hoặc ancol etylic chỉ bằng 1 phản ứng. Hợp chất đó là A. CH 4 . B. C 2 H 2 . C. C 2 H 4 . D. C 6 H 6 . Câu 15. Mức độ chuẩn: biết Dạng câu hỏi: TN tự luận Nội dung: Etilen và axetilen đều có liên kết bội trong phân tử. Chúng đều tham gia phản ứng cháy và cộng brom. Viết phương trình hoá học để minh hoạ. Câu 16. Mức độ chuẩn: vận dụng Dạng câu hỏi: TN tự luận Nội dung: Bằng phương pháp hóa học, làm thế nào phân biệt được các khí : cacbonic, metan, etilen ? Viết các phương trình hoá học của phản ứng (nếu có) để giải thích. Câu 17. Mức độ chuẩn: vận dụng Dạng câu hỏi: TN tự luận Nội dung: Cho 2,8 lít hỗn hợp metan và etilen (đktc) lội qua dung dịch brom dư/vừa đủ, người ta thu được 4,7 gam đibrometan. 1. Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra. 2. Tính thành phần phần trăm của hỗn hợp theo thể tích. (Br = 80 ; C = 12 ; H = 1) Câu 18. Mức độ chuẩn: nhận biết Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: Cho các chất: Metan, axetilen, etilen, benzen, polietilen. Trong phân tử chỉ có liên kết đơn là các chất A. metan, axetilen. B. benzen, polietilen. C. metan, polietilen. D. axetilen, etilen. Câu 19. Mức độ chuẩn: nhận biết Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: Cho các chất: Metan, axetilen, etilen, benzen, polietilen. Trong phân tử có liên kết đôi là các chất A. benzen, etilen. B. etilen, metan C. axetilen, polietilen. D. metan, axetilen Câu 20. Mức độ chuẩn: thông hiểu Dạng câu hỏi: TNKQ loại điền khuyết Nội dung: Điền vào chỗ trống công thức hoá học và điều kiện thích hợp. 1. CH 2 = CH 2 + ? ? → C 2 H 5 OH 2. ? + Cl 2 ? → CH 3 Cl + ? 3. C 6 H 6 + ? ? → C 6 H 5 Br + ? Câu 21. Mức độ chuẩn: thông hiểu Dạng câu hỏi: TN tự luận Nội dung: Viết phương trình hoá học biểu diễn phản ứng cháy của metan, etilen, axetilen với oxi. Nhận xét tỉ lệ số mol CO 2 và số mol H 2 O sinh ra sau phản ứng ở mỗi PTHH. Hiện tượng gì xảy ra khi sục khí C 2 H 4 qua dd Br 2 . Viết PTHH. Câu 22. Mức độ chuẩn: vận dụng Dạng câu hỏi: TN tự luận Nội dung: Đốt cháy hoàn toàn 1 hiđrocacbon, sau phản ứng thu được 6,72 lít CO 2 và 5,4 g H 2 O. Tỉ khối hơi của hiđrocacbon so với oxi bằng 1,3125. Xác định công thức phân tử của hiđrocacbon. Chương 5. Dẫn xuất của hiđrocacbon - Polime Câu 23. Mức độ chuẩn: nhận biết Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: Hợp chất hữu cơ X tạo bởi C, H và O có một số tính chất : là chất lỏng, không màu, tan vô hạn trong nước, tác dụng với natri giải phóng khí hiđro, tham gia phản ứng tạo sản phẩm este, nhưng không tác dụng với dung dịch NaOH. X là : A. CH 3 –O–CH 3 ; B. C 2 H 5 –OH ; C. CH 3 -COOH ; D. CH 3 COO– C 2 H 5 Câu 24. Mức độ chuẩn: nhận biết Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: Hợp chất hữu cơ Y làm cho quỳ tím chuyển sang màu đỏ, tác dụng được với một số kim loại, oxit bazơ, bazơ, muối cacbonat, Y có chứa nhóm : A. −CH=O B. −OH C. −COOH D. −CH 3 Câu 25. Bỏ Mức độ chuẩn: nhận biết Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: Nước và axit axetic dễ trộn lẫn để tạo dung dịch. 80 ml axit axetic và 50 ml nước được trộn lẫn. Phát biểu nào dưới đây là đúng ? Diễn đạt A. Nước là dung môi. B. Axit axetic là chất tan. C. Dung môi là rượu. D. Cả hai là dung môi vì đều là chất lỏng. Câu 26. Mức độ chuẩn: nhận biết Dạng câu hỏi: TNKQ loại đúng, sai Nội dung: Có các chất sau : C 2 H 5 OH, CH 3 –COOH, NaOH, NaCl, Na, Cu. Những cặp chất tác dụng được với nhau : a) C 2 H 5 OH + CH 3 –COOH có xúc tác H 2 SO 4 đặc, t o b) C 2 H 5 OH + NaOH c) C 2 H 5 OH + NaCl d) C 2 H 5 OH + Na e) CH 3 COOH + NaOH f) CH 3 COOH + NaCl g) CH 3 COOH + Na h) CH 3 COOH + Cu Câu 27. Mức độ chuẩn: nhận biết Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: Hợp chất hữu cơ vừa tác dụng với Na, vừa tác dụng với dung dịch NaOH. có công thức là A. C 2 H 6 O. B. C 6 H 6 . C. C 2 H 4 . D. C 2 H 4 O 2 . Câu 28. Mức độ chuẩn: thông hiểu Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: Để nhận ra 3 lọ đựng các dung dịch không màu : CH 3 COOH, C 6 H 12 O 6 (glucozơ); C 2 H 5 OH bị mất nhãn bằng phương pháp hoá học có thể dùng A. giấy quỳ tím. B. dung dịch Ag 2 O/NH 3 . C. giấy quỳ tím và Na. D. giấy quỳ tím và dung dịch Ag 2 O/NH 3 . Câu 29. Mức độ chuẩn: nhận biết Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: Cho các chất : metan, etilen, axetilen, benzen, ancol etylic, axit axetic, etan. Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ có liên kết đơn là A. metan, etilen, axetilen. B. ancol etylic, metan, etan. C. benzen, ancol etylic, axit axetic. D. etan, etilen, axit axetic. Câu 30. Mức độ chuẩn: nhận biết Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: Cho các chất : metan, etilen, axetilen, benzen, ancol etylic, axit axetic, etan. Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ có 1 liên kết đôi là A. axit axetic, etilen. B. benzen, axetilen. C. ancol etylic, etan. D. metan, etilen. Câu 31. Mức độ chuẩn: thông hiểu Dạng câu hỏi: TN tự luận Nội dung: Thực hiện dãy chuyển hoá sau bằng các phương trình hoá học, ghi rõ điều kiện phản ứng : C 2 H 4 (1) → C 2 H 5 OH (2) → CH 3 COOH (3) → CH 3 COOC 2 H 5 (4) → CH 3 COONa Câu 32. Mức độ chuẩn: nhận biết Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: Một hợp chất hữu cơ có thành phần gồm các nguyên tố C, H và O có một số tính chất : – Là chất lỏng, không màu, tan vô hạn trong nước ; – Hợp chất tác dụng với natri giải phóng khí hiđro ; – Hợp chất tham gia phản ứng tạo sản phẩm este ; – Hợp chất không làm cho đá vôi sủi bọt. Hợp chất đó là : A. CH 3 –O–CH 3 ; B. C 2 H 5 –OH ; C. CH 3 –COOH ; D. CH 3 –COO– C 2 H 5 Câu 33. Mức độ chuẩn: biết Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: Hợp chất X là chất rắn, tan nhiều trong nước, có phản ứng tráng gương. X có công thức là A. C 12 H 22 O 11 (saccarozơ); B. CaCO 3 (đá vôi); C. (C 17 H 35 COO) 3 C 3 H 5 (chất béo); D. C 6 H 12 O 6 (glucozơ) Câu 34. Mức độ chuẩn: thông hiểu Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: Trong các chất sau : Mg, Cu, MgO, KOH, Na 2 SO 4 , Na 2 SO 3 . Dung dịch axit axetic tác dụng được với : A. Cu, MgO, Na 2 SO 4 , Na 2 SO 3 . B. MgO, KOH, Na 2 SO 4 , Na 2 SO 3 . C. Mg, Cu, MgO, KOH. D. Mg, MgO, KOH, Na 2 SO 3 . Câu 35. Mức độ chuẩn: vận dụng Dạng câu hỏi: TN tự luận Nội dung: Từ chất ban đầu là etilen có thể điều chế ra etyl axetat. Viết các phương trình hoá học để minh hoạ. Các điều kiện cần thiết cho phản ứng xảy ra có đủ. Câu 36. Mức độ chuẩn: vận dụng Dạng câu hỏi: TN tự luận Nội dung: Bằng phương pháp hóa học, làm thế nào phân biệt được các dung dịch : ancol etylic, axit axetic, glucozơ ? Viết các phương trình hoá học của phản ứng (nếu có) để giải thích Câu 37. Mức độ chuẩn: vận dụng Dạng câu hỏi: TN tự luận Nội dung: Từ tinh bột người ta sản xuất ancol etylic theo sơ đồ sau : Tinh bột (1) → glucozơ (2) → ancol etylic 1. Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra. 2. Tính khối lượng ngũ cốc chứa 81% tinh bột cho lên men để thu được 460 kg ancol etylic. (cho O = 16 ; C = 12 ; H = 1). Câu 38. Mức độ chuẩn: vận dụng Dạng câu hỏi: TN tự luận Nội dung: Từ tinh bột người ta sản xuất axit axetic theo sơ đồ sau : Tinh bột (1) → glucozơ (2) → ancol etylic (3) → axit axetic 1. Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra. 2. Tính khối lượng axit axetic thu được khi cho lên men 1 tấn ngũ cốc chứa 81% tinh bột. (cho O = 16 ; C = 12 ; H = 1). Câu 39. Mức độ chuẩn: nhận biết Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: Cho các chất: ancol etylic, axit axetic, glucozơ, chất béo, saccarozơ, xenlulozơ. Dãy gồm các chất đều tan trong nước là A. ancol etylic, glucozơ, chất béo, xenlulozơ. B. ancol etylic, axit axetic, glucozơ. C. glucozơ, chất béo, saccarozơ. D. axit axetic, saccarozơ, xenlulozơ. Câu 40. Mức độ chuẩn: nhận biết Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: Cho các chất: ancol etylic, axit axetic, glucozơ, chất béo, saccarozơ, xenlulozơ. Dãy gồm các chất đều có phản ứng thuỷ phân là A. saccarozơ, chất béo, xenlulozơ. B. chất béo, axit axetic, saccarozơ. C. saccarozơ, xenlulozơ, ancol etylic. D. axit axetic, chất béo, xenlulozơ. Câu 41. Mức độ chuẩn: nhận biết Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: Cho các chất: ancol etylic, axit axetic, glucozơ, chất béo, saccarozơ, xenlulozơ. Nhóm các chất có chung công thức tổng quát là A. ancol etylic, axit axetic. B. Chất béo, xenlulozơ. C. Saccarozơ, glucozơ. D. Axit axetic, glucozơ. Câu 42. Mức độ chuẩn: nhận biết Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: