1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài nhóm Rừng Ngập Mặn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

14 4,3K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 647,5 KB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ:Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSCL với diện tích tự nhiên 39,734 km2 là vùng đất ngập nước điển hình của Tổ quốc, từ lâu đã hình thành và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên rất đ

Trang 1

MỤC LỤC

Trang I ĐẶT VẤN ĐỀ 2

1 Mục đích nghiên cứu: 3

2.Đối tượng nghiên cứu 3

3 Phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3-4 II NỘI DUNG 4-11 1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 4-5 2 Nội dung 5

2.1 Vai trò của rừng ngập mặn 6

2.1.1 Vai trò cung cấp chất dinh dưỡng 6

2.1.2 Vai trò rừng ngập mặn với nuôi thủy sản ven biển……6

2.1.3 Vai trò rừng ngập mặn với cuộc sống của con người….7-8

2.2 Thực trạng rừng ngập mặn ở ĐB SCL 8-10 2.3 Định hướng và giải pháp 10-11 III KẾT LUẬN 11-12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1 Chi cục Bảo vệ môi trường khu vực Tây Nam Bộ

2 Đoàn Đình Tam, Đinh Thanh Giang Trung tâm NC Sinh thái và Môi trường rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

3 Báo điện tử bộ Tài nguyên & môi trường.

4 Các tạp chí kinh tế môi trường

Trang 2

I ĐẶT VẤN ĐỀ:

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với diện tích tự nhiên 39,734 km2 là vùng đất ngập nước điển hình của Tổ quốc, từ lâu đã hình thành và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên rất độc đáo gồm rừng Tràm U Minh, rừng ngập mặn ven biển, hệ sinh thái nông nghiệp và các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia với tính đa dạng sinh học vô cùng phong phú và cảnh quan hấp dẫn khách du lịch sinh thái Đặc biệt, hệ sinh thái rừng ngập mặn chiếm

cứ ở các vùng ven biển với sự chi phối xâm nhập mặn theo thủy triều của biển ở các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre…

Trang 3

Bản đồ khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Rừng ngập mặn có vai trò vô cùng to lớn đối với môi trường và cộng đồng dân cư vùng ven biển Việc trồng và quản lý rừng ngập mặn giúp phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế đóng vai trò quan trọng đối với các vùng ven biển Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng Ngoài các vấn đề về kỹ thuật, tài chính thì nhận thức và quan niệm của người dân về tài nguyên rừng ngập mặn và thể chế, chính sách cũng như các qui định, luật lệ của địa phương trong việc quản lý và sử dụng đóng một vai trò vô cùng quan trọng, làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách và giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng ngập mặn một cách hiệu quả nhất

về kinh tế, xã hội và môi trường

1 Mục đích nghiên cứu:

Mục tiêu của chuyên đề là dành sự quan tâm đến vấn đề bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng và Việt Nam nói chung, truyền tải cho mọi người những thông tin về HST rừng ngập mặn, đồng thời giúp cho cộng đồng nhận thức rõ hơn về vai trò của rừng ngập mặn đối với cuộc sống và sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, từ

đó đưa ra các giảp pháp để bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn ở Việt Nam

2 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là đi sâu vào tìm hiểu, phân tích đánh giá vai trò của các khu rừng ngập mặn ở Đồng Bằng Song Cửu Long, các hệ sinh thái ngập mặn và mối quan hệ giữa chúng với cộng đồng dân cư địa phương, với sinh kế của người dân và ảnh hưởng của chúng tới môi trường tự nhiên ra sao

3 Phạm vi nghiên cứu:

Bài chuyên đề tập trung nghiên cứu tại địa bàn khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long

Trang 4

4 Phương pháp nghiên cứu:

- Sử dụng phương pháp PRA để điều tra, phỏng vấn và thu thập các số liệu

- Sử dụng các câu hỏi thông qua các phiếu phỏng vấn với các đáp án mở để phỏng vấn các hộ

dân địa phương với các ngành nghề khác nhau về quan điểm và nhận thức của người dân về rừng ngập

mặn

- Phỏng vấn sâu, linh hoạt đối với các cán bộ địa phương, các hộ gia đình làm nông nghiệp, diêm

nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản, để tìm hiểu về qui định, thể chế cũng như công tác quản lý

tài nguyên

1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:

Đồng bằng sông Cửu Long hiện có khoảng 347.500 ha rừng các loại, trong đó rừng tự nhiên là 53.700 ha, rừng trồng là 294.500 ha Như vậy, diện tích rừng che phủ trong toàn vùng đạt chưa đến 10 phần trăm diện tích đất tự nhiên

Trong đó, tổng diện tích rừng ngập mặn chưa đến 100.000 ha, tập trung ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Kiên Giang, Long An Vùng rừng ngập mặn này luôn luôn chịu sự chi phối của thủy triều biển với hệ thực vật rừng phổ biến là các loài mắm trắng, đước, bần trắng, bần chua, vẹt tách, dà quánh, dà vôi, giá, cóc vàng, dừa nước

Trang 5

Theo số liệu của ngành lâm nghiệp, vùng Đồng bằng Cửu Long có thấy tính đa dạng sinh học cao với 98 loài cây rừng ngập mặn; ngoài ra ở các

hệ sinh thái đất ngập nước có đến 36 loài thú, 182 loài chim, 34 loài bò sát

và 6 loài lưỡng cư; vùng biển và ven biển có đến 260 loài cá và thủy sản

Ngoài ra, khu vực này còn có 10 khu đất thuộc vùng bảo tồn đất ngập nước đã được thành lập và đầu tư phát triển là Hà Tiên, Vườn quốc gia Tràm Chim, khu dự trữ thiên nhiên U Minh Thượng, Vườn quốc gia Đất Mũi, Rừng đặc dụng Vồ Dơi, Bãi bồi Cà Mau, Tính Dơi, Trà Sư, Láng Sen và Lung Ngọc Hoàng Đặc biệt ở đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đã được đầu

tư dự án trình diễn Bảo tồn rạn san hô và thảm cỏ biển trong hợp phần của

Dự án ngăn chặn suy thoái biển Đông và vịnh Thái Lan do Ngân hàng Thế giới tài trợ

2 NỘI DUNG CHÍNH:

2.1 Vai trò của rừng ngập mặn:

- Rừng ngập mặn (RNM) là một trong những hệ sinh thái (HST) tự nhiên có năng suất sinh học cao nhất Vai trò quan trọng của RNM trong việc đóng góp vào năng suất vùng cửa sông ven biển đã được biết đến từ những năm 1960

Trang 6

- RNM cung cấp một lượng lớn sinh khối cơ bản duy trì sự tồn tại của HST cả về ý nghĩa môi trường và kinh tế (Phan Nguyên Hồng et al., 1999) RNM có vai trò bảo vệ bờ biển, chống lại xói mòn, chống lại gió bão,

- RNM còn là nơi cung cấp thức ăn và là nơi cư trú của nhiều loài thủy sản quan trọng có giá trị thương mại cao

2.1.1 Vai trò cung cấp chất dinh dưỡng của rừng ngập mặn:

- Hệ sinh thái RNM là sản phẩm đặc trưng vùng ven biển nhiệt đới, với nhiều loài cây rừng đa dạng, sống ở vùng triều ưa độ muối thấp Đây là môi trường thích hợp cho nhiều loài động thực vật vùng triều, đặc biệt là các loài thủy sản, chúng tạo nên HST độc đáo và giàu có về mặt năng suất sinh học so với các HST tự nhiên khác

- RNM cung cấp mùn bã hữu cơ khoảng 10,6 tấn/ha/năm, lượng chất hữu cơ này đã tạo nên thức ăn chủ yếu cho các nhóm tiêu thụ như cua, tôm, các loài nhuyễn thể 2 vỏ, giun nhiều tơ và các loài cá ăn mùn bã hữu cơ (Bộ thủy sản, 1996)

- Xác cây ngập mặn khi bị phân hủy trở nên giàu chất dinh dưỡng, chúng được nước triều mang ra các vùng cửa sông ven biển làm phong phú thêm nguồn thức ăn cho các sinh vật ở hệ sinh thái kế cận (Lê Huy Bá, 2000)

- Sự phân hủy vật rụng của cây ngập mặn cũng cung cấp lượng carbon

và nitơ đáng kể cho đất rừng

2.1.2 Vai trò của rừng ngập mặn đối với nuôi thủy sản ven biển:

RNM không tồn tại độc lập mà liên hệ mật thiết với các HST liên đới trong lục địa và biển Sự trao đổi vật chất của 2 môi trường RNM và biển cũng thể hiện mối phụ thuộc giữa chúng với nhau, trong đó RNM đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cho biển và cùng với việc nuôi dưỡng các ấu thể của động vật biển đã giúp cho RNM thực hiện

Trang 7

chức năng duy trì đa dạng sinh học và là nguồn lợi sinh vật tiềm tàng cho biển (Phan Nguyên Hồng et al., 1999)

Trong HST RNM, đa dạng về loài và đông về số lượng là giáp xác, đặc biệt các loài thuộc họ Tôm he như tôm sú, tôm he mùa, tôm rảo, tôm bộp, tôm sắt…

- RNM không chỉ là nguồn cung cấp thức ăn sơ cấp cho các loài thủy sản mà còn có vai trò hạn chế sự tăng nhiệt độ và sự bốc hơi nước của thủy vực, làm cho độ mặn của nước trong đầm và khu vực nuôi thủy sản ven biển không lên quá cao (Lê Bá Toàn, 2005) Rễ nơm và thân cây đước tạo thành sức cản nước triều, làm lắng đọng phù sa của dòng triều chứa chất hữu cơ màu mỡ (Dương Hữu Thời, 1998) Theo Primavera et al (2005), RNM và các vuông tôm có tác dụng hỗ trợ nhau

- RNM có tác dụng như là bể lọc sinh học xử lý nước thải từ đầm nuôi tôm Trong quá trình làm sạch nguồn nước, RNM giữ lại chất dinh dưỡng, hấp thu chất hữu cơ và tăng sinh khối RNM còn góp phần làm tăng nguồn hải sản trong vùng và các bãi triều lân cận qua đó góp phần nâng cao đời sống của người dân (Phan Nguyên Hồng et al., 2005)

- RNM là nơi duy trì bền vững các nguồn lợi hải sản và hỗ trợ nghề

cá Nhờ các loại chất dinh dưỡng RNM thu nhận được từ nội địa chuyển ra hay biển khơi chuyển vào, đặc biệt là khối lượng lớn mùn bã từ các cây ngập mặn phân hủy tại chỗ mà tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái RNM rất cao, trong đó có nhiều loài hải sản quan trọng

2.1.3Vai trò của rừng ngập mặn đối với cuộc sống của con người:

- Lá phổi xanh giúp giảm năng lượng của sóng thần: Rừng ngập mặn

(RNM) là hệ sinh thái đa dạng, có vai trò rất quan trọng, được ví như lá chắn xanh bảo vệ vùng cửa sông, cửa biển để chống xói lở, hạn chế tác hại

của gió bão, mở rộng đất liền

Trang 8

- RNM còn được ví như một nhà máy lọc sinh học khổng lồ, nó

không chỉ hấp thụ khí CO2 do hoạt động công nghiệp và sinh hoạt thải ra,

mà còn sinh ra một lượng ô-xy rất lớn, làm cho bầu không khí trong lành

- Về kinh tế, tài nguyên RNM rất đa dạng, như: Gỗ, than, ta-nin, chim, thú và nhiều loài hải sản có giá trị xuất khẩu

- Rừng ngập mặn là “bức tường xanh” có tác dụng phòng hộ trước gió

và sóng biển Nhiều cơn bão lớn đổ bộ vào nước ta những năm qua, nơi nào RNM được trồng và bảo vệ tốt thì các đê biển vùng đó vẫn vững vàng trước sóng to gió lớn

2.2 Thực trạng rừng ngập mặn ở đồng bằng sông cửu long:

Những năm qua, rừng ngập mặn ven biễn bị tác động làm suy giảm mạnh mẽ Số liệu thông kê cho thấy trong giai đoạn 1980 -1995 các tỉnh đồng bằng sông cữu long da bị mất 72.825 ha rừng.bình quân hàng năm bị mất 4.855 ha với tốc độ 5% năm

Biểu đồ 2: Diễn biến diện tích rừng ngập mặn trên toàn quốc.

Nguồn: ThS Trịnh Hoàng Ngạn - UBSMK Việt Nam - Viện KHLN Việt Nam (2000)

Trang 9

Những năm gần đây ,mặc dù công tác bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn ven biển đã đượccác tỉnh trong khu vực quan tâm thực hiện,đặc biệt là

dự án trồng năm triệu ha rừng của quố gia và các dự án hợp tác quốc tế như

dự án quốc tế nư dự án phát triễn và bảo vệ các vùng đất ngập nước tại các tỉnh cà mau,bạc Liêu ,sóc trăng,trà vinh ,dự án khu dự trữ quốc gia U minh thượng,Chương trình sử dụng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học đất ngập nước khu vưc sông mê công

Tuy nhiên những tác động tiềm ẩn vẫn đang còn tiếp tục đe dọa hệ sing thái rừng ngập nặm ở đồng bằng sông cữu long Trước tình hình

đó,chính quyền ở các địa phương phải có các biện pháp hiệu quả trong việc quy hoạch các khu bảo tồn đất ngập nước ven biễn,tỗ chức khai thác kinh tế tài nguyên gắn liền với phát triễn hệ sinh thái đặc thù này

Minh chứng cụ thể là thời gian qua, việc phát triển diện tích nuôi tôm trong rừng ngập mặn ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long là một tác nhân gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến công tác quản lý quy hoạch và khai thác bền vững nguồn tài nguyên ven biển Nuôi tôm đem lại lợi ích kinh tế nhanh, nhưng hậu quả là làm suy giảm thảm rừng ngập mặn, làm biến đổi môi trường đất, môi trường nước và môi trường sinh thái Trong khi đó, chúng ta lại chưa có các giải pháp hữu hiệu trong vấn đề phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường để phát triển bền vững ở các vùng ven biển khu vực này

Những tổn thất rừng ngập mặn kéo theo hàng loạt các biến đổi về môi trường, sinh thái trong khu vực Thảm rừng ngập mặn có độ che phủ cao trở nên trơ trọi, bị chia cắt; môi trường đất bị ô nhiễm do quá trình phèn hóa gia tăng ở quy mô lớn; đất đai bị phát quang làm gia tăng quá trình rửa trôi do mưa, gia tăng quá trình lan truyền phèn; giảm đi quá trình bồi tụ phù sa do mất rừng; đa dạng sinh học bị suy giảm nhanh chóng; mất cân bằng sinh thái

Trang 10

trong khu vực Hậu quả nhãn tiền là nạn tôm chết hàng loạt ở các khu ven biển đến nay vẫn tiếp tục diễn ra

Ngoài ra, gần đây là quá trình mặn xâm nhập sâu ngày càng gia tăng

đã tác động đến các hệ sinh thái nông nghiệp truyền thống trong khi khả năng thực thi các quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội trong khu vực chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn

Các dự án thủy lợi trong vùng mặn hóa, vùng luân canh lúa-tôm, vùng ngăn mặn xổ phèn chưa phát huy được tác dụng trong thực tiễn đang trở thành nỗi trăn trở của các cấp chính quyền, các ngành quản lý và người dân Chất thải nuôi trồng thủy sản ven biển, đặc biệt là chất thải nuôi tôm, ngày càng nhiều làm gia tăng áp lực tới môi trường và độ bền vững của hệ thống canh tác thủy sản với bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn

2.3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP:

- Quy hoạch môi trường trong phát triển KT-XH ở các vùng ven biển, đặc biệt là quy hoạch môi trường cho bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn ở ĐBSCL, đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong khu vực

- Phân vùng sinh thái trong quy hoạch bảo tồn và phát triển các vùng đất ven biển, trong đó tập trung tiếp cận tổng hợp đa ngành, đa mục tiêu nông-lâm-ngư và bảo vệ môi trường trong mục tiêu phát triển KT-XH

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án bảo tồn và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển, các dự án trồng mới và tái sinh rừng ngập mặn ven biển; nghiêm cấm bao ví bãi bồi cửa sông để nuôi trồng thủy sản làm hủy hoại diễn thế tự nhiên bồi tụ và phát triển rừng ngập mặn non trẻ Đồng thời, tiến hành quy hoạch các khu bảo tồn đất ngập nước và bảo vệ đa dạng sinh học của vùng đất ngập nước, các sân chim tự nhiên, các rừng đặc dụng

Trang 11

ngập mặn phòng hộ ven biển có giá trị như là lá chắn bảo vệ môi trường ở ĐBSCL

- Tiếp cận sinh thái để nghiên cứu sâu sắc mối quan hệ của các thành phần trong hệ sinh thái rừng ngập mặn, đặc biệt là thành phần các loài về đa dạng sinh học, môi trường sống và điều kiện trú ngụ và phát sinh, phát triển của cả quần thể trong hệ sinh thái, để tăng cường các khả năng phát triển nguồn lợi về kinh tế và sinh thái trong khu vực Đánh giá khả năng tự làm sạch và mức độ chịu tải của hệ sinh thái rừng ngập mặn nhằm tránh các tác động bất lợi đến hệ sinh thái, làm tổn thất các giá trị quý giá của hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển trong khu vực ĐBSCL

- Tăng cường vai trò quản lý nhà nước của các cấp chính quyền tại địa phương, đặc biệt là chính quyền cơ sở và cơ quan chuyên ngành lâm nghiệp, môi trường trong công tác bảo vệ và phát triển hiệu quả hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển ở khu vực ĐBSCL

- Tăng nhanh diện tích phủ xanh của thảm rừng ngập mặn phòng hộ ven biển, bảo vệ rừng ngập mặn khỏi nạn bị chặt phá làm củi, gỗ, nuôi trồng thủy sản Theo dõi giám sát chất lượng thảm rừng ngập mặn đã bị suy giảm

và các hệ sinh thái rừng ngập mặn để kịp thời xử lý các vấn đề gây tổn thất đến tài nguyên nước, tài nguyên đất và tài nguyên sinh học, đảm bảo cho độ

ổn định của hệ sinh thái này

III KẾT LUẬN:

Tóm lại, hệ sinh thái rừng ngập mặn là một nguồn tài nguyên quý giá

về nhiều mặt Bảo vệ được hệ sinh thái này là bảo vệ được độ ổn định, cân bằng của cả hệ thống kinh tế và hệ thống môi trường trong quá trình phát

Trang 12

triển khu vực ĐBSCL Với những gì mà nó đã thể hiện thì vai trò của rừng ngập mặn là rất quan trọng , vì vậy chúng ta cùng góp sức để bảo vệ các hệ sinh thái rừng ngập mặn vì cuộc sông của chúng ta, vì sự phát triển bền vững của nhân loại

Trên đây là bài tiêu luận của nhóm chúng về đề tài rừng ngập mặn ở Đồng Bằng Song Cửu Long, trong quá trình thực hiện không thể không có sai sót và hạn chế, mong thầy góp ý để chúng em có thể hoàn thiện bài viết tốt hơn Trân trọng cảm ơn thầy

Nhóm thực hiện:

1 Nguyễn Văn Tuần (NT)

2 Đặng Văn Hân

3 Châu Viết Hưng

4 Nguyễn Đức Quang

5 Lê Gia Cường

6 Trần Cao Thanh Thiên

7 Nguyễn Văn Hòa

8 Ngụy Khắc Viễn

Ngày đăng: 22/04/2015, 09:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w