Đánh giá một số chỉ tiêu chăn nuôi lợn thịt tại xã Hùng Quốc – huyện Trà Lĩnh – tỉnh Cao Bằng

47 2.2K 0
Đánh giá một số chỉ tiêu chăn nuôi lợn thịt tại xã Hùng Quốc – huyện Trà Lĩnh – tỉnh Cao Bằng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phần I MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Việt Nam chóng ta là một nước nông nghiệp từ lâu đời. Hiện nay sản lượng lương thực – thực phẩm đã đáp ứng đủ nhu cầu cho gần 86 triệu dân trong nước và chúng ta còn đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo. Trong sản xuất nông nghiệp nói chung thì ngành chăn nuôi chiếm một vị trÝ quan trọng, vì nó cung cấp một khối lượng thịt, mỡ dùng làm thực phẩm cho con người. Ngoài ra nó còn cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt và một số sản phẩm phô cho ngành chế biến. Nhờ các đặc tính, đặc điểm sinh vật học ưu việt của con lợn nh: khả năng sinh sản cao, khả năng cho thịt lớn, tạp ăn, chi phí thức ăn trên 1kg tăng trọng thấp. Mặt khác thịt lợn có giá trị dinh dưỡng cao và phù hợp với thị hiếu con người. Do vậy ngành chăn nuôi lợn chiếm tỷ trọng cao trong các ngành sản xuất chăn nuôi nói chung. Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế nước nhà, đời sống kinh tế xã hội của nhân dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu của con người về sản phẩm chăn nuôi và sản phẩm thịt lợn nói riêng ngày càng tăng lên trong đời sống hàng ngày của nhân dân. Hiện nay có tới 80% - 90% tổng số đàn lợn trong nước được nuôi trong khu vực gia đình, đõy là điều rất phù hợp với điều kiện sản xuất nông nghiệp của nước ta bởi vì tại đây nguồn phế phụ phẩm sẵn có, đồng thời tận dụng nguồn lao động phụ và thời gian nhàn rỗi trong mỗi hộ gia đình. Bên cạnh đó nó là hoạt động kinh tế quan trọng và góp phần tăng thu nhập cho các nông hộ. Đảng và nhà nước ta đã nhận thức rõ vai trò ý nghĩa và tầm quan trọng của ngành chăn nuôi lợn thịt trong nền kinh tế quốc dân, do đó trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã có chủ trương chỉ đạo phát triển ngành nghề này. Để nâng cao năng xuất, chất lượng thịt lợn trong nhiều năm qua 1 Đảng và nhà nước đã chủ trương nhập nhiều giống lợn ngoại. Tạo ra các tổ hợp lai nâng cao năng xuất và tỷ lệ nạc, đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho đời sống người dân cũng như một phần cho xuất khẩu. Trà lĩnh là một trong những huyện của tỉnh Cao Bằng có nghề chăn nuôi lợn phổ biến và truyền thống từ lâu đời. Số lượng và sản lượng của ngành này đạt khá cao so với các vùng khác trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên bên cạnh những điểm mạnh đó, thì huyện Trà lĩnh nói riêng cũng như các huyện miền núi khác nói chung cũng còn bộc lộ một số khó khăn và tồn tại nhất định đó là: ngành chăn nuôi còn mang tính tự phát, phương thức chăn nuôi còn lạc hậu chủ yếu là phương thức quảng canh cổ truyền, chưa áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Về công tác giống chưa được chú trọng nên huyện chưa chủ động được nguồn con giống cho nuôi thịt chủ yếu là các giống bản địa năng xuất thấp ngoài ra mỗi năm huyện Trà lĩnh còn nhập về khoảng 20.000 lợn lai F1 từ các địa phương khác mang tới qua hệ thống tư thương nên các vấn đề về thú y, dịch bệnh rất khó kiểm soát. Để có thể nắm rõ hơn về cơ cấu đàn lợn cũng như thực trạng chăn nuôi lợn tại địa phương, từ đú giỳp địa phương có những biện pháp hiệu quả góp phần thúc đẩy chăn nuôi lợn phát triển. Xuất phát từ tình hình thực tế và được sự đồng ý của Ban Chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi – Thú y Trường Đại học Nông Lâm Thỏi Nguyờn cùng với sự giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn và cơ sở nơi thực tập, em tiến hành nghiên cứu chuyên đề “Đỏnh giá một số chỉ tiêu chăn nuôi lợn thịt tại xó Hựng Quốc – huyện Trà Lĩnh – tỉnh Cao Bằng” 1.2. Mục tiêu của chuyên đề + Điều tra tình hình chăn nuôi lợn thịt tại xã Hùng Quốc, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng qua công tác điều tra rót ra một số phương hướng và biện pháp phát triển chăn nuôi theo kế hoạch. 2 + Giúp huyện và chính quyền địa phương nắm được số liệu cơ cấu đàn và thực trạng phát triển của nghề chăn nuôi lợn thịt trong huyện, để từ đó huyện và các cấp chính quyền đưa ra được phương hướng chỉ đạo phát triển nhanh nghề chăn nuôi lợn thịt mà từ trước đến nay huyện chưa làm được. + Góp phần khẳng định những ưu và nhược điểm của đàn lợn thịt nuôi ở địa bàn làm cơ sở cho việc khẳng định hướng phát triển ngành chăn nuôi lợn của huyện. 1.3. Điều kiện thực hiện chuyên đề 1.3.1. Điều kiện bản thân Trên cơ sở được học lý thuyết từ các môn cơ sở và chuyên ngành ở 4 năm đại học đã giúp em có thêm kiến thức để thực hiện chuyên đề này. - Môn cơ sở: Thức ăn, giải phẫu, sinh lý, dược lý - Môn chuyên ngành: Chăn nuôi lợn, bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng thú y cơ bản Được sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Khoa chăn nuôi thú y, đặc biệt là sự hướng dẫn và chỉ bảo nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn KS. Phạm Diệu Thùy đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. 1.3.2. Điều kiện cơ sở 1.3.2.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý: Trà Lĩnh là huyện miền núi phía Bắc của tỉnh Cao Bằng có đường quốc lộ 3 chạy dọc theo chiều dài của huyện. Trung tâm huyện cách thị xã Cao Bằng khoảng 40 km. + Phía Đông giáp huyện Trựng Khánh – Cao Bằng + Phía Tây giáp huyện Hà Quảng – Cao Bằng + Phía Nam giáp huyện Trưng Vương – tỉnh Cao Bằng 3 + Phía Bắc giáp Trung Quốc b. Điều kiện địa hình và đất đai Huyện Trà Lĩnh có địa hình rất đa dạng, mang đặc thù của địa hình miền núi, được phân bố từ cao xuống thấp, đất canh tác chủ yếu là đất dốc với địa hình miền núi, trong đó núi đá chiếm một phần đáng kể. Do địa hình đồi núi như vậy làm cho việc đi lại của nhân dân trong huyện gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là vào mùa mưa lũ. Bên cạnh những khó khăn trên, huyện có quốc lé 3 chạy qua với chiều dài 40 km chạy dọc từ đầu huyện đến cuối huyện. Về đất đai huyện Trà Lĩnh có tổng diện tích đất tự nhiên là 70.876,8 ha trong đó: + Đất cho nông nghiệp là 5.092,55 ha chiếm 7,18% diện tích đất tự nhiên. + Đất lâm nghiệp là 50.806,5 ha chiếm 71,25% diện tích đất tự nhiên. + Đất ở có diện tích là 450,7 ha chiếm 0,63% diện tích đất tự nhiên. + Diện tích đất chưa sử dụng là 12.684,56 ha chiếm 18,17% diện tích đất tự nhiên. c. Điều kiện khí hậu và thuỷ văn Nhìn chung khí hậu ở Trà Lĩnh đều mang đặc điểm chung của khí hậu tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên so với một số huyện khác trong tỉnh thì khí hậu có sự chênh lệch đáng kể. Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, trong năm khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô. Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9. Tuy nhiên về mùa thu và mùa xuân khí hậu mát mẻ thuận lợi cho cây trồng, chăn nuôi phát triển. + Lượng mưa trung bình hàng năm là 1700mm vào mùa mưa có những năm lượng mưa lớn 12.200mm thường tập trung vào tháng 6, 7, 8 gây hiện tượng sạt lở đất do vậy đã gây thiệt hại rất lớn về người và của cải của nhân dân. 4 + Độ Èm tương đối trung bình là 87%, có những năm về mùa đông nhiệt độ xuống thấp kèm theo sương muối, lốc xoáy làm thiệt hạu cho trồng trọt và chăn nuôi. 1.3.2.2. Điều kiện về kinh tế – xã hội a. Điều kiện về kinh tế Trà Lĩnh là huyện miền núi, do đó cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông, lâm nghiệp đạt tỷ trọng 85,62%. Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đạt tỷ trọng 13,11% và ngành dịch vụ sản xuất, đời sống đạt 1,27%. Những năm qua Đảng bộ và Chính quyền từ huyện đến cơ sở đã tập trung chỉ đạo đầu tư đúng mức cho phát triển kinh tế, đặc biệt là đối với ngành chăn nuôi tạo nên tốc độ cho phát triển kinh tế nhanh và toàn diện trên mọi lĩnh vực. Với thực trạng tăng trưởng kinh tế của huyện trong năm 2008 theo giá trị sản xuất tăng bình quân 17%. Trong đó, Nông – Lâm nghiệp tăng 6,8%; tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng 19,8%; dịch vụ tăng 21,7%, lương thực thực phẩm theo đầu người tăng 643kg/người/năm vào năm 2007 tăng lên 720kg/người/năm vào năm 2008. b. Điều kiện về xã hội Toàn huyện Trà Lĩnh có 180 thôn bản nằm trong địa giới hành chính của 13 xã, thị trấn trong đó có 8 xã đặc biệt khó khăn. Theo số liệu thống kê năm 2008 của phòng thống kê huyện Trà Lĩnh thì huyện có 6 dân tộc anh em đó là: Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông, Hoa. Trong đó dân tộc Tày và Nùng chiếm chủ yếu, các dân tộc rất đa dạng về tập quán canh tác lẫn đời sống văn hoá. Tổng dân số toàn huyện là 28.935 người trong đó có: - Sè người ở độ tuổi lao động là 15.361 người, chiếm 53,087% tổng dân số toàn huyện. - Dân số phân theo nông thôn là 25.130 người, chiếm 90,58% dân số toàn huyện. 5 - Dân số phân theo thành thị là 3.515 người, chiếm 12,14% dân số toàn huyện. - Mật độ dân số trung bình là 45,76 người/km 2 . Toàn huyện có 6534 hé trong đó: + Số hộ làm nông nghiệp là 5.765 hộ, chiếm 88,23%. + Số hộ làm lâm nghiệp là 85 hộ, chiếm 1,3%. + Số hộ làm thương nghiệp là 407 hộ, chiếm 6,22%. + Sè hộ làm các ngành nghề khác là 308 hộ, chiếm 4,71%. Tuy vậy số người làm trong ngành nông nghiệp vẫn khá cao so với các ngành nghề khác. Vậy với tiềm năng và sức mạnh có sẵn của huyện vẫn cần có kế hoạch làm giảm số lao động nông nghiệp, giảm số người lao động không có việc làm mở thêm hoặc cử lao động đi học một số ngành nghề mới mà địa phương còn thiếu đồng thời phải khôi phục ngành nghề truyền thống. - Về văn hoá: trong thời gian qua huyện đã xây dựng được phong trào văn hoá và bảo tồn các di sản văn hoá địa phương, đời sống văn hoá ngày càng được nâng cao với chủ trương lành mạnh như cưới hỏi, tang lễ, lÔ hội. Hiện nay toàn huyện có 13/13 xã, thị trấn đều có điện, trên 90% thôn bản đã có điện. Toàn huyện có 4323 gia đình văn hoá trong tổng số 6800 gia đình, chiếm 63,57% với 9/180 thôn bản đạt danh hiệu làng văn hoá. Bên cạnh đó huyện đang khởi công xây dựng hai nhà văn hoá của huyện và một nhà văn hoá của xã. Hiện nay phong trào thể dục thể thao quần chúng trong huyện khá phát triển, thu hút được mọi tầng lớp nhân dân tham gia, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên. - Về giáo dục: Toàn huyện có 10 trường mầm non, 7 trường trung học cơ sở trong đó có một trường phổ thông dân tộc nội trú và bốn trường trung học phổ thông. Tính đến nay trong huyện có 11/13 xã được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tỷ lệ thi đỗ tốt nghiệp các cấp đạt 6 93,5%. Ngành giáo dục huyện Trà Lĩnh sau khi đã phổ cập giáo dục tiểu học xong hiện nay tiếp tục duy trì công tác phổ cập trung học cơ sở. Vấn đề hiện nay đối với ngành giáo dục huyện là phải đầu tư về cơ sở vật chất và các trang thiết bị dạy học ở trong các trường. Đặc biệt là phải nâng cao được tỷ lệ cho học sinh thi đỗ vào đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp hàng năm. - Về y tế và chăm sóc sức khoẻ: công tác y tế của toàn huyện hàng năm đã duy trì và thực hiện tốt việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, tất cả các chương trình quốc gia về y tế như: tiêm chủng mở rộng, khám chữa bệnh lưu động, tuyên truyền cổ động kế hoạch hoá gia đình, tệ nạn xã hội luôn được quan tâm thực hiện tốt. Tuy nhiên bên cạnh mặt mạnh huyện vẫn còn những hạn chế cần khắc phục từng bước như trình độ chuyên môn, cơ sở vật chất và các trang thiết bị chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân…Ngoài ra cũng còn phải tuyên truyền hơn nữa về y tế tới bà con nhân dân, đặc biệt là ở các vùng cao, vùng sâu bởi vì ở đây bà con dân tộc vẫn còn mang nặng phong tục mê tín dị đoan lạc hậu. - Về giao thông: Trà Lĩnh là một huyện miền núi, có địa hình phức tạp tập trung chủ yếu là đồi núi đá, chính vì vậy giao thông là vấn đề hết sức khó khăn của huyện, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa. Nơi mà các phương tiện giao thông chưa đến được việc đi lại của bà con nông dân là rất khó khăn. Quốc lộ 3 là quốc lộ duy nhất chạy qua trung tâm huyện và một số xã của huyện, vừa qua quốc lộ này đã được nâng cấp và mở rộng, góp phần đáng kể về việc đi lại giao lưu buôn bán của bà con dọc hai bên quốc lộ có nhiều thuận lợi hơn trước.Tuy nhiên công tác phát triển giao thông huyện còn chậm, công tác xây dựng chưa hoàn chỉnh, bê tông hoá đường giao thông thôn xóm gần như chưa có. Về thuỷ lợi: hệ thống công trình thuỷ lợi đã được chú trọng, đặc biệt là sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cùng với sự hỗ trợ vốn của tỉnh hệ thống thuỷ lợi đã được kiên cố hoá hàng năm. Cụ thể toàn huyện có 300 công trình 7 thuỷ lợi trong đó có 95 công trình kiên cố (đập, mương) đảm bảo diện tích chủ động tưới nước cho 1.262 ha. - Về tập quán canh tác: Trồng trọt: Chủ yếu theo phương thức luân canh và chuyên canh một số cây trồng truyền thống nh: lúa, ngô, đậu tương, thuốc lá, Đến nay do thay đổi về nhận thức và được sự quan tâm chỉ đạo của phòng NN và PTNT của huyện như chuyển giao kỹ thuật trồng trọt, cung cấp các giống mới có năng suất cao nên đã đáp ứng được nhu cầu của người dân cả huyện và một số địa phương khác. Chăn nuôi: Trước đây nhân dân trong vùng chủ yếu là chăn nuôi theo phương thức chăn thả. Ngành chăn nuôi nhìn chung chưa có sự đầu tư về giống, chuồng trại, kỹ thuật và chăm sóc. Do vậy năng suất còn thấp và chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân trong huyện. Ngoài ra do người dân có thói quen không giữ vệ sinh môi trường trong chăn nuôi của huyện. Đến nay do nhận thức của người dân đã có tiến bộ, cùng với sự quan tâm của phòng NN và PTNT huyện, các cấp các ngành có liên quan. Cụ thể nh dự án chăn nuôi bò Laisind, lợn chuyên thịt, ngan Pháp đã làm cho ngành chăn nuôi của huyện có bước chuyển mình đáng kể. 1.4. Tình hình sản xuất nông nghiệp 1.4.1. Ngành trồng trọt Đối với Trà Lĩnh, trồng trọt được coi là ngành sản xuất chính. Do đó, phần lớn số hộ của huyện làm nông nghiệp, có tới 5982 hé trong tổng 6534 hộ toàn huyện chiếm 91,55%. Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt là 5.261,4 ha; sản lượng lương thực có hạt quy ra thóc là 18.165 tấn trên năm. Năng suất một số cây trồng chính trong huyện + Lúa nước : 43,11 tạ/ha + Ngô : 39,32 tạ/ha + Đậu tương: 14 tạ/ha + Thuốc lá: 15 tạ/ha 8 Bảng 1.1: Tổng sản lượng một số cây lương thực chính qua các năm TT Loại cây trồng chính ĐVT 2006 2007 2008 2009 1 Lúa Tấn 9.103,13 9.482,0 9.782 9.485 2 Ngô Tấn 6.817,21 7.239 6.978 8.961 3 Đậu tương Tấn 711,3 787,5 471,5 500 4 Tổng sản lượng Tấn 16.631,64 17.508,5 17.231,5 18.946 (Nguồn : Phòng NN &PTNT huyện Trà Lĩnh) 1.4.2. Ngành chăn nuôi Ngành chăn nuôi là ngành kinh tế luôn phát triển, bên cạnh trồng trọt là ngành truyền thống có từ lâu đời. Cách đây vài năm trở về trước phương thức chăn nuôi của người dân còn lạc hậu, dẫn đến năng suất không cao, sản phẩm chăn nuôi không cung cấp đủ cho nhân dân mà phải nhập từ nơi khác đến. Trong vài năm gần đây, nhờ có sự quan tâm của các nghành chăn nuôi có bước chuyển mình đáng kể. Đặc biệt là trong vài năm gần đây có thể nói đó là bước phát triển lớn đối với các nghành chăn nuôi của huyện. Bên cạnh đó, huyện Trà Lĩnh có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho việc phát triển nghành chăn nuôi trâu bò, dê và gia cầm, do địa phương có diện tích đất bãi tự nhiên rộng, có nguồn thức ăn phong phó cho chăn nuôi trâu, bò, dê. Ngoài ra đất ở đây cũng rất thích hợp cho việc trồg cỏ, để chủ động trồng cỏ, để chủ động về nguồn thức ăn. Tổng số đàn gia sóc, gia cầm của toàn huyện trong những năm gần đây. Điều này được thể hiện ở bảng sau. Bảng 1.2: Tổng đàn gia sóc, gia cầm qua các năm Năm Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 2009 So sánh năm 09/08(%) Trâu con 12.981 11.852 11.971 12.267 102,4 Bò Con 8.571 8.301 8.886 9.832 110,6 Lợn con 17.756 18.344 20.434 20.712 101,3 Gia cằm con 131.632 125.886 119.700 115.521 96,5 (Nguồn : Phòng NN &PTNT huyện Trà Lĩnh) 9 + Chăn nuôi trâu bò: Cả huyện có tổng số trâu là 12.166 con (năm 2009) đạt 102,47% so với năm 2008 (11.971 con). Đối với đàn bò trong năm 2009 có số lượng là 9.832 đạt 110.971% so với năm 2008 (8.886 con). Nhìn chung trâu bò là đối tượng gia sóc quan trọng phù hợp với điều kiện của một huyện miền núi mà sản xuất nông nghiệp là chính. Trâu bò được nuôi ở gia đình với mục đích sử dụng chính là sức kéo và lấy phân bón cho ngành trồng trọt, với quy mô nhỏ, số trâu bò nuôi trong hé gia đình còn Ýt. Trâu = 1,89 con/hộ; Bò = 1,48 con/hộ Phương thức chăn nuôi chủ yếu là chăn thả tự do. Do mục đích sử dụng nên quy mô đàn nhỏ và công tác giống chưa được chú trọng, chủ yếu là giống nội, năng suất thấp. Trong thời gian vừa qua vào thời điểm cuối năm 2007 và đầu năm 2008 do thời tiết rét đậm rét hại đã làm thiệt hại rất lớn về số lượng vật nuôi của huyện đặc biệt là trâu bò chết rét. Để khắc phục thiệt hại này thì nhà nước đã có nhiều dự án nhằm thúc đẩy ngành chăn nuôi với các dự án hỗ trợ cho vay không lãi xuất ngân hàng để đầu tư chăn nuôi. + Chăn nuôi lợn: với tổng đàn lợn của huyện là 20.712 con trong năm 2009 đạt 101,38% so với năm 2008 (20.434 con). Hầu hết các hộ chăn nuôi theo phương thức cổ truyền là tận dụng nguồn thức ăn thừa và các sản phẩm phụ của ngành trồng trọt. Qua điều tra cho thấy trung bình mỗi hộ nuôi được 3,32 con lợn. Lợn thịt (chủ yếu là lợn lai giống ngoại với Móng Cái hoặc nái địa phương) nuôi với thời gian dài (12 tháng – 13 tháng) mới bán hoặc giết thịt. Tuy nhiên nuôi lợn vẫn là thu nhập chính của người dân. + Chăn nuôi gia cầm Nhân dân Trà Lĩnh chủ yếu chăn nuôi gia cầm là các giống địa phương nh gà Ri, Ngan nội. Tổng số đàn gà của huyện là 115.521 con, các giống gà 10 [...]... lệ thịt nạc và tỷ lệ thịt được nâng nên Phần 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ 2.1 Đối tượng thực hiện Lợn nuôi thịt tại xã Hùng Quốc huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng 2.2 Nội dung chuyên đề Đánh giá một số chỉ tiêu thực trạng chăn nuôi lợn thịt tại xã Hùng Quốc huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng Bao gồm các chỉ tiêu: + Số lượng và cơ cấu đàn lợn thịt ở xã Hùng Quốc. .. gia đình ở một số xã trong huyện đã có những đầu tư thích hợp cho phát triển chăn nuôi đàn lợn thịt 3.3.2 Quy mô và tập quán chăn nuôi lợn thịt của các hộ gia đình trong xã * Quy mô chăn nuôi lợn thịt Các hé gia đình trong xã nói chung đều phát triển chăn nuôi để tăng gia sản xuất xong nhìn chung quy mô chăn nuôi nhỏ, các hộ chăn nuôi chủ yếu là tận dụng các nguồn thức ăn chăn nuôi có sẵn và tận dụng... dân Trà Lĩnh đã mạnh dạn tuyển chọn các giống lợn lai đem nuôi thịt phù hợp với điều kiện địa phương đem lại kết quả kinh tế cao nhất Qua đây ta thấy vị trí xã Hùng Quốc có chợ thị Trấn Trà Lĩnh là nơi giao lưu thương mại của huyện nên nhu cầu nuôi lợn F1 là rất lớn 3.2 Cơ cấu đàn lợn thịt theo tuổi Trong điều kiện hiện nay đàn lợn thịt chủ yếu trong nhân dân cả nước nói chung và nhân dân Trà Lĩnh. .. 1.5 Đánh giá chung Từ những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sản xuất của huyện Trà Lĩnh cho phép em được đánh giá sơ bộ những thuận lợi khó khăn của huyện như sau: 1.5.1 Thuận lợi + Huyện Trà Lĩnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển mô hình nông – lâm kết hợp + Huyện có đường giao thông quốc lộ 3 chạy qua và hiện nay có một số tuyến đường giao thông liên xã. .. kê huyện để thu thập số liệu tổng thể đàn lợn thịt của huyện và xã 27 - Bước 2: Xuống xã lấy số liệu của từng thôn bản để so sánh và kiểm tra độ chính xác để có được số liệu đáng tin cậy hơn - Bước 3: Điều tra cụ thể 125 hé gia đình tại các bản trong xã Hùng Quốc Để tìm hiểu tình hình chăn nuôi lợn của từng hộ trong xã và bổ xung những thông tin như: tập quán, phương thức chăn nuôi và tình hình công... qua việc điều tra các hộ gia đình tại một số bản tại xã Hùng Quốc em thu được một số kết quả nhất định Về chỉ tiêu cơ cấu giống của đàn lợn thịt được thể hiện qua bảng 3.1: Bảng 3.1: Cơ cấu đàn lợn thịt theo giống thuộc các thôn bản điều tra Giống lợn Lợn lai Địa phương Landrace x Múng Cỏi Bản Lang Lũng Tung Pũ Khao Tính chung n 97 81 56 234 % 42,54 38,51 61,53 102,58 Lợn nội Đại Bạch x Múng Cỏi n 131... diện tích, ví dụ: diện tích chuồng trại cho một số loại lợn nh sau: - Lợn thịt nuôi trên và dưới 6 tháng : 0,7 – 1m2/con - Lợn nái đẻ nuôi con : 4 – 5 m2/con - Lợn hậu bị nuôi trên và dưới 6 tháng tuổi : 0,8 – 2 m2/con 23 - Lợn nái chửa : 2 - 3m2/con - Lợn đực giống : 6 m2/con (Trương Lăng (1999)[5] Về nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp là 18 – 20 0C, độ Èm 75 – 80% Nếu nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh sẽ... 3.3.1 Khối lượng lợn thịt theo tháng tuổi Chăn nuôi lợn thịt chiếm một vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi lợn, trong những năm gần đây nhờ tiến bộ khoa học kỹ thuật để tăng trọng nhanh và kết thúc ngắn thời gian nuôi béo, giảm chi phí thức ăn/1kg tăng trọng để góp phần hạ giá thành sản phẩm, áp dụng các biện pháp kỹ thuật để cải tiến chất lượng thịt và mỡ trong chăn nuôi lợn thịt là một vấn đề rất... do dịch bệnh gây ra + Về chính sách xã hội Nước ta nuôi lợn là một nghề truyền thống của người dân Thịt lợn chiếm 70% tổng số thịt tiêu dùng hàng ngày trên thị trường Trong những năm gần đây do chính sách xã hội hỗ trợ nông dân của Đảng và Nhà nước về công tác chăn nuôi lợn thì đàn lợn trong dân và ở các trang trại, xí nghiệp chăn nuôi lợn đã tăng lên đáng kể về số lượng và chất lượng Nhân dân đã chuyển... hình chăn nuôi của từng hộ gia đình nông dân ở huyện miền núi như Trà Lĩnh Trong những năm gần đây chính quyền huyện đã kết hợp với phòng NN&PTNT cùng với các cán bộ phụ trách nông nghiệp các xã đã có chủ trương chuyển đổi trong sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng Tăng cường chăn nuôi các giống lai nuôi lấy thịt, việc nuôi các giống lợn này phù hợp với tập quán chăn nuôi tại . chăn nuôi lợn thịt tại xó Hựng Quốc – huyện Trà Lĩnh – tỉnh Cao Bằng 1.2. Mục tiêu của chuyên đề + Điều tra tình hình chăn nuôi lợn thịt tại xã Hùng Quốc, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng qua. của tỉnh Cao Bằng có đường quốc lộ 3 chạy dọc theo chiều dài của huyện. Trung tâm huyện cách thị xã Cao Bằng khoảng 40 km. + Phía Đông giáp huyện Trựng Khánh – Cao Bằng + Phía Tây giáp huyện. Phía Tây giáp huyện Hà Quảng – Cao Bằng + Phía Nam giáp huyện Trưng Vương – tỉnh Cao Bằng 3 + Phía Bắc giáp Trung Quốc b. Điều kiện địa hình và đất đai Huyện Trà Lĩnh có địa hình rất đa dạng,

Ngày đăng: 22/04/2015, 09:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan