1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xác định tỷ lệ nhiễm cầu trùng trên địa bàn xã Phấn Mễ huyện Phú Lương

52 534 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 286,5 KB

Nội dung

PHẦN 1 Công tác phục vụ sản xuất 1.1. Điều tra cơ bản 1.1.1. Điều kiên tự nhiên 1.1.1.1. Vị trí địa lý Phú Lương là huyện miền núi nằm ở phía bắc tỉnh Thái Nguyên, trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 22 km theo quốc lộ 3, phía bắc giáp tỉnh Bắc Kạn, phía nam giáp tỉnh Thái Nguyên, phía đông giáp huyện Đồng Hỷ, phía giáp huyện Đại Từ và Định Hoá. Huyện Phú lương có 14 xã, 2 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên 36881.8 ha. Quốc lộ 3 chạy dọc Phú Lương nối liền Hà Nội và Thái Nguyên với Cao Bằng - Bắc Kạn. 1.1.1.2. Địa hình đất đai Phú Lương có địa hình tương đối phức tạp, độ cao trung bình so với mặt biển từ 100- 400m. Các xã phía bắc và tây bắc có địa hình núi cao, độ cao trung bình 300 – 400m, độ dốc lớn (phần lớn >20 O ). Địa hình bị chia cắt phức tạp, nhiều khe suối. Còn các xã phía nam có địa hình tương đối bằng phẳng hơn. Các loại đất: phù sa, đất dốc tụ, đất bạc màu, đất đỏ vàng thích hợp với các loại cây hàng năm chiếm tỷ lệ 23.5% so với toàn huyện. Hai loại đất đỏ vàng trên phiến thạch sét và đất nâu đỏ trên đá mamabazơ và trung tính phù hợp với việc trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và bố trí sản xuất theo hướng nông- lâm kết hợp chiếm hơn 50% tổng diện tích toàn huyện. 1 1.1.1.3. Khí hậu thủy văn Khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, với hai mùa đông lạnh và hè nóng rõ rệt. Trong mùa đông nhiệt độ có khi xuống tới 3 o C và thường xuyên có các đợi gió mùa đông bắc khô hanh. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ cao, nhiều khi có mưa lớn và tập chung. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 22 o C, tổng tích nhiệt khoảng 8000 o C. Nhiệt độ bình quân cao nhất trong mùa nóng đạt khoảng 27.2 o C. Số giờ nắng trong năm đạt khoảng 1628 giờ, năng lượng bức xạ khoảng 115kcallo/cm 2 . Lượng mưa trung bình 2000-2100mm/ năm. Mưa thường tập chung vào thời gian từ tháng 4 đến tháng 10 có thể chiếm tới 90% lượng mưa cả năm. Tháng 7 có lượng mưa lớn nhất trung bình khoảng 410-420mm/tháng. Lượng nước bốc hơi khoảng 985.5mm/năm 1.1.1.4. Tài nguyên rừng Diện tích rừng hiện còn 10418 ha, trong đó rừng tụ nhiên có khoảng 7352 ha, rừng trồng là 3066 ha. Tỷ lệ che phủ của rừng trên địa bàn huyện là 29.5%, nếu tính cả diện tích cây ăn quả thì diện tích che phủ khoảng 45%. 1.1.1.5. Tài nguyên khoáng sản Trên địa bàn có một số mỏ khoáng sản như: mỏ than Phấn Mễ, làng Cẩm (đã được khai thác), dấ cao lanh Phấn Mễ, Cổ Lũng trữ lượng khoảng 2 triệu tấn, mỏ titan ở Động Đạt trữ lượng khoảng 40 vạn tấn. 1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội Điều kiện - kinh tế xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ thậm chí một địa phương nó bao gồm vấn đế về dân số, lao động, thu nhập bình quân đầu người, tập quán sản xuất, trình độ văn hoá. Đây có thể là nhân tố thúc đẩy hoặc kìm hãm những mặt khác nhau trong hoạt động kinh tế nông hộ. 2 1.1.2.1. Điều kiện kinh tế Sau khi điều tra khảo sát, theo nguồn thống kê của huyện tôi đã thu được thông tin: toàn huyện Phú Lương có 32356 hộ với tổng số nhân khẩu là 147698. Về mức tăng trưởng GDP của huyện Phú Lương qua 3 năm qua là: + Năm 2006: 4,68% + Năm 2007: 5,32% + Năm 2008: 6,75% 1.1.2.2. Tình hình dân cư Huyện Phú Lương có 9 dân tộc anh em sinh sống trong đó:Người Kinh chiếm 54,2%, người Tày chiếm 21,1%, người Nùng chiếm 8,05%, người Dao 4,04%, người Sán Dìu 3,29 còn lại là một số dân tộc khác như Thái, Hoa, H’ mông. Phân bố dân cư không đều giữa các xã, trong khi mật độ dân cư của xã Yên Ninh là 132 người/km 2 thì xã Sơn Cẩm có mật độ lên tới 739 người/km 2 . Tỷ lệ tăng dân số còn cao khoảng 1,7%, tỷ lệ sinh thô giảm từ 0,8 - 1 phần nghìn. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 52% tổng dân số. Trong đó lao động nông nghiệp chiếm 81,6% tổng lao động . 1.1.2.3. Tình hình văn hoá, giáo dục, y tế Giáo dục : Sự nghiệp giáo dục và đào tạo phổ thông có nhiều chuyển biến tích cực cơ sở vật chất, trường lớp đã được củng cố, số giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi thi đỗ vào các trường chuyên nghiệp ngày một tăng . Năm học 2006 - 2007 là năm học đầu tiên bộ giáo dục và đào tạo triển khai nghiêm túc cuộc vân động “ nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh 3 thành tích trong ngành giáo dục ” bước đầu đã đánh giá thực chất hơn chất lượng dạy và học hiện nay. Kết thúc năm học đã có 5 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Y tế : Chất lượng khám chữa bệnh tai bệnh viên huyện và ở các trạm y tế xã ngày càng được nâng cao, trang thiết bị y tế ngày càng đầy đủ và hiện đại, trình độ chuyên môn và công tác phục vụ của bác sĩ cung hết sức tận tình, chu đáo. Số người đến khám chữa bệnh tại tuyến xã và huyện ngày một đông hơn. Văn hóa: Do có nhiều dân tộc anh em sinh sống nên các nét văn hoá dân tộc trong huyện rất đa dạng và phong phú. Người dân cũng tích cực gìn giữ nét đẹp trong truyền thống văn hoá của dân tộc mình. 1.1.2.4. Tình hình phát triển nông nghiệp - Tình hình phát triển ngành trồng trọt Sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do thời tiết diễn biến bất thường, các cấp uỷ Đảng, chính quyền đã tập trung chỉ đạo tích cực, cùng bà con nông dân khắc phục khó khăn nên sản xuất nông nghiệp đạt kêt quả tốt. Tổng diện tích lúa cả năm đạt 681 ha đạt 100% kế hoạch. Diện tích ngô đạt 1570 ha đạt 112% kế hoạch. Sản lượng lương thực cả năm đạt 37.802 tấn đạt 94,5% kế hoạch. Trong đó sản lượng thóc 30.882 tấn bằng 88,9% kế hoạch, sản lượng ngô bằng 6919 tấn bằng 134,4% kế hoạch. - Tình hình ngành chăn nuôi Chăn nuôi là ngành kinh tế mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp có vai trò trong việc cung cấp thực phẩm, sức kéo, phân bón và thu nhập cho nông dân. Đối tượng ngành chăn nuôi rất đa dạng: Trâu, bò, ngựa, dê, lợn, gà 4 Ngoài những giống nội được nuôi lâu đời ở địa phương. Hiện nay các giống mới nhập ngoại cao sản được người dân chú trọng kèm theo đó là kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, công tác thú y ngày càng được chú ý. Vì vậy số lượng vật nuôi không ngừng được tăng lên. Công tác về giống : Để đạt được năng xuất cao trong chăn nuôi thì công tác giống là khâu quan trọng hàng đầu sau đó mới đến dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý . Nhận thức được tầm quan trọng của giống, người dân đã tích cực tham gia các chương trình : Sind hoá đàn bò, nạc hoá đàn lợn, gà siêu thịt, siêu trứng Tập quán chăn nuôi: - Chăn nuôi thả rông : Đây là hình thức truyền thống nhưng không còn phổ biến, chỉ còn tồn tai trong chăn nuôi dê thả rông, gia súc chỉ còn ở một số xã phía Tây Bắc như : Yên Ninh, Yên Trạch nơi có diện tích rừng lớn. Gia súc thả rông chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện ngoại cảnh dễ mắc các bệnh truyền nhiễm ký sinh trùng. - Chăn thả kết hợp : Đây là phương thức chăn nuôi được áp dụng rộng rãi hiện nay, phương thức này có ưu điểm là tận dụng được nguồn thức ăn ngoài tự nhiên, dễ quản lý, nuôi dưỡng và kiểm soát được dịch bệnh phù hợp với hộ gia đình.0 - Nuôi nhốt : áp dụng hoàn toàn đối với lợn, gà công nghiệp và với trâu bò vỗ béo. Thức ăn dành cho động vật nuôi nhốt là thức ăn có sẵn từ ngành trồng trọt kết hợp với thức ăn công nghiệp. Nuôi nhốt mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn nhờ tăng hệ số sử dụng thức ăn, giảm thời gian nuôi dưỡng. - Tình hình dịch bênh và công tác thú y: 5 Tình hình dịch bệnh : Nói chung trên địa bàn huyện Phú Lương tình hình dịch bệnh diễn ra khá phức tạp . Trâu bò : Thường mắc các bệnh như tụ huyết trùng và lở mồm long mãng. Các bệnh thông thường khác thường mắc như tiêu chảy, viêm đường tiêu hoá và ký sinh trùng đường tiêu hoá. Ngoài ra trâu, bò trong huyện còn mắc ký sinh trùng đường máu và bệnh ghẻ. Dê : Do chăn thả rông, thức ăn phụ thuộc vào tự nhiên. Vệ sinh thức ăn và chuồng trại không đảm bảo nên đàn dê trong huyện mắc rất nhiều bệnh. Biểu hiện triệu chứng điển hình của một số bệnh: Viêm loét miệng truyền nhiễm, giả lao, lở mồm long móng, tụ huyết trùng, ký sinh trùng. Mặc dù số lượng dê không ngừng tăng lên nhưng chất lượng còn thấp. Lợn: thường xảy ra các bệnh truyền nhiễm (tụ dấu + lepto ) bệnh sản khoa (sảy do thiếu vi chất, đẻ khó ). Nguyên nhân là do lợn nuôi rải rác trong dân, điều kiện nuôi nhốt chật chội, mật độ nuôi nhốt cao và ở gần nơi sinh hoạt của người dân. Thức ăn người dân thường tận dụng nguồn phụ phế phẩm của nông nghiệp và sinh hoạt nên không đảm bảo dinh dưỡng. Công tác thú y : Thực hiện ngăn chặn dịch bệnh động vật bảo vệ đàn vật nuôi. Phòng chống một số bệnh lây lan từ vật nuôi sang người, hàng năm trạm thú y huyện Phú Lương tổ chức tiêm phòng định kỳ cho vật nuôi. Trâu bò : Tiêm vacxin lở mồm long móng và tụ huyết trùng 2 lần trên năm vào tháng 4 và tháng 9. Chó : Tiêm phòng vacxin dại 1 lần/ năm. Lợn : Tiêm vacxin tụ dấu, dịch tả. Gà : Tiêm vacxin cóm gia cầm, Newcastle, Gumboro. 6 - Tình hình phát triển lâm nghiệp : Do là một huyện miền núi nên diện tích rừng ở Phú Lương khá lớn. Hiên nay các rừng cây tạp đều đã được chuyển sang trồng cây lâm nghiệp mà phổ biến nhất là cây keo lai mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều hộ nông dân sau khi nhận khoán rừng nay đã trở thành tỷ phú, có trong tay nhiều ha rừng. Các nhà máy chế biến gỗ tiêu dùng và xuất khẩu đang mọc lên thu hút nguồn nhân lực dồi dào và đóng góp nhiều cho ngân sách của huyện 1.2. Công tác phục vụ sản xuất và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất 1.2.1. Phương hướng Qua điều tra nắm vững tình hình thực tế của huyện Phú Lương, trên cơ sở đó đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, ý thức tổ chức, tác phong nghề nghiệp trong thời gian thực tập tốt nghiệp. Công tác phục vụ sản xuất cụ thể nh sau: Tham gia vệ sinh phòng dịch, trồng và chăm sóc cây ăn quả. Phổ biến và áp dụng quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt, nuôi gà thịt, gà đẻ, nuôi vịt đẻ theo quy trình kỹ thuật, Êp trứng, chữa một số bệnh ở gà, vịt, lợn, trâu… nhằm rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao hiểu biết, tiếp cận và nắm vững khoa học. Tiến hành chuyên đề nghiên cứu khoa học: “Áp dụng một số biện pháp kỹ thuật trong phòng và điều trị bệnh cầu trùng gà tại huyện Phú Lương Thái Nguyên”. 1.2.2. Kết quả thực hiện 1.2.2.1. Công tác chăn nuôi 7 * Cùng với viềc thực hiện chuyên đề tại trại thí nghiệm chúng tôi đã tiến hành nuôi gà thịt theo đúng quy trình kĩ thuật. Công tác chuẩn bị điều kiện nuôi: Trước khi đưa gà vào nuôi 2 tuần chúng tôi tiến hành vệ sinh tẩy uế chuồng nuôi theo đúng quy định. Các dụng cụ thiết bị nuôi như : chụp sưởi, cót quây, máng ăn máng uống đều được vệ sinh sát trùng và đưa vào chuồng nuôi trước khi nhận gà về. Trấu đệm chuồng đảm bảo khô, sạch nấm mốc có độ dày khoảng 10 – 15cm, và được phun khử trùng bằng các thuốc sát trùng. Ngoài ra đặc biệt lưu ý tới các yếu tố đảm bảo lưu thông không khí trong chuồng nuôi (dùng quạt) và viêc đảm bảo nhiệt độ, độ Èm theo yêu cầu của gà ở các tuần tuổi (giàn lạnh, bóng điện, bếp than, ga). Công tác chăm sóc nuôi dưỡng: tuỳ theo giai đoạn phát triển của gà mà ta áp dụng quy trình chăm sóc cho phù hợp - Giai đoạn úm gà: 1- 21 ngày tuổi Khi nhập gà về, chúng tôi cho gà vào quây rồi cho gà uống nước ngay, nước cho gà uống phải sạch có pha thêm B.complex, Colistin… cho gà uống nước sau khoảng 1h thì cho gà ăn bằng khay ăn. Giai đoạn này nhiệt độ là yếu tố rất quan trọng, đặc biệt là từ 1- 10 ngày tuổi, từ 1- 3 ngày tuổi nhiệt độ trong quây là 34- 35 0 C sau đó nhiệt độ được giảm dần theo tuổi gà. Thường xuyên theo dõi đàn gà để điều chỉnh chụp sưởi đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho đàn gà, nếu thấy gà tập trung chụm đống dưới chụp sưởi là thiếu nhiệt độ, do vậy cần hạ thấp chụp sưởi. Gà tản đều dưới chụp sưởi là nhiệt độ thích hợp. Quây gà, máng ăn, máng uống, rèm che đều được điều chỉnh theo độ tuổi (độ lớn của gà), ánh sáng phải đảm bảo cho gà ăn. 8 Tóm lại, ở giai đoạn úm gà, yếu tố nhiệt độ là rất quan trọng, phải đảm bảo nhiệt độ cho gà, thức ăn, nước uống phải luôn đủ và sạch. - Giai đoạn 21 ngày đến bán Ở giai đoạn này gà phát triển nhanh, ăn nhiều do đó hàng ngày phải cung cấp đủ thức ăn, nước uống cho gà, cho gà ăn tự do. Thức ăn phải luôn mới để kích thích cho gà ăn được nhiều, máng uống thường xuyên cọ rửa và thay nước 2 lần/ngày. Trong quá trình chăn nuôi phải luôn theo dõi tình hình sức khoẻ của đàn gà để phát hiện chữa trị kịp thời những con ốm. Trong chăn nuôi thì yêu cầu vệ sinh phòng dịch là yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh tế. Do vậy, trong quá trình chăn nuôi phải áp dụng nghiêm ngặt quy trình vệ sinh phòng dịch. Trong quá trình nuôi dưỡng chúng tôi sử dụng các loại vắc-xin sau để phòng bệnh cho gà: Bảng 1.4: Lịch dùng vacxin cho đàn gà thịt Ngày tuổi Loại vắc-xin Phương pháp dùng 7 ngày tuổi ND lần 1 Nhỏ mắt 1 giọt 14 ngày tuổi Gumboro lần 1 Nhỏ mồm 3 - 4 giọt 21 ngày tuổi Lasota ND lần 2 Nhỏ mắt 1 giọt 28 ngày tuổi Gumboro lần 2 Tiêm dưới da * Ứng dụng kỹ thuật vào nuôi vịt chuyên trứng Khaki campbell Công tác chuẩn bị trước khi nuôi vịt Trước khi nuôi vịt tất cả chuồng trại phải được cọ rửa sạch sẽ, quét nước vôi đặc sau đó đổ NaOH 2%. Sau 2 ngày ta phun sát trùng bằng dung 9 dịch Dinalon 0,15% với lượng 1 lít/4 m2. Chuẩn bị rèm che, cót Ðp, đệm lót dùng trấu hoặc mùn cưa phơi khô, máng ăn, máng uống được ngâm sát trùng bằng dung dịch ChloramineB 0,5% và phơi khô trước khi dùng. Đệm lót sau khi sát trùng phải phơi khô và trải dày tối thiểu là 10 cm. Chăm sóc và nuôi dưỡng: + Giai đoạn vịt con từ 1- 28 ngày tuổi Nhiệt độ chuồng nuôi ở giai đoạn từ 1- 10 ngày tuổi phải đạt từ 10- 33 0 C; 28 ngày tuổi phải đạt 25- 28 0 C. Mật độ nuôi là 30- 40 con/ m 2 . Thời gian chiếu sáng cho vịt từ 1- 28 ngày tuổi: chiếu sáng vào đêm. Thức ăn: có thể dùng thức ăn hỗn hợp hoặc thức ăn tự trộn nhưng phải đảm bảo khẩu phần có 18% Protein và 2850 kcal ME. Vịt từ 1- 14 ngày tuổi cho ăn 5- 6 bữa chia đều từ 6h sáng đến 10h tối. Vịt từ 14- 28 ngày tuổi cho ăn 3- 3 bữa chia đều trong cả ngày. Ở giai đoạn này vịt được uống nước tự do theo bữa nhưng chú ý không được để vịt ướt lông. Thó y: Từ ngày 1- 5 cho thêm vào thức ăn lượng Ampicoli cho 30 con vịt/ ngày chia làm 2 lần. Từ ngày 5- 14 cho ăn 2 củ tỏi giã nát trộn vào thức ăn/ 30 vịt/ ngày. Ngày thứ 15 ta tiến hành tiêm dịch tả vịt. Sau đó 2-3 ngày lại cho ăn tỏi 1 lần + Giai đoạn vịt hậu bị 29- 130 ngày tuổi Giai đoạn này ta nuôi với mật độ nhốt 6- 8 m 2 / con, vịt ở giai đoạn 20- 100 ngày ban đêm không chiếu sáng. Khi vịt từ 100 - 130 thì tăng dần thời gian chiếu sáng lên tới 16- 17h/ngày thì giữ ổn định. Thức ăn: Từ 29- 100 ngày tuổi cho ăn mỗi con 50 - 70 g/ngày với giá trị dinh dưỡng: protein: 15- 16%; ME = 3000- 3100 kcalkg. Vịt từ 100 - 130 10 [...]... số biện pháp kỹ thuật trong phòng và điều trị bệnh cầu trùng gà tại huyện Phú Lương Thái Nguyên” Mục tiêu của chuyên đề: Xác định tỷ lệ nhiễm cầu trùng trên địa bàn xã Phấn Mễ huyện Phú Lương Xác định hiệu lực của hai loại thuốc: Bio-Cocci 33 và Marcoc từ đó khuyến cáo người chăn nuôi điều trị bệnh đạt hiệu quả cao Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng của đàn gà thí nghiệm 18 2.2 Tổng quan tài... bệnh ở gà ở 12 tuần tuổi là 50% + Gà nuôi trên nền xi măng lót trấu tỷ lệ nhiễm cầu trùng như sau: ở 21 ngày tuổi nhiễm cầu trùng với tỷ lệ 14.55% ở 28 ngày tuổi nhiễm cầu trùng với tỷ lệ 59.15% + Gà nuôi trên lồng sắt: ở 42 ngày tuổi chưa phát hiện thấy noãn nang cầu trùng Sau 42 ngày tuổi cho xuống nền xi măng là một tuấn sau(49 ngày tuổi) nhiễm cầu trùng với tỷ lệ 30% - Theo Lê Văn Năm, Nguyễn Thị Hương,1996,... mới) * Xác định mức độ nhiễm cầu trùng: Xác định bằng 2 phương pháp - Phương pháp đếm Oocyst trên vi trường và quy định, cường độ nhiễm (phương pháp định tính) + Nếu có 1 - 3 Oocyst/vi trường: Quy định cường độ nhiễm (+) + Nếu có 4 - 6 Oocyst/vi trường: Quy định cường độ nhiễm (++) + Nếu có 7 - 9 Oocyst/vi trường: Quy định cường độ nhiễm (+++) + Nếu có 10 Oocyst/vi trường: Quy định cường độ nhiễm (++++)... bệnh lý 20 Cầu trùng thuộc giống Isospora thì nhân và nguyên sinh chất phân chia thành bào hai bào tử, mỗi bào tử phân chia thành bốn bào tử con và cũng xâm nhập vào niêm mạc ruột Cùng là gia cầm nhưng mỗi loài lại có một loài cầu trùng ký sinh riêng, cầu trùng gà không ký sinh trên gan ngỗng trên cùng cơ thể nhưng mỗi loài cầu trùng lại ký sinh trên một vị trí nhất định, cầ trùng ký sinh trên manh... trưởng, tăng tiêu tốn thức ăn và các chi phí khác Theo Lê Văn Năm, 2003 [11], bệnh còn làm giảm tỷ lệ đẻ (30-40%), giảm tỷ lệ Êp nở Bệnh sảy trên mọi loại lứa tuổi nhưng gây tỷ lệ chết cao ở gà con Trong khi bệnh cầu trùng trên gà diễn ra phức tạp thì trên thị trường cũng xuất hiện nhiều loại thuốc đặc trị cầu trùng do các cơ sở sản xuât khác nhau sản xuât và với các tên gọi khác nhau như: Rigecoccin_WS,... sinh trên ruột non và ngược lại Ở gà mọi loại lứa tuổi đều bị nhiễm cầu trùng, nhưng ở mỗi lứa tuổi mức đọ nhiễm khác nhau Gà con bị nhiễm nặng và chết nhiều hơn ở gà lớn, gà trưởng thành chủ yếu là vật mang trùng 2.2.2 Vòng đời của cầu trùng (chu kỳ sinh học) Vòng đời phát triển cầu trùng của bất cứ loại động vật nào cũng trải qua 3 giai đoạn phát triển: - Giai đoạn 1: sinh sản vô tính nhân đôi của cầu. .. tràng xâm nhập vào cơ thể gây ra nhiễm trùng, nhiễm độc tố Cầu trùng sinh ra độc tố làm gà bị trúng độc, thể hiện ở những rối loạn về thần kinh: xã cánh, ủ rũ, lông xù, lờ đờ, kém nhanh nhẹn, hay ngồi Cầu trùng chiếm đoạt dinh dưỡng là dịch tổ chức tế bào biểu mô ruột làm cho gà thiếu dinh dưỡng Những điều trên cho thấy sự biến đổi sâu sắc diễn ra trong cơ thể gà bị cầu trùng Sự phát triển quá trình bệnh... đàn gà Nó ảnh hưởng tới sức sản xuất thịt, giảm tỷ lệ đẻ trứng và làm giảm thấp hiệu quả chăn nuôi Trong đó bệnh cầu trùng là một trong những bệnh thường xuyên sảy ra và gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi Cầu trùng gà do mét loại ký sinh trùng đường tiêu hoá gây nên Bệnh làm giảm số lượng đầu gà do tỷ lệ chết cao từ… Nếu ghép với Ecoli bại huyết thì tỷ lệ chết có thể lên đến 100% Bệnh làm giảm tốc... noãn nang cầu trùng thì noãn nang sẽ cùng thức ăn xuống ruột non, manh tràng Do đó quá trình xâm nhập của noãn nang cầu trùng vào biểu bì ruột sẽ rất nhanh chỉ khoảng vài giờ 2.2 Những hiểu biết về bệnh cầu trùng 2.2.1 Đặc tính chung của bệnh cầu trùng ở gia sóc, gia cầm Cách đây hơn một thế kỷ, năm 1863 Rivolta đã phát hiện một loại ký sinh trùng mới trong phân gà Và vào năm 1964 Eimeria đã xác định đây... thuận lợi nhất cho cầu trùng phát triển, nhiệt độ 22- 30 OC chỉ mất 18-36 giờ cầu trùng phát triển thành những bào tử con Sức đề kháng của noãn nang với điều kiên nhiệt độ cao và khô hạn tương đối kém Khi độ Èm 21-30%, nhiệt độ 18-40 thì E.tenella sau 1-5 ngày sẽ chết Con đường mà gia cầm mắc bệnh cầu trùng gà là do gà nuốt phải noãn nang cầu trùng có sức gây bệnh Noãn nang cầu trùng lẫn trong thức . phòng và điều trị bệnh cầu trùng gà tại huyện Phú Lương Thái Nguyên” Mục tiêu của chuyên đề: Xác định tỷ lệ nhiễm cầu trùng trên địa bàn xã Phấn Mễ huyện Phú Lương. Xác định hiệu lực của hai. có một loài cầu trùng ký sinh riêng, cầu trùng gà không ký sinh trên gan ngỗng trên cùng cơ thể nhưng mỗi loài cầu trùng lại ký sinh trên một vị trí nhất định, cầ trùng ký sinh trên manh tràng. bệnh còn làm giảm tỷ lệ đẻ (30-40%), giảm tỷ lệ Êp nở. Bệnh sảy trên mọi loại lứa tuổi nhưng gây tỷ lệ chết cao ở gà con. Trong khi bệnh cầu trùng trên gà diễn ra phức tạp thì trên thị trường

Ngày đăng: 22/04/2015, 09:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Từ Quang Hiển Hiển, Giáo trình Chăn Nuôi Gia Cầm, Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Chăn Nuôi Gia Cầm
3. Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân, Giáo trình Chăn Nuôi Gia Cầm, NXB Nông Nghiệp Hà Nội, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Chăn Nuôi Gia Cầm
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp Hà Nội
4. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Quang Tuyên, Nguyễn Văn Quang, Giáo trình ký sinh trùng thú y, Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình ký sinh trùng thú y
5. Phan Lục, Bạch Mạnh Điền, Tình hình nhiễm cầu trùng ở gia cầm tại trung tâm nghiên cứu giống gia cầm Thuỵ Phương và hiệu quả sử dụng vacxin phòng cầu trùng gà, khoa học kỹ thuật thú y, sè 4, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình nhiễm cầu trùng ở gia cầm tại trung tâm nghiên cứu giống gia cầm Thuỵ Phương và hiệu quả sử dụng vacxin phòng cầu trùng gà
6. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Bệnh ký sinh trùng ở gia cầm và biện pháp phòng trị, NXB Nông Nghiệp Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh ký sinh trùng ở gia cầm và biện pháp phòng trị
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp Hà Nội
7. Lê Văn Năm và cs, Phương pháp điều trị gà ỉa ra máu tươi, NXB Nông Nghiệp Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp điều trị gà ỉa ra máu tươi
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp Hà Nội
8. Lê Văn Năm, Nguyễn Thị Hương, 60 câu hỏi và đáp dành cho người chăn nuôi gà công nghiệp, NXB Nông Nghiệp Hà Nội, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 60 câu hỏi và đáp dành cho người chăn nuôi gà công nghiệp
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp Hà Nội
9. Lê Văn Năm, Hướng dẫn điều trị bệnh ghép ở gà, NXB Nông Nghiệp Hà Nội, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn điều trị bệnh ghép ở gà
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp Hà Nội
10. Lê Văn Năm, Bệnh cầu trùng gia sóc gia cầm , NXB Nông Nghiệp Hà Nội, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh cầu trùng gia sóc gia cầm
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp Hà Nội
11. Dương Công Thuận, Phòng và trị bệnh ký sinh trùng cho gà nuôi gia đình, NXB Nông Nghiệp Hà Nội, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng và trị bệnh ký sinh trùng cho gà nuôi gia đình
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp Hà Nội
14. Nguyễn Hữu Vũ, Phạm Sỹ Lăng, Một số bệnh quan trọng ở gà, NXB Nông Nghiệp Hà Nội, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số bệnh quan trọng ở gà
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp Hà Nội
15. Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Đức Lưu, BÝ quyết thành công trong chăn nuôi gà, NXB Nông Nghiệp Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: BÝ quyết thành công trong chăn nuôi gà
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp Hà Nội
16. A. Hunter, Sổ tay dịch bệnh động vật, NXB Nông Nghiệp Hà Nội, 2000 do Phạm Gia Ninh và Nguyễn Đức Tâm dịch Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay dịch bệnh động vật
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp Hà Nội
17. N.A. Kolapxki, P.I. Paskin, Bệnh cầu trùng ở gia sóc gia cầm, NXB Nông Nghiệp Hà Nội, 1980 do Nguyễn Đức Chí dịch Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh cầu trùng ở gia sóc gia cầm
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp Hà Nội
18. Mathis G.F, Hiệu quả điều trị bệnh cầu trùng gà đối với cầu trùng mới phân lập gần đây, Tạp chí khoa học thú y sè 3, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả điều trị bệnh cầu trùng gà đối với cầu trùng mới phân lập gần đây

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w