Hệ thống cáp cấu trúc phải tuân thủ theo các phiên bản mới nhất của các tiêu chuẩn sau đây, ngoại trừ khi có các chỉ định khác: - ISO 11801 Ed.2 Công nghệ thông tin – Hệ thống cáp chung
Trang 1MỤC LỤC
VIỆN ĐA KHOA NGHỆ AN 1
I CÁC YÊU CẦU THIẾT KẾ CƠ BẢN 2
II CĂN CỨ THIẾT KẾ 2
III MỤC TIÊU THIẾT KẾ 2
IV CÁC TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG TRONG THIẾT KẾ 3
Phần B HỆ THỐNG MẠNG DỮ LIỆU 4
I TỔNG QUAN HỆ THỐNG 4
II CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA HẠ TẦNG CƠ SỞ: 5
III THIẾT KẾ HỆ THỐNG CABLE CẤU TRÚC 6
1 Giới thiệu chung 6
2 Thiết kế hệ thống cáp thông tin liên lạc cho Bệnh Viện Đa Khoa Nghệ An 8
3 Mô tả kết nối hệ thống cấu trúc cáp 14
4 Tiêu chí kỹ thuật các thiết bị 15
5 Tiêu chí kỹ thuật các thiết bị 15
IV THIẾT KẾ HẠ TẦNG MẠNG DỮ LIỆU 33
1 Yêu cầu chung 34
2 Sơ đồ nguyên lý thiết kế 35
V Sơ đồ đầu nối tổng thể 52
VI Sơ đồ đề nghị mở rộng khi có điều kiện 53
VII Bảng chiết tính khối lượng hệ thống dữ liệu 54Error! Bookmark not defined. VII Danh mục thiết bị và thông số kỹ thuật đề xuất 550
Phần C HỆ THỐNG Tổng Đài Điện Thoại 56
I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 56
II THÔNG SỐ KỸ THUẬT YÊU CẦU 57
Trang 22 CẤU HÌNH YÊU CẦU 58
3 THUYÊT MINH KỸ THUẬT 58
4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NỔI BẬT CỦA TỔNG ĐÀI 2
5 CẤU HÌNH ĐỀ XUẤT CỦA TỔNG ĐÀI 2
Trang 3
Phần A HỆ THỐNG HẠ TẦNG ĐIỆN NHẸ VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BỆNH VIỆN ĐA KHOA NGHỆ AN
Hệ thống hạ tầng điện nhẹ bao gồm công nghệ thông tin trong bệnh viện đã trở thành một phần tất yếu, không thể tách rời khỏi cơ sở hạ tầng của Bệnh viện trong thời đại hiện nay Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quy trình xử lý, khám chữa bệnh của bệnh viện mang lại lợi ích to lớn cho người bệnh, bác sĩ cũng như các bộ phận liên quan Các bệnh viện tiên tiến trên thế giới đã ứng dụng các công nghệ mới vào quy trình hoạt động của mình để nâng cao chất lượng phục vụ, tăng cường khả năng phục vụ đối với bệnh nhân cũng như tối ưu hóa chi phí hoạt động của bệnh viện
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của hệ thống đòi hỏi Bệnh viện phải có cách nhìn đúng đắn đối với việc đầu tư, xây dựng thiết kế cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin truyền thông Do vậy, việc thiết kế cơ
sở hạ tầng công nghệ thông tin, truyền thông cho bệnh viện phải được tiến hành chuẩn hóa ngay từ khâu đầu tiên khi xây dựng bệnh viện
I CÁC YÊU CẦU THIẾT KẾ CƠ BẢN
Hạ tầng mạng phải có
- Kiến trúc module hóa, cho phép mở rộng (năng lực thiết bị) tích hợp nhiều hệ thống ứng dụng mới;
đồng thời phải có kiến trúc bảo mật dữ liệu tốt: đầy đủ các khả năng xác thực, bảo mật, antivirus, antispyware, IPS, Firewall,… đảm bảo cho hệ thống hoạt động an toàn và hiệu quả, đáp ứng khả năng
mở rộng, ứng dụng trong tương lai, tối ưu hóa chi phí đầu tư
- Hệ thống phải đảm bảo tính sẵn sàng: Hệ thống thiết kế phải đảm bảo tính sẵn sàng: Các thành phần
quan trọng đối với hệ thống phải được dự phòng, kiến trúc hệ thống phải được tối ưu hóa, đảm bảo khả năng phục hồi nhanh chóng khi có sự cố
II CĂN CỨ THIẾT KẾ
- Căn cứ vào các yêu cầu, mục đích của chủ đầu tư, công năng và tính chất của công trình;
- Căn cứ vào các số liệu khảo sát, đo đạc tại hiện trường, các qui chuẩn kỹ thuật và các định mức liên
quan;
- Căn cứ vào hồ sơ giai đoạn thiết kế cơ sở để thiết kế bản vẽ kỹ thuật
- Căn cứ vào các bản vẽ kiến trúc mặt bằng, mặt cắt của toà nhà để lựa chọn giải pháp thiêt kế
III MỤC TIÊU THIẾT KẾ
o Đáp ứng yêu cầu cần thiết, bắt buộc sử dụng giải pháp đối với bệnh viện
o Giải pháp phù hợp với điều kiện sử dụng thực tế
o Độ sẵn sàng, độ tin cậy cao, đảm bảo phục vụ 24/24h
o Không phụ thuộc thiết bị phần cứng khi người sử dụng có yêu cầu thay đổi, nâng cấp lên những thiết bị tiên tiến hơn
o Có khả năng nâng cấp, mở rộng về quy mô dịch vụ, đảm bảo khai thác lâu dài
o Có khả năng tương thích và tích hợp mềm dẻo với cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cũng như truyền thông của bệnh viện
o Có khả năng tích hợp và phát triển nhiều ứng dụng trong tương lai
o Quản lý, khai thác, bảo dưỡng, bảo trì đơn giản, chi phí thấp
Trang 4o Chi phí đầu tư ban đầu hợp lý và được bảo toàn trong tương lai
IV CÁC TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG TRONG THIẾT KẾ
- Quy chuẩn Việt Nam tập I ban hành theo Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/2/1996 của Bộ trưởng
Bộ Xây dựng; tập II, III ban hành theo Quyết định số 439/BXD-CSXD ngày 25/09/1997 của Bộ trưởng
Bộ Xây dựng;
- Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 2: 1974; TCVN 3: 1974; TCVN 4: 1993; TCVN 7: 1993; TCVN 8: 1993;
TCVN 4058:1985; TCVN 5898:1985;
- 68 TCN 140-1995 - Chống quá áp quá dòng để bảo vệ đường dây;
- Tiêu chuẩn Việt Nam : TCXD 223: 1998; TXD 46: 1984;
- TIA/EIA - 568A: Chỉ định các yêu cầu về việc phân chia các phân đoạn trong hệ thống cáp, loại cáp,
khoảng cách cho phép Đảm bảo tính tương thích của hệ thống đối với các sản phẩm từ nhiều nhà sản xuất;
- TIA/EIA - 569: Chỉ định về cách đi cáp, phân bổ các ổ cắm trong tòa nhà;
- TIA/EIA - 606: Chỉ định các yêu cầu về quản trị hệ thống;
- TIA/EIA - 607: Chỉ định về an toàn nối đất đối với các thiết bị;
- TIA/EIA (Telecommunications Industry Association/ Electronic Industries Alliance);
Và các tiêu chuẩn khác tùy theo từng hệ thống
Trang 5Cấu thành hệ thống CNTT bệnh viện gồm nhiều lớp, được thiết kế theo kiến trúc hướng dịch vụ (SOA):
- Lớp người sử dụng (Client Tier): Người sử dụng ứng dụng, dịch vụ của hệ thống không chỉ giới hạn
bởi người dùng nội bộ LAN của bệnh viện Kiến trúc hệ thống hướng dịch vụ đòi hỏi phục vụ rất nhiều đối tượng ngừời dùng khác nhau như:
o Cán bộ, bác sĩ, nhân viên bệnh viện: Đây là người dùng chuyên môn, có yêu cầu sử dụng các
ứng dụng nội bộ một cách nhanh chóng, bảo mật như sử dụng các ứng dụng quản lý bệnh viện, quản lý hồ sơ, các ứng dụng tiên tiến cho việc chữa bệnh Đây là lớp người sử dụng đòi hỏi những thiết kế phần mềm chuyên biệt phục vụ cho công tác
o Người sử dụng di động: Đây là những cán bộ, nhân viên thường xuyên đi công tác Hệ thống
phải cung cấp các cơ chế cho phép những nhân viên này làm việc từ xa, hiệu quả và bảo mật
o Người dùng Internet: Là lớp người có số lượng lớn, yêu cầu đa dạng, tiếp cận bệnh viện chủ
yếu thông qua các kênh thông tin trực tuyến như website, email để tìm hiểu thông tin, quy trình hoạt động và các thông tin cần thiết khác về bệnh viện
o Bệnh nhân: Là người sử dụng các dịch vụ của bệnh viện Việc định hướng thiết kế hệ thống
phải đảm bảo cung cấp các dịch vụ trực tuyến tới bệnh nhân như tra cứu thông tin hồ sơ, tra cứu thông tin bệnh án, kết quả khám trực tuyến,… Thông tin bệnh nhân phải có cơ chế bảo mật, đảm bảo tính riêng tư của khách hàng
o Đối tác: Là các đối tác về công nghệ, kỹ thuật, các bệnh viện khác Những đối tác này cần có
những ứng dụng, khả năng nhất định như khả năng hội nghị truyền hình trực tuyến, chia sẻ tài liệu, kinh nghiệm với các bác sĩ của bệnh viện
Trang 6 Hệ thống quản lý, lưu trữ, hỗ trợ chuẩn đoán hình ảnh PACS và quản lý xét nghiệm LIS
Hệ thống ứng dụng, dịch vụ công cộng
Hệ thống dịch vụ, ứng dụng online (Web, mail) cho người dùng
Hệ thống tra cứu thông tin trực tuyến (tra cứu thông tin, đặt lịch khám, tra cứu kết quả khám bệnh qua internet)
o Lớp hạ tầng truyền thông: Là cơ sở hạ tầng truyền thông phục vụ cho các ứng dụng CNTT của bệnh viện
II CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA HẠ TẦNG CƠ SỞ:
o Hệ thống máy tính trạm, máy in, scan,… cho cán bộ, bác sĩ
o Hệ thống truyền dẫn cable cấu trúc (Cabling)
o Hệ thống chuyển mạch nội bộ (Switching system)
o Hệ thống kết nối Internet và WAN
o Hệ thống bảo mật mạng (Security system)
o Hệ thống máy chủ dịch vụ (Server) và lưu trữ tập trung (Storage)
o Hệ thống sao lưu, lưu trữ dự phòng dữ liệu (Backup System)
Trang 7III THIẾT KẾ HỆ THỐNG CABLE CẤU TRÚC
Với những phân tích và giới thiệu tổng quan ở phần trên kết hợp với những yêu cầu của chủ đầu tư, chúng tôi xin đề xuất giải pháp thiết kế cơ sở hạ tầng cáp cấu trúc cho bệnh viện đa khoa Nghệ An như dưới đây
1 Giới thiệu chung
1.1 Tổng quan
Hệ thống cáp cấu trúc được xây dựng từ các thành phần cáp và thiết bị, phụ kiện kết nối nhằm mục đích truyền dẫn đa dịch vụ Hệ thống cáp cấu trúc là hệ thống cấu trúc mở, sự phân bố vị trí cũng như phương tiện truyền dẫn được chuẩn hóa, phương pháp thi công đáp ứng theo tiêu chuẩn quốc tế quy định
Về cơ bản, hệ thống bệnh viện có thể sử dụng cáp đồng CAT5E hoặc CAT6 đáp ứng tốc độ tối thiểu 100Mbps Tuy nhiên, CAT6 hiện đang là tiêu chuẩn chung cho hệ thống mạng tương lai có thể đáp ứng tốc độ truyền dẫn 1Gbps trong giới hạn 100m không lệ thuộc điều kiện thi công, môi trường Đối với mạng cáp đường trục (Backbone cabling) có thể sử dụng cáp quang hỗ trợ tốc độ truyền dẫn 01Gbps đến 10Gbps với khả năng truyền dẫn hai chiều
Hệ thống cáp cấu trúc được thiết kế, xây dựng đáp ứng các tiêu chuẩn của bệnh viện, do đó những hệ thống thiết bị và dịch vụ trong tòa nhà cũng phải tuân thủ theo những tiêu chuẩn của bệnh viện Căn cứ theo mục đích
và quy mô của hệ thống, các đề xuất đưa ra thỏa mãn những tiêu chí sau:
1.2 Ứng dụng
Hạ tầng mạng cáp cấu trúc được thiết kế, xây dựng có thể đáp ứng toàn diện yêu cầu và ứng dụng của một bệnh viện, bao gồm:
Trang 8o Hệ thống thông tin liên lạc (PABX)
o Hệ thống mạng dữ liệu (LAN và Internet)
o Hệ thống truy cập không dây (Wireless)
o Hệ thống quản lý tòa nhà (BMS)
o Hệ thống camera giám sát hình ảnh (CCTV)
o Hệ thống điều khiển truy cập (Access Control)
o Các hệ thống tương thích khác
1.3 Yêu cầu kỹ thuật
Với thời gian sử dụng lâu dài, hệ thống cáp được thiết kế có cấu trúc để có thể đáp ứng được yêu cầu sử dụng
và thay đổi trong vòng 10-20 năm, đồng thời đảm bảo khả năng truyền dẫn và tính thẩm mỹ của toàn bộ hệ thống cáp trong thời gian dài Xây dựng hệ thống cáp cấu trúc là yêu cầu tiên quyết đối với hệ thống thông tin trong bệnh viện
Hệ thống cáp cấu trúc phải tuân thủ theo các phiên bản mới nhất của các tiêu chuẩn sau đây, ngoại trừ khi có các chỉ định khác:
- ISO 11801 Ed.2 Công nghệ thông tin – Hệ thống cáp chung dành cho nhà cao tầng (cao ốc, văn phòng,
bệnh viện)
- TIA/EIA 568B Tiêu chuẩn về Kết nối cáp viễn thông cho nhà cao tầng, bệnh viện,… thường được áp
dụng tại Châu Mỹ & Châu Á
o TIA/EIA 568-B.1 Tiêu chuẩn cho hệ thống cáp mạng thông tin trong nhà cao tầng, bệnh viện…
o TIA/EIA 568-B.2 Tiêu chuẩn đo, kiểm tra về chất lượng đường truyền cho hệ thống cáp đồng
cân bằng
o TIA/EIA 568-B.3 Tiêu chuẩn đo, kiểm tra về chất lượng đường truyền cho hệ thống cáp quang
o TIA/EIA 568-B.2-1 Tiêu chuẩn cho cáp đồng xoắn đôi CAT6
Cho phép lập kế hoạch & lắp đặt hệ thống kết nối cáp cấu trúc cho nhà cao tầng, bệnh viện,…
Chỉ định một hệ thống cáp chung hỗ trợ môi trường cho nhiều loại sản phẩm với nhiều nhà cung cấp
- TIA/EIA 569 : Tiêu chuẩn về Không gian và Đường đi cáp cho nhà cao tầng, bệnh viện
Chuẩn hóa các chỉ định thiết kế, xây dựng bên trong và giữa các tòa nhà, hỗ trợ môi trường truyền dẫn
và thiết bị viễn thông
Bao gồm pathway (đường cáp – cách cáp đi từ nơi này sang nơi khác) và space (không gian – vị trí của
các thiết bị và đầu cuối viễn thông)
- TIA/EIA 606 : Tiêu chuẩn Quản trị Cơ sở hạ tầng viễn thông trong nhà cao tầng, bệnh viện
Cung cấp hệ thống hỗ trợ quản trị thống nhất, độc lập với các ứng dụng Thiết lập chỉ dẫn cho các chủ sở hữu, người dùng, nhà sản xuất, tư vấn, nhà thầu, nhà lắp đặt, quản trị viên… có liên quan đến việc quản trị (và đặt nhãn) cơ sở hạ tầng viễn thông
- TIA/EIA 526-14A Method B Tiêu chuẩn về kiểm tra thẩm định đường cáp quang đa mốt cho hệ thống
cáp ngang tầng
- TIA/EIA 526-7 Method A1 Tiêu chuẩn về kiểm tra thẩm định đường cáp quang đơn mốt cho hệ thống cáp đường trục
Trang 9- ISO/IEC 14763-2 Tiêu chuẩn về việc lên kế hoạch và thi công hệ thống cáp
o ISO/IEC 14763-1 Tiêu chuẩn về quản lý hệ thống cáp mạng
o ISO/IEC 14763-3 Tiêu chuẩn về đo kiểm hệ thống cáp quang
o ISO/IEC 61935 Tiêu chuẩn và phương án đo kiểm hệ thống cáp đồng
Ngoài ra, do tính chất quan trọng và yêu cầu khẩn cấp của việc xử lý các sự cố có thể xảy ra đối với hệ thống truyền dẫn thông tin trong tòa nhà thông minh, hệ thống cáp cấu trúc đảm bảo được các yêu cầu sau:
- Hệ thống cáp cấu trúc có khả năng nâng cấp lên quản lý thông minh tại mức vật lý, quản lý từ xa thông
qua giao thức TCP/IP, tự động cập nhật hồ sơ quản trị mạng theo tiêu chuẩn TIA/EIA 606, nhận biết các thay đổi trên hệ thống mạng và thông báo cho người quản trị
- Tất cả các sản phẩm sử dụng trong hệ thống cáp mạng thuộc chủng loại đã được kiểm tra và chứng
nhận tuân theo các tiêu chuẩn TIA/EIA do ETL cấp
- Tất cả các node mạng đều được đo kiểm tuân theo chuẩn TIA/EIA bởi các thiết bị đo độc lập với hãng
sản xuất và tuân theo bảng tiêu chuẩn của TIA/EIA
2 Thiết kế hệ thống cáp thông tin liên lạc bệnh viện Đa Khoa Nghệ An
2.1 Thực trạng và mục đích sử dụng
Bệnh viện Đa khoa Vinh được định hướng thiết kế với khu liên hợp 5 tòa nhà Trong đó trọng tâm
là khối nhà chính 7 tầng tách biệt với các khối điều trị Các nhà còn lại bao gồm 4 tòa nhà của các Khoa lây, Khoa chống nhiễm khuẩn, Khoa dinh dưỡng, Khoa giải phẫu bệnh lý ngoài ra còn có các công trình phụ trợ được bố trí phân tán để có thể hỗ trợ một cách hiệu quả cho các chức năng của bệnh viện
Trong phạm vi thiết kế này, hệ thống cáp trục cho toàn bộ bệnh viện bao gồm cáp trục cho các tòa nhà dẫn tín hiệu đến các tầng làm việc của từng tòa nhà, và toàn bộ hệ thống cáp ngang từ trục phân phối tín hiệu đến vị trí người dùng Với mục tiêu thiết kế hệ thống cáp cấu trúc cho bệnh viện để đảm bảo hiệu năng truyền dẫn tốt và đáp ứng các yêu cầu trên, chúng tôi xin đề xuất phương án thiết kế dựa trên các cơ sở như sau:
2.2 Cơ sở thiết kế hệ thống cáp cấu trúc
Các tiêu chuẩn xây dựng hệ thống cáp cấu trúc
Hệ thống cáp cấu trúc phải tuân thủ theo các phiên bản mới nhất của các tiêu chuẩn sau đây, ngoại trừ khi có các chỉ định khác:
ISO 11801 Ed 2 – Tiêu chuẩn chính Công nghệ thông tin – Hệ thống cáp chung dành cho tòa nhà thương mại
AAS/ACIF S009 - Qui định về lắp đặt cáp cho khách
hàng
Trang 10AS/NZS 3085.1 - Các qui định cơ bản về quản lý hệ thống cáp thông tin
AS/NZS 3086 - Hệ thống cáp thông tin cho văn phòng nhỏ và văn phòng cá nhân
TIA/EIA 568-B.1, 2 and 3 - Tham khảo, Tiêu chuẩn cáp thông tin cho tòa nhà thương mại, phần 1, 2
và 3
TIA/EIA 568.B-2-1 - Tham khảo
Đặc tính kỹ thuật truyền dẫn của cáp Cat6, 4 đôi 100 Ohm
2.3 Định hướng thiết kế chung
Chúng tôi đề xuất thiết kế hệ thống cáp như sau:
Hệ thống cáp trục kết nối khối nhà chính 7 tầng với 4 khối nhà còn lại của bệnh viện:
Phân phối cáp trục từ nhà chính 7 tầng đến các nhà điều trị còn lại – Xem chi tiết trong bản vẽ thiết kế đi kèm: cáp quang outdoor OM3 Multimode 4 Core băng thông 10Gb/s cho ứng dụng
Data, cáp đồng 50 đôi dây cho hệ thống thoại Hệ thống này được phân phối từ phòng thông tin liên lạc (BD) của tòa nhà chính 7 tầng (BD đặt tại tầng 1) đến phòng thông tin liên lạc tại 4 nhà còn lại Cụ thể:
Nhà chính 7 tầng Nhà Khoa lây: Công trình Khoa lây 2 tầng quy mô 48 nút thoại và 51 nút mạng Với quy mô này sẽ được thiết kế 01 sợi cáp quang Outdoor Multimode 4 Core 10Gb/s cho hệ thống mạng dữ liệu và 01 sợi cáp đồng 50 đôi cho hệ thống thoại kết nối từ phòng thông tin liên lạc của nhà chính 7 tầng đến phòng thông tin liên lạc của Khoa lây (tầng 1)
Nhà chính 7 tầng Nhà Khoa chống nhiễm khuẩn: Công trình Khoa chống nhiễm khuẩn 1 tầng quy mô 24 nút thoại và 8 nút mạng Với quy mô này sẽ được thiết kế 01 sợi cáp quang Outdoor Multimode 4 core 10Gb/s cho hệ thống mạng dữ liệu và 01 sợi cáp đồng 50 đôi cho hệ thống thoại kết nối từ phòng thông tin liên lạc của nhà chính 7 tầng đến phòng thông tin liên lạc Khoa chống nhiễm khuẩn (tầng 1)
Nhà chính 7 tầng Nhà Khoa dinh dưỡng: Công trình Khoa dinh dưỡng 1 tầng quy mô 24 nút thoại và 13 nút mạng Với quy mô này sẽ được thiết kế 01 sợi cáp quang Outdoor Multimode 4 core 10Gb/s cho hệ thống mạng dữ liệu và 01 sợi cáp đồng 50 đôi cho hệ thống thoại kết nối từ phòng thông tin liên lạc của nhà chính 7 tầng đến phòng thông tin liên lạc Khoa dinh dưỡng (tầng 1)
Nhà chính 7 tầng Nhà Khoa giải phẫu bệnh lý: Công trình Khoa giải phẫu bệnh lý 1 tầng quy
mô 24 nút thoại và 8 nút mạng Với quy mô này sẽ được thiết kế 01 sợi cáp quang Outdoor Multimode 4 core 10Gb/s cho hệ thống mạng dữ liệu và 01 sợi cáp đồng 50 đôi cho hệ thống thoại kết nối từ phòng thông tin liên lạc của nhà chính 7 tầng đến phòng thông tin liên lạc Khoa giải phẫu bệnh lý (tầng 1)
Trang 11Hệ thống cáp trục và cáp ngang kết nối giữa các tầng của các tòa nhà:
Chúng tôi áp dụng mô hình thiết kế Inter-Connect Đây là một dạng đơn giản nhất trong 4 mô hình được quy định trong các tiêu chuẩn như ISO 11801, TIA 568B… Với các hệ thống mạng vừa và nhỏ, không có yêu cầu quản lý quá cao thì mô hình này là phù hợp nhất với chi phí thi công, vật liệu thấp,
Chi tiết tham khảo bản vẽ thiết kế
- Tại mỗi tòa nhà sẽ được bố trí một phòng phân phối toà nhà (Building Distribution – BD) - phòng quản lý kỹ thuật thông tin liên lạc tòa nhà, đây sẽ là nơi tập trung hệ thống cáp thông tin của tòa nhà Phòng phân phối toà nhà sẽ là nơi tiếp nhận các đường truyền từ bên ngoài vào, nơi đặt tủ đấu nối toà nhà, giàn MDF, là nơi quản lý đấu nối, quản lý hoạt động toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin toà nhà Từ đây phân phối tín hiệu trục đến các phòng kỹ thuật phân tầng thông qua hệ thống cáp trục tốc độ cao
- Mỗi phòng kỹ thuật phân tầng được kết nối với phòng thông tin liên lạc của tòa nhà sẽ có 01 sợi cáp quang Indoor Multimode 04 core bảo đảm tốc độ 10Gb/s sẵn sàng cho các ứng dụng như: Internet, Video Conference, Image, Video surveillance, VoiP….và 50 đôi cáp tín hiệu UTP Cat3 sẵn sàng dịch vụ thoại, ADSL…
- Mỗi phòng kỹ thuật là nơi đặt tủ đấu nối tầng (FD), hộp IDF Đây là nơi quản lý đấu nối, quản
lý hoạt động vị trí người dùng tại tầng đấy cũng có thể là các tầng lân cận tầng đặt phòng kỹ thuật (tùy theo số lượng nút) Từ đây tín hiệu đến người dùng thông qua hệ thống cáp ngang, ở đây thiết kế sử dụng giải pháp Cat5E cho cả hệ thống mạng dữ liệu và mạng thoại Tại các phòng kỹ thuật này sử dụng giải pháp Inter-Connect
Bố trí và giải pháp thiết kế Outlet (ổ cắm mạng):
- Bố trí các ổ cắm đơn cho từng vị trí nút mạng và nút thoại tại các vị trí người dùng Việc bố trí dựa trên diện tích và tính năng của các phòng
- Bố trí ổ cắm đơn dùng cho nút wifi tại hành lang các tầng và những vị trí sảnh chờ
- Ngoài ra, với việc thiết kế đường thoại như đường mạng, nên có thể thay đổi công năng truyền dẫn khi có nhu cầu phát sinh, mở rộng hay sự cố
(Xem chi tiết bản vẽ thiết kế kèm theo)
Trang 122.4 Lựa chọn cấp độ cáp
Hệ thống cáp trong toà nhà là thành phần có tuổi đời sử dụng cao, trung bình từ 10-15 năm và phải đáp ứng sự phát triển như vũ bão của công nghệ, của yêu cầu truyền dẫn Mặt khác, để đáp ứng cho yêu cầu của một bệnh viện hiện đại, môi trường chuyên nghiệp, hệ thống mạng phải được thiết kế yêu cầu đảm bảo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, mang lại hiệu quả sử dụng cao nhất Đặc biệt, công trình Bệnh viên
Đa khoa Vinh định hướng thiết kế là bệnh viện hiện đại với công nghệ tiên tiến nhất Vì vậy, hệ thống cáp được thiết kế với yêu cầu cao và hiện đại về chất lượng truyền dẫn và băng thông của công trình tuy nhiên vẫn tiết kiệm được chi phí, cấp độ cáp lựa chọn cho bệnh viện Đa khoa Vinh như sau:
Hệ thống mạng Data và thoại của toà nhà được thiết kế với Cấp độ cáp Category 5E 100Mbps, tần số 100Mhz cho người dùng cuối (Horizontal Cabling)
Hệ thống thoại của bệnh viện được thiết kế với cấp độ Cat5E, phù hợp với hệ thống thoại truyền thống Analog hiện nay và sẵn sàng chuyển đổi sang công nghệ VoIP, thoại hình ảnh
Đường cáp trục kết nối các khối nhà và kết nối phòng phân phối của từng khối nhà đến phòng
kỹ thuật tầng được thiết kế cáp quang Multimode 04 core và cáp thoại 50 đôi dây
Đây là giải pháp kết hợp mang lại hiệu quả cao, băng thông cao và sẵn sàng cho tương lai, đáp ứng hoàn toàn những yêu cầu cao nhất về hệ thống cáp cấu trúc
2.5 Giải pháp đấu nối sử dụng phiến Cat5E 10 đôi
Giải pháp đấu nối sử dụng phiến Cat5E 10 đôi là một giải pháp mới nhất hiện nay được đưa ra nhằm thay thế giải pháp đấu nối sử dụng Patch panel truyền thống và được đánh giá là một giải pháp “Tiết kiệm thời gian và chi phí nhưng đạt hiệu suất vận hành và thẩm mỹ của hệ thống” Phiến đấu nối băng thông cao “Phiến HighBand Cat5e 10 đôi” là một trong những thành phần chính tạo nên hiệu suất vận hành của hệ thống
Phiến HighBand Cat5e 10 đôi sử dụng công nghệ lưỡi cắt dây mạ bạc LSA PLUS® nghiêng 450 nổi tiếng của ADC Krone Công nghệ này đã trở thành tiêu chuẩn đấu nối của hơn 60 nước trên thế giới Lưỡi cắt mạ bạc làm tăng hiệu suất truyền dẫn, giảm thiểu việc oxy hoá tại điểm cắt và tăng độ bền của lưỡi cắt
Trang 13Phiến HighBand Cat5e 10 đôi của ADC KRONE có hiệu suất truyền dẫn tối ưu cho tín hiệu mạng LAN, WAN hay tín hiệu thoại Có thể được lắp dễ dàng lên tường bằng đế Inox, trong tủ hộp cáp hoặc trong tủ rack và có thể được sử dụng trong giải pháp Chỉ đấu nhảy khi cần (Patch-by-Exception)
Đặc điểm và lợi thế:
High Band Cat5e 10 đôi có băng thông truyền dẫn vượt xa mức yêu cầu 100 MHz của chuẩn CAT5e theo tiêu chuẩn TIA/EIA 568A và ISO/IEC DIS 11801
Việc thi công cài đặt nhanh chóng và dễ dàng, thân thiện với người sử dụng
Có thể lắp lên giá đỡ phiến, đế Inox gắn lên tường, trong hộp cáp hoặc trong tủ rack 19”
Cho phép người dùng kiểm tra, giám sát kênh truyền dẫn mà không phải ngắt tín hiệu
Dễ dàng tích hợp với các giải pháp khác của ADC KRONE
Sử dụng lưỡi cắt LSA-PLUS khả năng chống ăn mòn, vỏ được chế tạo bằng nhựa PBT chất lượng cao
Tại sao dùng giải pháp PHIẾN thay cho giải pháp PATCH PANEL truyền thống?
Mô hình đấu nối thẳng thường thấy là mô hình sử dụng Patch Panel
Trên đây là cấu trúc của mô hình đấu nối thẳng (tiêu chuẩn ISO11801), thiết bị acctive (EQP) được đấu thẳng với thanh đấu nối Patch panel thông qua 1 sợi dây nhảy Việc đấu nhảy, quản lý sử dụng khai thác thông qua sợi dây nhảy này, được thao tác trên cùng tủ rack, cổng RJ45 trên switch bị tác động
Trang 14trực tiếp việc rút ra cắm vào của dây nhảy trong mỗi lần thao tác quản lý mặc dù cổng này không được sản xuất để chịu đựng được những tác động kiểu này Dẫn đến sự hư hỏng nhanh chóng của thiết bị, chất lượng truyền dẫn không đảm bảo Không những thế, với việc quản lý nhiều dây nhảy cùng lúc trong không gian hẹp trên một tủ rack sẽ dẫn đến sự rối rắm, lẫn lộn và rất khó để có thể quản lý được Phiến hoàn toàn có thể thay thế vai trò của Patch Panel trong trường hợp này và đem lạ hiệu suất truyền dẫn tối đa, hạn chế được các nhược điểm của Patch Panel trong kênh truyền dẫn
Khác với thanh đấu nối Patch Panel truyền thống, phiến đấu nối dây Highband Disconnection với hai điểm tiếp xúc dây “1-vào và 1-ra, cổng đấu nhảy riêng biệt” cho phép đấu nối cố định trực tiếp giữa User Field, Data Field, mà không cần dùng dây nhảy, điều này cho phép:
Đấu nối cố định đối với toàn bộ hệ thống cáp, kể cả kết nối với thiết bị đầu cuối Điều này chính
là cơ sở của tính hoạt động ổn định tuyệt vời của hệ thống
Hạn chế điểm yếu nhất của hệ thống: Cổng RJ45
Việc test kiểm tra được thao tác ngay trên cổng chuyên dụng, hoàn toàn không phải ngắt kết nối
Có thể quản lý kết nối đến từng đôi dây
Việc thao tác đấu nối giàn HB hoàn toàn thực hiện từ phía trước của module block, việc quản lý cáp cũng rất dễ dàng
Không sử dụng công nghệ mạch in trong Block, đem lại hiệu quả truyền dẫn tối ưu, có thể chịu được trong các điều kiện môi trường khắc nghiệt
Tiết kiệm chi phí đáng kể cho việc trang bị dây nhảy cho tất cả các Link, linh hoạt với mọi số lượng node, đặc biệt ưu điểm với số lượng node nhỏ hơn 24
Tăng tính thẩm mỹ của hệ thống do mặt trước của khung phối dây không có bất kỳ dây nhảy nào, đặt biệt dễ dàng cho việc quản trị hệ thống như thêm, bớt, thay đổi nút mạng
Sử dụng số lượng dây nhảy bằng ½ so với giải pháp Patch Panel
ADC Krone thực sự mạnh với các giải pháp phiến từ cấp độ Cat3 cho thoại, Cat5e, Cat6 cho thoại, dữ liệu, an ninh tích hợp, BMS…Cat6A cho truyền dữ liệu tốc độ 10Gb/s… Với việc ứng dụng công nghệ
Trang 15lưỡi cắt LSA, kết hợp với cấu tạo đặc biệt phiến Disconnect của Krone đem lại hiệu quả truyền dẫn tối
ưu, ổn định, thi công, quản lý vận hành dễ dàng hơn bao giờ hết
3 Mô tả kết nối
3.1 Hệ thống thoại
Đường cáp thoại từ nhà cung cấp dịch vụ được kéo vào phòng tiếp nhận các dịch vụ (tầng 1 nhà chính 7 tầng), tại đây đường cáp thoại sẽ được đấu nối vào hộp đấu dây trung kế 100 đôi (yêu cầu có hệ thống tiếp địa) có gắn bảo an chống sét Từ hộp đấu dây trung kế sẽ được kết nối vào tổng đài và từ tổng đài ra 2 giàn MDF 1200 pair được đấu nối qua một giàn phiến thoại khác trước khi được đưa lên các tầng
Tín hiệu được đưa đến các tòa nhà khác của bệnh viện bằng các sợi cáp thoại 50 đôi dây và được đấu nối vào các phiến thoại Krone tại các phòng phân phối của tòa nhà đó
Tín hiệu được đưa từ phòng phân phối của tòa nhà lên từng phòng kỹ thuật tầng bằng các sợi cáp thoại 50 đôi dây và được đấu nối vào các phiến thoại Krone tại các phòng kỹ thuật đó
Tại phòng kỹ thuật tập trung phân tầng, hệ thống cáp ngang cho thoại UTP Cat5E từ ổ cắm (TO) cáp được đấu Inter-Connect vào các IDF chứa phiến thoại KH23 10 đôi Tại đây đã có các tín hiệu thoại từ tổng đài
Cáp được đấu nối từ TO qua hệ thống ống nhựa PVC D20 âm tường, máng âm trần đến giàn đấu nối tại các phòng kỹ thuật các tầng Hạt ổ cắm cho thoại là loại Cat5E, lưỡi cắt dây theo công nghệ LSA, cắt dây với góc 450 chống đứt gãy dây
Cáp ngang sử dụng cho thoại là cáp UTP Cat5E, đảm bảo nhu cầu sử dụng tốt công nghệ thoại hiện tại và công nghệ thoại VoiP tương lai, sẵn sàng hạ tầng để chuyển từ một node điện thoại sang một node mạng
Trang 16phiến Highband tại dàn phiến, tín hiệu được đấu Inter-Connect tới thiết bị chuyển mạch (switch) nhờ Dây nhảy RJ-45 Cat5E (có thể cắt đôi làm 2 đường truyền)
Cáp được đấu nối từ TO qua hệ thống ống PVC D20 âm tường, máng âm trần đến giàn đấu nối tại các phòng kỹ thuật các khu văn phòng Hạt ổ cắm cho thoại là loại Cat5E, lưỡi cắt dây theo công nghệ LSA, cắt dây với góc 450 chống đứt gãy dây
Dây nhảy RJ-45 Cat5E sử dụng để đấu từ phiến Highband đến thiết bị chuyển mạch là loại được sản xuất tại nhà máy của chính hãng, được đúc đầu bằng công nghệ đúc nhiệt nóng và đo kiểm
100%
3.3 Thiết kế hệ thống máng cáp
Hệ thống máng cáp có nhiệm vụ đỡ và dẫn toàn bộ phần cáp từ các khu đấu nối trung tâm đến các
vị trí phân phối Có hai hệ thống máng: hệ thống máng cho cáp trục và hệ thống máng cho cáp ngang
Hệ thống máng cho cáp trục: Đỡ và dẫn toàn bộ phần cáp trục từ phòng đấu nối thông tin liên lạc đến các phòng phân phối tầng qua trục thông tầng dành cho điện nhẹ Hệ thống máng này được định vị treo trần (cho khoảng ngang từ MDF đến trục thông tầng) và định vị dọc đứng theo trục thông tầng tòa nhà Phần máng này cần đảm bảo việc định vị chắc chắn và có chỗ định vị tốt cho cáp dọc, chúng tôi đề xuất thiết kế loại máng lưới cablofil cho toàn bộ hệ thống máng này, đây là một hệ thống máng với rất nhiều ưu điểm cho phần thi công lẫn tính thẩm mỹ hệ thống
Hệ thống máng cáp ngang: Đây là hệ thống máng cáp treo trần Hệ thống máng cáp treo trần được định vị lộ đi cáp từ phòng kỹ thuật tầng phân phối cáp đi dọc tầng để kết nối hệ thống ống PVC bảo hộ cáp đến vị trí người Tất cả các điểm chuyển đổi tiết diện ống ghen và xoay góc phải thiết kế hộp nối để tiện cho việc kéo cáp và bảo đảm chất lượng cáp Máng treo trần được
đề xuất là máng lưới cablofil
4 Tiêu chí kỹ thuật các thiết bị
Trang 174.1 Cáp đồng UTP Cat.5E
Hệ thống cáp ngang của ADC KRONE đảm bảo trở kháng 100Ω ± 15% xuyên suốt chiều dài 100m theo qui định của hệ thống LAN tại
tần số 100Mhz
Là loại cáp 4 đôi và được kết nối tới thiết bị đầu cuối, điểm tập trung hay làm đường trục cho những hệ thống nhỏ trên cùng 1 tầng
Loại cáp thường dùng là cáp 4 đôi không có vùng đệm có hiệu năng truyền dẫn cao
Cáp 4 đôi UTP Cat5E được dùng trong mạng hình sao từ điểm tập trung cáp đến các vị trí ở các tầng
Cáp 4 đôi UTP Cat5E được làm theo tiêu chuẩn TIA/EIA 568-B.2 Nó đã dược chứng minh và kiểm chứng cho các ứng dụng > 1000 Mbps từ các tầng đến thiết bị đầu cuối ở nơi làm việc
Tuân thủ theo tiêu chuẩn IEEE 802.3, 10/100/1000 BASE T; IEEE 802.5, 4/16/100Mbps; ATM Forum 52/155/622/1200 Mbps, 1 Gigabit Networking, sẵn sàng cho những ứng dụng trong tương lai
Cáp ngang vẫn được tiếp tục sử dụng cho dù thiết bị đầu cuối có bị thay đổi
Trang 18 Cáp 4 đôi UTP Cat5E có các thông số sau:
- TIA/EIA 568-B Commercial Building Telecommunications Cabling Standard
- TIA/EIA 568-B.2 Cat5E Link Specifications
- Conductor DC Resistance (Max): 9.38Ω/100m @ 20°C
- DC Resistance unbalanced (Max) : 5%
- Insulation Resistance (Min): 5000 MΩ /1km @ 20°C
- Mutual Capacitance (Typical): 5.6 nF/100m
- Characteristics impedance : 100Ω
- Worst Case Cable Skew : 45 nsec/100 Meters
4.2 Hệ thống phiến đấu nối Highband 10 đôi dây
Phiến HighBand Cat5e 10 đôi sử dụng công nghệ lưỡi cắt dây
mạ bạc LSA-PLUS® nghiêng 450 nổi tiếng của ADC Krone
Công nghệ này đã trở thành tiêu chuẩn đấu nối của hơn 60 nước trên thế giới Lưỡi cắt mạ bạc làm tăng hiệu suất truyền dẫn, giảm thiểu việc oxy hoá tại điểm cắt và tăng độ bền của lưỡi cắt
Phiến HighBand Cat5e 10 đôi của ADC KRONE có hiệu suất truyền dẫn tối ưu cho tín hiệu mạng LAN, WAN hay tín hiệu thoại Có thể được lắp dễ dàng lên tường bằng đế Inox, trong tủ hộp cáp hoặc trong tủ rack và có thể được sử dụng trong giải pháp Chỉ đấu nhảy khi cần (Patch-by-Exception)
Đặc điểm kỹ thuật :
Đường kính lõi đồng dây dẫn cho phép: 0.4mm to 0.65mm (26 to 22 AWG)*
Đường kính dây tính cả vỏ (PE,PVC): 0.7mm to 1.4mm
Khả năng đấu nối tại lưỡi cắt: ≥200 lần
Lực nhấn đây vào phiến (với dây 0.5mm ): 6N
Lực tháo dây khỏi phiến không đúng cách (với dây 0.5mm): ≥35N
Trang 19Có thể gắn tối đa hai sợi dây có đường kính bằng nhau đến 0.5mm trên một khe lưỡi cắt Với cáp bện thì chỉ gắn được 1 dây trên một khe lưỡi cắt Nếu sợi dây cáp có đường kính >0.5mm thì chỉ đấu được
1 dây trên một khe lưỡi cắt
4.3 Đầu cắm mạng Cat5e UTP Key stone (Modular Jack)
Đầu cắm mạng Cat5e UTP Key stone được thiết kế với công nghệ lưỡi cắt dây LSA – PLUS, mạ vàng chân tiếp xúc RJ-45 và đặc biệt không có bo mạch in và hàn chì Điều này khiến hạt ổ cắm ADC KRONE có hiệu suất truyền dẫn và độ ổn định không sản phẩm nào cạnh tranh được
Đặc tính và tiện ích
Vượt yêu cầu tiêu chuẩn TIA/ EIA cho Cat 5e
Cách điện các đôi cáp trong phần quản lý cáp cho chất lượng Cat 5E cao cấp
Độ tin cậy và khả năng đấu nối lại nhiều lần (>200 lần) đảm bảo luôn đạt chuẩn Cat5E
Thiết kế lưỡi cắt dây LSA-PLUS 45o , mặt tiếp xúc bằng bạc khả năng đấu dây hơn 200 lần
Lớp mạ tại các chân tiếp xúc RJ 45 được mạ vàng cứng có độ dày ít nhất 1.3 µm
Tiêu chuẩn đấu dây quốc tế
4.4 Dây nhảy Patch Cord Cat5e
Dây nhảy Cat5e được sử dụng kết nối giữa các thiết bị chuyển mạch (switch), KVM switch với các thanh đấu nối trong khung-tủ thiết bị mạng, kết nối linh hoạt giữa các thanh đấu nối trong khung-tủ phối dây và đấu nhảy khi cần thiết cũng như kết nối cố định giữa server và thanh đấu nối trong khung-
tủ thiết bị, kết nối từ Outlet đến các vị trí người dùng
Được thiết kế với tính năng tương thích trở kháng dùng cho hệ thống cáp cat 5e của KRONE Với tính năng này, dây nhảy cáp cat 5e đã vượt xa chuẩn cat5e dành cho dây nhảy cáp
Đầu nối được thiết kế nhằm giảm lực căng ngăn dây cáp di chuyển ở điểm tiếp nối khi cáp bị uốn cong,
và để duy trì độ cong hợp lý Cả hai cải tiến này nhằm đảm bảo băng thông tối đa trong việc truyền dữ
liệu
Đặc điểm kỹ thuật:
Đặc điểm cơ khí:
Trang 20 Dây được đúc hai đầu với độ dài tối ưu hóa năng lượng truyền dẫn
Đảm bảo bán kính cong sợi cáp
Môi trường sử dụng: trong nhà, trong môi trường khô giáo
Đường kính lõi đồng: 24AWG
Điện dung tương hỗ (200C): 5.6nF/100m
Độ trễ trong trường hợp xấu nhất: 45ns/100m
Điện trở cách ly: 100MΩ tại 500 VDC
4.5 Hệ thống thoại
- Phiến đấu nối thoại ADC KRONE KH23 LSA Disconnection 2/10 trong khối đấu nối MDF có khả năng cho phép tháo mở kết nối tối thiểu 220 lần trong khi vẫn duy trì độ trở kháng nhỏ hơn 1milli-ohm Ngoài ra, để đảm độ bền của hệ thống cáp, các sản phẩm đấu nối có điểm tiếp xúc là lưỡi mạ bạc và nghiên một góc 45 độ đảm bảo hiệu suất truyền dẫn và giảm thiểu việc Oxít hóa tại điểm cắt, lưỡi cắt có thể cắt nhiều loại dây có tiết diện từ AWG 20 đến AWG 26 (0.4 đến 0.8mm)
4.6 Cáp quang đa mốt 50/125 µm, đơn mốt 9/125 µm, 10Gigabit Ethernet
Trang 21Hiện nay, với các hệ thống cáp ngang với tốc độ 1Gb/s đã trở nên phổ biến đòi hỏi phải có một hệ thống đường trục có tốc độ và băng thông cao hơn Các loại cáp quang đa mốt đang được sử dụng ở Việt Nam làm đường backbone có tốc độ từ 100Mb/s đến 1Gb/s không còn phù hợp Vì vậy, chúng tôi
đề xuất dùng loại cáp quang tốc độ 10G với 24 lõi quang với tổng tốc độ 120Gb/s, cáp quang 24 lõi Multi mode với tốc độ tổng thể 120Gb/s
Cáp quang MM 10Gb/s:
Hình thức cấu trúc: Tight Buffer, Riser Cable, All Dielectic, Aramid yarn PVC – OFNR
Suy hao tối đa cho cáp chưa thi công: ≤2.5db/km @850nm; ≤0,8db/km @1300nm
Suy hao tối đa cho cáp đã thi công: ≤3.5db/km @850nm; ≤1.5db/km @1300nm
Chiều dài đạt 10Gb/s: ≤300m tại 850 nm
Băng thông tối thiểu: ≥1500Mhz.km @ 850nm overfilled LED;≥500Mhz.km @ 1300nm overfilled LED; ≥2000Mhz.km @ 850nm Laser
Độ bền kéo: 660N (4 to 12 core); 1320N (24 core)
Cáp quang SM 10Gb/s
Hình thức cấu trúc: Tight Buffer, Riser Cable, All Dielectic, Aramid yarn PVC – OFNR
Suy hao tối đa cho cáp chưa thi công: ≤0.35 dB/km tại 1310 nm; ≤0.22 dB/km tại 1550 nm
Suy hao tối đa cho cáp đã thi công: ≤0.70 dB/km tại 1310 nm; ≤0.70 dB/km tại 1550 nm
Độ bền kéo: ≤660N (với cáp 4 đến 12 lõi); ≤1320N (với cáp 24 core)
4.7 Khay đỡ cáp quang
Khay đấu nối cáp sợi quang phải được thiết kế bằng nhựa cứng, nhẹ, phù hợp cho việc kết nối phân phối cáp quang cho những tòa nhà Các đầu cắm thích hợp với nhiều kiểu đầu nối khác nhau như SC, SC Duplex, FC và MTRJ Dễ dàng thao tác khi kết nối với những loại cáp mềm hay, loại cáp được gia cố mỏng Các thiết bị cố định cáp sẽ giữ cho cáp ở đúng vị trí cũng như giới hạn bán kính cong của sợi cáp
Đây là giải pháp tiết kiệm đã tích hợp sẵn bộ quản lý cáp ở bên trong Rất thuận tiện cho việc thi công Các thanh Adapter theo dạng modular Quản lý toàn bộ các sợi quang Trọng lượng nhẹ, rắn chắc
Trang 22Đặc tính kỹ thuật:
Sử dụng cho các loại adapter SC duplex, SC Simplex, MT-RJ và ST
Sử dụng cáp quang chứa ống đệm lỏng hoặc ống đệm đầy
Tích hợp hệ thống quản lý sợi quang dạng đúc liền
Vật liệu:
Polycarbonate, PC/ABS
Kích thước:
19”(rộng) x 1U (cao) x 270mm(sâu)
Tiêu chuẩn môi trường:
EN6008-2-2, IEC 68-2-14, IEC 68-2-6, IEC 68-2-27, IEC 68-2-3
Môi trường làm việc :
EN50173, ISO/IEC 11801
4.8 Dây nhảy SC-LC Duplex và Pigtail SC
Dây nhảy quang chuẩn LC phù hợp trong việc kết nối giữa các thiết bị định tuyến, firewall, switch và giữa các modules của các switch với nhau Hiện nay, các modules quang của các dòng switch chủ yếu
hỗ trợ định dạng chuẩn SFP (Small Form Port) với giao diện LC, vì vậy, chúng ta sẽ sử dụng dây nhảy
LC – LC để kết nối các thiết bị này Nếu đầu ra của thiết bị định tuyến là Multimode, ta sẽ sử dụng dây nhảy LC hỗ trợ Multimode và tương tư với trường hợp đầu ra là Singlemode Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí chúng ta nên sử dụng modules đầu ra của thiết bị định tuyến là Multimode và đồng bộ hoá toàn bộ modules quang của các switch phía sau là Multimode
Ứng dụng: Dây nhảy dùng đầu nối LC
thường được dùng trong những mạng viễn thông, mạng nội bộ, và những hệ thống kết nối dày đặc khác Đầu nối LC đã đựng sử dụng trên khắp thế giới trong những ứng dụng viễn thông và truyền hình Nó bắt đầu trở nên quen thuộc khi cần hàn gắn hay phân phối cáp
Mạng LAN
Cho các thiết bị ngoại vi dùng cho máy tính
Mô tả:
Lắp theo nhiều hàng, mật độ cao
Dùng cho Multimode (50/125um OM2
và OM3)
Trang 23 Suy hao: 0.10 typical, 0.30 maximum
4.9 Hệ thống máng treo trần, âm sàn và đi trong trục kỹ thuật
Hiện nay trên thị trường Việt Nam đã có sản phẩm máng cáp cao cấp của hãng Cablofil của Pháp Đặc điểm của loại máng chính này là trọng lượng nhé, độ bền, tính thẩm mỹ cao, rất phù hợp với các tòa nhà hiện nay
Máng thép được chế tạo từ loại thanh thép chịu lực cao, mạ tĩnh điện chống nhiễu, chống gỉ sét, chống
rò điện, phù hợp với môi trường sử dụng Máng thép dạng lưới này có thể chịu được khi đường máng
bị vặn và không bị hư hỏng theo thời gian và đặc biệt có khả năng chịu quá tải gấp 5 lần mà không gãy Thiết kế lưới giúp máng đạt thẩm mỹ cao, không bụi bẩn, chống nhiệt tốt, dễ dàng phát hiện và xử lý
- Máng lưới được chế tạo từ các dây thép 4mm-6mm hàn với nhau và uốn thành hình hoàn chỉnh trước khi xử lý bề mặt
- Phụ kiện đồng bộ không gồm nắp với vật liệu máng nhắm tránh hiện tượng ăn mòn điện hóa
- Kích thước máng: kích thước rộng 50mm, 100mm,
150mm, 200mm, 300mm, 400mm; cao 54mm, 105mm
- Xử lý bề mặt: Mạ kẽm theo tiêu chuẩn EN 12329:2000
- Cấu hình lưới: kích thước rộng 50mm x dài 100mm
- Sức căng tối thiểu trung bình là 500Kg tại mỗi mối hàn
- Các đặc điểm về tải và lệch: chứng nhận theo đúng Tiêu chuẩn Châu Âu CEI 61537
Trang 24- Chứng nhận thử nghiệm hỏa hoạn theo đúng tiêu chuẩn E30/E90; Chứng nhận EMI Protection
Các tính năng vượt trội chỉ có ở các sản phẩm EKORACK™:
Hệ thống giải nhiệt cải tiến
Khả năng mở rộng
Khả năng tương thích nhiều hệ thống
Khóa cửa theo tiêu chuẩn Cabinet Rack ngoại nhập độ bảo mật cao
Đường cáp vào ở cả nóc và đáy tủ
Toàn bộ tủ có cấu trúc module knock – down, có thể tháo rời từng bộ phận giúp thuận tiện trong việc lắp đặt, vận chuyển và di dời
Thanh rack chuẩn 19” dùng để bắt các thiết bị làm bằng thép tấm dày 2.0mm và được gắn bằng ốc là bu lông cố định
Cửa & khóa
Cửa sau có lưới thông nhiệt tạo sự thông thoáng không khí bên trong tủ, có lưới lọc bụi để bảo đảm lọc sạch không khí trong tủ
Trang 25 Cửa trước được bố trí 1 khóa an toàn là loại khóa bật tay cầm chuẩn, có kích thước 35Wx140H mm
Hai nắp bên hông dạng mô đun có khóa, giúp tháo lắp nhanh, thuận tiện cho việc lắp đặt thiết
bị và ghép nối tủ
Nóc và đế tủ có nắp đậy được thiết kế linh hoạt có thể cho cáp đi vào từ nóc và đế đều được
Nóc được trang bị hai quạt hút (220 – 240V, 50/60Hz, 0.14A) giúp cho việc giải nhiệt các thiết bị bên trong tủ
Chân Đế & Đáy
Chân đế dạng module có thể dùng cho việc lắp đặt riêng, có thể điều chỉnh từ 0 - 28mm, được dùng để cố định tủ trên những bề mặt không bằng phẳng, chịu được tải trọng 100 kg/chân
Bánh xe có thể dịch chuyển có khóa được gắn dưới chân đế tủ, có đường kính 50mm, mỗi bánh xe chịu được tải trọng lên đến 115 kg
Các khay bên trong tủ có thể là loại cố định hay di động tùy theo yêu cầu đặt hàng
5 Các yêu cầu triển khai cáp cấu trúc– Bệnh Viện Đa Khoa Nghệ An
5.1 Yêu cầu thi công triển khai dự án
Kế hoạch triển khai dự án
Do đặc thù của việc triển khai lắp đặt hệ thống cáp cấu trúc trong thời gian dài, đề xuất lắp đặt hệ thống cáp cấu trúc chia làm 04 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1
Nghiên cứu và chi tiết thiết kế: Hiện nay bệnh viện đa khoa Vinh chưa có sẵn các đường máng trên
trần, các điểm đổ cáp, các máng đứng chuyển cáp từ trên trần xuống âm sàn, các đường ống D20 âm sàn, vì vậy cần lên phương án thi công để sẵn sàng cho việc thi công hệ thống cáp Việc kéo rải cáp cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng
Giai đoạn 02
Kéo rải cáp trục đứng và cáp ngang: Giai đoạn này được tiến hành sau khi lắp đặt xong toàn bộ hệ
thống máng dẫn cáp Các kỹ thuật viên, công nhân được bố trí đồng loạt, với số lượng tối đa để kéo rải
Trang 26cáp trong thời gian ngắn nhất Trong giai đoạn này cáp được kéo từ phòng phân phối trung tâm đến các phòng phân phối từng tầng, cáp được kéo từ phòng phân phối từng tầng đến vị trí làm việc Việc kéo rải cáp tuân thủ các quy định về thi công
Giai đoạn 03
Đấu nối tại phòng kỹ thuật và vị trí làm việc: Giai đoạn này được tiến hành sau khi kéo rải xong toàn
bộ hệ thống cáp ngang và tiến hành chủ yếu tại phòng kỹ thuật từng tầng và phòng trung tâm Trong giai đoạn chúng tôi sẽ đấu nối cáp vào thanh, phiến đấu nối, đấu nối cáp tại vị trí làm việc vào các ổ mạng và dán nhãn sơ bộ ban đầu Kết thúc giai đoạn này toàn bộ hệ thống được đánh giá là hoàn tất 100%
Giai đoạn 04
Đo kiểm, hiệu chỉnh lỗi, đào tạo, bàn giao công trình: Trong giai đoạn này chúng tôi sẽ tiến hành đo
kiểm toàn bộ hệ thống mạng cáp ngang và cáp trục Các lỗi cáp hoặc khiếm khuyết sẽ được khắc phục hoàn toàn Toàn bộ hệ thống nhãn quản lý cũng được bổ xung và dán nhãn chuẩn Kết thúc giai đoạn này hệ thống cáp sẽ được đưa vào ban giao với cho chủ đầu tư Nhà thầu sẽ đào tạo hướng dẫn các nhân viên liên quan của chủ đầu tư để có thể quản lý hệ thống cáp một cách tốt nhất
5.2 Thi công hệ thống cấu trúc cáp
Các quy tắc thi công hệ thống cáp cấu trúc
Như đã đề cập ở trên, hiệu năng truyền dẫn của hệ thống cáp cấu trúc phụ thuộc vào chất lượng của cáp
và các thiết bị đấu nối, tuy nhiên hiệu năng cuối cùng của hệ thống còn phụ thuộc rất lớn vào quá trình thi công lắp đặt cáp Toàn bộ hệ thống cáp được các kỹ sư, kỹ thuật viên, lắp đặt tuân thủ các quy tắc sau:
Yêu cầu chung
1 100% các nhân viên và công nhân tham gia lắp đặt phải được đào tạo, hướng dẫn tại hiện trường, các
kỹ sư tham gia phải có chứng chỉ cài đặt hệ thống cáp
2 Toàn bộ hệ thống và giải pháp phải được thiết kế bởi các chuyên gia đạt chứng chỉ của nhà cung cấp hoặc các chuyên gia của hãng
3 Toàn bộ hệ thống phải được kiểm tra và xác nhận bởi các chuyên gia đạt chứng chỉ của nhà cung cấp hoặc chuyên gia của hãng
Các quy tắc lắp đặt
Trang 275 Máng cáp độc lập với hệ thống khác, chỉ dùng cho thoại và dữ liệu
6 Độ phủ đầy của cáp trong máng cáp đi nổi hoặc trần giả không vượt quá 60%
7 Độ phủ đầy của cáp trong ống cáp âm tường không vượt quá 40%
8 Khoảng cách của bề mặt máng cáp với các vật thể khác tối thiểu 300mm
9 Bán kính cong tối thiểu của máng cáp không nhỏ hơn 5 lần chiều rộng của máng
10 Tối đa bó cáp đồng chứa 24 sợi 4x2x0.5, 12 cáp đối với cáp quang 6 lõi
11 Cáp CAT6 và cáp quang trong nhà sử dụng dây bó mềm, loại dán nhám (Velcro)
12 Cáp trong máng cáp và thang cáp có thể được bó với khoảng cách 2m hoặc dài hơn sử dụng loại dây nhám
13 Lực kéo tối đa không vượt quá 110N (11kg) đối với cáp UTP 4 cặp và đối với cáp quang
14 Bán kính cong tối thiểu: Cáp UTP 4 cặp 25mm, nhiều cặp bằng 10 lần đường kính, cáp quang 10 lần đường kính
15 Cáp UTP và quang phải trải đều trên ống máng
16 Các ổ mạng khuyến nghị lắp ngang hàng với các ổ điện, 350mm so với mặt sàn
17 Cáp đồng phải được cách ly với nhiễu điện từ EMI
18 Đấu nối cáp tuân thủ sơ đồ tiêu chuẩn 586A hoặc 586B
19 Chiều dài cáp tối thiểu từ thanh đấu nối 15m
20 Chiều dài tối đa cáp ngang không vượt quá 90m
21 Khi sử dụng điểm kết nối cáp CP khoảng cách tối thiểu giữa CP và thanh đấu nối là 15m
22 Khoảng cách tối thiểu giữa CP và TO là 5m
23 Chiều dài cáp tối thiểu tại TR, ER, EF là 3m
24 Không cho phép hàn nối đối với cáp đồng
25 Không được phép rẽ nhánh cáp
26 Không sử dụng cáp sai mục đích
27 Sử dụng dây nhảy được sản xuất sẵn
28 Cáp được bó tròn và lược cáp tại TR, ER
29 Cáp được đấu nối gọn gàng vào thanh đấu nối và tủ Rack
30 Dây nhảy Path-to-Path, Path-to-Switch được quản lý gọn gàng
31 Dây nhảy từ ổ mạng đến máy tính, điện thoại được quản lý gọn gàng
Trang 28Các quy tắc cách ly
33 Cáp điện và cáp dữ liệu cách nhau nhỏ nhất 50mm trong trường hợp điện áp nhỏ hơn 240V trừ khi
sử dụng máng có vách ngăn
34 240<U<1000V khoảng cách tối thiểu 300mm
35 Cáp LV vỏ bọc chống nhiễu và cáp dữ liệu chống nhiễu đặt cách nhau tối thiểu 100mm
36 240<U<1000V cáp UTP và cáp điện đặt trong máng thép cách nhau tối thiểu 100mm
37 240<U<1000V cáp FTP, FSTP và cáp điện đặt trong máng thép cách nhau tối thiểu 50mm
38 Khoảng cách giữa cáp UTP và đèn huỳnh quang lớn hơn 300mm
39 Khoảng cách tối thiểu giữa cáp UTP và cáp điện không màng chống nhiễu trong trường hợp không vách ngăn kim loại: 200mm
40 Khoảng cách tối thiểu giữa cáp UTP và cáp điện không màng chống nhiễu trong trường hợp vách ngăn nhôm: 100mm
41 Khoảng cách tối thiểu giữa cáp UTP và cáp điện không màng chống nhiễu trong trường hợp vách ngăn thép: 50mm
42 Khoảng cách tối thiểu giữa cáp FTP /PiMF và cáp điện không màng chống nhiễu trong trường hợp không vách ngăn kim loại: 50mm
43 Khoảng cách tối thiểu giữa cáp FTP /PiMF và cáp điện không màng chống nhiễu trong trường hợp vách ngăn nhôm: 20mm
44 Khoảng cách tối thiểu giữa cáp FTP /PiMF và cáp điện không màng chống nhiễu trong trường hợp vách ngăn thép: 05mm
45 Khoảng cách tối thiểu giữa cáp UTP và cáp điện có màng chống nhiễu trong trường hợp không vách ngăn kim loại: 30mm
46 Khoảng cách tối thiểu giữa cáp UTP và cáp điện có màng chống nhiễu trong trường hợp vách ngăn nhôm: 10mm
47 Khoảng cách tối thiểu giữa cáp UTP và cáp điện có màng chống nhiễu trong trường hợp vách ngăn thép: 2mm
48 Khoảng cách tối thiểu giữa cáp FTP/PiMF và cáp điện có màng chống nhiễu trong tất cả các trường hợp: 0mm
Các quy tắc đấu nối
49 Mở xoắn tại điểm đấu nối không vượt quá 13mm
50 Tuốt cáp không vượt quá 75mm
Trang 29Các quy tắc quản lý
51 Các cáp được cài đặt thoả mãn yêu cầu quản lý AS/ACIF S009, và quy tắc mã màu bởi TIA/EIA 606A
52 Các cáp phải được dán nhãn tại 02 đầu
53 Tiếp đất, chông sét phải được đánh nhãn
54 Các ổ cắm trong 01 diện tích làm việc được đánh nhãn duy nhất và có thể phân biệt được
55 Bản ghi phải được cung cấp tại TR, ER sau khi cài đặt
56 Hoàn thiện hồ sơ, bản vẽ hoàn công cho khách hàng và để bảo hành
Các yêu cầu kiểm tra
57 Tất cả các kênh phải được kiểm tra
58 Không chấp nhận kết quả không đạt hoặc đạt ở ngưỡng
59 Kết quả kiểm tra được lưu trữ dạng tệp gốc và văn bản
60 Đối với cáp quang phải dùng thiết bị đo công suất nguồn sáng
Cán bộ giám sát có thể sử dụng các quy định này để theo dõi quá trình thi công lắp đặt hệ thống cáp
5.3 Phương thức thi công tại hiện trường
Cách thức đi cáp
Trước khi kéo rải cáp cần tập kết vật liệu, dụng cụ, trang thiết bị cần thiết đến chân công trình, đánh dấu tất cả những nơi có thể gây nguy hại cho hệ thống cáp Kỹ thuật viên thi công mạng cáp phải được trang bị đầy đủ đụng cụ bảo hộ lao động như mũ bảo hộ, găng tay, giầy dép, quần áo bảo hộ lao động
Di chuyển những đồ dùng, thiết bị có thể bị gây hỏng hóc ra khỏi khu vực thi công đến nơi an toàn Khi thi công, các công việc phải có trật tự, gọn gàng, ngăn nắp Trong khi thi công, nếu gặp điều gì bất trắc,
kĩ thuật viên phải dừng công việc và báo cáo với người giám sát thi công Khi đi cáp phải đảm bảo cho
hệ thống cáp:
Hệ thống cáp phải được che đậy cẩn thận, chắc chắn Cáp trục đi trên máng cáp, phải được giằng vào máng cáp
Tuân tủ các quy tắc lắp đặt cáp nêu trên
Tất cả các đầu cáp vào và ra được đánh dấu cẩn thận theo tiêu chuẩn quy định để đảm bảo cho việc thi công và quản
lý, bảo hành, bảo trì sau này dễ dàng
Hệ thống cáp phải được cách ly với những vật liệu thiết
bị hay những hệ thống dễ gây cháy nổ
Trang 30 Hệ thống cáp hoàn thành đến đâu phải được đánh dấu đến đấy trong sơ đồ tiến trình công việc Ghi rõ những chú thích, những phát sinh trong khi thi công
Khi bắt đầu đi cáp, phải đánh dấu đầu cáp tương ứng với thùng cáp, điều này giúp xác minh chính xác sự phân phối giữa các khung và các ổ cắp cáp
Khi đi cáp trên sàn, đường cáp phải đi đúng như thiết kế, nếu cần bắt vít, phải thực hiên đúng cách, chắc chắn, mỹ quan
Cáp đi ngầm dưới sàn, trên tường được đi trong các ống, máng bảo vệ
Tránh các vật nhọn, ráp làm tổn hại đến hệ cáp
Đảm bảo độ căng khi kéo cáp, lực kéo không vượt quá 110N
5.1.1 Cách thức đấu nối cáp
Cách thức đấu nối cáp: Đấu nối cáp vào dàn phiến nhảy và vào Switch
Vận chuyển vật liệu, trang thiết bị cần thiết tới các phòng kỹ thuật của từng tầng Sắp đặt khung
tủ mạng vào đúng vị trí thiết kế
Khoan lắp khung đấu nối Highband lên tường, lắp đặt giá cáp quang vào tủ rack theo đúng thứ
tự như trong thiết kế
Đấu nối cáp ngang vào phiến
Đấu nối cáp nhảy giữa các giàn phiến
Bắn các đầu dây cáp vào các nhân theo đúng các tiêu chuẩn quy định
Dùng công cụ chuyên dùng của KRONE, thao tác đúng kĩ thuật
Chú ý đầu vỏ bọc cáp không được để dài quá 75mm Đầu cáp nơi bắn vào nhân không được để quá 13mm
Kết nối các Patch Cord giữa dàn phiến, ODF và Switch nếu có
Gá thanh quản lý cáp lên khung giá, theo đúng thứ tự như trong thiết kế
Các cách đấu nối trên áp dụng cho đấu nối cáp tại vị trí làm việc, phòng kỹ thuật từng tầng và phòng trung tâm phân phối cáp tòa nhà
5.1.2 Yêu cầu về hồ sơ , đo kiểm hệ thống cáp
Quy tắc đánh nhãn
Trang 31- Tại phòng kỹ thuật tầng: Chúng tôi dùng 2 loại dây nhảy – Patch Cord có màu khác nhau phân
biệt hệ thống dữ liệu và thoại (Xanh : Dữ liệu và Đỏ : Thọai) đồng thời gián nhãn đánh dấu nút mạng theo quy tắt Dxx-yyyy và Vxx-yyyy trong đó D: nút mạng, V: nút thoại; xx: chỉ số tầng; yyy: chỉ số nút của người dùng Ví dụ: D 01-001 chỉ máy của người dùng vị trí 1 và lầu 1 Ngoài
ra, trong một số trường hợp, nhà thầu có thể đánh dấu nút mạng dựa vào tính chất của các phòng ban ở mỗi tầng trong tòa nhà theo quy tắt Dxxxx-yy hoặc Vxxxx-yy trong đó D: Nút mạng; V : Nút thoại, xxxx: tên phòng ban; yy : số vị trí nút
- Trên Hệ thống phiến đấu chéo cáp: Nhà thầu phải đảm bảo phối cáp theo hai vùng dùng cho
thoại và dùng cho dữ liệu phân biệt rõ ràng
Hồ sơ & tài liệu
Chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ tất cả các hồ sơ & tài liệu liên quan đến việc lắp đặt và bảo trì của hệ thống cáp cấu trúc Các hồ sơ này bao gồm cả phần bản vẽ “as built” chỉ rõ vị trí của tất cả các thiết bị
đã lắp đặt và các tủ thiết bị trong các tủ hộp kỹ thuật cáp thông tin tại từng tầng, các đường cáp chính, máng cáp và nhánh cáp, điểm tập hợp cáp (CP), mặt âm tường (MUTO & TO), và cả các mã số đã gán cho các nút mạng
Số lượng
Chúng tôi sẽ cung cấp đủ 03 bộ tài liệu đầy đủ các hồ sơ theo yêu cầu Bản vẽ “as built” phải được đệ trình cho giám sát công trường và Chủ đầu tư trong vòng 14 ngày sau khi hoàn tất hệ thống, ghi rõ tất
cả các vị trí, đường cáp, đánh dấu và đích đến của cáp
In và đóng tập tài liệu
Nhà thầu phải cung cấp các tập tài liệu đã được ghi chú chuẩn xác, đóng tập theo chuẩn giấy A4 Các tập giấy phải có chất lượng tốt để thuận tiện cho việc tham khảo & lưu trữ dài hạn
Tài liệu & kích thước bản vẽ
Tất cả các tài liệu cần phải được đánh máy 1 hoặc 2 mặt trên khổ giấy A4 Bản vẽ phải dùng khổ giấy A4 và phải thuận tiện cho việc tham khảo Tuy nhiên có thể dùng khổ A3 hoặc A1 nếu cần cho các bản
vẽ khổ lớn
Nội dung
Sổ tay Thi công/Hệ thống phải qui định rõ các phần mục sau:
Thông tin tổng thể chi tiết về hệ thống cáp của tòa nhà
Mô tả chi tiết của từng hệ thống lắp đặt
Trang 32Bản vẽ đầy đủ về thiết kế tổng thể của hệ thống lắp đặt
Bản vẽ từng sàn nhà chỉ rõ vị trí của từng mặt âm tường, vị trí của máng cáp và ống, và vị trí của từng khung đấu nối
Tài liệu kết quả đo kiểm
Nhà thầu phải cung cấp cho chủ đầu tư một bộ tài liệu đo kiểm chi tiết của từng nút cáp đồng và cáp quang trong một đĩa CD-ROM ghi theo chuẩn Microsoft Office, hoặc theo chuẩn của các nhà sản xuất thiết bị đo kiểm đã được chấp thuận Fluke LinkWare hoặc Agilent DataScope Pro
Yêu cầu về mặt đo kiểm:
Chúng tôi sẽ đo kiểm lấy mẫu ít nhất 5% số cổng trong quá trình thi công để rút kinh nghiệm Hãng cung cấp phải tham gia trong đo kiểm trên và cung cấp tài liệu phân tích, đánh giá và hướng khắc phục lỗi sảy ra trong quá trình thi công dựa trên kết quả đo kiểm và khảo sát thực tế
Chúng tôi sẽ kiểm tra 100% số lượng cổng cáp UTP và cáp quang một cách riêng lẻ sau khi lắp đặt để xác định các yêu cầu hiệu suất truyền dẫn tuân theo yêu cầu AS/NZS 3080 Bất kỳ nơi nào có thể, quá trình kiểm tra liên tục đường cáp cố định và kênh truyền dẫn cho cả cáp đồng và cáp quang được thực hiện để đảm bảo lỗi truyền dẫn hoặc hoặc thi công sai được hạn chế mức thấp nhất
Tất cả các kết quả kiểm tra, bao gồm các nút tốt (Passes), nút ở ngưỡng Lỗi (Star Passes) và lỗi sẽ được đóng thành tài liệu và cung cấp cho người dùng cuối Bản nghiệm thu, kết quả kiểm tra cuối cùng chuyển đến khách hàng sử dụng trong suốt quá trình bảo hành
Trước khi phát hành biên bản nghiệm thu khách hàng, tất cả các kết quả kiểm tra phải được gửi cho Hãng cung cấp giải pháp Hãng cung cấp phải trực tiếp kiểm tra lấy mẫu và có nhận xét bằng văn bản về kết quả đo kiểm và phương hướng khắc phục các nút lỗi hoặc ở ngưỡng lỗi Bất kỳ công việc sửa chữa hoặc kiểm tra lại đường cáp do Nhà thầu chịu trách nhiệm chi phí phát sinh
Trong thời gian đầu tiên khi hệ thống đi vào hoạt động cần phải được đo kiểm ACTIVE (khi hệ thống đang hoạt động) bằng thiết bị Fluke OptiView để chứng minh chất lượng truyền dẫn Zero Bit Error Rate: 10-12 Đây là một trong những tiêu chí phải được Nhà thầu cam kết trong cam kết bảo hành
Hiệu suất truyền dẫn lớp E (các ứng dụng đối với Cat 6)
Chúng tôi sẽ tổ chức đo kiểm Passive trước sự giám sát của chủ đầu tư hoặc bên thứ 3 được sự đồng ý của chủ đầu tư 100% số cổng mạng sau khi thi công Kết quả đo kiểm là cơ sở để bàn giao nghiệm thu
hệ thống
Hệ thống cáp cấu trúc sẽ được chuyên viên thi công kiểm tra sự tuân thủ theo các yêu cầu chỉ ra trong phiên bản sau cùng của chuẩn AS/NZS 3080 đối với hiệu suất truyền dẫn lớp E sử máy kiểm tra của hãng thứ 3 phù hợp tiêu chuẩn AS/NZS 3080 – Kiểm tra
Trang 33Tỷ lệ phần trăm của các ổ cắm có thể được khách hàng chọn ngẩu nhiên cho việc kiểm tra nghiệm thu sau cùng Bảng thiết kế và kết quả tổng hợp sẽ được đóng thành tài liệu và được giữ trong tài liệu bảo hành
Kết quả kiểm tra phải bao gồm 100% tổng số đường cáp thi công và cung cấp đầy đủ tập tin dữ liệu với chi tiết của mỗi đường cáp như: tên của người thi công và người kiểm tra, định nghĩa đường cáp, tòa nhà, ngày, chiều dài cáp, suy hao, NEXT, PS NEXT, ACR, PSACR, Propagation Delay, Delay Skew, ELFEXT, PSELFEXT, and Return Loss Chiều dài của cáp không phải là thông số quyết định đạt hay không đạt của sợi cáp
Chuẩn tương thích sẽ phải tuân theo các yêu cầu tương thích trong chuẩn AS/NZS 3080:2003 đối với
kênh truyền dẫn hoặc Liên kết cố định lớp E
Đường kết nối cáp quang
Các yêu cầu kiểm tra
Tất cả các đường cáp quang đa–mode và đơn-mode phải được kiểm tra:
1 Liên tục và theo hướng nhất định
2 Chiều dài
3 Độ trễ trên đường truyền
4 Độ nhiễu quang, kết nối, 2 x chiều dài bước sóng, 2 x kênh truyền dẫn trực tiếp, 2 x chiều dài bước sóng, 2 x phương chiều (nếu kiểm tra kênh truyền dẫn)
Dây dùng để kiểm tra tín hiệu phải theo yêu cầu AS/NZS 3080 của cáp quang, sử dụng thiết bị đo LSPM và OTDR Nếu có sự xung đột thì kết quả kiểm tra theo LSPM được chọn
Những vị trí kết quả kiểm tra LSPM vượt quá ngưỡng suy hao năng lượng, liên kết sẽ được cải thiện với OTDR để tìm ra thành phần lỗi
Kiểm tra độ suy hao LSPM của cáp quang đa-mode
Phương pháp đo theo tham chiếu cho cáp quang đa mode sẽ kiểm tra độ nhiễu theo LSPM sẽ là One Jumper Method = Test Method 2 of IEC 61280-4-1 = Test Method B of TIA/EIA 526-14
Máy kiểm tra theo LSPM sẽ chỉnh đúng tần số điện kết nối ở dưới mức kiểm tra Điều này thực hiện được bằng cách dùng một dây bọc dài 2 đến 5 m trong suốt quá trình kiểm tra
Kiểm tra suy hao LSPM của cáp quang đơn mode
Phương pháp đo theo tham chiếu cho cáp quang đơn mode sẽ kiểm tra độ nhiễu theo LSPM sẽ là One Jumper Method = Test Method A1 of IEC 61280-4-2 = Test Method A1 of TIA/EIA 526-7
Tiêu chuẩn chấp nhận
Trang 34Tiêu chuẩn được chấp thuận là vượt qua được kiểm tra theo yêu cầu kiểm tra kết nối đối với cáp quang Điện năng hao tổn sẽ được tính toán theo tiêu chuẩn AS/NSZ 3080 dành cho cáp quang Để được bảo hành hệ thống cáp quang phải đạt được các yêu cầu và các phương pháp kiểm tra và được nhà thầu đóng thành 1 tài liệu về kiểm tra cáp quang và kênh truyền dẫn được chấp thuận theo AS/NSZ 3080
Tài liệu kết quả đo kiểm
Một bản sao lưu kết quả kiểm tra đầy đủ của mỗi đường cáp đồng và cáp quang sẽ được cung cấp cho người dùng cuối trên đĩa CD theo định dạng ứng dụng của Microsoft Windows hay theo định dạng ứng dụng của nhà cung cấp như Fluke Linkware hay Agilent DataScope Pro
5.1.3 Yêu cầu bảo hành hệ thống cấu trúc cáp
Hệ thống cáp cấu trúc là hệ thống cơ sở hạ tầng truyền dẫn thông tin, là hệ thống huyết mạch của hệ thống thông tin tòa nhà, việc thay đổi hệ thống rất khó và phức tạp nên việc đầu tư hệ thống cáp đúng đảm bảo hiệu suất truyền dẫn - chất lượng cao là cần thiết
Cụ thể, Hãng ADC KRONE cung cấp trực tiếp bảo hành cho hệ thống cáp cấu trúc của tòa bệnh viện
đa khoa Vinh với yêu cầu bảo hành tối thiểu như sau:
Bảo hành chất lượng hệ thống trong 20 năm: tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn bảo hành chất lượng sản phẩm của TIA
Bảo hành chất lượng truyền dẫn “5 năm không lỗi tái truyền dẫn”: Bảo hành chất lượng truyền dẫn không có lỗi trong 5 năm đầu tiên Đảm bảo 100% hiệu suất truyền dẫn theo thiết
kế Lỗi tái truyền dẫn phải được đo kiểm và chứng minh bằng cách đo kiểm Active hệ thống đang hoạt động, với thiết bị Fluke OptiView để chứng minh chất lượng truyền dẫn Zero Bit Error Rate: 10-12
Bảo hành “không lỗi truyền dẫn” này phải được cam kết gia hạn sau 5 năm sau khi tái kiểm tra hệ thống, hệ thống vẫn đảm bảo các điều kiện bảo hành
Chính sách bảo hành của hệ thống phải được chính hãng cung cấp tài liệu chứng nhận
Hãng cung cấp đồng thời phải cung cấp tài liệu chứng minh được tối thiểu 5 công trình có quy mô tương đương đã được trao chứng nhận bảo hành này tại Việt Nam
IV THIẾT KẾ HẠ TẦNG MẠNG DỮ LIỆU
Nền tảng của toàn bộ hệ thống truyền thông và công nghệ thông tin của Bệnh viện chính là hệ thống truyền tải dữ liệu, xử lý và lưu trữ dữ liệu Với đặc thù ngành nghề của bệnh viện đa khoa nghệ an, chúng tôi xin được đề xuất giải pháp thiết kế cơ sở hạ tầng truyền thông như dưới đây
Trang 351 Yêu cầu chung
Hệ thống phải đảm bảo được các mục tiêu hiện tại, đồng thời vẫn đáp ứng được yêu cầu mở rộng, nâng cấp phù hợp với nhu cầu tăng dần trong tương lai Như vậy, hệ thống sẽ được thiết kế, xây dựng đảm bảo các tiêu chí như sau:
- Khả năng mở rộng
Hệ thống thông tin không chỉ được thiết kế để phục vụ cho nhu cầu trước mắt mà nó còn dự báo và đáp ứng các nhu cầu mới, ngày càng tăng trong thời gian ít nhất 5-10 năm tới Như vậy, hệ thống cơ sở hạ tầng phải có khả năng mở rộng tốt, cho phép tận dụng tối đa những thiết bị phần cứng khi mở rộng, tối ưu hóa chi phí đầu tư
- Công nghệ tiên tiến
Hệ thống được thiết kế với công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới trong lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông, đồng thời phù hợp với tình hình phát triển và ứng dụng tại Việt Nam
- Tính module hóa
Hệ thống được thiết kế và xây dựng trên nguyên tắc mở, nghĩa là có khả năng đáp ứng được các nhu cầu gia tăng sử dụng trong tương lai Việc nâng cấp về phần cứng, phần mềm, thêm các dịch vụ, ứng dụng trong tương lai sẽ được thực hiện dễ dàng ở các điểm mấu chốt mà không làm ảnh hưởng đến hệ thống hiện tại cũng như các ứng dụng, dịch vụ đang khai thác Các bước đầu tư về phần cứng, phần mềm đều phải mang tính kế thừa
Hệ thống phải được xây dựng đảm bảo dễ dàng chuyển đổi chức năng, thêm bớt từng bộ phận nhỏ để thỏa mãn nhu cầu đa dạng của từng đối tượng phục vụ Điều đó có thể thực hiện bằng việc thiết kế hệ thống cơ sở hạ tầng truyền thông hợp lý, có tính module hóa cao
- Độ ổn định – tin cậy
Hệ thống phải đảm bảo khả năng hoạt động liên tục, có các phương án dự phòng về thiết bị, giải pháp và sao lưu, đảm bảo khả năng khôi phục nhanh và thay thế nóng, có giải pháp về đường truyền dự phòng trong trường hợp kết nối với các hệ thống khác và Internet, các yêu cầu về dự phòng thiết bị mạng, dự phòng máy chủ, dự phòng lưu trữ phải được tính toán và đề xuất trong phương án
Cấu trúc hệ thống phải đảm bảo hiệu suất khai thác dịch vụ, ứng dụng tối đa, đồng thời hạn chế các điểm gây lỗi tiềm tàng Việc quản lý sẽ được hỗ trợ bởi các công cụ phần cứng, phần mềm để đảm bảo luôn theo dõi được hiệu suất hoạt động của hệ thống, đồng thời có hệ thống cảnh báo và thông báo để người quản trị vận hành có phản ứng kịp thời và phù hợp
- An toàn và bảo mật
Trong các hệ thống hạ tầng truyền thông và công nghệ thông tin hiện đại, việc kết nối với các hệ thống khác là đương nhiên, trong đó có khả năng kết nối với mạng Internet để tận dụng các lợi thế về công nghệ và chi phí của mạng này Vì vậy, vấn đề an toàn và bảo mật phải được đảm bảo tối đa, trong khi vẫn phải cho phép người
sử dụng khai thác hệ thống một cách hiệu quả
- Hiệu năng
Hiệu năng là thước đo hàng đầu để đánh giá sự thành công của việc thiết kế, xây dựng hạ tầng truyền thông và công nghệ thông tin Hệ thống sẽ được thiết kế và xây dựng để tối ưu hóa các nhu cầu khai thác, ứng dụng, cho phép phân phối và sử dụng tài nguyên hợp lý
- Tuân thủ các tiêu chuẩn công nghiệp
Trang 36Các thiết bị mạng phải tương thích các chuẩn công nghiệp để chúng có thể hoạt động tốt trong môi trường mạng không đồng nhất Đảm bảo sự tương tác với các thiết bị của hãng sản phẩm khác nhau để có tính lắp lẫn
- Vận hành và quản trị hiệu quả
Vấn đề vận hành và quản trị kém hiệu quả đã xảy ra với không ít hệ thống hạ tầng truyền thông và công nghệ thông tin của nhiều đơn vị Một trong những nguyên nhân là từ bước khởi động, các yêu cầu về vận hành và quản trị không được quan tâm đúng mức, đặc biệt là các công cụ hỗ trợ và việc nâng cao trình đồ chuyên môn của đội ngũ vận hành, quản trị
Hệ thống sẽ được thiết kế và xây dựng đảm bảo cho phép hỗ trợ ở mức tối đa và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho những người quản trị trong các tác vụ vận hành hệ thống thường nhật Các vấn đề liên quan đến quản lý tài nguyên hệ thống, các dịch vụ, quản trị người dùng cũng được quan tâm
- Hiệu quả đầu tư
Với sự phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực công nghệ thông tin hiện nay, việc lựa chọn công nghệ (phần cứng, mạng, phần mềm, v.v.), xác định các giai đoạn đầu tư phù hợp trong quá trình thực hiện dự án phải được quan tâm nhằm bảo vệ đầu tư vốn, tránh lãng phí, nhưng vẫn đáp ứng được tính cập nhật công nghệ của hệ thống Các vấn đề liên quan đến kinh phí vận hành, duy trì hệ thống cũng phải được quan tâm phù hợp với tầm
cỡ của hệ thống, để tạo điều kiện vận hành, bảo trì lâu dài hệ thống
2 Sơ đồ nguyên lý thiết kế
Căn cứ trên những yêu cầu cơ bản về thiết kế hệ thống cũng như nghiên cứu kỹ nhu cầu thực tế và khả năng phát triển của bệnh viện, chúng tôi đề xuất kiến trúc tổng thể hệ thống hạ tầng kết nối mạng bệnh viện được thiết kế như dưới đây
Trang 37Internet FTTH
Internet FTTH
Access Switch
Access Switch
Access Switch
` PC5
` PCn
`
PC4
` PC2
` PC3
`
PC1
` PC5
` PCn
`
PC4
` PC2
` PC3
`
PC1
` PC5
` PCn
`
PC4
` PC2
` PC3
`
PC1
` PC5
` PCn
`
PC4
` PC2
` PC3
`
PC1
1 2
Access Switch
` PC5
` PCn
`
PC4
` PC2
` PC3
`
PC1
Access Switch
` PC5
` PCn
`
PC4
` PC2
` PC3
`
PC1
Access Switch
SEVER FARM
Core Switch
Sotfware 1 Domain Controller
DNS DHCP FTP Server
- Hệ thống được thiết kế gồm các phân vùng chính như sau:
o Phân vùng chuyển mạch lõi ( Core Switch, UTM Firewall)
o Phân vùng truy cập cung cấp đấu nối xuống từng người dùng
o Phân vùng Server bao gồm các máy chủ, ứng dụng, hệ thống lưu trữ
- Hệ thống được chia VLAN theo các phòng ban hoặc nhóm người dùng, việc trunking/routing giữa các VLAN thông qua core switch và firewall
- Firewall làm chức năng
o Quản lý truy cập (access control) giữa các VLAN, các vùng khác nhau trong mạng
o Người dùng bên ngoài có thể kết nối qua hệ thống VPN tích hợp sẵn trên firewall
o Cân bằng tải, định tuyến ra internet theo thẩm quyền của từng người dùng, nhóm quyền, v.v
2.1 Hệ thống chuyển mạch nội bộ LAN
Với định hướng thiết kế theo mô hình phân lớp và hướng dịch vụ, kiến trúc mạng được phân tách thành các khối, các module với chức năng riêng Trung tâm của hệ thống là module chuyển mạch LAN, bao gồm hệ
Trang 38thống chuyển mạch trung tâm thiết kế sử dụng 02 thiết bị hoạt động song song, dự phòng lẫn nhau và hệ thống thiết bị chuyển mạch truy cập cho việc kết nối người dùng trong bệnh viện vào hệ thống
2.1.1 Khối chuyển mạch lõi (Core Switches – Backbone Switches)
Thiết bị chuyển mạch trung tâm (core switch) là thiết bị trung tâm trong trong việc chuyển mạch và phân phối
dữ liệu, thiết bị chuyển mạch trung tâm đáp ứng được nhu cầu trung chuyển một khối lượng dữ liệu lớn với tốc
độ cao Để phù hợp với yêu cầu của các ứng dụng và các dịch vụ phát triển trong tương lai, kết nối backbone của mạng BV phải là các kết nối 1Gbps, thiết bị chuyển mạch trung tâm phải có khả năng redundant, trộn 2 hay nhiều đường truyền đến các thiết bị chuyển mạch phân phối (Redundant + Load Balancing)
Yêu cầu kỹ thuật chính
Vì tính chất quan trọng của thiết bị chuyển mạch trung tâm và để đảm bảo tính sẵn sàng cao cho hệ thống, chúng tôi đề xuất sử dụng một cặp thiết bị chuyển mạch trung tâm có cấu hình giống nhau, với một số đặc tính
kỹ thuật sau:
- Thiết bị có độ sẵn sàng cao, thời gian vận hành tối đa:
- Các module cho phép thay thế nóng trong khi thiết bị đang chạy
- Có phương án khắc phục trong các tình huống xấu giảm thiểu thời gian chết của hệ thống
- Hỗ trợ Stacking
o Băng thông qua cáp stack giữa các switch trung tâm > = 48Gbps
o Stack theo mô hình vòng RING
o Hỗ trợ ghép port ( Link Aggreegation) giữa các Switch trong cùng 1 stack
o Có tính năng dự phòng cho switch trung tâm chính ( Master Switch)
(Khi Switch chính bị lỗi, switch thứ cấp tự động trở thành Switch chính, nắm giữ toàn bộ cấu hình của hệ thống switch trung tâm)
o Hỗ trợ LACP
Với tính năng Stacking như trên, hệ thống Switch trung tâm gồm ít nhất 2 switch stack với nhau với băng thông mạch vòng RING trên 48Gbps
2.1.2 Khối chuyển mạch truy cập (Access Switches)
Các thiết bị chuyển mạch truy cập phải giải quyết được các vấn đề mới hiện nay tại biên của mạng:
- Năng lực của các máy tính cá nhân ngày càng tăng
- Sự ra đời của các ứng dụng đòi hỏi băng thông lớn
- Sự cần thiết truyền tải lượng dữ liệu lớn trên mạng
- Sự ra đời của nhiều thiết bị mới như IP phone, IP camera, v.v
Các thiết bị chuyển mạch truy cập sử dụng là
- Loại thiết bị chuyển mạch thông minh lớp 2/3, có mật độ cổng Gigabit lớn, băng thông chuyển mạch cao
hỗ trợ cho các ứng dụng trong tương lai như VoIP, data, , ngoài ra, các thiết bị này còn phải hỗ trợ công nghệ cấp nguồn qua đường cable (POE) để cấp nguồn cho các thiết bị đầu cuối như IP Phone, CCTV, Wireless Access point,
Trang 39- Các thiết bị chuyển mạch truy cập được bố trí tại các tủ kỹ thuật phân tầng tại các tầng của bệnh viện
Từ đây, các tuyến cable kết nối đến người dùng sẽ được kéo từ Access switch đến vị trí của người sử dụng bằng cable CAT 6 UTP, đảm bảo băng thông 1Gbps cho người sử dụng
- Các switch truy cập được kết nối Uplink về hệ thống Core switch bằng tối thiểu 02 đường cable quang Multimode hỗ trợ băng thông tối đa 10Gbps, đảm bảo dự phòng kết nối cũng như băng thông sử dụng Trước mắt, các access switch được kết nối về Core switch sử dụng giao diện quang tốc độ 1Gbps
- Có đường dự phòng trong trường hợp đường chính gặp sự cố bằng các giao thức STP
- Các thiết bị chuyển mạch truy cập phải có khả năng bảo mật lớp 2 kiểm soát truy cập người dùng trong mạng,
- Hỗ trợ kiểm soát chất lượng dịch vụ QoS như đảm bảo băng thông cho dịch vụ thoại, hội nghị truyền hình, một số thiết bị đặc biệt cần truyền dữ liệu theo thời gian thực, v.v
- Hỗ trợ Network Access Controller
- Cơ chế bảo mật theo MAC address, 802.1x cho phép xác thực người dùng qua RADIUS và gán VLAN theo người dùng
- Hỗ trợ stacking với ít nhất 2 port stacking riêng biệt trên thiết bị ( không phải port kết nối uplink và port truy cập) với băng thông tối thiểu cho mỗi port stacking là 1Gbps Các switch trong cùng 1 tủ hoặc gần nhau sẽ stacking với nhau tạo những vòng RING
o Giảm tải cho hệ thống switch trung tâm :
Băng thông Layer 2 trong cùng 1 VLAN giữa các người dùng trong cùng 1 stack sẽ chạy trong stack, không chuyển ngược lên Switch trung tâm
o Chia sẽ băng thông giữa các switch trong cùng 1 stack:
Các đường uplink của các Switch trong cùng 1 stack sẽ chạy song song và dự phòng cho nhau
VD: nếu có 3 switch A, B, C trong cùng 1 stack Mỗi Switch có 1 uplink; toàn bộ stack sẽ có 3 đường uplink chạy song song cho phép băng thông xuống toàn bộ khu vực này là 3Gbps (6Gbps duplex) Nếu đường uplink của Switch A bị sự cố do đứt cáp hay do switch trung tâm tương ứng bị lỗi, stack của Switch A + B + C vẫn còn 2 đường uplink chạy 2Gbps
Để chạy được như vậy, tính năng stack trên switch truy cập phải hỗ trợ ghép port (Link Aggregation) với giao thức LACP giữa các port trên các switch khác nhau trong cùng 1 stack Switch trung tâm cũng phải hỗ trợ cơ chế tương tự
o Dự phòng cho Switch chính
Trong stack bao giờ cũng có Switch chính đóng vai trò điều khiển stack (StackID = 1) Khi switch này
có sự cố, Switch số 2 sẽ tự động trở thành switch chính nắm giữ toàn bộ cấu hình
o Khả năng thay thế nhanh
Khi có bất kỳ switch nào trong stack bị sự cố, quản trị hệ thống chỉ cần đặt StackID của thiết bị mới giống như của Switch bị lỗi và gắn vào stack Switch mới sẽ tự động lấy cấu hình từ Switch chính Do
đó, quản trị viên không cần phải nhớ cấu hình của từng Switch
- Trường hợp Switch chạy độc lập ( Standalone)
o Khi 1 Switch truy cập chạy 1 mình không stack với 1 switch nào khác, chúng tôi khuyến nghị
nên chạy song song 2 đường uplink về hệ thống switch trung tâm
o Mỗi đường uplink sẽ kết nối vào 1 switch trung tâm khác nhau và các đường uplink này chạy song song với nhau với giao thức LACP Khi đó, nếu 1 trong các đường uplink bị sự cố hoặc