Câu hỏi 3. Trình bày nội dung cơ chế tác động và chức năng tác dụng của quy luật giá trị. Nêu những vânị dụng quy lật giá trị voà nền KT hàng hoá ở nước ta hiện nay ? Đáp. Câu trả lời gồm hai ý lớn 1) Phân tích nội dung và tác dụng của quy luật giá trị a) Nội dung của quy luật giá trị. Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hoá; quy định việc sản xuất và trao đổi hàng hoá phải căn cứ vào hao phí lao động xó hội cần thiết. Trong sản xuất, tác động của quy luật giá trị buộc người sản xuất phải làm sao cho mức hao phí lao động cá biệt của mỡnh phự hợp với mức hao phớ lao động xã hội cần thiết để có thể tồn tại; cần trong trao đổi, hay lưu thông, phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá- tức là giá cả phải bằng giá trị. Quy luật giá trị buộc những người sản xuất và trao đổi hàng hoá phải tuân theo “mệnh lệnh” của giá cả thị trường. Thông qua sự vận động của giá cả thị trường sẽ thấy được sự hoạt động của quy luật giá trị. Giá cả thị trường lên xuống tự phát xoay quanh giá trị hàng hoá và biểu hiện sự tác động của quy luật giá trị trong điều kiện sản xuất và trao đổi hàng hoá. b) Tác dụng của quy luật giá trị. Trong sản xuất hàng hoá, quy luật giá trị có ba tác động. +) Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá. *) Điều tiết sản xuất tức là điều hoà, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Tác dụng này của quy luật giá trị thông qua sự biến động của giá cả hàng hoá trên thị trường dưới sự tác động của quy luật cung cầu. Nếu ở ngành nào đó khi cung nhỏ hơn cầu, giá cả hàng hoá sẽ lên cao hơn giá trị, hàng hoá bán chạy, lời cao, thì người sản xuất sẽ đổ xô vào ngành ấy. Do đó, tư liệu sản xuất và sức lao động được chuyển dịch vào ngành ấy tăng lên. Ngược lại, khi cung ở ngành đó vượt quá cầu, giá cả hàng hoá giảm xuống, hàng hoá bán không chạy và có thể lỗ vốn. Tình hình ấy buộc người sản xuất phải thu hẹp quy mô sản xuất lại hoặc chuyển sang đầu tư vào ngành có giá cả hàng hoá cao. *) Điều tiết lưu thông của quy luật giá trị cũng thông qua giá cả thị trường. Sự biến động của giá cả thị trường cũng có tác dụng thu hút luồng hàng từ nơi giá cả thấp đến nơi giá cả cao, do đó làm cho hàng hoá giữa các vùng có sự cân bằng nhất định. Như vậy, sự biến động của giá cả thị trường không những chỉ rừ sự biến động về kinh tế, mà cũn cú tỏc động điều tiết nền kinh tế hàng hoá. +) Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất nhằm tăng năng suất lao động. Các hàng hoá được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau, do đó có mức hao phí lao động cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường thì các hàng hoá đều phải được trao đổi theo mức hao phí lao động xó hội cần thiết. Vậy người sản xuất hàng hoá nào có mức hao phí lao động thấp hơn mức hao phí lao động xó hội cần thiết, sẽ thu được nhiều lói và càng thấp hơn càng lói. Điều đó kích thích những người sản xuất hàng hoá cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm v.v nhằm tăng năng suất lao động, hạ chi phí sản xuất. Sự cạnh tranh quyết liệt càng làm cho các quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn. Nếu người sản xuất nào cũng làm như vậy thỡ cuối cựng sẽ dẫn đến toàn bộ năng suất lao động xó hội khụng ngừng tăng lên, chi phí sản xuất xó hội khụng ngừng giảm xuống. +) Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hoá người lao động thành kẻ giàu người nghèo. Những người sản xuất hàng hoá nào có mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động xó hội cần thiết, khi bán hàng hoá theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết (theo giá trị) sẽ thu được nhiều lợi, giàu lớn, cú thể mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh, thậm chí thuê lao động và trở thành ông chủ. Ngược lại, những người sản xuất hàng hoá nào có mức hao phí lao động cá biệt lớn hơn mức hao phí lao đông xó hội cần thiết, khi bán hàng hoá sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, thậm chí có thể phá sản, trở thành lao động làm thuê và đây cũng là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, cơ sở ra đời của chủ nghĩa tư bản. 2) Như vậy, quy luật giá trị vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực. Do đó, đồng thời với việc thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, nhà nước cần có những biện pháp để phát huy tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của nó, đặc biệt trong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Cụ thể: -Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh để thu về được lợi nhuận thì tìm mọi cách để hạ giá thành sản phẩm. Như ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật tổ chức sản xuât hợp lý, tiết kiệm đầu vào. -Đối với cơ quan quản lý nhà nước: Vận dụng quy luật giá trị vào điề tiết quản lý vĩ mô nền kinh tế, bình ổn giá cả, đầu tư hỗ trợ nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực đảm bảo cho sự phát triển nền kinh tế đất nước. Câu 4: Phân tích hai PP sản xuất giá trị thặng dư ? Ý nghĩa hai phương pháp này đối với việc nghiên cứu chủ nghĩa tư bản và hoạt động kinh tế của nước ta hiện nay. Trả lời: -Khái niệm giá trị thặng dư: Là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do người công nhân tạo ra và bị nhà tư bản chiếm đoạt, nhà tư bản tìm mọi cách bóc lột bằng hai phương pháp đó là PP sản xuất giá trị thặng dư tương đối và PP sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối. *PP sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là: +PP sản xuất giá trị thặng dư bằng cách kéo dài ngày LĐ hoặc tăng cường độ LĐ trong khi giá trị sức LĐ và thời gian LĐ tất yếu không thay đổi. +Ví dụ: Ngày LĐ 10h trong đó 5h là thời gian LĐ tất yếu, 5h là thời gian LĐ thặng dư, nếu kéo dài ngày LĐ lên 12h thì thời gian LĐ thặng dư sẽ tăng từ 5h lên 7h. +Vẽ sơ đồ: 5h 5h 10h T.gian LĐ tất yếu T.gian LĐ thặng dư 7h 5h 12h T.gian LĐ tất yếu T.gian LĐ thặng dư + Tính tỷ suất m ' : Ta có: m ' = *100% = *100%=100% Sau tăng lên: m ' = *100% = *100%=140% + Hạn chế: . Giới hạn của ngày tự nhiên . Người lao động cần có thời gian nghỉ ngơi mới có thể tái tạo sức LĐ mới . Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ngày càng tăng. *)PP sản xuất giá trị thặng dư tương đối là: +PP sản xuất ra giá trị thặng dư bằng cách hạ thấp giá trị sức LĐ, nhờ đó rút ngắn thời gian LĐ tất yếu và tăng thời gian LĐ thặng dư, trong khi độ dày ngày LĐ không đổi. +Ví dụ: Ngày làm việc 8h trong đó 4h là thời gian LĐ tất yếu, 4h là thời gian LĐ thặng dư, khi thời gian LĐ tất yếu rút ngắn xuống 2h thì thời gian LĐ thặng dư tăng từ 4h lên 6h. + Vẽ sơ đồ: 4h 4h 8h T.gian LĐ tất yếu T.gian LĐ thặng dư 6h 2h 8h T.gian LĐ tất yếu T.gian LĐ thặng dư +Tính tỷ suất m ' : Ta có: m ' = *100% = *100%=100% Sau tăng lên: m ' = *100% = *100%=300% +Vì giá trị sức LĐ bằng giá trị nhưng tư liệu sinh hoạt dành cho tiêu dùng cả người công nhân nên để hạ thấp sức LĐ thì phỉa gắn giá trị tư liệu sinh hoạt bằng cách tăng năng suất LĐXH, muốn tăng năng suất LĐXH thì phải áp dụng các thành tự khoa học kỹ thuật vào sản xuất. -Ý nghĩa: + Đối với việc nghiên cứu CNTB ta thấy rõ bản chất của CNTB là để bóc lột ngày càng nhiều giá trị thặng dư, nhà TB không từ bỏ một thủ đoạn nào. + Bất cứ một nền sản xuất nào mốn phát triển cần tạo ra nhiều gái trị thặng dư bóc lột hay không bóc lột thể hiện trong việc phân phối giá trị thặng dư. + Vì vậy trong điều kiện nước ta hiện nay chúng ta vận dụng hai PP này voà kinh doanh cụ thể: . Đối với PP sản xuất giá trị thặng dư tuyết đối: Chúng ta vận dụng ở chố kéo dài ngày LĐ, tăng cường độ LĐ, đặc biệt trong dịp tết, mùa vụ, .Đối với PP sản xuất giá trị thặng dư tương đối: chúng ta vận dụng ở chỗ đưa các thành tựu KHKT mới vào SX để tăng cường năng suất LĐ. . = *100% = *100%=300% +Vì giá trị sức LĐ bằng giá trị nhưng tư liệu sinh hoạt dành cho tiêu dùng cả người công nhân nên để hạ thấp sức LĐ thì phỉa gắn giá trị tư liệu sinh hoạt bằng cách tăng. xuất giá trị thặng dư ? Ý nghĩa hai phương pháp này đối với việc nghiên cứu chủ nghĩa tư bản và hoạt động kinh tế của nước ta hiện nay. Trả lời: -Khái niệm giá trị thặng dư: Là bộ phận giá trị mới. quy luật giá trị. Nêu những vânị dụng quy lật giá trị voà nền KT hàng hoá ở nước ta hiện nay ? Đáp. Câu trả lời gồm hai ý lớn 1) Phân tích nội dung và tác dụng của quy luật giá trị a) Nội dung