MỤC LỤC1.Quá trình hình thành nhóm làm việc11.1Định nghĩa và một số đặc tính của nhóm làm việc11.1.1Định nghĩa11.1.2Các đặc tính của nhóm11.2Quá trình hình thành nhóm11.3Tầm nhìn và sứ mệnh cho nhóm32.Quá trình làm việc32.1 Hình thành ý tưởng cho sản phẩm của nhóm32.2 Triển khai công việc42.2.1 Đi chợ42.2.2 Tổ chức nấu ăn53.Nhận xét và bài học kinh nghiệm:6Đánh giá thành viên trong quá trình làm việc nhóm8
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2014 BÁO CÁO Tổ chức và làm việc nhóm Nhóm thực hiện: LỜI MỞ ĐẦU Trong xã hội ngày nay thì việc làm nhóm ngày càng phổ biến, nó đem lại hiệu quả rất cao trong công việc. Các cuộc nghiên cứu cho thấy rằng hiệu quả của làm việc theo nhóm đem lại luôn lớn hơn tổng hiệu quả hoạt động của từng cá nhân. Các nước phát triển ngày nay đi đầu như Mỹ, Nhật, Đức, Nga…thì việc làm việc theo nhóm như là một yếu tố giúp họ phát triển. Ở các quốc gia này thì mô hình làm việc theo nhóm được sử dụng phổ biến trong các tập đoàn, công ty, cơ quan chức năng… Nó giúp cho các công ty này ngày càng mạnh hơn trong kinh doanh - vươn tầm ra khỏi quốc gia, châu lục mà nổi tiếng khắp thế giới. Điều đó cho thấy việc làm nhóm quan trong như thế nào. Ở nước ta hiện này thì làm việc nhóm cũng đang ngày càng phổ biến và phát huy được giá trị của mình. Để làm việc theo nhóm hiệu quả thì đòi hỏi nguồn nhân lực hay các cá nhân cần có các kiến thức và kĩ năng làm việc nhóm. Vì vậy đòi hỏi cần đào tạo ngay trên ghế giảng đường đại học, cao đẳng hay trung cấp nghề. Cuối cùng em xin cảm ơn thầy đã tạo điều kiện cho chúng được học và làm việc theo nhóm đề hoàn thành bài tập này. Nó đã giúp chúng em hiểu phần nào về cách thức cũng như kỹ năng cần có để tham gia vào một nhóm và giúp nhóm đó làm việc thật hiệu quả. Chúng em xin chân thành cám ơn! MỤC LỤC 1. Quá trình hình thành nhóm làm việc 1.1 Định nghĩa và một số đặc tính của nhóm làm việc 1.1.1 Định nghĩa Nhóm làm việc là một lực lượng năng động, luôn thay đổi và đầy sức sống, được hình thành từ một số người cùng làm việc với nhau. Theo Heller, trong cuốn “ Xây dựng nhóm làm việc hiệu quả” của trường Đại học Havard biên soạn thì định nghĩa rằng: Nhóm là một tập hợp những cá nhân có các kỹ năng bổ sung cho nhau và cùng cam kết chịu trách nhiệm thực hiện một mục tiêu chung; các thành viên trong nhóm tương tác với nhau và với trưởng nhóm để đạt được mục tiêu chung. 1.1.2 Các đặc tính của nhóm • Nhóm có ít nhất hai người. • Không phải là phép cộng giản đơn của các cá thể. • Có sự phụ thuộc/liên kết với nhau và cộng hợp các nỗ lực của các thành viên. • Các thành viên có sự ảnh hưởng lẫn nhau đáng kể khi cùng làm việc. • Nhóm làm việc có năm giai đoạn phát triển bao gồm: giai đoạn hình thành, giai đoạn xung đột, giai đoạn xung đột, giai đoạn bình thường hóa, giai đoạn vận hành ổn định và giai đoạn kết thúc. 1.2 Quá trình hình thành nhóm Bước vào kỳ học cuối cùng của quãng đời sinh viên, sáu sinh viên bao gồm : Trúc, Chức, Khiêm, Nghị, Nguyên và Quang đã cùng nhau đăng ký để học chung lớp tín chỉ môn Tổ chức và làm việc theo nhóm. Sáu người là thành viên của một nhóm được thành lập cách đây hai năm - một nhóm để cùng nhau học tập, vui chơi và hỗ trợ nhau trong cuộc sống. Theo yêu cầu của giảng viên môn học, nhóm với sáu thành viên đã thực hiện việc tách thành viên Nguyên ra khỏi nhóm hiện tại để đảm bảo số lượng phù hợp với yêu cầu cũng như đáp ứng lời mời của một nhóm khác đang muốn Nguyên gia nhập nhóm. Nhóm 6 đã được thành lập vào ngày 5/3/2014, với năm thành viên đã thân thuộc với nhau trước đó, đây cũng là một lợi thế cho nhóm trong quá trình làm việc nhóm. Để có thể thực hiện các hoạt động nhóm cũng như hoàn thành các bài tập nhóm, các thành viên đã tiến hành thảo luận để phân công vai trò trong nhóm làm việc phù hợp cho mỗi thành viên. Mỗi thành viên có một tính cách và đặc điểm cá nhân riêng, các vai trò trong nhóm cần được phân công một cách phù hợp nhất để hoạt động làm việc nhóm đạt hiệu quả cao nhất. Sự phân công các vai trò trong nhóm 6 được trình bày cụ thể như sau: Người lãnh đạo: T. T là người hiểu rõ về năng lực và cá tính của mỗi thành viên trong nhóm nhất. Với khiếu hài hước, những khi nhóm gặp khó khăn thì T luôn là người làm trò cổ vũ cho mọi người lấy lại tinh thần, tạo được sự lạc quan cho các thành viên. Với nền tảng kiến thức rộng và khả năng truyền cảm hứng, động lực làm việc cho các thành viên, T như là đầu tàu để dẫn dắt nhóm vượt qua các khó khăn và trở ngại. Người phản biện: Q, N Hai nhân vật Q và N được xem là hai cá thể cầu toàn nhất trong nhóm, hai thành viên này luôn muốn những công việc phải đạt hiệu quả cao nhất. Luôn nhìn nhận vấn đề trên nhiều khía cạnh, có khả năng khắc phục những tồn tại của một giải pháp được đưa ra với một tinh thần kiên định đòi hỏi sự khắc phục triệt để nhất. Q và N đã được cả nhóm đặt hy vọng để thực hiện tốt việc giám sát và phân tích sự hiệu quả lâu dài của nhóm. Người thực hiện: C, K Hai thành viên đảm nhiệm vai trò người thực hiện là C và K. Sau thời gian cùng vui chơi và học tập cùng nhau, C và K đã thể hiện được khả năng tạo động lực, thúc đẩy sự vận hành hiệu quả của nhóm. Hai chàng trai xứ Nghệ luôn thể hiện tinh thần dám nghĩ, dám làm, đấu tranh khắc phục tư tưởng chủ bại; mỗi khi tiến hành công việc thì C và K luôn theo dõi, đánh giá tiến độ công việc một cách khoa học, đảm bảo kịp thời khắc phục nguy cơ chậm tiến độ công việc nhóm. Người đối ngoại: C Người điều phối: T Người phát kiến: K Người giám sát: N Số lượng thành viên là 5 nhưng các vai trò cần có người đảm nhiệm thì có 7 vai trò, chính vì thế có những các nhân sẽ đảm nhiệm một lúc hai vai trò trong nhóm nhưng việc đảm nhiệm này được dựa trên mối liên hệ của hai vai trò với nhau cũng như sự phù hợp với đặc điểm của thành viên đảm nhiệm. Như với vai trò là người đối ngoại, C có khả năng giao tiếp tốt, tự tin và quyết đoán. K ngoài vai trò là người thực hiện còn phù hợp với vai trò của một người phát kiến bởi K luôn nhiệt tình và say mê phát kiến, luôn lạc quan dù có thất bại… Các thành viên trong nhóm đã thống nhất cao với sự phân công vai trò mà mình đảm nhiệm trong nhóm, đây sẽ là tiền đề quan trọng để nhóm gặt hái được những kết quả tốt trong quá trình hoạt động nhóm sau này. 1.3 Tầm nhìn và sứ mệnh cho nhóm Tầm nhìn “Trở thành một nhóm có những cá nhân hoàn thiện về kỹ năng làm việc nhóm và hoàn thành môn học với kết quả tốt nhất.” Sứ mệnh “Nhóm cam kết đóng góp và hỗ trợ tốt nhất cho tập thể lớp bằng tinh thần trách nhiệm cao nhất và sự chân thành nhất.” 2. Quá trình làm việc 2.1 Hình thành ý tưởng cho sản phẩm của nhóm Ngày 10/3/2014, nhóm 6 đã tiến hành họp nhóm để lựa chọn sản phẩm thực hiện theo yêu cầu của giảng viên. Thành viên T đã nêu ra những điểm chung và mấu chốt như: yêu cầu về sản phẩm, tiến trình thực hiện mà giảng viên đặt ra; nguồn lực về nhân sự hiện tại của nhóm, thời gian và ngân quỹ của nhóm để các thành viên còn lại nắm bắt vấn đề một cách tổng quan từ đó thảo luận để đưa ra được một sản phẩm phù hợp nhất. Xác định rõ mục tiêu đặt ra đó là một sản phẩm mà ở đó thể hiện được như thế nào là làm việc nhóm đồng thời sản phẩm sẽ là một kỷ niệm của kỳ học cuối cùng còn bên nhau. Dưới sự điều phối của T, nhóm tiến hành thảo luận về sản phẩm. K đã đưa ra những ý tưởng về sản phẩm mà nhóm có thể thực hiện như: tổ chức trò chơi tập thể, tạo sản phẩm handmade để kinh doanh, tổ chức đi dã ngoại để, tổ chức ăn uống,… Dựa trên đó những thành viên khác cũng đóng góp thêm những ý tưởng khác để cả nhóm cũng chọn lựa. Đánh giá trên nhiều phương diện, Q và N đã đưa ra các ý kiến đánh giá cũng như phản biện về các sản phẩm được đưa ra. Cđã liên hệ một số nhóm khác để tham khảo về sản phẩm và đề xuất việc nhóm 6 sẽ kết hợp với một nhóm khác để thực hiện sản phẩm. Sau một thời gian thảo luận sôi nổi, các ý kiến đã nghiêng về sản phẩm đó là : “Bữa tiệc nhóm do chính các thành viên tự nấu.”- và đây cũng là sản phẩm mà nhóm lựa chọn để thực hiện. Sau khi đã xem xét nhiều khía cạnh, phương án này đã được nhóm lựa chọn bởi nó đáp ứng sự phù hợp cho các thành viên về khung thời gian hoàn thiện sản phẩm là không tốn quá nhiều thời gian, kinh phí không quá lớn hơn nữa nhóm có lợi thế là K và C rất có năng khiếu nấu ăn. Một cơ hội để nhóm được quây quần đông đủ vào những ngày cuối của quãng đời sinh viên. Sản phẩm đã được lựa chọn, hai ngày sau đó, nhóm tiến hành họp lần hai để tiến hành việc phân công công việc của từng thành viên trong quá trình thực hiện sản phẩm. 2.2 Triển khai công việc 2.2.1 Đi chợ Nhóm đã tiến hành mua các nguyên liệu chính tại chợ Linh Trung để thực hiện buổi nấu ăn. Các thành viên của nhóm tham gia đi chợ bao gồm C, K, Q và do thành viên của nhóm toàn con trai nên nhóm đã nhờ bạn M học khoa tín dụng đi cùng. Trong quá trình mua nguyên liệu thì do bạn M chọn mua nguyên liệu tươi sống theo danh sách thực đơn do bạn T lên. C, Kcó nhiệm vụ mua gia vị còn Q thì tiến hành chụp ảnh quá trình đi chợ. Các nguyên liệu mà các thành viên đã mua được để thực hiện buổi nấu ăn bao gồm: - 600 g tôm tươi – 90.000 đ - 500 g thịt nạc thái mỏng – 50.000đ - 800 g mực ống tươi – 80.000 đ - 2 kg nghêu – 50.000 đ - Các loại rau sống – 40.000 đ - 2 kg bánh hỏi – 30.000 đ - 5 bịch bánh tráng – 20.000 đ - 3 bịch phồng tôm – 15.000 đ - Các loại gia vị như gừng, tỏi, sả, ớt, sa tế, chanh – 20.000 đ - 2 chai dầu ăn loại nhỏ - 30.000 đ - 1 chai nước mắm ngon – 16.000 đ - 2kg than củi – 10.000 đ - Mít non – 20.000 đ Ngoài ra nhóm còn mua một số bát, dĩa, đũa dùng một lần: 40.000 đ 2.2.2 Tổ chức nấu ăn Sau khi đi chợ về, dưới sự phân công của bạn T. Các bạn trong nhóm đã triển khai công việc của từng người như sau: Đối với món ngêu hấp sả. Công đoạn ngâm nghêu, đập sả được giao lại cho bạn T. Sau đó, quá trình hấp sả được giao lại cho bạn N. Món tôm nướng Ban đầu, bạn Q có ý định làm món tôm nướng muối ớt. Tuy nhiên, bạn N đã đề xuất không ướp tôm như mọi khi, thay vào đó, tôm sẽ được ướp nước mắm kèm với hạt tiêu. Bạn Q với bạn C thì lại cho rằng để ướp tôm như bình thường sẽ tốt hơn, với lại mùi vị mới có thể làm món ăn không hấp dẫn. Sau một thời gian bàn bạc, nhóm đã quyết định thử mùi vị mới theo phương án bạn N đề xuất. Việc thực hiện món này lại do Q, C đảm nhiệm. Trúc có nhiệm rửa tôm sau đó giao cho Q tiến hành ướp gia vị. Gia vị món này chỉ được ướp bằng nước mắm với hạt tiêu. C trong quá trình chờ tôm được sơ chế xong, đã nhóm than để phục vụ nướng tôm và cho món nướng thịt. Thịt nướng Món này lại được giao lại cho N và Q. Đối với món ăn này, mùi vị của thịt nướng sẽ tùy thuộc vào tay nghề cũng như cách ướp gia vị mỗi vùng, miền khác nhau. Chính vì đa số các bạn là người miền Trung, nên việc ướp thịt đã giao lại cho bạn Q. Q đã sử dụng gia vị quen thuộc của người miền Trung đó là dầu ăn, nước mắm, hạt tiêu, hạt nêm và một chút ngũ vị hương. Sau quá trình sơ chế, N có nhiệm vụ xiên thịt và bắt đầu nướng trên bếp than. Trong quá trình nướng thịt, Q đã ra phụ thêm cho N để đẩy nhanh tiến độ công việc, kịp với thời gian theo kế hoạch nhóm đề ra. Mực hấp Món mực hấp này ngoài 1 thành viên trong nhóm là T còn có bạn M tham gia hỗ trợ. Trúc có nhiệm vụ làm sạch mực sau đó sẽ được M ướp rồi cho vào nồi điện hấp trong khoảng 15 phút. Mít nộm Đối với món ăn này, các thành viên trong nhóm không biết làm, chính vì vậy đã nhờ bạn M thực hiện. Trong quá trình thực hiện món này, các thành viên trong nhóm có dịp học cách chế biến. Mít non được bạn C thái nhỏ sau đó được bạn N cho vào nồi luộc chín. Sau đó vớt ra được bạn T trộn với lạc rang, rau thơm và gia vị. Các công việc khác: Ngoài các công việc trên, Q còn có nhiệm vụ chiên bánh phồng tôm, nhặt rau đi mua thêm nguyên liệu còn thiếu phục vụ chế biến (chanh, mua thêm bánh phồng, mua thêm dầu ăn). Cvà K còn có nhiệm vụ nhặt rau, rang lạc. T phục làm sạch nguyên liệu, lau dọn. Nvà T ngoài thời gian phụ giúp các bạn trong nhóm còn có nhiệm vụ chụp ảnh. Bên cạnh đó, nhóm còn mời các bạn trong nhóm lớn đã từng làm việc trước đây đến để cùng chung vui với nhóm. Chính vì vậy, nhóm cũng đươc các bạn này phụ giúp trong quá trình bày biện, sắp xếp đồ đạc để tổ chức bữa tiệc liên hoan. 3. Nhận xét và bài học kinh nghiệm: Trong quá trình hoạt động nhóm, các thành viên của nhóm sẽ có những mục tiêu chung, hoạt động trên những tiêu chí chung để hoàn thành công việc được giao. Điều này tạo cho bản thân mỗi thành viên trong nhóm một động lực trong quá trình làm việc. Động lực làm việc này giúp các thành viên có được cái nhìn khách quan hơn trong cuộc sống, có thêm niềm tin và nghị lực để tiếp tục hoàn thành các nhiệm vụ của bản thân. Ở trong trường hợp nhóm tổ chức buổi nấu ăn cũng vậy, với mục tiêu chung là hoàn thành tốt bài tập thầy giao đồng thời cũng là buổi gặp mặt các thành viên nhóm nên các thành viên trong nhóm đã nổ lực hết mình hoàn thành. Và thông qua buổi sinh hoạt này thì mỗi cá nhân đã học hỏi được rất nhiều. Trong một nhóm, thì mỗi người cá nhân luôn được khẳng định quyền của bản thân và luôn được thừa nhận. Tập thể là nơi để nói ra những suy nghĩ cũng như những ý kiến, sáng tạo của mình. Chúng em được là chính mình, được thỏa mái thể hiện bản thân nhằm khẳng định vị trí cũng như vị thế của mình trong tập thể, cũng chính là quá trình chúng em thể hiện mình lớn lên. Điều đó giúp cho chúng em thêm năng động và ngày càng tích cực, sáng tạo trong công việc của mình. Hoạt động theo nhóm mang lại cơ hội cho chúng em thỏa mãn những nhu cầu về bản thân, được đón nhận và thể hiện tiềm năng của bản thân. Mỗi cá nhân trong nhóm điều học được những điều bổ ích trong quá trình học tập và sinh hoạt cùng nhau. Mỗi thành viên học được những điểm hay cũng như những điểm chưa được của chính bản thân và mọi người xung quanh để có thể từ đó nhìn rõ và chỉnh sửa lại bản thân theo chiều hướng ngày càng tốt hơn, tích cực hơn. Cụ thể trong nhóm không phải bạn nào cũng từng nấu ăn, cũng nhờ hoạt động này thì mỗi thành viên có nhận thức tốt hơn về việc này và có thể cải thiện hay nâng cao thêm khả năng mới. Bên cạnh đó, việc hoạt động và làm việc theo nhóm tạo ra một môi trường, một bầu không khí thoải mái, đầm ấm cho các thành viên tham gia. Chính điều này đã tạo cho chúng em những cảm xúc tích cực để có thể đương đầu với những khó khăn phía trước. Những niềm tin mới dần được xây dựng trong tâm tư của chúng em. Là những sức mạnh mạnh mới giúp chúng em tự tin hơn vào bản thân. Sau buổi nấu ăn thì cả nhóm tụ hợp lại cùng chiêm ngưỡng những sản mình đã làm ra, cùng chung vui thì thật không còn gì bằng Trong quá trình thực hiện thì cũng đã có một vài những mẫu thuẫn giữa các thành viên, xong cũng nhờ sự có gắng, luôn suy nghĩ về mục tiêu chung cùng hướng tới mà có những cuộc thảo luận đầy ý nghĩa, làm các thành viên hiểu nhau hơn, hiểu rõ hơn về khả năng, cách làm việc của nhau mà có thể hoàn thành tốt nhất buổi nấu ăn này. Sau buổi làm này thì mỗi thành viên trong nhóm đều cảm thấy việc làm nhóm thật sự hiệu quả, nếu mỗi thành viên mà tự làm thì sẽ không ra được kết quả gì mà thời gian lại tốn rất nhiều. Lúc này thì cả nhóm đã cảm thấy tự tin hơn về bản thân và nghĩ rằng sẽ có thể dễ dàng hoàn thành thêm những bài tập khác trong tương lai và hướng tới hoàn thành luôn cả môn học. Đánh giá thành viên trong quá trình làm việc nhóm Tên thành viên Đánh giá Xếp loại 1. T - Bố trí công việc các thành viên hợp lý - Đôn đốc, động viên các thành viên thực hiện tốt nhiệm vụ của mình cũng như hỗ trợ cho các thành viên khác - Có khả năng gây tiếng cười trong nhóm bằng sự dí dỏm của mình Tốt 2. N - Có tinh thần hoạt động nhóm tốt - Theo dõi và giám sát cẩn thận tiến trình công việc của mỗi thành viên - Đưa ra nhiều ý kiến đóng góp để nâng cao hiệu quả công việc Tốt 3. Q - Đóng góp tích cực vào việc nâng cao hiệu quả và tiến độ mỗi công việc - Tinh thần làm việc nhiệt tình và nghiêm túc Tốt 4. C - Làm việc với tinh thần cao nhất, đảm bảo Tốt [...]...- 5 K - khung thời gian hoàn thành công việc Hoàn thành tốt việc kêu gọi sự hỗ trợ từ các bạn nữ, mời được các bạn khác tham dự buổi tiệc cùng nhóm một cách đông vui và ấm cúng Lên được thực đơn các món ăn đa dạng và hấp dẫn Đưa ra nhiều ý tưởng để vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm Hoàn thành công việc nhanh chóng và đảm bảo chất lượng Tốt