1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tình hình bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái nuôi tại trang trại Thanh Xuân - Hưng yên

48 3,6K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 264,5 KB

Nội dung

PHẦN I THỰC TẬP THÚ Y TẠI CƠ SỞ 1.1. VÀI NÉT VỀ TRANG TRẠI Trang trại được xây dựng năm 2006, nằm cách bờ sông Đào 500m, chảy qua Văn Giang- Hưng Yên đến sông Bắc Hưng Hải. Danh giới phía bắc giáp huyện Văn Lâm và quốc lộ 5, phía nam cách vùng dân cư huyện Văn Giang 1km, phía đông giáp địa giới hành chính xã Tân Quang.Trang trại được xây dựng cách khu dân cư trên 1km. Trang trại có đường giao thông lớn chạy qua đảm bảo việc đi lại, vận chuyển dễ dàng Diện tích đất tự nhiên của trang trại: 36720m 2 1 Chuồng dành cho lợn đực giống: 50m 2 Chuồng lợn chờ phối: 284m 2 Chuồng lợn nái mang thai: 360m 2 Chuồng nuôi lợn con (lợn cai sữa, lợn hậu bị, lợn thương phẩm): 1800m 2 Chuồng nuôi lợn nái đẻ: 1272 m 2 Chuồng nuôi gia cầm: 810m 2 Nhà làm việc, nhà ở công nhân, nhà kho, nhà cách ly: 250m 2 Hệ thống bioga và hồ sinh học để xử lý nước thải: 982m 2 Khu nuôi lợn: Gồm 7 chuồng nuôi, trong mỗi chuồng lại có 2 dãy chăn nuôi hai bên chuồng. Trong đó có 2 dãy nuôi lợn mang thai, 2 dãy nuôi lợn nái đẻ và chờ đẻ, 3 dãy nuôi lợn thịt, 1 dãy nuôi lợn sau cai sữa, 6 dãy nuôi gà đẻ. Chuồng được xây dựng bằng gạch và xi măng mái được lợp bằng tôn. Trong chuồng có lắp đặt quạt thông gió. Đầu mỗi chuồng có một lớp lưới lọc không khí và một lớp bạt che di động, có thể chắn gió, mưa, ruồi muỗi, côn trùng. Khi cần thiết bạt che vừa có thể tạo độ thông thoáng thích hợp và chủ động điều chỉnh được tiểu khí hậu trong chuồng nuôi. Bên trong các ô chuồng được thiết kế bằng khung sắt, nền chuồng nái đẻ được lát bằng tấm nhựa hoặc tấm bê tông có đục lỗ. Nền chuồng lợn thịt đươc láng bằng xi măng cát chắc chắn. Các máng ăn gồm có máng ăn tự động bằng Inox, máng ăn xây bằng bê tông và máng nhựa cho lợn tập ăn. Nước uống qua bể lọc được theo đường ống dẫn tới từng ô chuồng, tại đây có van uống đóng mở tự động khi lợn uống nước. Nguồn nước uống cho lợn được lấy từ giếng khoan, sau đó qua hệ thống lọc, rồi theo hệ thống ống dẫn đến từng ô chuồng. Chất lượng nước ở đây đã được sở Tài nguyên và môi trường kiểm tra và cấp giấy phép đạt tiêu chuẩn chăn nuôi. Chúng tôi nhận thấy cách thức xây dựng chuồng trại là phù hợp vì chuồng được xây theo hương nam nên mát về mùa hè và ấm vào mùa đông. Có cây xanh 2 lấy bóng mát xung quanh chuồng. Tất cả các thiết bị phục vụ chăn nuôi như điện, nước, máng ăn, máng uống được thiêt kế chắc chắn rễ lau chùi, bảo dưỡng. Trang trại xây dựng xong và hoạt động năm 2006. Cơ cấu gồm 1 chủ trang trại, 1 quản lý, 1 kế toán, 1 bác sỹ thú y, và 26 công nhân làm việc thường xuyên. Lợn đực giống: 4 con thuộc giống lợn Đại Bạch, 3 con thuộc giống lợn Landrat. Lợn nái là 182 con thuộc dòng C909, lợn con trước cai sữa là 165 con, lợn con sau cai sữa là 198 con, lợn choai là 572 con, lợn thịt là 627 con. 1.2. TÌNH HÌNH VỆ SINH PHÒNG BỆNH CỦA TRẠI Công tác vệ sinh của trang trại bao gồm các khâu như dọn phân, rửa chuồng, rửa máng ăn, tắm chải cho lợn, xử lý rác thải, thức ăn dư thừa, phun thuốc sát trùng cho chuồng trại và xung quanh, sát trùng các phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, dụng cụ thú y, xử lý nguồn nước. Chuồng lợn được dọn phân trên nền chuồng và vệ sinh cho nái đẻ sạch sẽ, cọ mông nái đẻ khi nái nằm đè phân. Các chuồng khác mỗi ngày tắm, rửa một lần vào mùa hè, mùa đông thì chỉ rửa chuồng hai ngày một lần. Máng ăn ngày rửa một lần, vào đầu buổi sáng bỏ hết thức ăn dư thừa Phân thải của lợn được hót và đóng vào bao tải, một phần được thải xuống ao cá, phần còn lại được bán cho tư nhân, nước tiểu và nước thải theo hệ thống rãnh tới bể Bioga để xử lý Quy trình sát trùng đối với đường giao thông, phương tiện vật tư, dụng cụ chăn nuôi, chuồng trại. Khu vực ngoài chuồng nuôi đảm bảo hố sát trùng sạch sẽ, có thuốc sát trùng đầy đủ. Các phương tiện vật tư ra vào trang trại được sát trùng. Hàng ngày bảo hộ lao động được giặt sạch sẽ, sát trùng quần áo lao động bằng nước Giaven thứ 7 và chủ nhật. Hàng tuần tổng vệ sinh vào thứ 7. Trong chuồng nái: Hố vôi khay thuốc sát trùng cửa chuồng.Thảm lót ổ úm, giẻ lau giặt sạch ngâm sát trùng. Xi lanh, kim tiêm, panh, kéo phải sát trùng 3 trước và sau sử dụng. Dụng cụ đỡ đẻ khi sử dụng luôn ngâm trong khay đựng dung dịch sát trùng.Dụng cụ phối, pha chế tinh sau khi sử dụng rửa sạch hấp tiệt trùng. Phun sát trùng toàn bộ trong ngoài chuồng thứ 4, 7.Thông rãnh cọ bể làm mát vào chủ nhật. Tấm đan bê tông, sàn nhựa ngâm trong bể sát trùng với sút 2%, rửa sạch phơi khô, phun sát trung trước khi mang vào lắp đặt khi cai sữa. Chuồng cai sữa và thịt: Hố vôi khay thuốc sát trùng các cửa chuồng hàng ngày. Quét vôi tường chuồng khi ô chống, quét vôi bột hành lang lối đi thứ 5, chủ nhật. Các ô chuồng sau khi suất heo phải làm sạch hết bụi bẩn và chất thải. tưới sút (0.03kg/1 lít nước) để tối thiểu 20 phút. Xịt bằng may áp lực,quét vôi bề mặt xi măng, làm sau khi xuất heo. Chuẩn bị nhập heo rửa lại chuồng thật sạch và phun sát trùng. Các dụng cụ thú y trước và sau khi sử dụng phải ngâm nước sôi hoặc thuốc sát trùng. Sàn gỗ ngâm trong bể sát trùng bằng sút,cuối ngày rửa sạch phơi khô, phun lại sát trùng rồi mới đem sử dụng. Bạt úm, bóng điện máng ăn phụ cọ rửa sát trùng ngay sau khi dùng xong và trước khi sử dụng tiếp 1.3 . CÔNG TÁC PHÒNG BỆNH BẰNG VACXIN VÀ THUỐC TRÊN ĐÀN LỢN Để hạn chế tình hình dịch bệnh trang trại đã thực hiện các công tác vệ sinh phòng bệnh và tiến hành tiêm thuốc, vacxin một cách nghiêm ngặt theo quy trình sau. 4 Bảng 1.1: Quy trình tiêm phòng thuốc, vacxin Ngày tiêm Thuốc phòng Phòng bệnh 1 Neotesol Phòng nhiễm khuẩn 3 Tiêm sắt lần I Phòng bệnh thiếu máu 5 Pham cox Phòng cầu trùng 7 Tiêm sắt lần II Phòng bệnh thiếu máu 10 Pham cox Phòng cầu trùng 15 M+Pax Phòng suyễn 21 Vacxin phó thương hàn lần I Phòng phó thương hàn Vacxin dịch tả lợn Phòng dịch tả lợn 25 Pham cox Phòng cầu trùng 30 Vacxin phó thương hàn lần II Phòng phó thương hàn 40 Kháng thể Ecoli Phòng các bệnh do Ecoli gây ra 42 Vacxin tụ huyết trùng Phòng bệnh tụ huyết trùng 56 Tiamulin Phòng bệnh viêm phổi (Phòng kỹ thuật trang trại) Lợn con được tiêm sắt lân 1 và 2 vào ngày tuổi thứ 3 và thứ 7. Vacxin dịch tả tiêm cho lợn con ngày tuổi thứ 21. Vacxin phó thương hàn tiêm 2 mũi vào 21 và 30 ngày tuôi cho lơn con. Phòng cầu trùng cho lợn con lúc 5,10,25 ngày tuổi. Với lơn thịt phòng viêm phổi vào ngay tuổi thứ 56, tiêm vacxin tụ huyết trùng vào ngày tuổi thư 42 5 PHẦN II CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Tình hình bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái nuôi tại trang trại THANH XUÂN_VĂN GIANG _ HƯNG YÊN 2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay cùng với sự phát triển của đất nước. Chất lượng và nhu cầu cuộc sống tăng lên không ngừng, trong đó có nhu cầu về thịt lợn. Để đáp ứng nhu cầu đó, ngành chăn nuôi lợn đang phát triển mạnh, sản phẩm của ngành không những phục vụ cho nhu cầu trong nước mà còn mở rộng xuất khẩu. Hiện nay ngành chăn nuôi đã phát triển mạnh về quy mô và hình thức nuôi. Thay thế dần hình thức nuôi chuyền thống sử dụng giống lơn nội và tận dụng phụ phẩm nông nghiệp, bằng việc phát triển đàn lợn hướng nạc ngoại nhập, chăn nuôi theo quy mô công nghiệp. Tuy nhiên các giống lợn ngoại đang được nuôi ở nước ta: Landrace, Yorkshire, Duroc, Petrine chủ yếu được nhập từ Châu Âu nên khi về Việt Nam với điều kiện thời tiết khác biệt chúng đòi hỏi một chế độ chăm sóc, quản lý cao so với các giống lợn nội, đặc biệt là đàn lợn nái. Do đó, mặc dù có nhiều ưu điểm hơn so với các giống lợn nội, lợn nái ngoại chủ yếu vẫn được nuôi ở trong các trang trại mà chưa được phổ biến, nhân rộng. Mặt khác, trong chăn nuôi lợn còn gặp nhiều khó khăn về dịch bệnh, nhất là các bệnh sản khoa. Trong đó bệnh viêm đường sinh dục chiếm tỷ lệ cao trong đó có bệnh viêm tử cung. Bệnh xảy ra ở lợn nái vào thời gian sau khi đẻ từ 1 - 10 ngày. Bệnh không những ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản của lợn nái. Nó có thể làm lợn nái chậm động dục, sau khi cai sữa thậm chí mất khả năng sinh sản ở những lần sau, do đó làm giảm số lượng lợn nái sinh sản và số lượng lợn con sinh ra. Nó còn là một trong những nguyên nhân khiến đàn lợn con bị tiêu chảy trong thời gian theo mẹ tăng cao, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề: Tình hình bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái nuôi tại trang trại THANH XUÂN_ VĂN GIANG _ HƯNG YÊN 6 2.2. CẤU TẠO GIẢI PHẪU CƠ QUAN SINH SẢN CỦA LỢN 2.2.1. Cấu tạo tử cung Tử cung nằm trong xoang chậu, dưới trực tràng, trên bàng quang và niệu đạo trong xoang chậu, 2 sừng tử cung ở phần trước xoang chậu. Tử cung được giữ tại chỗ nhờ sự bám của âm đạo vào cổ tử cung và được giữ bởi các dây chằng. Tử cung lợn rất dài, trong đó thân tử cung ngắn, hai sừng tử cung dài như ruột non, có con dài tới 1m. Cổ tử cung lợn dài, tròn, không có gấp nếp nên dễ cho thụ tinh nhân tạo hơn trâu bò Kích thước tử cung lợn: Sừng tử cung: 0.5-1m Thân tử cung: 3-5cm Cổ tử cung: 10-18cm Vách tử cung gồm 3 lớp từ ngoài vào trong: lớp tương mạc, lớp cơ trơn, lớp nội mạc. Lớp tương mạc: Là lớp màng sợi, dai, chắc phủ mặt ngoài tử cung và nối tiếp vào hệ thống các dây chằng. Lớp cơ trơn: Giữ vai trò quan trọng trong viêc đẩy thai ra ngoài. Lớp cơ này có cấu tạo khá phức tạp, là lớp cơ trơn khỏe nhất trong cơ thể. Bên trong lớp cơ trơn là các sợi liên kết đàn hồi, có nhiều tĩnh mạch lớn. Các lớp cơ đó đán vào nhau làm tử cung chắc và có sự đàn hồi lớn. Bên ngoài lớp cơ trơn là lớp liên kết sợi mỏng Theo (Trần Thị Dân, 2004), trương lực co càng cao (tử cung trở nên cứng) khi có nhiều Estrogen trong máu và trương lực co giảm (tử cung mềm) khi có nhiều Progesterone trong máu. Vai trò của cơ tử cung là góp phần cho sự di chuyển của tinh trùng và chất nhày trong tử cung, đồng thời đẩy thai ra ngoài khi sinh đẻ. Khi mang thai, sự co thắt của cơ tử cung giảm đi dưới tác dụng của Progesterone, nhờ vậy phôi thai có thể bám chắc vào tử cung. Lớp nội mạc tử cung: Là lớp niêm mạc màu hồng được phủ bởi một lớp tế 7 bào biểu mô hình trụ, xen kẽ có các ống đổ của các tuyến nhày tử cung. Nhiều tế bào biểu mô kéo dài thành lông rung, khi lông rung động thì gạt những chất nhày tiết ra về phía cổ tử cung. Trên niêm mạc có các nếp gấp. Lớp nội mạc tử cung có nhiệm vụ tiết các chất vào lòng tử cung để giúp phôi thai phát triển và duy trì sự sống của tinh trùng trong thời gian di chuyển đến ống dẫn trứng. Dưới ảnh hưởng của Estrogen, các tuyến tử cung phát triển từ lớp màng nhày, xâm nhập vào lớp dưới màng nhày và cuộn lại. Tuy nhiên, các tuyến chỉ đạt được khả năng phân tiết tối đa khi có tác dụng của Progesterone. Sự phân tiết của tuyến tử cung thay đổi tuỳ theo giai đoạn của chu kỳ động dục. 2.2.2 Âm đạo (Vagina) Trước âm đạo là cổ tử cung phía sau là tiền đình có màng trinh che lỗ âm đạo. Âm đạo là một cái ống tròn để chứa cơ quan sinh dục khi giao phối, đồng thời là bộ phận cho thai đi ra ngoài trong quá trình sinh đẻ. Cấu tạo âm đạo chia thành 3 lớp: Lớp liên kết ngoài Lớp cơ trơn: có cơ dọc bên ngoài, cơ vòng bên trong. các lớp cơ âm đạo liên kết với các lớp cơ cổ tử cung Lớp niêm mạc: niêm mạc âm đạo có nhiều tế bào thượng bì, niêm mạc gấp nếp dọc hai bên nhiều hơn ở giữa. Kích thước âm đạo lợn: 10-12cm 2.2.3. Tiền đình (Vestibulum vaginae sinusinogenitalis) Là giới hạn giứa âm môn và âm đạo, nghĩa là qua tiền đình mới vào âm đạo.Trong tiền đình có màng trinh, phía trước mang trinh là âm môn, phía sau màng trinh là âm đạo, màng trinh có các sợi cơ đàn hồi ở giữa và do hai lá niêm mạc gấp thành một nếp. Sau màng trinh có lỗ niệu đạo. Tiền đình có một số tuyến, tuyến này xếp theo hàng chéo, hướng quay về âm vật 8 2.2.4. Âm vật (Clitoris) Âm vật có cấu tạo như dương vật nhưng thu nhỏ lại và là tạng cương của đường sinh dục cái, được dính vào phần trên khớp bán động ngồi, bị bao xung quanh bởi cơ ngồi hổng. Âm vật được phủ bởi lớp niêm mạc có chứa các đầu mút thần kinh cảm giác, lớp thể hổng và tổ chức liên kết bao bọc gọi là mạc âm vật. 2.2.5. Âm hộ (Vulva) Âm hộ hay còn gọi là âm môn, nằm dưới hậu môn và ngăn cách với nó bởi vùng hội âm. Bên ngoài âm môn có hai môi có hai môi. Môi âm hộ có sắc tố đen, tuyến mồ hôi, tuyến bã tiết ra chất nhờn trong và hơi dính. 2.3. MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ BỆNH VIÊM TỬ CUNG 2.3.1. Khái niệm bệnh viêm tử cung Bệnh viêm tử cung là một quá trình bệnh lý thường xảy ra ở gia súc cái sinh sản, bệnh thường xảy ra trong thời gian sau đẻ. Đặc điểm của bệnh là quá trình viêm là phá huỷ các tế bào tổ chức của các lớp hay các tầng của tử cung gây ra hiện tượng rối loạn sinh sản ở gia súc cái, gây ảnh hưởng lớn thậm trí làm mất khả năng sinh sản của gia súc cái. 2.3.2. Nguyên nhân của bệnh viêm tử cung. Công tác phối giống không đúng kỹ thuật, nhất là phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo làm xây sát niêm mạc tử cung, dụng cụ dẫn tinh không được vô trùng khi phối giống có thể từ ngoài vào tử cung lợn nái gây viêm. Lợn nái phối giống trực tiếp, lợn đực mắc bệnh viêm bao dương vật hoặc mang vi khuẩn từ những con lợn nái khác đã bị viêm tử cung, viêm âm đạo truyền sang cho lợn khoẻ. Lợn nái đẻ khó phải can thiệp bằng thủ thuật gây tổn thương niêm mạc tử cung, vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, viêm tử cung kế phát. Lợn nái sau đẻ bị sát nhau xử lý không triệt để cũng dẫn đến viêm tử 9 cung. Do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm như: Sẩy thai truyền nhiễm, phó thương hàn, bệnh lao gây viêm. Do vệ sinh chuồng đẻ, vệ sinh bộ phận sinh dục lợn nái trước và sau đẻ không sạch sẽ, trong thời gian đẻ cổ tử cung mở vi sinh vật có điều kiện để xâm nhập vào gây viêm. Bệnh viêm tử cung và các bệnh ở đường tiết niệu có mối quan hệ với nhau, vi khuẩn trong nước tiểu cũng phát triển trong âm đạo và việc gây nhiễm ngược lên tử cung là rất dễ xảy ra. Nhiễm khuẩn tử cung qua đường máu là do vi khuẩn sinh trưởng ở một cơ quan nào đó có kèm theo bại huyết, do vậy có trường hợp lợn hậu bị chưa phối nhưng đã bị viêm tử cung. 2.3.3. Phân loại các thể viêm Tuỳ thuộc vào vị trí tác động của quá trình viêm người ta chia làm 3 thể viêm khác nhau: 2.3.3.1 Viêm nội mạc tử cung (Endomestritis) Là quá trình viêm sảy ra ở lớp niêm mạc tử cung (mới phân huỷ các tế bào tổ chức). Đây là thể viêm nhẹ nhất khởi đầu của quá trình viêm ở tử cung. viêm nội mạc tử cung có thể chia ra làm 2 loại: a.Viêm nội mạc tử cung cata cấp tính có mủ Bệnh này xuất hiện trên tất cả các loài gia súc, gặp nhiều ở bò, trâu và lợn. Sau sinh đẻ, niêm mạc cổ tử cung và âm đạo bị tổn thương, xây sát, nhiễm khuẩn, nhất là khi gia súc bị sát nhau, đẻ khó phải can thiệp. Khi bị bệnh, gia súc có biểu hiện một số triệu chứng chủ yếu: Thân nhiệt hơi cao, ăn uống giảm, lượng sữa giảm. Con vật có trạng thái đau đớn nhẹ, đôi khi cong lưng rặn, tỏ vẻ không yên tĩnh. Từ cơ quan sinh dục thải ra ngoài hỗn dịch, niêm dịch lẫn với dịch viêm, mủ, lợn cợn những mảnh tổ chức chết, có trường hợp có cả máu chảy ra theo dịch viêm. 10 [...]... đẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh có sẵn trong tử cung phát triển tăng nhanh về số lượng và độc lực gây viêm tử cung, cho lợn nái 2.5.4 .Tình hình mắc viêm tử cung trên đàn lợn nái nuôi tại trại THANH XUÂN 2.5.4.1 Tình hình mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái theo lứa đẻ Bảng 2.5 Tình hình mắc bệnh viêm tử cung theo lứa đẻ ( n=44) Mắc bệnh Lứa đẻ Số con mắc Tỷ lệ mắc ( con ) (%) Lứa... 2.5.3 Tình hình bệnh trên đàn lợn nái trong thời gian 2 tháng 2012 tại trai THANH XUÂN Bảng 2.4 Tình hình bệnh trên đàn lơn nái nuôi tại trại THANH XUÂN Số con theo dõi Tên bệnh Viêm tử cung Bại liệt sau đẻ Hiện tượng đẻ khó Số con mắc Tỷ lệ mắc (con) (con) 44 19 (%) 43,2 44 3 6,8 44 5 11,4 44 6 13,6 44 7 15,9 Viêm khớp- tổn thương cơ giới Viêm phổi Qua theo dõi chúng tôi thấy bệnh viêm tử cung là bệnh. .. lợn nái được nuôi ở trang trại mắc các bệnh về sinh sản ở tỷ lệ khá cao Bệnh viêm tử cung chiếm tỷ lệ cao nhất, trong 2 tháng điều tra 44 lợn nái đẻ thì mắc bệnh viêm tử cung với tỷ lệ 43,2% Tình hình các bệnh sảy ra trên đàn nái Tỉ lệ viêm tử cung chiếm tỉ lệ cao nhất 43,2%, thấp nhất là bệnh bại liệt sau đẻ 6,8% Đối với các lợn nái sinh sản đẻ lứa 3-5 tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất , chiếm 8,3 % , còn nái. .. theo dõi 44 lợn nái mắc viêm tử cung và thấy rằng Tỉ lệ viêm lứa 1-2 , 6-9 cao hơn lứa 3-5 là do: 23 Cơ cấu đàn nái của các trang trại: Đối với các trang trại lợn nái mới vào lứa đẻ 1 - 2, những nái đẻ lứa đầu xương chậu hẹp nên có hiện tượng đẻ khó, phải can thiệp bằng tay, các dụng cụ trợ sản gây xây xước niêm mạc tử cung và gây viêm Đối với các trang trại lợn nái bước vào lứa đẻ thứ 6 - 8, sức khoẻ... khuẩn cơ hội không bị tiêu diệt, chúng có cơ hội xâm nhập vào tử cung và gây viêm 2.5.4.2 Tình hình mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái theo mùa 24 Ngoài các yếu tố đã nêu trên thì điều kiện khí hậu cũng ảnh hưởng rất nhiều đến bệnh viêm tử cung, vào các mùa khác nhau tỷ lệ lợn mắc bệnh viêm tử cung cũng khác nhau và hiệu quả điều trị bệnh cũng khác nhau Kết quả theo dõi được thể điều tra và thể... tử cung trên đàn lợn nái sinh sản của trại Các chỉ tiêu chúng tôi theo dõi bao gồm số con mắc (con), tỷ lệ mắc (%) Qua quá trình theo dõi một số bệnh xảy ra bao gồm viêm tử cung, viêm khớp, hiện tượng đẻ khó, bại liệt sau đẻ 18 2.5.1 Biện pháp phòng viêm tử cung trong trại THANH XUÂN Viêm tử cung là bệnh xảy ra phổ biến nhất là với lợn nái sau khi sinh Nó không những ảnh hưởng tới đàn lợn con mà con... thụt vào tử cung bằng dung dịch nước pha Han-Iodine , thụt 3 lần, mỗi lần cách nhau 24h Tiêm Dufamox G cho nái với liều 1ml/10kg thể trọng Ngay sau khi sinh tiêm bắp 2ml Hanprost (25mg) 2.5.2 Mức độ viêm tử cung qua triệu chứng lâm sang ở lợn nái tại trại THANH XUÂN Chúng tôi theo dõi triệu chứng lâm sàng bệnh viêm tử cung 4 lợn nái sau đẻ 3 căn cứ để chẩn đoán bệnh là nhiệt độ trưc tràng, dịch viêm và... nội, lợn nái ngoại chủ yếu vẫn được nuôi ở trong các trang trại mà chưa được phổ biến, nhân rộng Mặt khác, trong chăn nuôi lợn còn gặp nhiều khó khăn về dịch bệnh, nhất là các bệnh sản khoa Trong đó bệnh viêm đường sinh dục chiếm tỷ lệ cao trong đó có bệnh viêm tử cung Bệnh xảy ra ở lợn nái vào thời gian sau khi đẻ từ 1 - 10 ngày Bệnh không những ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản của lợn nái Nó... tục theo dõi tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở trại để có biện pháp phòng trị kịp thời nhằm nâng cao năng suất sinh sản của đàn lợn nái ngoại Đề nghị nâng cao hơn nữa các quy trình vệ sinh chăm sóc, tiêu độc khử trùng chuồng trại cho đàn lợn nái sinh sản để hạn chế khả năng mắc bệnh sinh sản, đặc biệt là bệnh viêm tử cung 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh, 2002:... cơ tử cung nên cơ tử cung nhanh hồi phục Tuy nhiên do trong thời gian thực tập tại trang trại số ca bệnh xảy ra ít, thời gian ngắn vì vậy kết quả trên chỉ mang tính tương đối 27 2.6 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Dựa vào những kết quả thu được, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: Mức độ viêm phần lớn là ở thể nhẹ và trung bình nên tỉ lệ chữa khỏi đạt cao 100% Tình hình bệnh viêm tử cung ở trang trại Đàn lợn . người chăn nuôi. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề: Tình hình bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái nuôi tại trang trại THANH XUÂN_ VĂN GIANG _ HƯNG YÊN 6 2.2 vào tử cung lợn nái gây viêm. Lợn nái phối giống trực tiếp, lợn đực mắc bệnh viêm bao dương vật hoặc mang vi khuẩn từ những con lợn nái khác đã bị viêm tử cung, viêm âm đạo truyền sang cho lợn. bệnh viêm tử cung ở thể viêm nội mạc. 2.3.5. Hậu quả viêm tử cung trong chăn nuôi lợn công nghiệp Tử cung là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong cơ quan sinh dục của lợn nái, nếu tử

Ngày đăng: 21/04/2015, 20:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w