nghiệp Việt Nam và nâng cao thu nhập cho người dân, chuyển đổi hiệu quả vàbền vững cơ cấu cây trồng cũng như các điều kiện sản xuất.Sản xuất rau đòi hỏi kỹ thuật thâm canh cao, do có nhi
Trang 1PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Rau là loại thực phẩm không thể thiếu được trong đời sống hằng ngày.Cùng với thức ăn động vật, rau cung cấp những dinh dưỡng cần thiết cho sự tồntại và phát triển của con người Tục ngữ có câu: “Cơm không rau như đau khôngthuốc” Rau cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin,các axít hữu cơ, chất khoáng… Theo tính toán của nhiều nhà dinh dưỡng học,muốn cơ thể hoạt động bình thường cần cung cấp 2300-2500 kcal mỗi ngày,trong đó phải có 250-300 gam rau (tương đương với 7,5-8 kg/tháng hay 90-108kg/năm – Trần Khắc Thi) Như vậy tổng nhu cầu rau của nước ta sẽ là 7.650 –9.180 nghìn tấn, tổng sản lượng rau các loại năm 2006 đạt 9.650 nghìn tấn.Chính vì thế, rau xanh trở thành một sản phẩm Nông Nghiệp có giá trị kinh tếcao và có thị trường tiêu thụ rộng lớn
Với điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, Việt nam có thể sản xuất rauquanh năm Theo thống kê 2005, diện tích sản xuất rau ở nước ta vào khoảng635,8 nghìn ha, sản lượng 9640,3 nghìn tấn, so với năm 1999 diện tích tăng175,5 nghìn ha (tốc độ tăng bình quân 3,61%/ năm), sản lượng tăng 3071,5nghìn tấn (tốc độ tăng bình quân 7,55%/năm) Trong đó rau ở miền bắc vàokhoảng 249,7 ngàn ha (chiếm 39,3% tổng diện tích).[4]
Vĩnh Phúc là một trong những địa phương sản xuất khá nhiều rau trong cảnước Khối lượng sản xuất rau của tỉnh năm 2004 là 148.798,2 tấn trên diện tích8.836 ha Do vậy, ngành hàng rau của tỉnh có những ảnh hưởng nhất định tớitoàn bộ hệ thống ngành hàng rau của miền Bắc Sản xuất rau một mặt đáp ứngnhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu đang ngày càng tăng, mặt khác làgiải pháp cho phép thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đa dạng hoá sản xuất nông
Trang 2nghiệp Việt Nam và nâng cao thu nhập cho người dân, chuyển đổi hiệu quả vàbền vững cơ cấu cây trồng cũng như các điều kiện sản xuất.
Sản xuất rau đòi hỏi kỹ thuật thâm canh cao, do có nhiều loại sâu bệnh gâyhại nên mức sử dụng phân bón cũng như các loại thuốc BVTV ngày càng giatăng Quá trình sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu chủ yếu là tự phát, kinhnghiệm mà không theo một quy trình hướng dẫn nào Vì vậy ngày càng có nhiềuloại sâu bệnh có tính kháng thuốc cao, là yếu tố buộc người sản xuất phải đầu tưnhiều hơn Điều này để lại những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến chấtlượng rau, cũng như môi trường đất, nước, hệ sinh thái nông nghiệp , trực tiếp
và gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Theo thống kê của tổ chức lao động quốc tế (ILO), ở Việt nam con số bịngộ độc do ăn rau là không nhỏ Từ năm 1993 đến 6/1998, hàng chục ngànngười bị nhiễm độc do ăn phải rau còn dư lượng thuốc trừ sâu cao Nặng nhất là
ở ĐBSCL, năm 1995 có 1300 người nhiễm độc, trong đó có 354 người chết.Hàng loạt vụ ngộ độc đã và đang xảy ra là hồi chuông cảnh báo tới các cấp, cácngành và chính người sản xuất cũng như người tiêu dùng cần phải quan tâm hơnnữa.[19]
Bình Xuyên được coi là một trong những trung tâm kinh tế - chính trị củatỉnh Vĩnh Phúc Trong những năm vừa qua, huyện đã có những bước phát triểnvượt bậc Kinh tế của Huyện tăng trưởng, phát triển cao bình quân là 25%/năm;giá trị sản xuất là 225 tỷ đồng (năm 1998) lên 4.232 tỷ đồng (năm 2007); với cơcấu kinh tế công nghiệp chiếm 84%, nông nghiệp chiếm 9%, dịch vụ 7%, khôngcòn hộ đói, hộ nghèo giảm theo tiêu chí mới còn 9% Cơ sở hạ tầng kỹ thuậtđược đầu tư đúng hướng và có hiệu quả Phát triển công nghiệp hóa, đô thị hóa,xây dựng mô hình kinh tế đa dạng đang là hướng đi chính cho huyện trong thờigian tới
Diện tích đất cho công nghiệp ngày một tăng, diện tích đất cho nông nghiệp
Trang 3thực phẩm cho huyện đã tạo ra sức ép khá lớn lên diện tích đất nông nghiệp nhỏhẹp này, đòi hỏi cần có những biện pháp kỹ thuật tác động để nâng cao năngsuất cây trồng trong khoảng thời gian ngắn Tuy nhiên, thâm canh cao trongnông nghiệp gắn liền với việc tăng cường sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừsâu, thuốc trừ cỏ đã làm ảnh hưởng xấu tới môi trường xung quanh.
Thị trấn Gia Khánh là một khu vực có diện tích sản xuất rau khá lớn tronghuyện, cung cấp rau cho thị trấn cũng như các khu vực lân cận Nhu cầu thị hiếucủa người dân về rau ngày càng gia tăng, rau bán trên thị trường trước hết phải
có mẫu mã đẹp, xanh, non, mà không bị sâu bệnh Vì vậy, đòi hỏi người sảnxuất cần phải tăng hàm lượng sử dụng thuốc BVTV, diệt trừ hết sâu bệnh đểđảm bảo rau của mình dễ dàng được người dân sử dụng Tuy nhiên, việc lạmdụng thuốc BVTV trong sản xuất rau đã làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượngthực sự của rau cũng như chất lượng môi trường do lượng dư các hóa chấtBVTV này, qua đó ảnh hưởng tới sức khỏe con người
Do vậy , việc tìm hiểu thực trạng sản xuất rau trong khu vực, thực trạng sửdụng thuốc BVTV trong sản xuất rau của thị trấn là điều rất quan trọng và hếtsức cần thiết Để từ đó đưa ra được những biện pháp quản lý và kiểm soát cũngnhư các biện pháp kỹ thuật phù hợp trong sản xuất rau vừa đáp ứng được nhucầu rau trong khu vực, vừa đảm bảo được chất lượng rau cũng như chất lượngmôi trường xung quanh
Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Thực trạng sử dụng thuốc BVTV cho sản xuất rau tại thị trấn Gia Khánh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc”
Trang 41.2 MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.2 Yêu cầu của đề tài
- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội phải thể hiện tínhkhoa học, chính xác, khách quan phù hợp với tình hình thực tế của địa phương
- Thông tin thu thập về tình hình sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn phảichính xác, phù hợp với thực tế của địa phương
- Sử dụng đúng thông tư, nghị định, quy định hiện hành về thuốc BVTV đểđưa ra những kết quả đánh giá chính xác về tình hình sử dụng thuốc BVTV trênđịa bàn
Trang 5PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU TRÊN THẾ GIỚI 2.2.1 Tình hình sản xuất rau trên thế giới
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm rau, bên cạnhviệc cải tiến không ngừng về giống, chủng loại rau, công nghệ sản xuất rau trênthế giới cũng không ngừng được hoàn thiện nhằm nâng cao năng suất và sảnlượng rau xanh Đồng thời kiểm soát triệt để hơn hàm lượng kim loại nặng,nitrat, vi sinh vật, cũng như dư lượng thuốc BVTV có hại đối với sức khỏe conngười Vì thế, năng suất và sản lượng rau trên thế giới các năm đã tăng lên rõrệt Theo số liệu thống kê năm 2001 của FAO sự gia tăng đó được thể hiện quabảng 2.1
Qua bảng 2.1 ta thấy: từ năm 1997 – 2001, năng suất rau của Châu Á luônđạt mức cao hơn so với năng suất chung của thế giới Cụ thể, năm 1997 năngsuất rau của Châu Á là 163,47 tạ/ha (tương đương 101,50% của toàn thế giới),năng suất rau cuat thế giới chỉ đạt mức 161,06 tạ/ha Năm 2001, tỷ lệ năng suấtrau của Châu Á so với thế giới đạt cao nhất qua 5 năm với 101,65%, năng suấtrau của Châu Á là 164,95 tạ/ha, trong khi đó năm suất rau của thế giới chỉ đạt162,27 tạ/ha Diện tích trồng rau qua các năm trên thế giới và của Châu Á ngàycàng tăng nhanh; tương đương năm 1997 là 37,759 triệu ha và 25,003 triệu ha;đến năm 2001 đã là 43,023 ha và 29,539 triệu ha
Sản lượng rau của toàn thế giới và Châu Á qua các năm tăng lên rõ rệt;tương đương đạt 608,146 triệu tấn và 408,724 triệu tấn vào năm 1997; đạt698,134 triệu tấn và 487,246 triệu tấn vào năm 2001 Ta cũng nhận thấy Châu Áluôn là châu lục chiếm tỷ lệ đa số về cả diện tích, năng suất và sản lượng rau củatoàn thế giới
Trang 6Bảng 2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng rau của Châu Á
Năm Chỉ tiêu Diện tích (ha) Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng (triệu tấn)
1997
+Toàn thế giới + Châu Á
+ * Tỷ lệ (%)
37,75925,00366,21
161,06163,47101,50
608,146408,72467,211998
+Toàn thế giới + Châu Á
+ * Tỷ lệ (%)
39,74026,74567,30
158,79159,85100,67
631,031427,51967,751999
+Toàn thế giới + Châu Á
+ * Tỷ lệ (%)
41,55828,08767,59
160,65160,82100,11
667,629451,69567,662000
+Toàn thế giới + Châu Á
+ * Tỷ lệ (%)
42,44228,88368,05
163,02165,22101,35
691,889477,20568,972001
+Toàn thế giới + Châu Á
+ * Tỷ lệ (%)
43,02329,53968,66
162,27164,95101,65
698,134487,24669,79
* Tỷ lệ (Châu Á/Thế giới )% Nguồn FAO – Databases, 2002
Riêng ở Châu Á, sản lượng rau năm 2001 đạt khoảng 487,246 triệu tấn.Trong đó, Trung Quốc là nước có sản lượng rau cao nhất, đạt 70 triệu tấn/năm;thứ 2 là Ấn Độ với sản lượng rau đạt 65 triệu tấn/năm Nhìn chung, mức tăngtrưởng sản lượng rau Châu Á qua các năm đạt khoảng 3%/năm, tương đươngkhoảng 5 triệu tấn/năm
Trang 72.1.2 Tình hình tiêu thụ rau trên thế giới
Rau được dùng kết hợp với các loại hoa quả thực phẩm rất tốt cho sứckhoẻ do có chứa các loại vitamin, các chất chống ôxi hoá tự nhiên, có khả năngchống lại một số bệnh như ung thư Do vậy nhu cầu tiêu thụ rau quả ngày càngtăng Người dân Nhật Bản tiêu thụ rau quả nhiều hơn người dân của bất cứ quốcgia nào trên thế giới, mỗi năm Nhật Bản tiêu thụ 17 triệu tấn rau các loại, bìnhquân mỗi người tiêu thụ 100 kg/năm Xu hướng hiện nay là sự tiêu thụ ngàycàng nhiều các loại rau tự nhiên và các loại rau có lợi cho sức khoẻ Trung bìnhtrên thế giới mỗi người tiêu thụ 154 - 172g/ngày (FAO, 2006 [FAO startdatabase, 2006]) Theo dự báo của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) do tác độngcủa các yếu tố như sự thay đổi cơ cấu dân số, thị hiếu tiêu dùng và thu nhập dân
cư, tiêu thụ nhiều loại rau sẽ tăng mạnh trong giai đoạn 2005 - 2010, đặc biệt làrau ăn lá Việc tiêu thụ rau diếp và các loại rau ăn lá khác tăng 22 - 23%, trongkhi mức tiêu thụ khoai tây và các loại rau ăn củ chỉ tăng 7 - 8 %
2.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, TIÊU THỤ RAU Ở VIỆT NAM
2.2.1 Tình hình sản xuất rau tại Việt Nam
Nước ta có lãnh thổ dài trên 15 vĩ độ địa lý với địa hình không bằng phẳng
đã hình thành nên nhiều vùng sinh thái có đặc thù riêng Nằm ở vùng Đông Nam
Á, Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, gió mùa với tiềm năng nhiệt và bức xạ kháphong phú, nước ta có 4 vùng trồng rau lớn với những đặc trưng sinh thái đặcsắc [3]; [18]
1) Vùng rau Á nhiệt đới Sa Pa, Bắc Hà (Lào Cai), Đà Lạt (Lâm Đồng): khíhậu quanh năm có nền nhiệt độ thấp, mùa đông lạnh với nhiệt độ tối thấpkhoảng 4 – 50C, đôi khi xuống dưới 00C rất thích hợp cho sự sinh trưởng và pháttriển của các loại rau có nguồn gốc ôn đới
2) Vùng rau nhiệt đới có mùa đông lạnh Đồng bằng và Trung du Bắc bộ:khí hậu có 4 mùa rõ rệt, mỗi mùa cho phép trồng một số loại rau thích hợp, hìnhthành các vụ rau khác nhau Vụ Xuân trồng các loại rau ít chịu nóng như rau cải,
Trang 8rau cần, ngô rau…Vụ Hè phù hợp cho các loại rau chịu nóng và ưa nước nhưrau muống, cà pháo…Vụ Thu trồng các loại rau ít chịu lạnh như su hào, cà chua,còn vụ Đông phù hợp với các loại rau chịu lạnh như súp lơ, bắp cải, khoai tây…3) Vùng nhiệt đới có mùa hè khô nóng Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, BìnhThuận): phù hợp với các loại rau đặc thù như các loại dưa và đặc biệt là tỏi,hành tây.
4) Vùng nhiệt điển hình Nam Bộ với khí hậu hàng năm chia thành 2 mùa rõrệt là mùa mưa và mùa khô nên có thể trồng các loại rau ưa nước trong mùa mưa
và cây chịu hạn trong mùa khô [4]
Đầu thập kỷ 90, diện tích trồng rau của Việt Nam phát triển nhanh chóng vàngày càng có tính chuyên canh cao Ở các tỉnh phía bắc, diện tích trồng rau vụđông năm 2005 đạt 137,4 nghìn ha( bằng 95.5%), năng suất đạt 153,5 tạ/ha(tăng5,6%) và sản lượng đạt 2,1 triệu tấn(tăng 1,1%) so với vụ đông năm 2004 cáctỉnh phía nam, năm 2006 gieo trồng được khoảng 235,182 ha rau các loại, tăng22,959 ha so với năm 2005 và tăng chủ yếu ở khu vực Đồng bằng sông CửuLong( 20.504 ha) Năng suất bình quân là 154,85 tạ/ha, sản lượng đạt 3.641.896tấn, tăng hơn năm 2005 là 363.837 tấn [2]
Tính đến năm 2009, diện tích trồng rau cả nước là 735.335 ha, năng suấtđạt 161,6 tạ/ha, sản lượng đạt 11.885.067 tấn, tăng 30,02 % so với năm2001( 514.600 ha), tăng gấp đôi so với 10 năm trước( năm 1996 à 342,6 nghìnha).đây là một trong nhóm cây trồng có tốc độ tăng diện tích gieo trồng nhanhnhất trong một thập kỷ qua [17]
Trang 9Bảng 2.2. Diện tích, sản lượng rau ở Việt Nam phân theo địa phương
TT Địa phương
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)
Hiện nay rau được sản xuất theo 2 phương thức tự cung tự cấp và sản xuấthàng hóa, trong đó rau hàng hóa tập trung chính ở 2 khu vực:
- Vùng rau chuyên canh tập trung ven thành phố, khu tập trung đông dân
cư Sản phẩm chủ yếu cung cấp cho dân phi nông nghiệp, với nhiều chủng loạirau phong phú (gần 80 loài với 15 loài chủ lực), hệ số sử dụng đất cao (4,3vụ/năm), trình độ thâm canh của nông dân khá, song mức độ không an toàn củasản phẩm rau xanh và ô nhiễm môi trường canh tác rất cao
- Vùng rau luân canh: đây là vùng có diện tích, sản lượng lớn, cây rau đượctrồng luân canh với cây lúa hoặc một số cây màu Tiêu thụ sản phẩm rất đadạng: phục vụ ăn tươi cho dân cư trong vùng, ngoài vùng, cho công nghiệp chếbiến và xuất khẩu
Trang 10Sản xuất rau theo hướng nông nghiệp công nghệ cao đã bước đầu đượchình thành như: sản xuất trong nhà màn, nhà lưới chống côn trùng, sản xuấttrong nhà plastic không cố định để hạn chế tác hại của các yếu tố môi trường bấtlợi, trồng rau bằng kỹ thuật thủy canh, màng dinh dưỡng, nhân giống và sản xuấtcác loại cây quý hiếm, năng suất cao bằng công nghệ nhà kính của Israel có điềukhiển kiểm soát các yếu tố môi trường [21].
2.2.2 Tình hình tiêu thụ rau tại Việt Nam
Nhìn chung, ngành trồng rau đã đóng góp một khối lượng sản phẩm đáng
kể cho xuất khẩu ở nước ta Từ năm 1957, rau quả Việt Nam đã có mặt tạiTrung Quốc Thời kỳ 1986 – 1990, thực hiện Hiệp định hợp tác đã ký giữa haiChính phủ Việt Nam và Liên Xô cũ (01/1985) về xuất khẩu sản phẩm rau quảsang Liên Xô, một khối lượng lớn rau đã được bán, góp phần không nhỏ vàokim ngạch xuất khẩu cho đất nước
Bảng 2.3. Kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 1990 – 2004 (Triệu USD)
Hiện nay, sản phẩm rau tươi được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường trong nước
Trang 11biến xuất khẩu chỉ đạt 235 triệu USD, trong đó phần lớn là sản phẩm quả chếbiến Sản phẩm rau xuất khẩu rất hạn chế về chủng loại, hiện chỉ có một sốchủng loại như cà chua, ngô ngọt, ngô rau, ớt, dưa hấu…ở dạng sấy khô, đóng
lọ, đóng hộp, muối mặn, cô đặc, đông lạnh và chỉ có một số là xuất khẩu tươi.Hội thảo “Trái cây Việt Nam: Cơ hội và thách thức trong hội nhập kinh tếquốc tế” tại Mỹ Tho, ngày 20 tháng 04 năm 2010 cho thấy kim ngạch xuất khẩu
từ năm 2004 đến nay tăng trưởng khá đều Ước tính chung 6 năm (2004 – 2009)tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 1,82 tỷ USD, tăng trưởng bình quân đạt20%/năm
Cụ thể: năm 2004:179 triệu USD; năm 2005: 235 triệu USD; năm 2006:
259 triệu USD; năm 2007: 306 triệu USD; năm 2008: 407 triệu USD; năm 2009:
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Giá trị kim ngạch xuất khẩu rau (USD)
Hình 2.1 Giá trị kim ngạch xuất khẩu rau qua các năm 2004 - 2009
Nhà xuất khẩu đã chịu đầu tư mở rộng tìm kiếm nghiên cứu thị trường xuấtkhẩu, đến nay sản phẩm rau quả đã có mặt rại 50 quốc gia trên thế giới, trong đóchủ yếu là Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hà Lan, CHLB Nga, Đài Loan…
Đa số các doanh nghiệp xuất khẩu nhận thức được tầm quan trọng về quản lýchất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, một số lớn doanh nghiệp chế biếnxuất khẩu đã được chứng nhận HACCP, ISO, BRC, Kosher, Halal…Doanh nghiệp
Trang 12cũng rút nhiều kinh nghiệm, quen dần tập quán mua bán hàng hóa của các thị trườngchính: EU, hoa Kỳ, Trung Đông, biên mậu phía Bắc…Sản phẩm rau quả Việt Namxuất khẩu ngày càng đa dạng hơn, mới lạ hơn [6].
2.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC BVTV CHO SẢN XUẤT RAU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.2.1 Những hiểu biết chung về thuốc BVTV
2.2.2.1 Khái niệm về thuốc BVTV
Để đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng tăng do việc bùng nổ dân số,cùng với xu hướng đô thị hóa và công nghiệp hóa ngày càng mạnh, con ngườichỉ có cách duy nhất: Thâm canh để tăng sản lượng cây trồng Khi thâm canhcây trồng, một hậu quả tất yếu không thể tránh được là mất cân bằng sinh thái,kéo theo sự phá hoại của dịch hại ngày càng tăng Để giảm thiệt hại do dịch hại gây
ra, con người phải đầu tư thêm kinh phí để tiến hành các biện pháp phòng trừ, trong
đó biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật được coi là quan trọng [13]
Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hay nông dược là những chất độc có nguồngốc tự nhiên hay hóa chất tổng hợp được dùng để bảo vệ cây trồng và nông sản,chống lại sự phá hoại của những sinh vật gây hại đến tài nguyên thực vật.Những sinh vật gây hại chính gồm sâu hại, bệnh hại, cỏ dại, chuột và các tácnhân khác [19]
Thuốc BVTV là những hợp chất hóa học (vô cơ, hữu cơ), những chế phẩmsinh học (chất kháng sinh, nấm, vi khuẩn, siêu vi trùng, tuyến trùng…), nhữngchất có nguồn gốc thực vật, động vật, được sử dụng để bảo vệ cây trồng và nôngsản, chống lại sự phá hoại của các sinh vật gây hại (côn trùng, nhện, tuyến trùng,chim, chuột, thú rừng, nấm, vi khuẩn, rong rêu, cỏ dại…) Theo quy định tạiđiều 1, chương 1, điều lệ quản lý thuốc BVTV (ban hành kèm theo Nghị định số58/2002/NĐ – CP ngày 03/06/2002 của Chính phủ), ngoài tác dụng phòng trừsinh vật gây hại tài nguyên thực vật, thuốc BVTV còn bao gồm cả những chế
Trang 13cây, giúp cho việc thu hoạch mùa màng bằng cơ giới được thuận tiện (thu hoạchbông vải, khoai tây bằng móc…) Những chế phẩm có tác dụng xua đuổi hoặcthu hút các loài sinh vật gây hại tài nguyên thực vật đến để tiêu diệt Trong cácnhóm thuốc BVTV trên đây được sủ dụng phổ biến hơn cả là thuốc trừ sâu,thuốc trừ bệnh và thuốc trừ cỏ dại Tuy nhiên, , các nhóm thuốc BVTV chỉ tiêudiệt được một số loài dịch hại nhất định, chỉ phát huy hiệu quả tối ưu trongnhững điều kiện nhất định về thời tiết, đất đai, cây trồng, canh tác…[1].
2.2.2.2 Phân loại HCBVTV
* Phân loại dựa vào đối tượng phòng chống
Nguyễn Trần Oánh, Nguyễn Văn Viên (1996) [12] và Lê Trung (1997)[25], phân loại như sau:
- Thuốc trừ sâu (Insecticides)
- Thuốc trừ nấm và vi khuẩn (Fungicides, Bactericides)
- Thuốc diệt loài gặm nhấm (Rodenticdes, Zoocides)
- Thuốc trừ ký sinh trùng (Acarcides, Miticides)
- Thuốc trừ cỏ dại và cây dại (Herbicides, Arboricides)
- Thuốc gây rụng lá (Defulicumts)
- Chất điều hòa sinh trưởng (Growth regulators)
* Phân loại dựa theo con đường xâm nhập
Nguyễn Trần Oánh, Nguyễn Văn Viên (1996) [12] phân loại như sau:
- Thuốc có tác dụng tiếp xúc: là những loại thuốc có thể gây độc cho cơ thểsinh vật khi chúng xâm nhập qua da
- Thuốc có tác dụng vị độc: gây độc cho cơ thể sinh vật khi chúng xâmnhập qua con đường tiêu hóa
- Thuốc xông hơi: là thuốc có khả năng bốc hơi đầu độc bầu không khí baoquanh dịch hại và xâm nhập vào cơ thể sinh vật qua hệ hô hấp
- Thuốc nội hấp: là những thuốc có khả năng xâm nhập vào cây qua thân, láhoặc rễ và được dịch chuyển trong cây
Trang 14- Thuốc có tác dụng thấm sâu: là những thuốc có khả năng xâm nhập quabiểu bì lá cây và thấm sâu vào lớp tế bào nhu mô.
* Phân loại dựa vào nguồn gốc, cấu trúc hóa học
Phùng Minh Phong, 2002, [14] dựa vào nguồn gốc, cấu trúc hóa học, người
ta phân các HCBVTV thành 11 nhóm chính, các thuốc còn lại thuộc nhóm 12
- Nhóm 1: lân hữu cơ gồm Diazinon, Dichlorovos, Trichlofon…
- Nhóm 2: Clo hữu cơ gồm Lindan, DDT 2, 4 – D, Thiodan…
- Nhóm 3: Các hợp chất chứa axit Phenoxy alkanic
- Nhóm 4: Các hợp chất Cacbon mạch thẳng, mạch vòng và chế phẩm
- Nhóm 5: Carbamat gồm Carbaryl, Carbofran…
- Nhóm 6: Dithiocarbamat gồm Cartap (Padan)…
- Nhóm 12: Các loại thuốc còn lại
Ngoài 3 cách phân loại trên còn có nhiều cách phân loại khác nhằm phục vụcho mục đích sử dụng hay nghiên cứu
Theo Nguyễn Trần Oánh, Nguyễn Văn Viên (1996), [12] thì việc phân loạinhư trên mang tính quy ước vì một loại thuốc có thể trừ được nhiều loại dịchhại, chúng lại có khả năng xâm nhập khác nhau vào cơ thể sinh vật và trongphân tử của chúng lại có các nhóm nguyên tố hay các nguyên tố mà người ta xếpchyungs vào những nhóm khác nhau
2.2.2 Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên thế giới
Trong sản xuất nông nghiệp, ngoài nước tưới, phân bón, giống là 3 yếu tốtạo năng suất và sản lượng cây trồng cao thì thuốc BVTV cũng rất quan trọng
Trang 15Thuốc BVTV có thể được coi như sử dụng đầu tiên là dung dịch huyền phùBoocđo (1881) Trong một thời gian dài, người ta dùng các chất vô cơ nhưHCN, Đồng Asenat, Chì Asenat…làm thuốc trừ dịch hại cây trồng.
Theo một số tác giả thì từ năm 1013 ở Đức, hợp chất thủy ngân hữu cơ đầutiên được sử dụng để bảo quản hạt giống Năm 1924, Zeidler đã tổng hợp đượcDDT nhưng phải đến năm 1939, Muler mới phát hiện ra khả năng diệt sâu hạicủa nó Điều đó đặt nền móng cho việc sử dụng các hợp chất hữu cơ, hữu cơ –
vô cơ vào mục đích làm HCBVTV Sau đó là các hợp chất Clo hữu cơ,Carbamat, các hợp chất Photpho hữu cơ được phát hiện và dùng rộng rãi ở nhiềunước trên thế giới
Năm 1972, người ta đã thành công trong việc sản xuất từ cây cỏ tự nhiênnhóm hoạt chất Pyrethroid, đây là nhóm hóa chất diệt côn trùng mới và có ýnghĩa hết sực quan trọng Trong những năm của thập kỷ 70 – 80, có nhiềuHCBVTV mới được ra đời, những hợp chất này có hiệu quả ở nồng độ thấp hơncác loại trước đây Tiêu biểu của thế hệ mới này là chất diệt cỏ Sulfonylurealaxyl và Triadimefon (Phùng Minh Phong) [14]
Tác hại của sâu bệnh, nấm, vi khuẩn…rất lớn không thể lường trước được.Người ta đã dự tính tác hại của sâu bệnh, cỏ dại, vi khuẩn lên đến 46% tiềmnăng năng suất lúa thế giới (Cramer, 1967) Riêng Châu Á thiệt hại đến 51,6%
và riêng ở Mỹ hàng năm thiệt hại khoảng 80 tỷ đôla Thuốc BVTV đã thực sựđược đánh giá cao, được ghi nhận vai trò của mình trong sản xuất nông nghiệp.Theo Viện lúa quốc tế (IRRI), trong thí nghiệm nhờ sử dụng thuốc BVTV mà đãbội thu được 2,7 tấn/ha, đó là kết quả nghiên cứu dài hạn từ 1964 – 1971(Pathak và Dyek, 1974)
Theo Phùng Minh Phong (2002) [14], ngày nay trên thế giới đang khuyếnkhích dùng các biện pháp sinh học và phòng trừ tổng hợp để bảo vệ cây trồngnhằm hạn chế sử dụng các hóa chất BVTV có hại cho môi trường Tuy nhiên,
Trang 16hóa chất BVTV vẫn được sử dụng nhiều về số lượng và chủng loại Có khoảng90% lượng hóa chất BVTV được sử dụng trong nông nghiệp, còn lại được sửdụng trong y tế.
Ngày nay, thế giới có khoảng 900 – 1000 loại thuốc chính với khoảng 5000loại dẫn xuất khác nhau Số lượng thuốc BVTV trên toàn cầu đạt tới hàng triệutấn (thống kê điều tra 1990 – 1991 là 25 triệu tấn) Các nhà khoa học đã nghiêncứu tình hình sử dụng hóa chất BVTV cho rằng, tiêu thụ thuốc BVTV trên toàncầu năm 1985 khoảng 3 triệu tấn, trong những năm gần đây con số này tăng lênrất nhiều Đối với các nước phát triển như Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản sử dụngkhoảng 20%, còn các nước đang phát triển sử dụng 10% tổng số hóa chấtBVTV
Vấn đề tác hại của hóa chất BVTV là không nhỏ, tại các nước nghèo, trình
độ dân trí thấp đã có hơn 100.000 người chết vì ngộ độc hóa chất BVTV trongnguồn nước và trong thực phẩm Ngoài ra có khoảng 400.000 người khác bị ảnhhưởng đến sức khỏe Theo tổ chức sức khỏe thế giới ước tính thì hàng năm cókhoảng 3% nhân lực nông nghiệp bị nhiễm độc hóa chất BVTV theo nhiều conđường khác nhau [11]
2.2.3 Thực trạng sử dụng thuốc BVTV cho rau tại Việt Nam
Ở Việt Nam, thuốc BVTV thực sự có ý nghĩa trong sản xuất nông nghiệptrong hơn 40 năm qua (miền Bắc từ năm 1956 và miền Nam từ năm 1962) Tuylịch sử sử dụng thuốc BVTV ở nước ta chưa dài song bước đi cũng giống nhưnhiều nước khác [5]
Thời gian đầu, từ cuối những năm 50 đến cuối thập kỷ 60, thuốc BVTVmới được đưa vào sản xuất nhưng người ta hết lòng ca ngợi chúng, do đó đã nảysinh tình trạng lạm dụng thuốc Theo số liệu của chi cục BVTV, năm 1990 nước
ta chỉ sử dụng khoảng 10.000 tấn thuốc BVTV, đến năm 1998 lượng này đã tăng
Trang 17BVTV không có giấy phép tiếp sức cho việc lạm dụng thuốc tràn lan Theo việnBVTV 1998, tại Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương…Monitor, Wofatox
bị cấm trên rau nhưng người dân vẫn sử dụng với lượng khá lớn, gấp 6,45 lần/vụvới rau họ thập tự, trên đậu đỗ là 5,73 lần/vụ Về chủng loại, người dân dừngphổ biến 30 loại, trong đó, ở miền bắc là 13 loại, miền nam là 17 loại chỉ dùngcho rau [16]
Cho đến năm 2002 đã có 354 hoạt chất với 1113 tên thuốc thương phẩmđang được phép lưu hành Trên các chánh đồng rau vùng Hà Nội, Vĩnh Phúc, HàTây thì các loại thuốc trừ sâu thuộc nhóm lân hữu cơ được dùng phổ biến Tỷ lệcác loại thuốc BVTV được sử dụng trên rau ở Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hà Tây đượcthể hiện trong bảng 2.4:
Trang 18Bảng 2.4 Tỷ lệ các loại thuốc BVTV được sử dụng trên rau họ HTT vùng
* Nhóm Pyrethriod và hỗn hợp Pyrethriod và Lân hữu cơ
Nguồn: Trần Duy Quý, Nguyễn Văn Sơn, 2002.
Qua bảng cho thấy: lượng hoạt chất Methamidophos sử dụng trong vụ rau
từ tháng 9/1999 đến tháng 4/2001 chiếm 20% tổng số hoạt chất thuốc trừ sâu(TTS) dùng trên rau họ hoa thập tự (HTT) Padan 95 SP (Cartap) cũng được sửdụng khá phổ biến trên các loại rau họ hoa thập tự
Do thói quen và tâm lý sợ mất mùa nên đa số nông dân chỉ dùng những loạiTTS gây chết nhanh Ngược lại nhiều loại thuốc trừ sâu sinh học như Bt, có hiệu
Trang 19lực trừ sâu cao, ít độc hại với người và vật nuôi nhưng lại chỉ có ít người sửdụng chỉ chiếm 11,82%.
Tình trạng buôn bán hóa chất, đặc biệt là thuốc BVTV trên thị trường rấtphức tạp Theo thống kê, trên thị trường có khoảng 22000 cửa hàng buốn bánthuốc BVTV, trung bình mỗi tỉnh có 400 – 500 của hàng, rải đều trên diện rộng
ở tất cả các xã, phường vùng sâu vùng xa nên việc quản lý là rất khó khăn Làmặt hàng hạn chế kinh doanh nhưng theo thống kê của cục BVTV, hiện nay mớichỉ có 80% cá nhân buôn bán thuốc được cấp chứng chỉ hành nghề 20% hoạtđộng buôn bán không có chứng chỉ, chủ yếu tập trung ở các của hàng nhỏ lẻ,vùng sâu, vùng xa rất khó kiểm soát [15]
Thời gian cách ly thuốc BVTV là 1 vấn đề lớn nhất trong giai đoạn hiệnnay Ở nước ta, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đó là cần có thời gian cách lysau khi sử dụng thuốc BVTV trên rau và các loại cây thực phẩm khác Theo điềutra của cục BVTV, hầu hết nông dân đều vi phạm thời gian cách ly theo quyđịnh sau khi phun thuốc Sự vi phạm lớn nhất là trên nhóm rau ăn quả như càchua, đậu đỗ, tiếp theo là đến các loại rau ăn lá
Bảng 2.5 Thực trạng thời gian cách ly thuốc BVTV đối với rau
Trang 2015 Trên rau ăn lá
Rau ăn quả
-Sai số chung là 0,014%
Nguồn: Theo thống kê của cục BVTV năm 2001
Theo cục BVTV, hàng năm cả nước sử dụng khoảng 20.000 – 25.000 tấnthuốc BVTV các loại Nếu tính nồng độ thuốc khoảng 2% thì lượng thuốc phun
là 75.1010 lít.Với diện tích canh tác 7 triệu ha đã sử dụng 10.104 lít thuốc 2%/ha/năm nay hay có thể hình dung là 11 lít thuốc 2%/m2/năm Tuy nhiên, theo PhạmBình Quyền và CTV (1995), thuốc BVTV sử dụng ở vùng rau Đà Lạt là 5,1 –13,5 kg/ha, vùng ĐBSCL là 1,5 – 1,7 kg/ha, chè ở Hòa Bình là 3,2 – 3,5 kg/ha.Điều tra vùng trồng rau Từ Liêm, Hà Nội năm 1996 đã thấy, tại Mai Dịch, TâyTựu, một vụ rau phun thuốc đến 25 lần, loại thuốc chủ yếu được sử dụng làMonitor, Dipterx, Basa, DDT, Wofatox, Validacin…
Gần đây (1993) tuy đã có lệnh cấm sử dụng nhóm thuốc DDT, Heptaclo(thuộc nhóm clo hữu cơ) song thực tế người dân vẫn sử dụng Nguyên nhân chủyếu là do giá rẻ, phổ diệt rộng và hiệu quả diệt sâu tương đối cao [11]
2.2.4 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đối với môi trường và sức khỏe con người
Hóa chất BVTV là những hợp chất độc có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổnghợp được dùng để phòng và trừ nhiều loại sinh vật gây hại cây trồng và nông sảnphẩm Hóa chất BVTV gồm nhiều nhóm khác nhau, gọi theo tên nhóm sinh vật
Trang 21gây hại, như thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh…Trừ một số trường hợp, còn nóichung mỗi nhóm thuốc chỉ có tác dụng đối với sinh vật gây hại thuộc nhóm đó Hóa chất BVTV nhiều khi còn được gọi là thuốc trừ dịch hại và khái niệmnày bao gồm cả thuốc trừ các loại ve, bét, rệp hại vật nuôi và côn trùng y tế,thuốc làm rụng lá cây, thuốc điều hòa sinh trưởng cây trồng [8].
Dư lượng là phần còn lại của hóa chất, các sản phẩm chuyển hóa của chúng
và các thành phần khác có trong thuốc, tồn tại một thời gian trên cây trồng, nôngsản, đất, nước, dưới tác động của các hệ sống và điều kiện ngoại cảnh (ánh sáng,nhiệt độ, độ ẩm…) Dư lượng của hóa chất được tính bằng mg thuốc có trongmột kg nông sản, đất, nước (mg/kg)
Tất cả các bộ phận sinh trưởng của cây trồng đều có khả năng hấp thụthuốc, vận chuyển và tích lũy thuốc trong cây Dưới tác dụng của ánh sáng mặttrời, nhiệt độ, độ ẩm không khí và hoạt động của enzim trong cây, thuốc chuyểnhóa và phân giải thành những sản phẩm không hoặc ít có hại và bài tiết ra ngoàicây ở thể khí qua khí khổng ở lá hoặc dạng hòa tan trong nước qua nhỏ giọt Tốc
độ giải độc tùy thuộc vào đặc tính hóa học, lý học của hóa chất, thời kỳ sinhtrưởng của cây, thành phần và tỷ lệ các hợp chất tinh dầu trong thực vật và cácđiều kiện ngoại cảnh Các hợp chất, clo hữu cơ chậm phân giải hơn các hợp chấtcarbarmat và lân hữu cơ Cây đang ở thời sinh trưởng mạnh thuốc bị phân giảchậm hơn Nông sản có nhiều tinh dầu như cà rốt thường chậm phân giải Đặcbiệt với các hợp chất lân hữu cơ, quá trình chuyển hóa trong cây hình thànhnhiều hợp chất trung gian độc hơn chất ban đầu nhiều lần Do đó trong thời gianthuốc chưa phân giải hết độc, người ăn nông sản có thể bị nhiễm độc
Để bảo vệ sức khỏe của người sử dụng nông sản có phun thuốc, thì từngloại thuốc được quy định dư lượng tối đa cho phép (Maximum Residu Limit,viết tắt là MRL), tức là dư lượng thuốc BVTV cho phép có trong nông sản màkhông gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và vật nuôi Mức dư lượng tối đacho phép được tính căn cứ vào lượng thuốc không gây hại cho cơ thể người trên
Trang 22cơ sở kết quả thí nghiệm trên động vật máu nóng Khoảng thời gian kể từ khiphun thuốc cho đến khi phân giải hết độc hại đạt mức dư lượng tối đa cho phépgọi là thời gian cách ly
Việc sử dụng thuốc BVTV trong nông nghiệp làm nảy sinh nhiều vấn đề vềmôi trường, theo Ross khi phun hóa chất BVTV có khoảng 50% rơi vào đất Ởtrong đất hóa chất biến đổi và phân tán theo các con đường khác nhau (sơ đồ) đãphát hiện dư lượng lớn của chúng trong đất, trong các trầm tích nước ngọt, trong
cá và sữa bò Do khả năng hòa tan cao trong lipit của hóa chất nên đã phát hiệnchúng trong các mô mỡ của động vật và như vậy, chúng đã lôi cuốn vào chuỗithức ăn, là mối đe dọa nguy hại cho sức khỏe con người
Mặc dù độ hòa tan của hóa chất BVTV tương đối thấp, song chúng cũng bịrửa trôi vào nước, gây ô nhiễm nước bề mặt, nước ngầm và nước vùng của sôngven biển Ở California (Mỹ) năm 1980 – 1984 đã phát hiện ra chất dibromo–cloro-propane ở 2.000 giếng nước ăn trong khu vực rộng 18.000 km2 Thuốc diệt cỏ nhưAtrazine, Alacclo, Simazine và các loại thuốc diệt giun cũng trở thành các chất gây ônhiễm phổ biến ở tầng đất canh tác của vườn cam và khoai tây ở nhiều nước Rấtnhiều loại thuốc BVTV như DDT cũng có khả năng bay hơi vào trong không khí,đặc biệt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm như nước ta [8]
Hóa chất BVTV bằng nhiều đường phát tán vào môi truownbgf, xâm nhậpvào hệ sinh học và cuối cùng lại đi vào môi trường đất Người ta đã xác địnhkhoảng 50% thuốc BVTV, thuốc chống nấm, bảo quản…được sử dụng trên thếgiới đã vào đất Tại môi trường đất, chúng tồn tại từ 6 tháng đến 3 hoặc 4 năm.Một số có độ bền cao (DDT, 666…) có thể tồn tại vài chục năm trong đất khiđiều kiện thuận lợi [11] Theo Phạm Bình Quyền, kết quả giám định dư lượngthuốc BVTV ở tỉnh Khánh Hòa cho thấy:
- Trong 423 mẫu đất phân tích có 39% số mẫu chứa hóa chất trừ sâu vượtngưỡng cho phép 2 – 40 lần
Trang 23- Trong 120 mẫu nước, có 36,6% số mẫu có dư lượng hóa chất trừ sâu vượtngưỡng 2 – 40 lần.
- Trong 728 mẫu rau có 24,7% số mẫu chứa dư lượng hóa chất BVTV vượtngưỡng cho phép 2 – 6 lần [11]
Tồn dư hóa chất BVTV cũng như nhiều chất độc khác sẽ ảnh hưởng đếnchuỗi dinh dưỡng của con người Động vật thủy sinh (cá, tôm…) chịu tác độngcủa dư lượng hóa chất BVTV qua thức ăn, nước uống Người ta phát hiện đượcvết Dioxin trong cá, tôm nuôi tại hò Phú Nham Nghiên cứu, điều tra các loạiđộng vật thủy sinh ở 3 điểm nước tưới là Phùng Khoan (Hà Nội), Đông Quang(hà Tây), và Mai Dịch (Hà Nội) cho thấy, mương tưới Mai Dịch (nhiễm bẩn hóachất BVTV) chỉ có 32 loài động vật thủy sinh trong đó các loại thân mềm vàgiáp xác vắng hoàn toàn; mương tưới Phùng Khoan và Đông Quang khá sạch,không nhiễm bẩn hóa chất BVTV có từ 57 – 61 loài động vật thủy sinh (PhạmBình Quyền và CTV, 1995)
Theo Mai Thanh Tuyết, hóa chất BVTV là tên gọi chung cho tất cả cácthuốc trừ rầy, thuốc sát trùng, thuốc diệt cỏ dại, thuốc trừ nấm…Đa số các hóachất này là do một hay nhiều nguyên tố Benzen kết hợp với nguyên tố clo, nóichung các hợp chất này có tính độc hại lên con người tương tự như Dioxin, do
đó có tên gọi là Dioxin – tương đương Bẹnh ưng thư là một trong những ảnhhưởng của các hóa chất gây ra cho con người Thêm nữa, một số hóa chấtBVTV còn chứa nguyên tố Asen và thủy ngân, mức nguy hại cho đến nay vẫnchưa được các khoa học gia kết luận một cách chính xác [9]
Thanh tra cục BVTVHN cho biết: sử dụng thuốc BVTV lâu dài có thể gây
ra ngộ độc, biểu hiện ở việc suy kiệt cơ thể, mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, thiếumáu, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, miễn dịch, di truyền, gây biến dị tế bào, ảnhhưởng đến thế hệ mai sau Có những loại thuốc cực độc, chỉ càn một liều nhỏ do
ăn phải trong rau, quả cũng có thể gây chết người [10]
Trang 24PHẦN III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Thuốc BVTV sử dụng đối với rau tại thị trấn Gia Khánh, huyện BìnhXuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
3.1.2 Nội dung nghiên cứu
1) Khái quát một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội củathị trấn Gia Khánh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
Trang 252) Tìm hiểu tình hình sản xuất rau ở địa bàn nghiên cứu.
3) Thực trạng sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất rau tại thị trấn Gia Khánh.4) Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc BVTV
5) Đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng rau và bảo vệ môitrường sinh thái
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Sử dụng phương pháp “phỏng vấn nông hộ” bằng phiếu điều tra
Các thông tin cần thu thập bao gồm:
1) Các nguồn lực của nông hộ như: lao động, diện tích đất đai, khả năngđầu tư sản xuất rau
2) Tình hình sản xuất rau của nông hộ (diện tích, năng suất, sản lượng,các biện pháp canh tác )
3) Tình hình sử dụng thuốc BVTV của nông hộ (loại thuốc, nồng độ, sốlần phun, thời gian cách ly )
Tổng số hộ điều tra là 40 hộ, các hộ được chọn theo phương pháp ngẫunhiên Phỏng vấn người chủ chốt: thông qua đàm thoại, trao đổi trực tiếp với cán
bộ HTX nông nghiệp, chủ tịch hội nông dân, cán bộ phòng địa chính…vớinhững nội dung đã được chuẩn bị trước để nắm được tình hình sản xuất, quản lýrau và thuốc BVTV tại địa phương
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Tài liệu thứ cấp được thu thập tại UBND thị trấn Gia Khánh, HTX sản xuấtnông nghiệp Gia Khánh, thư viện trường ĐHNNHN và các website liên quan.Nguồn tài liệ thu thập bao gồm: tài liệu thống kê về diện tích, năng suất,tiêu thụ sản phẩm và thuốc BVTV, báo cáo tổng kết của UBND thị trấn, HTXsản xuất nông nghiệp
3.2.3 Phương pháp khảo sát thực địa
3.2.4 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Trang 26Xử lý thông tin thu được từ tài liệu thứ cấp, phiếu câu hỏi bằng phần mềmExcel 6.0 (thống kê, đồ thị, biểu đồ)
3.2.5 Phương pháp đánh giá tình hình sử dụng thuốc BVTV cho sản xuất rau trên địa bàn thị trấn Gia Khánh
So sánh tình hình sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn thị trấn với TT36/2011/TT - BNNPTNT ban hành ngày 20/5/2011 và “Sổ tay danh mục thuốcBVTV được phép sử dụng trên rau ở Việt Nam” do Bộ NNPTNN - Cục Bảo vệthực vật ban hành tháng 10/2009
Trang 27PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THỊ TRẤN GIA KHÁNH
4.1.1 Vị trí địa lý
Thị trấn Gia Khánh là một thị trấn thuộc miền trung du nằm ở phía Bắchuyện Bình Xuyên – tỉnh Vĩnh Phúc Đại hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, diệntích trải dài trên 8 km, chiều rộng trung bình 1 km
- Phía Bắc giáp xã Hợp Châu
- Phía Nam giáp xã Hương Sơn
- Phía Tây giáp xã Kim Long
- Phía Đông giáp xã Thiện Kế và xã Minh Quang
Xã có 2 tuyến đường giao thông chính chạy qua địa phận là: đường 302 vàđường 310 rất thuận tiện cho việc trung chuyển hàng hóa và phát triển kinh tế.Ngoài ra còn có tuyến đường xuyên Á chạy gần khu vực thị trấn cũng đang đượctriển khai
4.1.2 Đặc điểm khí hậu, thủy văn
* Khí hậu
Thị trấn Gia Khánh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa Nhiệt độtrung bình năm khoảng 24,70C Tháng lạnh nhất là tháng giêng, nhiệt độ trungbình là 18,30C, thấp tuyệt đối là 5,80C; tháng nóng nhất là tháng 6 với nhiệt độtrung bình khoảng 30,50C, đặc biệt có ngày lên tới 360C Số giờ nắng trong năm
là 1409 giờ thuộc loại tương đối cao đủ khả năng canh tác trong một năm Lượngmưa trung bình hàng năm khoảng 1609,7 mm/năm Tháng có lượng mưa caonhất là tháng 7 (412,3 mm), tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 2 (3,2 mm)
Bảng 4.1 Một số chỉ tiêu khí hậu ở Vĩnh Phúc được đo tại trạm khí tượng Vĩnh Yên
Trang 28Nguồn: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc, 2010
Với lượng mưa tương đối cao là điều kiện cho cây trồng sinh trưởng Độ
ẩm không khí trung bình trong năm là 80% Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 4
và tháng 8 lên tới 85%, tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 10 (76%) Trongvùng có hướng gió chủ đạo là hướng đông bắc vào mùa đông và hướng đôngnam vào mùa hè
* Thủy văn
Thị trấn được bao bọc bởi 2 con suối: phía Đông là suối Hai Ve, phía Tây
là suối Bùng 2 con suối này là nguồn cung cấp nước chính cho cây trồng Tuynhiên, vào mùa mưa lũ (tháng 7 và 8) thì 2 con suối này cũng gây ra những ảnhhưởng đến sản xuất nông nghiệp của người dân
Nhìn chung, Gia Khánh có điều kiện khí hậu và thủy văn khá thuận lợi chophát triển nông nghiệp
Trang 294.1.3 Đặc điểm tài nguyên đất đai
Thị trấn Gia Khánh có tổng diện tích đất tự nhiên là 960,5 ha Trong đó,diện tích đất nông nghiệp là 287,2 ha, diện tích đất phi nông nghiệp là 670,24
ha, đất chưa sử dụng là 3,06 ha (2011) So với năm 2005 thì diện tích đất tựnhiên đã tăng lên 102,95 ha Trong đó có 81,20 ha chuyển từ xã Thiện Kế sang
và 21,75 ha do đo đạc lại
Đất đai của xã chủ yếu là đất pha cát, có độ phì trung bình Do vậy, trongquá trình canh tác sử dụng đất, người dân thường phải bón bổ sung thêm nhiềuphân bón để đạt được năng suất cao
4.1.4 Dân số và lao động
Gia Khánh gồm có 14 thôn: Thôn Lưu Quang, Sơn Bỉ, Thanh Xuân, Cổ
Độ, Gia Du, Quang Hà, Xuân Quang, Gò Châu, Trại Mới, Gốc Gạo Trong đó 4thôn sản xuất rau nhiều nhất là thôn Xuân Quang (7,7 ha), Quang Hà (6,4 ha),Trại Mới (20,5 ha)và Gốc Gạo (3.1 ha)
Theo số liệu thống kê của xã, tháng 12 năm 2011, dân số của xã là 8732người, trong đó nữ là 4802 người chiếm 55% tổng dân số, nam là 3930 ngườichiếm 45% tổng dân số Tổng số người trong độ tuổi lao động là 4766 ngườichiếm 54,6% tổng dân số, trong đó lao động nông nghiệp là 1911 người chiếm40% tổng số lao động, lao động phi nông nghiệp là 2855 người chiếm 60% tổng
số lao động Tổng số hộ trong toàn xã là 1987 hộ, trong đó hộ nông nghiệp là
1391 hộ chiếm 70% tổng số hộ, hộ phi nông nghiệp là 596 hộ chiếm 30% tổng
873248023930
1005545
2 Tổng số hộ
- Hộ nông nghiệp
HộHộ
19871391
10070
Trang 30- Hộ phi nông nghiệp Hộ 596 30
3 Tổng số lao động
- Lao động nông nghiệp
- Lao động phi nông nghiệp
NgườiNgườiNgười
476619112855
1004060
Nguồn: BC Tổng kêt phát triển KT – XH thị trấn Gia Khánh năm 2011
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của thị trấn năm 2011 là 1,48% Qua bảng số liệu
ta thấy, tình hình dân số và lao động của thị trấn Gia Khánh năm 2011 rất dồidào, đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển KTXH hiện tạicũng như trong tương lai, đặc biệt là trong việc thâm canh chuyển dịch cơ cấucây trồng
4.1.5 Tình hình kinh tế
4.1.5.1 Sản xuất nông nghiệp
Năm 2011, tổng diện tích gieo trồng cả năm là 786,18 ha đạt 96,5% so với
kế hoạch Trong đó diện tích cây màu là 294,7 ha chiếm 37,5% tổng diện tíchgieo trồng, đạt 100% so với kế hoạch Giá trị kinh tế trên một đơn vị canh tácnăm 2011 đạt bình quân 50 triệu đồng/ha Trong đó ước tính có 20% diện tích đạttrên 60 triệu đồng/ha và có trên 15% diện tích đạt 80% triệu đồng/ha Bình quânlương thực đầu người là 253 kg/người/năm Tổng giá trị thu được từ sản xuấtnông nghiệp đạt 28,2 tỷ đồng
4.1.5.2 Chăn nuôi
Năm 2011 do ảnh hưởng của dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, bên cạnh đógiá thức ăn chăn nuôi gia súc tăng cao nên đã ảnh hưởng đáng kể đến chăn nuôicủa người dân Tuy nhiên, nhờ có sự chỉ đạo chặt chẽ với chương trình sin hóađàn bò, lạc hóa đàn lợn kết hợp với tổ chức tiêm phòng đầy đủ cho đàn gia súc,gia cầm và phun thuốc khử trùng tiêu độc kịp thời trên địa bàn thị trấn mà năm
2011 cũng đã đạt được những kết quả nhất định:
Trang 31Tổng đàn trâu bò trên địa bàn thị trấn hiện có là 1.486 con giảm 83 con sovới năm 2011 Tổng đàn lợn hiện có là 6.401 con, tăng 101 con so với năm 2010.Tổng đàn gia cầm hiện có là 37.000 con.
Tổng giá trị kinh tế thu được từ chăn nuôi đạt 22,8 tỷ đồng tăng 1,9 tỷ đồng
so với năm 2010
4.1.5.3 Kinh tế vườn, ao, đồi rừng
Diện tích đồi rừng đã được giao cho các hộ sử dụng ổn định, chương trìnhtrồng sen ghép cải tạo vườn tạp được triển khai từng bước thay thế một số giốngcây hiệu quả kinh tế thấp Một số hộ đã áp dụng mô hình đồi rừng thủy sản vàosản xuất có hiệu quả để nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi và cho giá trị kinh
tế cao Tổng thu nhập từ sản xuất đồi rừng thủy sản trên địa bàn thị trấn năm
2011 ước đạt 1,6 tỷ đồng
4.1.5.4 Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN – TTCN), thương mại dịch vụ
Thực hiện chương trình sản xuất CN – TTCN, tổng số doanh nghiệp đăng kýhoạt động sản xuất trên địa bàn thị trấn là 23 doanh nghiệp Trong đó, có 1 HTXtiểu thủ công nghiệp và 20 doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, cơ bản cácdoanh nghiệp đều chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của nhànước và địa phương Năm 2011, tổng giá trị thu nhập từ CN – TTCN ước đạt 26
tỷ đồng, tăng so với năm 2010 là 1,4 tỷ đồng
Về thương mại dịch vụ: phát huy thế mạnh là cụm kinh tế về dịch vụ thương mại phía bắc huyện Bình Xuyên, cho đến nay toàn thị trấn có 415 hộtham gia kinh doanh buôn bán có hiệu quả Thương mại đa dạng, năng động cóchiều hướng phát triển tốt, doanh thu từ dịch vụ thương mại đạt khá cao Cáchoạt động dịch vụ có nhiều chuyển biến tích cực, chủ yếu tập trung vào một sốlĩnh vực như: vận tải hành khách, hàng hóa, nhà hàng…làm tăng thêm nguồn thu
-từ dịch vụ thương mại Trong năm 2011, ước tính thu nhập -từ các hoạt động dịch
vụ thương mại đạt 57,2 tỷ đồng, tăng 7,2 tỷ đồng so với năm 2010
4.1.6 Cơ sở hạ tầng
4.1.6.1 Giao thông
Trang 32Chạy qua địa phận thị trấn Gia Khánh là đường 302 và đường 310, đây là 2tuyến đường giao thông chính trong thị trấn Ngoài ra, còn có tuyến đườngXuyên Á chạy gần khu vực thị trấn Gia Khánh đã và đang được triển khai.
Các tuyến đường liên thôn đều đã được bê tông hóa đủ rộng với tổng chiềudài 14 km
Với hệ thống giao thông như vậy rất thuận tiện cho việc trung chuyển và tiêuthụ sản phẩm nông nghiệp Tuy nhiên, bên cạnh đó thì đường giao thông nộiđồng còn sơ sài, độ rộng và mặt đường chưa đảm bảo cho việc vận chuyển sảnphẩm cũng như việc đi lại của người dân ra nơi canh tác Vì vậy, cần có nhữngbiện pháp để mở rộng các tuyến đường và sửa chữa mặt đường, đáp ứng cho việcsản xuất cơ giới hóa
4.1.6.2 Thủy lợi
Suối Bùng và suối Hai Ve có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sản xuấtnông nghiệp của thị trấn, 2 suối này là nguồn nước tưới quan trọng cho sản xuâtnông nghiệp ở đây Nước từ 2 con suối này được chảy về các kênh mương nộiđồng thông qua các trạm bơm trong thị trấn Trong thị trấn có nhiều tuyến kênhmương phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp Nhìn chung, mạng lưới thủylợi được bố trí tương đối dày đặc và hợp lý, đảm bảo tưới chủ động cho hầu hếtđất canh tác trong thị trấn Tuy nhiên, vấn đề nước tưới cho cây vụ đông vẫn cònchưa kịp thời, chủ động Do vậy, trong thời gian tới cần tiếp tục mở rộng, kết hợpvới bê tông hóa các kênh mương để phục vụ cho sản xuất được thuận lợi, dễ dànghơn
4.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU CỦA THỊ TRẤN
4.2.1 Tình hình sản xuất nông nghiệp
Gia Khánh là một thị trấn của huyện Bình Xuyên, có truyền thống sản xuấtrau từ lâu đời Mặt khác, do nằm ở trung tâm huyện Bình Xuyên nên Gia Khánh
có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức và sản xuất rau
Bảng 4.3 Hiện trạng sử dụng đất của xã Đặng Xá
Trang 33Tổng diện tích đất tự nhiên 960,5
Nguồn: Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai thị trấn Gia Khánh, 2010
Theo báo cáo kết quả kiểm kê đất đai thị trấn Gia Khánh, năm 2010 chothấy: Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 960,5 ha, trong đó diện tích đất nôngnghiệp là 574,99 ha (chiếm 59,86% tổng diện tích đất tự nhiên), diện tích đấtphi nông nghiệp là 382,83 ha (chiếm 39,86% tổng diện tích đất tự nhiên), đấtchưa sử dụng là 3,06 ha (chiếm 0,28% tổng diện tích đất tự nhiên) Trong574,99 ha đất nông nghiệp có 484,86 ha là đất sản xuất nông nghiệp (chiếm84,32% diện tích đất nông nghiệp), đất lâm nghiệp là 81,33 ha (chiếm 14,14%diện tích đất nông nghiệp), đất nuôi trồng thủy sản là 8,8 ha (chiếm 1,54% diệntích đất nông nghiệp) Đến năm 2011, diện tích sản xuất nông nghiệp giảmxuống chỉ còn 287,2 ha Trong đó, rau được trồng luân canh với các cây trồngkhác như lúa, ngô, lạc…với diện tích khoảng 51,83 ha
Bảng 4.4 Diện tích, năng suất, sản lượng rau vụ đông thị trấn Gia Khánh
(tạ/ha)
Sản lượng (tấn)
Trang 34Qua bảng số liệu ta thấy, diện tích đất trồng rau của thị trấn theo thời gian
có sự giảm sút, nguyên nhân là do đất nông nghiệp được sử dụng cho mục đíchkhác như: xây dựng nhà ở, xây dựng các KCN…Tuy nhiên, mặc dù diện tích cógiảm đi nhưng năng suất và sản lượng các loại rau qua các năm lại tăng lênđáng kể Cụ thể, năm 2009, năng suất đạt 287,6 tạ/ha, sản lượng đạt 1690,5 tấn.Đến năm 2011, năng suất đã tăng lên 353,8 tạ/ha đưa sản lượng rau của thị trấnlên 1833,7 tấn
Bên cạnh đó, năm 2010, thị trấn cũng đã bắt đầu triển khai dự án trồngRAT với 0,5 ha RAT được trồng trong nhà lưới Kế hoạch trong thời gian tới,từng bước đưa các thôn vào quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn
Trên địa bàn thị trấn có 14 thôn, trong đó có 10 thôn tham gia sản xuất rau.Thôn Trại Mới là thôn có diện tích trồng rau lớn nhất 20,54 ha (chiếm 39,63%tổng diện tích đất trồng rau), tiếp đến là các thôn Xuân Quang 7,69 ha (chiếm14,84% tổng diện tích sản xuất rau), thôn Quang Hà 6,35 ha (chiếm 12,25%tổng diện tích sản xuất rau)
Bảng 4.5 Diện tích trồng rau của 10 thôn trong thị trấn, năm 2011
STT Thôn Diện tích (ha) STT Thôn Diện tích (ha)
Trang 355 Gia Du 2,3 10 Trại Mới 20,54
Nguồn: HTX – DVNN Gia Khánh, 2011
Theo kết quả điều tra 40 hộ nông dân sản xuất rau, với tổng diện tích là7,52 ha (209 sào) cho thấy, vào vụ Đông xuân, bà con nông dân chủ yếu trồngcác loại rau: Bắp cải với diện tích 2,27 ha (63 sào) chiếm 30,19% tổng diện tíchrau điều tra, su hào với diện tích 2,12 ha (59 sào) chiếm 28,19%, cà chua vớidiện tích 1,04 ha (29 sào) chiếm 13,83% Ngoài ra, còn trồng thêm các loại raukhác là hành, súp lơ, rau cải với diện tích là 2,09 ha (58 sào) chiếm 27,79%.Vào vụ Thu đông, trồng chủ yếu các loại rau: Bí xanh với diện tích 3,01 ha(83,5 sào) chiếm 39,97% tổng diện tích rau điều tra, dưa chuột là 1,98 ha (55sào) chiếm 26,33%, cà pháo là 1,39ha (38,5 sào) chiếm 18,48%, đậu đỗ là 1,14
ha (32 sào) chiếm 15,22%
Bảng 4.6 Diện tích, năng suất các loại rau chính ở Gia Khánh
STT Loại rau Diện tích (%) Năng suất (tạ/sào)
Trang 36
Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ, 2012
Từ bảng 4.6 cho thấy, chủng loại rau người dân trồng khá đa dạng, baogồm các loại rau ngắn ngày và loại rau dài ngày cho thu hoạch hầu như quanhnăm Việc trồng nhiều loại rau trên cùng một thửa ruộng, một luống là khá phổbiến Điều này cho thấy người dân đã vận dụng khá tốt yếu tố mùa vụ cũng như
sự kết hợp giữa các loại rau thu hoạch một lần với các loại rau thu hoạch nhiềulần, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đảm bảo liên tục khả năng cung ứng rau chothị trường, giảm rủi ro, tăng thu nhập
4.2.2 Chi phí trong sản xuất rau
Để tăng năng suất cho cây trồng, người nông dân không chỉ lấy đi các sảnphẩm đất tạo ra, mà họ còn biết chăm sóc, đầu tư thêm các yếu tố như: giống,phân bón, lao động, thuốc BVTV….Theo thời gian thì mức đầu tư cũng nhưcách thức đầu tư của các yếu tố này cũng có những biến động khác nhau
a Giống
Giống là yếu tố có vai trò quan trọng đối với năng suất cây trồng Giốngrau sử dụng trong sản xuất phải phù hợp với điều kiện sản xuất, trình độ kỹthuật, khả năng đầu tư đồng thời phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường Đốivới các loại rau như: bắp cải, su hào, cải các loại, cà chua có 2 cách để tạo tạo
ra giống đó là: mua hạt về tự gieo và mua cây con từ các địa phương khác Giá củacác cây giống cao gấp đôi so với hạt giống nhưng tỷ lệ sống cao hơn so với gieo hạt.Hiện nay, do điều kiện môi trường khắc nghiệt, nhiệt độ thấp trong khoảngthời gian dài, rét đậm rét hại và nắng nóng kéo dài, do vậy các loại rau thườnghay bị sâu bệnh, bị chết rét…Do vậy, người dân đã lựa chọn các giống có khảnăng chống chịu tốt với sâu bệnh, thời tiết, giảm được đầu tư về công chăm sóc
và đầu tư về thuốc BVTV Ở thị trấn phần lớn các giống rau được người dânmua ở HTX xã và chủ yếu là cây con, một phần khác là người dân mua cây con