1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Kết quả 10 năm PCGDTH

10 204 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

UBND HUYỆN ĐAK PƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BAN CHỈ ĐẠO PCGD THĐĐT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 01/BC - BCĐ Đak Pơ; ngày 29 tháng 9 năm 2010 BÁO CÁO Qúa trình thực hiện công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi trên địa bàn huyện Đak Pơ Phần thứ nhất QÚA TRÌNH THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÚNG ĐỘ TUỔI I/ Đặc điểm tình hình Huyện Đak Pơ được thành lập theo Nghị định 155/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/12/2003; ngày 15/01/2004 huyện làm lễ ra mắt và đi vào hoạt động. Đak Pơ có tổng diện tích tự nhiên là 49.961,5 hécta; phía đông tiếp giáp với thị xã An Khê, phía tây giáp với huyện Mang Yang, phía nam tiếp giáp với huyện Kon Chro, phía bắc giáp với huyện Kbang. Tổng số dân toàn huyện là 39.604 người trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 22% gồm 9 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn. Toàn huyện có 08 xã thì đã có 03 xã có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn. Về kinh tế: Nền kinh tế của Đak Pơ chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với hai ngành chính là chăn nuôi và trồng trọt nhưng ở trình độ canh tác thấp, chậm phát triển; ngoài ra còn một số ngành nghề khác như Tiểu thủ công nghiệp, lâm nghiệp. Về văn hoá xã hội: Các thiết chế văn hoá còn nhiều thiếu thốn, công tác xã hội được huyện quan tâm và thực hiện tương đối tốt. Về giáo dục: Toàn huyện có 24 trường học trong đó ngành học mẫu giáo có 08 trường, Tiểu học có 06 trường, Trung học Cơ sở có 10 trường(có 03 trường ghép tiểu học với THCS, 01 trường PTDT nội trú); tổng số học sinh là 8266 em, học sinh dân tộc 2252 em chiếm 27,2%. Tổng số cán bộ giáo viên nhân viên trong ngành là 493 người. Trong đó giáo viên trực tiếp giảng dạy là 493 người, cán bộ quản lý trường học có 52 người. 1/ Thuận lợi: Được sự quan tâm lãnh đạo của Huyện uỷ Đak Pơ cũng như sự quan tâm lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng ở các xã; sự phối hợp và hỗ trợ của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong huyện. Nhận thức của đa số nhân dân, phụ huynh trong huyện về giáo dục đã có nhiều chuyển biến tích cực; phụ huynh đã có sự quan tâm nhất định đến việc học của con em mình. Đội ngũ nhà giáo nhiệt tình, tâm huyết với nghề, có tinh thần khắc phục khó khăn và quyết tâm cao trong việc thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục tiểu học. 2/ Khó khăn: Huyện có 03 xã thuộc điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, số dân là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 22 %. Cùng với phong tục tập quán còn nhiều lạc hậu, đời sống kinh tế còn nghèo đói, trình độ dân trí còn thấp; nhận thức về giáo dục còn nhiều yếu kém lại sinh sống rải rác trên địa bàn rộng, không tập trung. Cơ sở vật chất trường lớp nhiều nơi chưa thực sự khang trang, phòng làm việc, phòng chức năng của nhiều trường còn thiếu. 2. Quá trình thực hiện 2.1. Công tác chỉ đạo của các cấp ủy đảng, HDND, UBND Năm 1998 huyện Đak Pơ (huyện An Khê cũ) được tỉnh công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học xoá mù chữ. Ngay sau khi đi vào hoạt động theo đơn vị hành chính mới huyện đã kịp thời thành lập Ban Chỉ đạo phổ cập giáo dục tiểu học đồng thời kiện toàn Ban chỉ đạo kịp thời khi có sự thây đổi về nhân sự trong Ban chỉ đạo. Sau khi hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục tiểu học xoá mù chữ huyện đã có kế hoạch triển khai nhiệm vụ phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. 2 Hàng năm Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân đều có nghị quyết về công tác phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. UBND huyện xây dựng kế hoạch thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Ban chỉ đạo có chương trình cụ thể, đề ra các giải pháp thực hiện; giao cho các ngành, các cấp có trách nhiệm cùng với ngành giáo dục, trong đó ngành giáo dục đóng vai trò nòng cốt trong công tác này. Các văn bản của huyện đã ban hành về công tác này: Huyện ủy có các nghị quyết về công tác giáo dục (nghị quyết Đại hội XIV, nghị quyết hàng năm. Hội đồng nhân dân có nghị quyết hàng năm về công tác giáo dục trong đó có công tác phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. UBND huyện ban hành Chương trình thực hiện Đề án Xã hội hóa giáo dục và Chương trình thực hiện Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005 – 2010. 2.2. Hoạt động của ngành giáo dục: Ngành giáo dục đã tích cực tham mưu cho các cấp trong công tác công tác phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi đồng thời tích cực triển khai nhiệm vụ cụ thể là: 2.2.1/ Huy động tối đa trẻ trong độ tuổi phổ cập ra lớp, chú trọng đối tượng trẻ 6 tuổi ra lớp một, duy trì tỉ lệ học hết lớp, hết cấp. 2.2.2/ Nâng cao chất lượng giáo dục hằng năm để giảm tỉ lệ học sinh lưu ban. 2.2.3/ Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên như xây dựng chủ trương để đa số giáo viên được đi học nâng cao trình độ đào tạo (học Đại học), nâng cao trình độ học vấn (học BTVH). Phát huy, nhân rộng những GV có tay nghề giỏi, đẩy mạnh phong trào thi đua Dạy tốt- Học tốt. Tổ chức thi giáo viên giỏi hai năm một lần để phát huy năng lực sáng tạo của đội ngũ giáo viên. 2.2.4/ Đa dạng hoá các hình thức học tập như học chính khoá, học phụ đạo, mở lớp học tình thương, mở lớp học sau xoá mù vv… 3 2.2.5/ Tham mưu cho các cấp tăng cường đầu tư CSVC cho các trường học trong huyện. Hiện nay cả huyện có 16 trường học kiên cố (nhà cấp 3) với tổng số phòng học kiên cố là: 80 phòng ( Chỉ tính phòng cho lớp Tiểu học). Tất cả các xã đã có trường, lớp tiểu học, mạng lưới trường lớp tiểu học đã vươn tới từng làng. 100% học sinh các làng đều có lớp để học sinh học tập. Học sinh không phải đi học xa nhà quá 3 km. Bàn ghế, bảng đen, thiết bị dạy học phục vụ dạy và học tương đối đầy đủ. 2.2.6/ Làm nòng cốt trong công tác xã hội hóa giáo dục. 2.3. Công tác xã hội hóa giáo dục: Mặt trận và các đoàn thể, Hội Khuyến học, Hội Cựu Giáo chức, Trung tâm học tập cộng đồng, các đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn, các doanh nghiệp và đông đảo phụ huynh đã quan tâm đến công tác giáo dục. Mỗi đối tượng, mỗi tổ chức đoàn hội bằng các hình thức khác nhâu đều cố gắng góp sưc trong công tác giáo dục như: tuyên truyền, vận động trẻ trong độ tuổi ra lớp, giúp đỡ hoc sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh dân tộc thiểu số về vật chất. Huy động kinh phí, ngày công cho giáo dục ở địa phương. 2.4. Kinh phí thực hiện phổ cập: Tổng kinh phí thực hiện theo Quyết định 222/QĐ-UBND ngày 01 tháng 4 năm 2004 là 104400000 đồng. 4 Dạy học lớp ghép – giải pháp thiện phổ cập GDTH hiệu quả. 3. Kết quả thực hiện PCGDTHĐĐT 3.1. Phát triển mạng lưới trường, lớp: Tất cả các xã đã có trường, lớp tiểu học, mạng lưới trường lớp tiểu học đã vươn tới từng làng hoặc cụm làng. 100% học sinh các làng đều có lớp để học sinh học tập. Học sinh không phải đi học xa nhà quá 3 km. Hiện nay toàn huyện có: Tổng số trường có HS tiểu học: 9 trường, Số lớp tiểu học: 158 lớp, Số học sinh tiểu học: 3762 em 3.2. Đội ngũ giáo viên: 5 Đủ về số lượng, 100% đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó có 70,6% đạt trình độ trên chuẩn. Đội ngũ giáo viên nhiệt tình trong giảng dạy và tích cực thực hiện công tác phổ cập giáo dục. Tổng số giáo viên: 196 người, CBQL: 19 người 3.3. Tổ chức duy trì sĩ số HS, biện pháp đảm bảo nâng cao chất lượng PC: Việc duy trì sĩ số học sinh được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau. Kết quả đạt 99% trở lên. Biện pháp đảm bảo nâng cao chất lượng PC gồm: Nâng cao tỉ lệ học sinh đi học chuyên cần, hạn chế bỏ học giữa chừng, Đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng học tập, quan tâm nâng cao chất lượng học sinh học đúng độ tuổi ở từng lớp học, tránh tình trạng chỉ chú trọng học đúng độ tuổi ở lớp cuối cấp. Kết hợp nhiều biện pháp khác. 3.4. Kết quả đạt được: Kết quả các tiêu chí từ năm 2000 đến 2010 (có phụ lục kèm theo) 4. Bài học kinh nghiệm, đề xuất, kiến nghị 4.1. Bài học kinh nghiệm: 1/ Huy động các lực lượng trong xã hội cùng tham gia công tác giáo dục nói chung và công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi nói riêng là giải pháp hết sức quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. 2/ Ổn định công tác định canh, định cư, giải quyết tốt công tác xoá đói, giảm nghèo ở các làng vùng đồng bào dân tộc thiểu số là nhân tố của việc thực hiện công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi ở địa bàn này. 6 3/ Đề ra giải pháp đồng bộ trong các khâu huy dộng trẻ ra lớp, duy trì tỉ lệ học tập thường xuyên, nâng cao chất lượng dạy và học, giảm tỉ lệ học sinh lưu ban, tăng cường CSVC phục vụ dạy học và giáo dục là giải pháp tối ưu cho việc thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. 4.2. Đề xuất, kiến nghị Nhà nước tăng mức chi kinh phí phổ cập XMC và GDTTSKBC/học viên. Phần thứ hai PHƯỚNG HƯỚNG CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÚNG ĐỘ TUỔI TRONG THỜI GIAN TỚI 1. Mục tiêu: Tiếp tục duy trì, giữ vững kết quả PCGDTH ĐĐT mức độ 1 một cách bền vững. Từng bước thực hiện các tiêu chuẩn PCGDTH ĐĐT mức độ 2. 2. Chỉ tiêu và kế hoạch thực hiện PCGDTHĐĐT 2.1. Chỉ tiêu: Nâng cao tỉ lệ học đúng độ tuổi ở tất cả các độ tuổi đạt bình quân 92 – 95%. Thực hiện tốt công tác duy trì sĩ số học sinh, phấn đấu 100% học sinh đúng 6 ra lớp 1. Chú trọng nâng cao chất lượng dạy và học, hạn chế tỉ lệ học sinh yếu, học sinh lưu ban trong từng năm học. Tiếp tục giữ vững kết quả PCGDTH ĐĐT 100% số xã. Nâng cao tỉ lệ trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt 90 % trở lên. 2.2. Kế hoạch thực hiện: 7 a. Phát triển mạng lưới trường, lớp hợp lý nhằm đưa trẻ trong độ tuổi ra lớp: Ổn định quy mô trường, lớp tiểu học, mở lớp một cách linh hoạt từng làng hoặc cụm làng, chú trọng tổ chức lớp ghép ở những làng không đủ số lượng để mở lớp đơn để huy động tối đa trẻ ra lớp. Đảm bảo học sinh không phải đi học xa nhà quá 3 km. b. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên: Đảm bảo đủ về số lượng, 100% đạt chuẩn trình độ đào tạo. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về công tác PCGDTHĐĐT; nhiệt tình trong giảng dạy và tích cực thực hiện công tác phổ cập giáo dục. c. Huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp và duy trì sĩ số, tỉ lệ đi học chuyên cần, khắc phục bỏ học giữa chừng Điều tra nắm chắc độ tuổi và trình độ học vấn để vận động học sinh ra lớp. Tăng cường việc duy trì sĩ số học sinh học hết lớp. Nâng cao tỉ lệ học sinh đi học chuyên cần, hạn chế bỏ học giữa chừng. d. Nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục: Đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng học tập, quan tâm nâng cao chất lượng học sinh học đúng độ tuổi ở từng lớp học, tránh tình trạng chỉ chú trọng học đúng độ tuổi ở lớp cuối cấp. e. Tăng cường công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm nâng cao chất lượng học tập. g. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, quan tâm hơn nữa tới đối tượng là người dân tộc thiểu số. 3. Các giải pháp thực hiện: 1/ Tăng cường công tác tuyền truyền vận động nhân dân quan tâm chăm lo việc học của con em mình. Ban chỉ đạo tiếp tục tham mưu với Huyện uỷ, HĐND, UBND và HĐGD giao trách nhiệm cho các tổ chức, ban ngành, đoàn thể nhiệm vụ 8 tuyên truyền vận động nhân dân, thành viên, hội viên của tổ chức mình có trách nhiệm trong việc học tập của con em. 2/ Ngành giáo dục phải đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục, đẩy mạnh các hoạt đông ngoại khoá nhằm nâng cao tỉ lệ học đúng độ tuổi và thu hút trẻ ra lớp, tham gia học hết lớp, hết cấp. 3/ Huyện tiếp tục đầu tư xây dựng CSVC cho các nhà trường nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động dạy học và giáo dục của ngành giáo dục./. T.M BAN CHỈ ĐẠO PCGDTHĐĐT HUYỆN TRƯỞNG BAN (Hội thảo chuyên đề nâng cao chất lượng dạy-học lớp ghép – Yang Bắc 11-2010) 9 PCT- UBND HUYỆN NGUYỄN NGHỆ 10 . trạng chỉ chú trọng học đúng độ tuổi ở lớp cuối cấp. Kết hợp nhiều biện pháp khác. 3.4. Kết quả đạt được: Kết quả các tiêu chí từ năm 2000 đến 2 010 (có phụ lục kèm theo) 4. Bài học kinh nghiệm, đề. theo Quyết định 222/QĐ-UBND ngày 01 tháng 4 năm 2004 là 104 400000 đồng. 4 Dạy học lớp ghép – giải pháp thiện phổ cập GDTH hiệu quả. 3. Kết quả thực hiện PCGDTH ĐT 3.1. Phát triển mạng lưới trường,. phấn đấu 100 % học sinh đúng 6 ra lớp 1. Chú trọng nâng cao chất lượng dạy và học, hạn chế tỉ lệ học sinh yếu, học sinh lưu ban trong từng năm học. Tiếp tục giữ vững kết quả PCGDTH ĐĐT 100 % số

Ngày đăng: 21/04/2015, 17:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w