1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài tập ôn luyện đại học

5 268 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 187 KB

Nội dung

1. Cuộn sơ cấp của máy biến thế có 900 vòng dây mắc vào mạng điện 127 V. Cuộn thứ cấp có hiệu điện thế 6,3 V và mắc vào hệ thống bóng đèn với dòng điện 3,4A. Tính số vòng dây trong cuộn thứ cấp và cường độ dòng điện trong cuộn sơ cấp. Kết quả đúng là: A. 60(vòng);0,3(A) B. 45(vòng); 0,15(A) C. 45(vòng); 0,3(A) D. 60(vòng);0,15(A) 2. Cuộn cảm mạch dao động có độ tự cảm 10mH. Điện dung là 0,1μF điện trở mạch là 30Ω. Tần số dao động cộng hưởng là: A. 0,5(MHz) B. 50(kHz) C. 5(kHz) D. 500 Hz 3. Cuộn cảm của 1 mạch dao động có độ tự cảm là 8(mH). Tụ điện có điện dung 0,2 μF, R = 10Ω . Suất điện động cưỡng bức có tần số 3 (kHz) và biên độ 5(mV). Biên độ của cường độ dòng điện trong mạch là: A. 0,033(mA) B. 0,043(μA) C. 0,034(μA) D. 0,043(mA) 4. Nhận định nào sau đây là đúng? A. Tại mọi điểm bất kì trên phương truyền, vectơ cường độ điện trường E và vectơ cảm ứng từ B luôn luôn vuông góc với nhau và cả hai đều vuông góc với phương truyền. B. Vectơ E có thể hướng theo phương truyền sóng và vectơ B vuông góc với E . C. Vectơ B hướng theo phương truyền sóng và vectơ E vuông góc với B . D. Trong quá trình lan truyền của sóng điện từ, cả hai vectơ B và E đều không có hướng cố định. 5. Năng lượng trong mạch dao động LC tự do có đặc điểm nào sau đây: A. Tổng năng lượng điện trường và từ trường luôn không đổi B. Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường luôn bằng nhau C. Năng lượng từ trường và năng lượng từ trường đồng biến D. Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường không đổi . 6. Chiếu một tia sáng đơn sắc màu vàng vào mặt bên AB của một lăng kính tam giác đều. Góc lệch của tia ló là 120 o ở mặt bên AC. Nếu trong chùm tia tới có ba lọai tia đơn sắc tím, lục và đỏ thì phát biểu nào sau đây ĐÚNG: A. Tia tím ló được ra khỏi mặt bên AC. B. Tia đỏ ló được ra khỏi mặt bên AC. C. Tia lục không ló được ra khỏi mặt bên AC. D. Cả B va C dung 7. Thực hiện thí nghiệm giao thoa của Young đối với ánh sáng trắng, hình ảnh thu được trên màn quan sát là: A. một dải màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím. B. các vạch sáng trắng và vạch tối nằm xen kẽ nhau. C. vân trung tâm là vân sáng trắng, hai bên có những dải màu như ở cầu vồng. D. các vân sáng tối xen kẽ với các dãy màu như ở cầu vồng. 8. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, các khe S 1 , S 2 được chiếu sáng đồng thời bởi hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng lần lượt là 0.4µm(màu tím) và 0.6µm(màu vàng). Số vân sáng màu tím thu được trên màn là 7. Số vân sáng màu vàng trùng vị trí với vân tím trên màn là bao nhiêu? Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau: A. 9 B. 2 C. 3 D. 7 9. Giữa hai bản tụ điện có hiệu điện thế xoay chiều 220V, 60Hz. Dòng điện qua tụ điện có cường độ 0,5A. Để dòng điện qua tụ điện có cường độ bằng 8A thì tần số của dòng điện là: A. 15Hz. B. 240Hz. C. 960Hz. D. 480Hz 10. Đoạn mạch điện xoay chiều và chỉ có sẽ tỏa ra nhiệt lượng trong 10 phút là A. 96 kJ B. 480 kJ C. 48 kJ D. 960 kJ 11. Cho đoạn mạch RLC nối tiếp : u AN lệch pha π/3 so với u AB , u MB lệch pha π/3 so với u AB , độ lệch pha giữa u AB so với I là bằng bao nhiêu . Chỉ ra kết quả đúng : A. π/6 B. π/2 C. 0 D. π/3 12. Cho đoạn mạch RLC nối tiếp. Hiệu điện thế hai đầu mạch có tần số bằng tần số dao động riêng của mạch? Cho giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện trong mạch là 1A, L=0,318H, C= F π 2 10 4− .Giá trị cực đại của hiệu điện thế 2 đầu cuộn dây là: A. 200V B. 100 2 V C. 200 2 V D. 50 2 V 13. Chọn câu đúng trong các câu sau : A. Tác dụng của 2 vành khuyên là chỉnh lưu dòng điện xoay chiều trong máy phát điện 1 pha. B. Trong máy phát điện hoặc động cơ điện phần tạo ra từ trường là phần ứng. C. Có thể chế tạo máy phát điện xoay chiều 1 pha không cần dùng bộ góp để lấy điện ra khỏi phần ứng. D. Lõi thép trong các động cơ và máy phát điện phải được ghép từ các lá tôn silic cách điện với nhau là để tập trung từ trường. 14. Một động cơ xoay chiều M và 1 cuộn cảm L mắc nối tiếp với nhau được mắc vào 1 mạng điện xoay chiều. Động cơ điện có H = 85% và công suất cơ học 80(kW). Điện năng do động cơ điện tiêu thụ trong 15 phút là: A. 94,12(kWh) B. 100(kWh) C. 98(kWh) D. 23,5(kWh) 15. Một vật dao động điều hòa đi từ một điểm M trên quỹ đạo đến biên hết 3/8 chu kì, đi tiếp 1/2s được 4cm, đi thêm 3/4s nữa thì về M được 1 chu kì. Chu kì và biên độ dao động là: A. 2s; 4cm. B. 1s; 4cm. C. 2s; 2cm. D. 1s; 2cm. 16. Cho các phát biểu sau: a. Trong một chu kì, vật dao động điều hòa đi được quãng đường là s=4A. b. Trong khoảng thời gian t=kT/4, một vật dao động điều hòa đi được quãng đường s=kA. c. Trong khoảng thời gian t=kT/2, một vật dao động điều hòa đi được quãng đường s=2kA. d. Tốc độ trung bình của một vật dao động điều hòa trong quá trình dao động là: v=4A/T. e. Tốc độ trung bình của một vật dao động điều hòa trong khoảng thời gian t=kT/2 là: v=4A/T. Số câu đúng trong các câu trên là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 17. Một vật dao động điều hòa. Câu khẳng định nào là sai : A. Gia tốc của vật luôn hướng về vị trí cân bằng và tỉ lệ với li độ. B. Lực hồi phục luôn hướng về vị trí cân bằng và tỉ lệ với li độ. C. Khi vật chuyển động từ vị trí cân bằng ra hai biên thì vectơ vận tốc và vectơ gia tốc luôn ngược chiều nhau. D. Khi vật chuyển động từ hai biên về vị trí cân bằng thì vectơ vận tốc và vectơ gia tốc luôn ngược chiều nhau. 18. Một vật dao động điều hòa. khi qua vị trí cân bằng có : A. Vận tốc bằng 0 và gia tốc cực đại. B. Vận tốc cực đại và gia tốc bằng 0. C. Vận tốc bằng 0 và gia tốc bằng 0. D. Vận tốc cực đại và gia tốc cực đại. 19. Chọn câu sai : A. Khi vật đi qua vị trí cân bằng lực hồi phục có giá trị cực đại vì lúc đó vận tốc của vật là lớn nhất. B. Hai vectơ vận tốc và gia tốc của vật dao động điều hòa cùng chiều khi vật chuyển động từ hai biên về vị trí cân bằng. C. Lực hồi phục tác dụng lên vật dao động điều hòa biến thiên điều hòa cùng tần số với hệ. D. Lực hồi phục tác dụng lên vật dao động điều hòa luôn hướng về vị trí cân bằng. 20. Chọn cách kích thích một con lắc lò xo treo thẳng đứng bằng cách : kéo quả cầu lệch ra khỏi vị trí cân bằng theo phương thẳng một đoạn x rồi buông ra cho dao động. Chọn gốc tọa độ tại vị trí cân bằng, gốc thời gian là lúc buông quả cầu, chiều dương hướng xuống thì pha ban đầu φ có giá trị là : A. φ= - π /2 B. φ=0 C. φ= π /2 D. φ= π 21. Đồ thị biểu diễn li độ x của một dao động điều hòa theo thời gian như sau : Tại thời điểm 6 T t = vật có vận tốc và gia tốc là : A. v = -ωA 3 /2 ; a = ω 2 A/2. B. v = -ωA/2 ; a = ω 2 A/2. C. v = -ωA 3 /2; a = -ω 2 A 3 /2 D. v = ωA/2 ; a = ω 2 A/2. 22. Dao động của hệ nào kể sau có thể coi là dao động tự do : A. Con lắc đơn dao động với biên độ nhỏ trong chân không tại một nơi cố định trên mặt đất. B. Một cành hoa đung đưa nhẹ trước gió. C. Chiếc xích đu dao động với biên độ nhỏ không có ngoại lực kích thích tuần hoàn. D. Con lắc lò xo dao động không ma sát sau khi được kích thích bằng 1 lực kéo dãn lò xo có độ lớn hơi lớn hơn giới hạn đàn hồi. 23. Khi qua vị trí cân bằng, con lắc đơn có vận tốc 100cm/s. Lấy g=10m/s 2 thì độ cao cực đại là : A. 2,5 cm B. 5 cm C. 4 cm D. 2 cm 24. Hai nguồn phát sóng điểm M,N cách nhau 10 cm dao động ngược pha nhau, cùng biên độ là 5mm và tạo ra một hệ vân giao thoa trên mặt nước. Vận tốc truyền sóng là 0,4m/s. Tần số là 20Hz. Số các điểm có biên độ 10mm trên đường nối hai nguồn là: A. 9 B. 8 C. 10 D. 11 25. Chiếu một chùm sáng mặt trời vào mặt bên của một lăng kính có góc chiết quang 45 0 , góc tới 0 0 . Chùm tia ló được đưa qua một máy quang phổ và đo được dải bước sóng của chùm ló ra là 0,55(μm) ≤λ≤0,75(μm). Tính chiết suất của thủy tinh làm lăng kính với ánh sáng có λ=0,55μm. A. 1,414. B. 1,732. C. 1,333. 26. Một máy biến thế có số vòng của cuộn dây sơ cấp là 3000 vòng, số vòng của cuộn thứ cấp là 500vòng, được mắc vào mạng điện xoay chiều tần số 50Hz, Khi đó, cường độ dòng điện qua cuộn thứ cấp là 12A. Cường độ qua cuộn sơ là: A. 1,41A B. 2,83A C. 2A D. 72A 27. Trong nguyên tử Hidro, khi electron chuyển từ quỹ đạo N về các quỹ đạo thấp hơn, nó có thể phát ra: A. 1 phôton thuộc dãy Laiman, 1 phôton thuộc dãy Banme. B. 2 phôton thuộc dãy Banme, 1 phôton thuộc dãy Laiman. C. 3 phôton thuộc dãy Laiman,2 phôton thuộc dãy Banme. D. 2 phôton thuộc dãy Laiman,3 phôton thuộc dãy Banme. 28. Trong nguyên tử Hidro, có electron chuyển trên quỹ đạo N, nó có thể phát ra: A. 1 phôton thuộc dãy Laiman, 1 phôton thuộc dãy Banme. B. 2 phôton thuộc dãy Banme, 1 phôton thuộc dãy Laiman. C. 3 phôton thuộc dãy Laiman,2 phôton thuộc dãy Banme. D. 2 phôton thuộc dãy Laiman,3 phôton thuộc dãy Banme. 29. Một lượng chất X phóng xạ − β trong giờ đầu phát ra 40 hạt − β , trong 2 giờ tiếp theo phát ra 40 hạt − β , hằng số phóng xạ của X là: A. 0.4813h -1 B. 0.5813h -1 C. 0.6813h -1 D. 0.3813h -1 30. Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một gương cầu lõm có tiêu cự 20 cm cho ảnh A’B’. Di chuyển AB một khoảng 5 cm lại gần gương thì tạo ảnh A”B”, biết A”B”=2A’B’. Vị trí ban đầu của vật là: A. d = 10 cm B. d = 20 cm C. d = 30 cm D. d = 40 cm 31. Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một gương cầu có tiêu cự f, cho ảnh lớn hơn vật ba lần. Khi dịch chuyển vật một đoạn 8 cm lại gần gương thì ảnh có độ lớn bằng ảnh ban đầu. Tiêu cự của gương cầu có giá trị: A. f = + 12 cm B. f = -12 cm C. f = +24 cm D. f = -24 cm 32. Một vật dao động điều hòa tại thời điểm t 1 có v 1 = 0, x 1 = 5 (cm). Tại thời điểm t 2 = t 1 + 1 (s) lại có x 2 = 0, vận tốc v 2 . Gốc tọa độ tại VTCB. Độ lớn v 2 là: A. 5π/2 B. – 5π/2 C. π/2 D. kết quả khác 33. Một sợi dây cao su có độ cứng 200N/m. Gấp đôi sợi dây cao su đó lại thì độ cứng sợi dây cao su đó là : A. 400N/m B. 800N/m C. 600N/m D. kết quả khác 34. Một gương cầu có tiêu cự f = - 20 cm. Mặt phản xạ quay về 1 TK, gương và kính cách nhau 80 cm. Dịch chuyển 1 vật dọc theo trục chính thấy độ cao của ảnh là không đổi. Thay vào chỗ của gương cầu trên bằng 1 gương cầu khác có f = 10 cm thì tính chất trên vẫn không đổi. Tiêu cự của kính là: A. f = 80cm B. 100cm C. 60cm D. kết quả khác *. Một con lắc đơn treo 1 vật nặng 100(g) chu kỳ dao động của nó là T = 1(s). Khi treo 1 vật có khối lượng 200(g) thì: 35. Chu kỳ của nó là : A. 2 s B. 0,5 s C. 1 s D. kết quả khác 36. Lý do thích hợp để lựa chọn giải thích trên là: A. Chu kỳ con lắc đơn tỉ lệ thuận với khối lượng B. Chu kỳ con lắc đơn tỉ lệ nghịch với khối lượng C. Chu kỳ con lắc đơn không phụ thuộc với khối lượng D. Một lý do khác 37. Đặt con lắc đơn ở câu 4 vào 1 chiếc xe chuyển động nhanh dần với gia tốc a (m/s 2 ) thì thấy chu kỳ của nó T = 0,5(s). Hỏi nếu xe chuyển động chậm dần với gia tốc a (m/s 2 ) thì chu kỳ là: A. 0,5 s B. 1,5 s C. 2 s D. kết quả khác *. Một con lắc lò xo treo trong 1 thùng xe tải . Khi xe chuyển động thẳng đều con lắc dao động với chu kỳ T 0 . Xe chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a . 38. Chu kỳ T 1 là : A. T 1 = T 0 B. T 1 > T 0 C. T 1 < T 0 39. Góc lệch giữa phương dao động của con lắc và phương thẳng đứng là α : A. tgα = a/g B. tgα = g/a C. tgα = a/ a2 g2 + D. kết quả khác 40. Một con lắc đơn có chiều dài 4 m dao động với chu kỳ T = 2(s) dưới tác dụng của trọng lực. Dưới điểm treo dây 3m theo phương thẳng đứng đóng 1 cây đinh. Khi dao động với biên độ nhỏ con lắc vướng đinh này . Chu kỳ của con lắc T 1 là : A. 3 s B. 1,5 s C. 1 s D. kết quả khác 41. Trong các câu sau đây câu nào Sai: A. Khi sóng lan truyền trên 1 sợi dây dài thì biên độ sóng không đổi. B. Khi sóng lan truyền trên mặt nước thì biên độ của sóng giảm đi khi ra xa nguồn sóng. C. Khi sóng âm lan truyền trong không khí thì biên độ sóng giảm đi khi đi ra xa nguồn. D. Khi sóng dừng lan truyền trong 1 sợi dây thì biên độ không đổi và biên độ bằng nhau tại mọi điểm 42. Một vật thực hiện đồng thời 3 dao động : x 1 = 5sinπt (cm); x 2 = 5cosπt (cm); x 3 = 5√2sin(πt +5π/4). Biên độ dao động tổng hợp là : A. 0(cm) B. 10(cm) C. 5(cm) D. 5 2 – 5(cm) 43. Trong các nhạc cụ, hộp đàn có tác dụng: A. Làm tăng độ cao và độ to của của âm. B. Giữ cho âm phát ra có tần số ổn định. C. Vừa khuếch đại âm vừa tạo ra âm sắc riêng của đàn. D. Tránh được tạp âm và tiếng ồn làm cho tiếng đàn trong trẻo. 44. Sóng dừng xảy ra trên sợi dây đàn hồi 2 đầu cố định, khi đó chiều dài sợi dây bằng: A. kλ B. kλ/2 C. (2k + 1)λ/2 D. (2k + 1)λ/4 *. Trên 1 sợi dây có hình thành một sóng dừng bằng phương pháp chụp ảnh hoạt nghiệm, người ta thấy cứ sau 1/20 (s) thì sợi dây có hình dạng 1 đoạn thẳng. 45. Gọi T là chu kỳ của sóng: A. T = 1/10 B. T = 1/40 C. T = 1/20 D. kết quả khác 46. Cũng trong bài 13 nếu cho khoảng thời gian ngắn nhất giữa 2 thời điểm sợi dây có 1 đoạn thẳng là 1/20 s. Chu kỳ của sóng là: A. T = 1/20 B. T = 1/40 C. T = 1/10 D. kết quả khác *. Một con lắc lò xo treo theo phương thẳng đứng K = 50(N/m). Chiều dài tự nhiên của lò xo là 20(cm). Trong quá trình chuyển động chiều dài con lắc biến đổi từ 10(cm)→30(cm). 47. Lực đàn hồi cực đại và cực tiểu của lò xo khi con lắc dao động là: A. 5(N);2,5(N) B. 2,5(N);0(N) C. 5(N);0(N) D. 5(N);-5(N) 48. Biết rằng con lắc được treo trong 1 thang máy. Lúc này thang máy đang chuyển động với gia tốc a . Độ lớn và hướng của gia tốc là: A. a = g hướng xuống B. a = g hướng lên C. a = 0 D. kết quả khác 49. Đồng thời trong thang máy trên, treo 1 con lắc đơn có chiều dài l=1(m) thì chu kỳ con lắc là: A. 2π (1/g) B. 2π (1/2g) C. 0 D. kết quả khác 50. Quãng đường vật dao động điều hòa đi được trong 1 chu kỳ chuyển động: A. 4A B. 3A C. 2A D. A 51. Độ dài quỹ đạo của vật dao động điều hòa là: A. 4A B. 3A C. 2A D. A 52. Trong động cơ không đồng bộ 3 pha thì: A. Vận tốc góc rôto nhỏ hơn vận tốc góc stato. B. Vận tốc góc từ trường quay lớn hơn vận tốc góc rôto. C. Không có dòng điện chạy qua trong rôto khi động cơ hoạt động. D. Muốn đổi chiều quay rôto ta đổi thứ tự 3 pha cho nhau. *. Một vật thực hiện đồng thời 3 dao động: x 1 = 3cos(πt – π/4) ; x 2 = 3sin(πt – π/4) ; x 3 = 3 2 sinπt 53. Biên độ dao động tổng hợp của vật là: A. A = 9(cm) B. A = 6 2 (cm) C. A = 0(cm) D. kết quả khác 54. Làm lại bài trên với x 1 = 3cos(πt + π/4)cm A. A = 3√2 (cm) B. A = 9(cm) C. A = 12(cm) D. kết quả khác 55. Chỉ ra các câu sai trong các câu sau: A. Sóng có thể lan truyền trong chân không. B. Biên độ dao động tại mọi điểm trên sợi dây có sóng dừng là khác nhau. C. Với sóng ngang truyền trên mặt nước càng ra xa nguồn sóng biên độ càng giảm. D. Với sóng trên 1 sợi dây lan truyền ra xa nguồn sóng biên độ càng giảm. 56. Chỉ ra câu đúng trong các câu sau: A. Giữa 2 điểm A & B cách nhau 1 số lẻ nửa bước sóng thì các pha dao động ngược nhau. B. Một nhạc cụ phát ra 1 âm có tần số f = f 1 thì đồng thời cũng phát ra các âm có tần số nhỏ hơn là: f 1 /2, f 1 /3, f 1 /4. C. Cường độ âm chuẩn I o = 10 -12 W/m 2 là ngưỡng nghe của âm tần số là 5000 Hz. D. Quá trình truyền sóng là quá trình pha cũng đồng thời là quá trình truyền năng lượng. *. Đặt 1 vật sáng nhỏ trên trục chính của 1 gương cầu lồi cách gương 30 (cm) thu được ảnh ảo bằng 1/2 vật. Xen giữa gương và vật là TKHT. Khoảng cách giữa kính và gương là 20 (cm). Dịch chuyển vật sang dọc theo trục chính chung thì thấy ảnh qua hệ có độ cao không đổi. Thay vào vị trí của gương 1 gương phẳng sao cho gương phẳng vuông góc với trục chính thì thấy khi dịch chuyển vật dọc theo trục chính độ cao của ảnh cũng không đổi. 57. Tiêu cự của gương cầu lồi là: A. – 30(cm) B. – 20(cm) C. – 15(cm) D. kết quả khác 58. Tiêu cự của thấu kính: A. 20(cm) B. 35(cm) C. Cả 2 đều đúng D. kết quả khác 59. Đặt 1 vật sáng nhỏ AB trước 1 TK thu được ảnh A 1 B 1 = 1/2AB, dịch chuyển vật đi 30(cm) thấy ảnh dịch chuyển 30(cm) dọc theo trục chính, ảnh thu được A 2 B 2 gấp 2 lần vật. Tiêu cự của TK là: A. 20(cm) B. 30(cm) C. 60(cm) D. 90(cm) 60. Đặt 1 vật sáng nhỏ AB trước 1 TK thu được ảnh A 1 B 1 = 1/2AB, dịch chuyển vật đi 30(cm) thấy ảnh dịch chuyển 30(cm) dọc theo trục chính. Tiêu cự của TK là: A. 20(cm) B. 30(cm) C. 60(cm) D. 90(cm) 61. Đặt 1 vật sáng nhỏ AB trước 1 TK thu được ảnh A 1 B 1 , dịch chuyển vật đi 30(cm) thấy ảnh dịch chuyển 30(cm) dọc theo trục chính, ảnh thu được A 2 B 2 gấp 2 lần vật. Tiêu cự của TK là: A. 20(cm) B. 30(cm) C. 60(cm) D. 90(cm) 62. Đặt 1 vật sáng nhỏ AB trước 1 TK thu được ảnh A 1 B 1 = 1/2AB, dịch chuyển vật đi 30(cm) dọc theo trục chính, ảnh thu được A 2 B 2 gấp 2 lần vật. Tiêu cự của TK là: A. 20(cm) B. 30(cm) C. 60(cm) D. 90(cm) 63. Hai vật dao động cùng phương cùng tần số cùng 1 VTCB có phương trình dao động lần lượt là: x 1 = 5sin(πt + π/3); x 2 = 5sin(πt – π/3). Khoảng cách xa nhất khi dao động giữa 2 vật là : A. 8,66(cm) B. 9,66(cm) C. 10,66(cm) D. kết quả khác 64. Chỉ ra những câu Đúng trong các câu sau: a) Một vật dao động điều hòa tắt dần là do ma sát. b) Lò xo giảm xóc có tác dụng làm tắt dao động riêng của khung xe. c) Trong dao động cưỡng bức con lắc dao động với chu kỳ riêng của nó. d) Sự tự dao động chính là hiện tượng cộng hưởng. e) Người ta cấm các đoàn quân bước đều bước qua cầu vì tần số của bước chân sẽ trùng với tần số dao động riêng của cầu sẽ gây hại cho kiến trúc của cầu. f) Hiện tượng cộng hưởng không phụ thuộc vào lực ma sát. g) Trên thực tế sự tắt dần dao động nhiều khi cũng có lợi. h) Con lắc dao động cưỡng bức dưới tác dụng của lực ma sát. i) Dao động của khung xe trên lò xo giảm xóc là có lợi. A. a, e, f, g B. a, e, g *. Một mạch dao động điện từ LC với phương trình cường độ dòng điện là i = 0,5sin1000t 65. Phương trình của điện tích tụ điện là : A. q = -5.10 -4 cos1000t(C) B. q = 5.10 -4 cos1000t (C) C. q = 5.10 -3 sin1000t (C) D. kết quả khác 66. Cho điện dung của tụ là C = 10 -9 (F) năng lượng từ trường cực đại trong mạch là : A. 0,5(J) B. 2,5(J) C. 0,25(J) D. 125 J. 67. Biểu thức hiệu điện thế giữa 2 bản tụ là : A. u = -5.10 5 cos1000t(V) B. u = -5.10 4 cos1000t (V) C. q = 5.10 5 cos1000t (V) D. kết quả khác 68. Biểu thức năng lượng từ trường của mạch là : A. W t = 125cos 2 1000t(V) B. W t = 125 sin 2 1000t(V) C. W t = 12,5 sin 2 1000t(V) D. kết quả khác *. Cuộn cảm mạch dao động có độ tự cảm 10mH. Điện dung là 0,1μF điện trở mạch là 30Ω : 69. 1/ Tần số dao động cộng hưởng là : A. 50(MHz) B. 50(kHz) C. 5(kHz) D. 500 Hz 70. 2/ Biên độ của dòng điện trong mạch là A. 0,33.10 -3 (A) B. 0,33.10 -4 (A) C. 0,33.10 -5 (A) D. 0,082A *. Cuộn cảm của 1 mạch dao động có độ tự cảm là 8(mH). Tụ điện có điện dung 0,2 μF, R = 10Ω . Suất điện động cưỡng bức có tần số 3 (kHz) và biên độ 5(mV). 71. 1/ Biên độ của dao động điều hòa trong mạch là : A. 0,033(mA) B. 0,043(μA) C. 0,034(μA) D. 0,043(mA) 72. 2/ Công suất tiêu thụ trong mạch là : A. 9.10 -9 (W) B. 9,25.10 -9 (W) C. 9,25.10 -12 (W) D. kết quả khác *. Một mạch dao động điều hòa lúc t 1 , cường độ dòng điện trong mạch là: i 1 = 10 -5 (A). Sau đó ¼ T hiệu điện thế giữa 2 bản tụ là: u 2 = 10(V), C = 1(μF). Dùng cho hai câu dưới: 73. 1/ Cho biết lúc t 1 , điện tích trên tụ bằng 0C. Năng lượng điện từ của mạch là: A. 5.10 -6 (J) B. 5.10 -5 (J) C. 0,25.10 -5 (J) D. kết quả khác 74. 2/ Cho biết ở thời điểm t 1 năng lượng điện trường và năng lượng từ trường bằng nhau. Năng lượng điện từ của mạch là: A. 10 -4 (J) B. 10 -5 (J) C. 10 -6 (J) D. 10 -7 (J) *. Một mạch dao động điện từ có chu kỳ là T = 4.10 -6 (s). Biên độ hiệu điện thế giữa 2 cực tụ điện là 4V. Năng lượng điện trường là 10 - 6 J. 75. 1/ Điện dung của tụ điện là : A. 0,125.10 -6 (F) B. 0,5.10 -6 (F) C. 0,25.10 -6 (F) D. kết quả khác 76. 2/ Cường độ cực đại trong mạch là : A. 0,785 (A) B. 2 /2(A) C. π/2 (A) D. kết quả khác 77. 3/ Lắp thêm vào mạch 1 tụ điện dung bằng tụ trên & song song với tụ trên. Lúc ban đầu cung cấp cho bộ tụ năng lượng điện trường 10 -6 J & dòng điện qua cuộn cảm bằng 0. Hỏi cường độ dòng điện cực đại qua cuộn cảm lúc mạch dao động điều hòa là bao nhiêu? Hiệu điện thế cực đại giữa 2 đầu tụ là bao nhiêu? A. 0.785A, 5(V) B. 2 2 (V),0.785A C. 2 2 (V), π/2 A D. kết quả khác 78. Một vật dao động điều hòa từ 1 điểm M trong quỹ đạo đi 8 (cm) thì đến biên. Trong 1/3 chu kì tiếp theo đi được 8cm . Vật đi thêm 0,5(s) thì đủ 1 chu kì . Tính chu kì & biên độ dao động . A. 12cm, 2s B. 16/3cm, 1.5s C. 16/3cm, 2s D. kết quả khác 79. Trong 1 thí nghiệm về sóng dừng bằng phương pháp chụp ảnh hoạt nghiệm. Người ta thấy các bức ảnh chụp cách nhau những khoảng thời gian 1/20(s) thì sợi dây có dạng đoạn thẳng. Biết tần số của dao động trên dây nằm trong khoảng từ 48→52Hz. Trên dây dài 1,5m; 2 đầu cố định có 3 bụng sóng. Vận tốc truyền sóng trên dây là: A. 49(m/s) B. 51(m/s) C. 50(m/s) D. kết quả khác 80. Trong đoạn mạch RLC xoay chiều nối tiếp có U L = 20V; U C = 40V; U R = 60V; f = 50 Hz. Tần số f o để mạch đạt cộng hưởng là: A. 50 2 (Hz) B. 50 3 (Hz) C. 50/ 2 (Hz) D. kết quả khác 81. Chỉ ra các câu SAI trong các câu sau : a) Hai nguồn phát sóng kết hợp trên mặt nước cho hệ vân giao thoa có đường trung trực đứng yên thì ngược pha. b) Hai nguồn sóng kết hợp trên mặt nước ngược pha nhau cho số vân cực đại giao thoa nhau là số lẻ. c) Hai nguồn âm kết hợp khi giao thoa nhau thì những điểm không nằm trên đường nối giữa 2 nguồn giao động với biên độ khác 0. d) Một điểm nằm trên 1 cực đại giao thoa của 2 nguồn sóng kết hợp thì hiệu khoảng cách từ điểm đó đến 2 nguồn bằng số nguyên lần bước sóng. e) Hình dạng của sợi dây 2 đầu cố định & trên dây mang 1 sóng dừng là hình sin tại một thời điểm bất kì. f) Khi sóng truyền trên 1 sợi dây đến đầu cố định của sợi dây thì sóng phản xạ ngược pha với sóng tới dù trên dây có hình thành sóng dừng hay không. g) Tập hợp các điểm cực đại & cực tiểu giao thoa của 2 nguồn sóng kết hợp trên mặt nước là hệ các đường hypepol. h) Ba sóng kết hợp không cho ra hình ảnh giao thoa. i) Hai sóng không kết hợp khi giao nhau không tạo ra dao động tổng hợp. j) Sóng âm có tần số dưới 16Hz gọi là sóng hạ âm. k) Sóng cơ học có tần số trên 20000Hz gọi là sóng siêu âm. l) Tiếng máy nổ đều đặn là nhạc âm. m) Độ cao của âm do tần số của âm quyết định. n) Tần số của họa âm lớn hơn âm cơ bản. o) Âm thanh do 1 nhạc cụ phát ra là sự tổng hợp giữa một âm cơ bản và họa âm. A. bdehijl B. adhij C. dfghj D. efgh 82. Tại một điểm có mức cường độ âm là 60(dB) thì cường độ âm tại đó là: A. 10 -6 (W/ m 2 ) B. 10 -8 (W/m 2 ) C. 10 -7 (W/m 2 ) D. kết quả khác 83. Nêu ra các câu sai trong các câu sau: a) Sóng cơ học có tần số càng lớn thì ngưỡng nghe càng nhỏ. b) Nếu cường độ âm lên tới 10W/m 2 thì gây ra cảm giác đau đớn trong tai gọi là ngưỡng đau. c) Đơn vị cường độ âm là W/m 2 . d) Ta phân biệt người này, người khác qua giọng nói là nhờ âm sắc. e) Hai điểm A & B trên cùng 1 phương truyền sóng cách nhau 1 số nguyên lần nữa bước sóng thì cùng pha nhau. f) Hai vật dao động điều hòa cùng pha thì độ lệch pha bằng 0. 84. Có 2 ấm nước hoàn toàn giống nhau, cách nhiệt hoàn hảo. Cho dòng điện không đổi có cường độ 5A chạy qua ấm 1 thì nước sôi sau 5’. Cho dòng điện xoay chiều, tần số 50Hz chạy qua ấm thì sau 10’ nước sôi. Giá trị cực đại của dòng điện qua ấm trong trường hợp sau là bao nhiêu? A. 5A B. 7A C. 10A D. kết quả khác 85. Một nguồn điện xoay chiều có suất điện động hiệu dụng ε. Mắc 1 mạch điện R-L-C nối tiếp vào 2 cực của nguồn. Trong các phát biểu sau phát biểu nào đúng: A. ε ≥ U L ; ε ≥ U C ; ε ≥ U R B. ε ≥ U R C. ε ≥ U L D. ε ≥ U C 86. Chỉ ra các câu sai trong các câu sau đây : a) Xung quanh 1 điện tích điểm đứng yên chỉ có trường tĩnh điện, không có trường điện từ. b) Xung quanh 1 nam châm vĩnh cửu đứng yên chỉ có từ trường, không có trường điện từ. c) Dòng điện không đổi chạy trong dây dẫn sinh ra từ trường xoáy(???). d) Dòng điện biến thiên chạy trong 1 dây dẫn sinh ra 1 từ trường xoáy. e) Dòng điện dịch là dòng chuyển động có hướng của các electron giữa 2 tụ điện. f) Điện trường biến thiên giữa 2 bản tụ điện là dòng điện dịch. g) Dòng điện dẫn và dòng điện dịch đều sinh ra từ trường xoáy. h) Một điện trường biến thiên sinh ra 1 từ trường xoáy. i) Một từ trường biến thiên sinh ra 1 điện trường xoáy. j) Một điện trường xoáy sinh ra 1 từ trường xoáy và ngược lại. A. a,b,e 87. Chỉ ra các câu sai trong các câu sau đây : a) Trong mạch điện R,L,C nối tiếp có dòng điện xoay chiều chạy qua thì không có dòng điện chạy qua 2 bản tụ điện. b) Sóng điện từ lan truyền trong chân không với vận tốc 300000(km/s) . c) Ánh sáng lan truyền trong chân không với vận tốc 300000(km/s) . d) Ánh sáng là sóng điện từ . e) Tương tác điện từ lan truyền trong chân không với vận tốc hữu hạn. f) Sóng điện từ là một sóng ngang. g) Khi sóng điện từ 2 vectơ E , B vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền sóng. h) Năng lượng của sóng điện từ tỉ lệ với lũy thừa bậc 4 của tần số. i) Đặt 1 đinh ốc dọc theo phương truyền sóng quay cái đinh ốc theo chiều từ vectơ B đến vectơ C thì chiều tiến của đinh ốc là chiều truyền sóng. j) Sóng điện từ có thể tạo ra sóng dừng. k) Trong mạch điện R,L,C nối tiếp có dòng điện xoay chiều chạy qua thì có dòng điện dịch chạy qua 2 bản tụ điện. A. a 88. Chỉ ra các câu sai trong các câu sau đây: a) Ý nghĩa vật lý của sóng dừng là cho phép xác định bước sóng một cách trực quan và chính xác. b) Để truyền thông tin dưới nước người ta dùng sóng điện từ có bước sóng dài. c) Các sóng ngắn có thể lan truyền khắp nơi trên mặt đất nhờ chúng có thể phản xạ bởi tần điện li. d) Đài tiếng nói Việt Nam được phát trên sóng ngắn nên nghe ban đêm rõ hơn ban ngày. e) Máy phát dao động điều hòa dùng trandito là mạch tự dao động. f) Ăngten là một mạch dao động hở. g) Ăngten dùng để phát và thu sóng điện từ. A. d 89. Chỉ ra các câu sai trong các câu sau đây: a) Một mạch dao động LC bị tiêu tốn năng lượng bởi sự tỏa nhiệt do điện trở thuần của mạch. b) Một mạch dao động điện từ tiêu tốn năng lượng do tỏa nhiệt bởi điện trở thuần và phát sóng điện từ vào không gian. c) Ăngten nhận được rất nhiều sóng có tần số khác nhau do nhiều đài truyền tới nhưng dòng điện trên ăngten cộng hưởng với tần số xác định. d) Tương tác điện từ được truyền đi nhờ sóng điện từ. e) Ăngten nhận được sóng điện từ do nhiều đài phát truyền tới, các electron tự do trong ăngten dao động với tất cả các tần số đó. f) Mạch chọn sóng được nối với ăngten, ăngten đóng vai trò là nguồn điện, dòng điện trên mạch chọn sóng là dòng điện cưỡng bức. g) Khi tần số dao động riêng của mạch chọn sóng bằng tần số của đài phát thì trong mạch chọn sóng xảy ra hiện tượng cộng hưởng. h) Ăngten thu không phải là mạch chọn sóng. A. a, c 90. Một sóng điện từ có bước sóng 300(m) trong không khí. Hỏi nó lan truyền trong chất A với bước sóng = bao nhiêu? (n A /n kk =1,1) A. λ=250(m) B. λ=273(m) C. λ=500(m) D. kết quả khác *. Sóng điện từ của các đài phát sóng gây ra trên một ăngten 1 suất điện động có biên độ 1mV. Mạch chọn sóng nối với ăngten có L=10 -4 (H), R=0,1Ω, C thay đổi được. Điều chỉnh C để tần số dao động riêng của mạch cộng hưởng với sóng có bước sóng 50m mà ăngten thu được. 91. Cường độ dòng điện hiệu dụng do sóng 50m đó gây ra trên mạch chọn sóng là: A. 0,11(A) B. 7,07(mA) C. 10(mA) D. kết quả khác 92. Lúc này sóng có bước sóng 60(m) gây ra dòng điện có cường độ hiệu dụng bằng bao nhiêu trên mạch chọn sóng: A. 7,23 .10 -7 (A) B. 5,12.10 -7 (A) C. 6,23.10 -7 (A) D. 6,93.10 -6 (A) *. Một hệ gồm 2 TK O 1 hội tụ, O 2 phân kì đặt cùng trục chính cách nhau L = 50cm. Đặt một vật sáng nhỏ AB vuông góc với trục chính trước O 1 cách O 1 30cm, ảnh A’B’ cách O 2 30cm là ảnh thật. Giữ nguyên vị trí AB đổi vị trí O 1, O 2 cho nhau thu được ảnh A 2 ’B 2 ’. 93. Khoảng cách giữa AB & A 2 ’B 2 ’ là: A. 0(cm) B. 80(cm) C. 110(cm) D. kết quả khác 94. Cho tiêu cự thấu kính 1 là 20(cm). Tính f 2 và độ phóng đại của ảnh qua hệ: A. -14(cm); 5 B. -15(cm); 6 C. -20(cm); 6 D. kết quả khác 95. Trong giả thiết ban đầu nếu thay ”ảnh A’B’ cách O 2 30cm là ảnh thật” bởi “ảnh A’B’ cách O 2 20cm là ảnh thật” thì khoảng cách giữa AB & A 2 ’B 2 ’ là: A. 0(cm) B. 80(cm) C. 110(cm) D. kết quả khác 96. Một nguồn phát sóng gây ra một sóng lan truyền trên mặt nước điểm A cách nguồn 70cm và B cách nguồn 30cm và có pha dao động ngược nhau. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là 80(cm/s). Tần số nằm trong khoảng 4→6Hz. Tính bước sóng : A. 8(cm) B. 16(cm) C. 24(cm) D. kết quả khác 97. Hai nguồn sóng phát ra trên mặt nước dao động cùng pha nhau cách nhau 20cm; 2 nguồn cho 1 hệ vân giao thoa trên mặt nước 1 điểm M nằm trên 1 gợn lồi có S 1M =12cm, S 2M =14cm. Điểm N đứng yên có S 1N =10cm, S 2N =9,5cm. Giữa M&N có 2 dãy cực đại. Bước sóng là: A. 0,5cm B. 1cm C. 1,5cm D. 2cm 98. Hai điểm A,B cùng phương truyền sóng trên mặt nước AB=21cm, sóng truyền từ A→B trong đoạn AB có 3 điểm A 1 , A 2 , A 3 cùng pha với A. Cũng trên đó 3 điểm B 1 , B 2 , B 3 cùng pha với B ta có A 1 B 1 =A 1 B 2 . Bước sóng là : A. 12cm B. 6cm C. 7cm D. kết quả khác 99. Một điểm sáng S nằm trên trục chính của 1 TKHT. Cho ảnh thật S’ cách S 80cm, dịch chuyển S đi 3cm vuông góc với trục chính thì thấy ảnh dịch chuyển 1cm. Tiêu cự của thấu kính là: A. 20cm B. 15cm C. 40cm D. kết quả khác *. Cho 1 mạch điện nối tiếp R,L,C với R=50Ω , L=1/π (H). Có điện dung biến thiên C = C 1 = 10 -4 /2π (F) thì công suất tiêu thụ là 150 (W). Với C=C 2 thì công suất đạt cực đại. Với ω = 492(rad/s) . 100. Giá trị của P max là: A. 180(W) B. 200(W) C. 240(W) D. kết quả khác 101. Biết khi C=C 0 thì P C 0 =P C 1 , độ lớn của Z C 0 là: (Biết) A. 185 (Ω) B. 180 (Ω) C. 200(Ω) D. kết quả khác 102. Độ lớn của Z C2 là: A. 136 (Ω) B. 156 (Ω) C. 200(Ω) D. kết quả khác 103. Cho đoạn mạch RLC nối tiếp như hình vẽ, u AN lệch pha π/3 so với u AB , u MB lệch pha π/3 so với u AB , độ lệch pha giữa u AB so với i là bằng bao nhiêu. Chỉ ra kết quả đúng: A. π/6 B. π/2 C. 0 D. π/3 *. Một con lắc lò xo đầu dưới cố định, đầu trên gắn với vật nặng dao động thẳng đứng, chiều dài tự nhiên lò xo 20(cm). Tại VTCB lò xo bị biến dạng. Chiều dài lớn nhất của lò xo khi hệ dao động là 22(cm). Hệ tọa độ có gốc là VTCB, phương trùng với phương dao động. Chiều dương là chiều biến dạng lò xo ở VTCB. Gốc thời gian được tính lúc chiều dài lò xo là lớn nhất. Cho g = π 2 (m/s 2 ). Độ biến dạng của lò xo ở VTCB là 5(cm). 104. Những thời điểm lực đàn hồi lò xo lớn nhất: A. T/2 B. T/3 + kT C. 3T/2 + kT D. T/2 + kT 105. Những thời điểm lực đàn hồi lò xo nhỏ nhất: A. T/2 B. 7T/8 C. T/8 D. kết quả khác 106. Từ vị trí biên vật đi đến vị trí lực đàn hồi nhỏ nhất ở thời điểm t 1 đến vị trí lực đàn hồi lớn nhất ỏ t 2 . Khoảng thời gian từ t 1 → t 2 là: A. T/8 + kT B. T/8 C. 3T/8 D. 3T/8 + kT 107. Một vật thực hiện đồng thời 2 dao động điều hòa, phương trình dao động lần lượt là: x 1 = A 1 sin(5t + φ 1 ) ; x 2 = 3sin(5t + π/2) (0 ≤ φ 1 ≤ π/2) Biết lúc t = 0 vật có E đ = E t , vận tốc cực đại của vật là 15√2(cm/s). Giá trị của A 1 và φ 1 là: A. 5(cm) ; π/4 B. 3 2 (cm) ; π/4 C. 3(cm) ; 0 D. kết quả khác 108. Hai dđ của cùng 1 vật cùng phương cùng tần số có phương trình lần lượt là: x 1 = A 1 sin(ωt + φ)(cm) x 2 = 9sin(ωt – π/3)(cm) ; x = x 1 + x 2 = 9√2sin(ωt – π/12)(cm). Giá trị của A 1 và φ 1 là: A. 9(cm) ; π/6 B. 9(cm) ; π/12 C. 10(cm) ; - π/3 D. 10(cm) ; π/6 109. Cho mạch điện như hình vẽ, biết u AN = 100sin(100πt– π/3)(V); u NB = 75sin(100πt + π/6)(V). Biểu thức u AB là: A. u AB = 125sin(100πt + π/12)(V) B. u AB = 155sin(100πt – π/12)(V) C. u AB = 125sin(100πt + 7π/180)(V) D. u AB = 125sin(100πt – 23π/180)(V) *. Một vật thực hiện đồng thời 3 dao động cùng phương cùng tần số: x 1 = 8√3sin(ωt + π/6)(cm) x 2 = 8√3sin(ωt – π/6)(cm) ; x 3 = 6cos(ωt + π/2)(cm) 110. Tìm biên độ và pha dao động tổng hợp dưới dạng: x = Asin(ωt + φ)(cm) A. A= 18(cm) ; φ = 0 B. A= 18(cm) ; φ = π/4 C. A= 24(cm) ; φ = 0 D. kết quả khác 111. Lúc t = 1,2(s) vật đang ở chu kỳ thứ 2 và có vận tốc v = 9ω(cm/s). Chuyển động theo chiều dương, giá trị của ω là: A. 35π/18 B. 70π/18 C. 35π/36 D. kết quả khác 1B. 2C. 3D. 4A. 5A. 6D. 7C. 8C. 9C. 10B. 11C. 12B. 13C. 14D. 15A. 16D. 17D. 18B. 19A. 20C. 21A. 22A. 23B. 26D. 27C. 28A. 30C. 31A. 32D. 33B. 34A. 35C. 36C. 37A. 38A. 39A. 40B. 41D. 42A. 43C. 44B. 45D. 46C. 47B. 48A. 49D. 50A. 51C. 52B. 53B. 54A. 55D. 56D. 57A. 58A. 59A. 60A. 61A. 62A. 63A. 64B. 65A. 66C. 67A. 68B. 69C. 71D. 72B. 73B. 74A. 75A. 76A. 77B. 78B. 79C. 80C. 81A. 86A. 87A. 88A. 89A. 90B. 91B. 92B. 93C. 94B. 95D. 96B. 97B. . điện trường E và vectơ cảm ứng từ B luôn luôn vuông góc với nhau và cả hai đều vuông góc với phương truyền. B. Vectơ E có thể hướng theo phương truyền sóng và vectơ B vuông góc với E . C. Vectơ B . không. g) Tập hợp các điểm cực đại & cực tiểu giao thoa của 2 nguồn sóng kết hợp trên mặt nước là hệ các đường hypepol. h) Ba sóng kết hợp không cho ra hình ảnh giao thoa. i) Hai sóng không. có : A. Vận tốc bằng 0 và gia tốc cực đại. B. Vận tốc cực đại và gia tốc bằng 0. C. Vận tốc bằng 0 và gia tốc bằng 0. D. Vận tốc cực đại và gia tốc cực đại. 19. Chọn câu sai : A. Khi vật đi qua

Ngày đăng: 21/04/2015, 17:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w