1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của lao phổi AFB(+) tại bệnh viện lao và bệnh phổi tỉnh Hà Giang

87 984 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 617 KB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Năm 1998 Tổ chức Y tế thế giới đã cảnh báo là bệnh lao còn tiếp tục gia tăng và đe doạ toàn cầu. Bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh nhiễm trùng [11]. Không một châu lục nào, không một quốc gia nào, không có người mắc và chết do lao. Hiện nay tỉ lệ mắc lao ở Việt Nam vẫn cao. Đứng thứ 3 về tỉ lệ ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Được xếp vào một trong 22 nước mắc lao cao trên thế giới [12]. Thực hiện đường lối chung của Tổ chức Y tế thế giới, chương trình chống lao quốc gia Việt Nam phát hiện thụ động với kỹ thuật xét nghiệm đờm nhuộm soi trực tiếp gọi là chiến lược Hoá trị liệu ngắn ngày có kiểm soát trực tiếp (DOTS). Đến năm 1999, chiến lược DOTS đã được thực hiện trên toàn quốc. Tuy nhiên việc thực hiện DOTS tại khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa còn gặp nhiều khó khăn. Theo ước tính của chương trình chống lao quốc gia năm 2004, tỷ lệ lao phổi AFB đờm dương tính mới mắc là 86 và hiện mắc là 102/100.000 dân. Tháng 5 - 2004, tại hội nghị tổng kết Chương trình chống lao quốc gia giữa giai đoạn 2001 - 2005 nêu rõ, cần quan tâm hơn tới công tác chống lao ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc Ýt người. Hiện nay, có nhiều tiến bộ vượt bậc trong việc chẩn đoán và điều trị, các thuốc chống lao tốt với các phác đồ điều trị có hiệu quả đã làm tăng tỉ lệ khỏi bệnh. Mặc dù vậy những hiểu biết sai lầm và hạn chế do nhận thức vẫn còn tồn tại trong nhân dân, nên đã có không Ýt những trường hợp dấu bệnh không đi khám mà hậu quả là bệnh nặng, chậm được phát hiện thậm chí rất nặng mới tới viện. Hà Giang là một tỉnh miền núi nằm ở phía đông bắc Việt Nam, với dân số khoảng 700.000 người (theo thống kê năm 2005), trong đó tỉ lệ đồng bào dân tộc Ýt người chiếm đa số (H’Mông: 30%; Dao: 16%; Tày: 28%; Nùng: 1 10%; Kinh: 10%; các dân tộc khác: 6%). Do điều kiện giao thông, địa hình phức tạp, điều kiện canh tác, tập quán sinh hoạt, khả năng dân trí còn hạn chế nên ảnh hưởng rất nhiều đến việc giáo dục truyền thông, tiêm chủng mở rộng trong công tác phòng chống và điều trị bệnh lao. Tại Bệnh Viện Lao và Bệnh Phổi tỉnh Hà Giang. Cho đến nay, chưa có số liệu thống kê chính xác về tình hình bệnh lao, theo thống kê từ năm 2000 ÷ 2004 số bệnh nhân mắc lao là: 960 bệnh nhân. Trong đó có 546 trường hợp AFB(+) (tỉ lệ AFB(+): 29,71/100.000 dân). Do cơ sở vật chất và trang bị của bệnh viện còn nghèo nàn, thiếu thốn, việc đào tạo lại kiến thức chuyên ngành đối với các cơ sở y tế và các trạm chống lao tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa còn hạn chế. Tình hình đó còn dẫn đến thiếu kinh nghiệm trong chẩn đoán và phát hiện bệnh lao, cũng như việc điều trị không được triệt để (tỉ lệ lao tái phát khoảng 3,6%/năm). Để góp phần nâng cao hiệu quả chẩn đoán và điều trị đối với bệnh viện tuyến tỉnh nơi có nhiều dân tộc ít người, chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm các mục tiêu sau: 1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của lao phổi AFB(+) tại bệnh viện lao và bệnh phổi tỉnh Hà Giang. 2. Nhận xét về thời gian chẩn đoán bệnh và một số yếu tố ảnh hưởng đền việc chẩn đoán bệnh tại bệnh viện lao và bệnh phổi tỉnh Hà Giang. 2 CHƯƠNG 1 Tổng quan tài liệu 1.1. Tình hình dịch tế bệnh lao 1.1.1. Tình hình bệnh lao trên thế giới Bệnh lao gắn liền với sự phát triển xã hội loài người từ hàng ngàn năm nay, trên thế giới chưa bao giờ và không có một quốc gia nào, một khu vực nào, một dân tộc nào không có người mắc bệnh lao và chết do lao. Do sự phát minh các thuốc hóa học chống lao khiến việc chữa lao đơn giản hơn và hiệu quả hơn, đồng thời đã phát sinh tâm trạng lạc quan của y giới, đã làm lãng quên căn bệnh nguy hiểm này. Ngày nay, bệnh lao đang xuất hiện trở lại và cùng với đại dịch HIV/AIDS trở thành một trong những căn nguyên gây mắc bệnh và tử vong chủ yếu, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Năm 1993, TCYTTG đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu của bệnh lao và mối hiểm hoạ của nó trong tương lai là bệnh lao kháng thuốc, theo TCYTTG – 1998, bệnh lao vẫn là một bệnh có số mắc và tử vong cao, khoảng 1/3 dân số thế giới (1,9 tỷ người). Mỗi năm có tới 8 ÷ 9 triệu người mắc lao mới và 3 triệu người chết do lao (tỉ lệ tử vong do lao chiếm 25% tổng số chết do mọi nguyên nhân). Hiện nay, bệnh lao đang quay trở lại do đại dịch HIV/AIDS bùng phát, tệ nạn ma tuý gia tăng kèm theo đó là tình trạng vô gia cư, tình trạng đói nghèo hoành hành, tình trạng suy dinh dưỡng ở nhiều nơi, nhiều nước trên thế giới. Phân bố bệnh lao trên thế giới có thể chia làm 2 khu 3 vực, khu vực các nước phát triển và khu vực gồm các nước đang, chậm phát triển. Tại các nước châu Âu từ năm 1990 trở lại đây bệnh lao cũng đã và đang phát triển trở lại. Ở Anh, có khoảng 6000 bệnh nhân lao (năm 1980), nhưng đến năm 1992 đã có khoảng 7000 bệnh nhân. Tại Thuỵ Sĩ từ năm 1986 đến năm 1990 số bệnh nhân lao tăng 33,3%; tại Đan Mạch tăng 30,7%. Ở các nước Đông Âu từ những năm 1990 ÷1992 bệnh nhân lao đã tăng cao ở 20/27 nước với tỉ lệ từ 19 đến 80/100.000 dân. Tại các nước khu vực châu Phi, Nam Mỹ, Trung Mỹ, Caribe và châu Á bệnh lao đã trở thành một gánh nặng thực sự cả về kinh tế và xã hội. Nguy cơ nhiễm lao ở các nước này hàng năm cao gấp 20 ÷ 30 lần so với các nước phát triển. Theo báo cáo thường niên năm 2006 của TCYTTG về tình hình bệnh lao toàn cầu năm 2004, ba khu vực trên thế giới đó là châu Phi, Đông Nam châu Á và Tây Thái Bình Dương chiếm 80% tổng số người bệnh lao mới mắc. Theo số liệu của TCYTTG năm 2006 cho thấy các nước đang phát triển chiÕm hơn 90% số người bệnh lao trên toàn thế giới. Số người bệnh mới mắc hàng măm nhiều nhất thuộc về khu vực châu Á, chiếm gần 54,9% (40.892.000/8.918.000), sau đó đến khu vực châu Phi, chiếm 28,9% số người bệnh lao trên thế giới. Tuy nhiên, tỷ lệ mới mắc/100.000 người lại thuộc về châu Phi. Châu Phi là nơi bệnh lao gia tăng trầm trọng nhất, qua điều tra tại 18 nước, nguy cơ nhiễm lao hàng năm (ARI) dao động xung quanh 3%. Một số nước lớn hơn 5%, như Angiêri, Maroc, Nigiêria, Somali , ở Ên Độ là 2 - 4%, Indonesia 3%, Hồng Kông 1%, còn Đài Loan, Campuchia, Philipin, Singapoe, Malaysia và Việt Nam từ 1 - 3%. Trong khi tại Lào và Tây Samoa chỉ từ 0,5 - 2%. Tại khu vực Trung và Nam Mỹ, chỉ số nguy cơ nhiễm lao thường gặp từ 1 - 2% [109]. 4 Ở khu vực Tây Thái Bình Dương năm 1998 (theo TCYTTG) có 1,96 triệu trường hợp lao mới và chỉ có 43% được phát hiện. Trong đó, Việt Nam đứng thứ 3, sau Philippine và Trung Quốc. Nhiều năm qua, số người bệnh lao mới mắc giữa các khu vực trên thế giới có sự khác nhau rõ rệt. Điều này phản ánh đến mức độ lưu hành, khả năng thanh toán bệnh lao giữa các khu vực là rất khác nhau. - Nguyên nhân gây bùng nổ bệnh lao: • Sự lãng quên của nhân viên y tế, nghèo đói, bùng nổ dân số và thay đổi cơ cấu tuổi, sự kháng thuốc của vi khuẩn lao. • Đại dịch HIV/AIDS: HIV là yếu tố nguy cơ mạnh nhất làm cho lao nhiễm trở thành lao hoạt động. Một người bình thường bị nhiễm lao có nguy cơ 5 - 10% chuyển thành lao bệnh, nhưng một người nhiễm HIV thì nguy cơ đó là 30 - 50%. Lao là một trong những nhiễm trùng cơ hội chính của HIV/AIDS, đồng thời cũng là chỉ điểm của AIDS ở những người nhiễm HIV là nguyên nhân tử vong hàng đầu, chiếm 1/3 ở những người HIV/AIDS. Năm 2000, khoảng 1/3 trong số hơn 36 triệu người nhiễm HIV trên thế giới có đồng nhiễm lao. Theo Ray và Fishman (2002) trong các trường hợp nhiễm HIV có 40 - 60% nhiễm khuẩn phổi, tỷ lệ đồng nhiễm lao/HIV là 7 - 10% hàng năm. 1.1.2. Tình hình bệnh lao ở Việt Nam Ở nước ta, bệnh lao còn phổ biến ở mức độ trung bình cao. Ở phía Bắc, trong những năm từ 1957 - 1975, theo số liệu điều tra dịch tễ của Viện chống lao phối hợp với các địa phương: tỷ lệ nhiễm lao chung 40,29%. Điều tra ở khu vực phía nam của WHO (1966 - 1967), tỷ lệ nhiễm lao chung cho mọi lứa tuổi là 58,8%, có tổn thương trên X quang là 5,9%. Người có ho khạc ra vi khuẩn lao chiếm 1,3%. 5 Từ 1986, với sự hợp tác nghiên cứu của đơn vị dịch tễ Hà Lan. Lần đầu tiên việc điều tra nguy cơ nhiễm lao đã được tiến hành ở nhiều tỉnh. Kết quả cho thấy chỉ số nguy cơ nhiễm lao của cả nước khoảng 1,5% (1% cho các tỉnh phía Bắc, 2% cho các tỉnh phía Nam). Việt Nam là nước đứng thứ 13/22 nước có số bệnh nhân lao mới mắc hàng năm cao nhất thế giới, là nước đứng thứ 3 ở khu vực Tây Thái Bình Dương sau Trung Quốc và Philippines. Ước tính mỗi năm nước ta có khoảng 145.000 bệnh nhân lao các loại, tương đương 189/100.000 dân, trong đó bệnh nhân lao ho khạc ra BK(+) là 65.000, tương đương 85/100.000 dân. Tổng số bệnh nhân lao các loại tại một thời điểm khoảng 221.000 người, trong đó có khoảng 78.1000 người ho khạc ra vi khuẩn. Trong thực tế mỗi năm phát hiện được khoảng 90.000 bệnh nhân lao các loại, trong đó khoảng 60.000 bệnh nhân ho khạc ra vi khuẩn lao, tương đương 70/100.000 dân. Mặc dù chưa thật chính xác, nhưng những số liệu về phát hiện và điều trị lao trong toàn quốc cũng phản ánh được tình hình bệnh lao ở nước ta. Số liệu phát hiện bệnh lao trong giai đoạn 1991 ÷ 2004 có các đặc điểm sau: Số bệnh nhân phát hiện năm sau cao hơn năm trước, khu vực Nam bé, Nam Trung bộ có mức độ lưu hành bệnh cao nhất trong cả nước. Trên thực tế, chúng ta đã phát hiện bệnh nhân lao trong một số năm như sau [12]: Năm 2001: 91.461 bệnh nhân, năm 2002: 95.713 bệnh nhân, năm 2003: 92.645 bệnh nhân và năm 2004: là 99.703 bệnh nhân. Qua một số nghiên cứu riêng biệt cho thấy xu hướng gia tăng tình trạng kháng thuốc, trong đó có kháng đa thuốc ở nước ta cũng đang là một vấn đề rất đáng quan tâm. Tuy nhiên do nhiều yếu tố tác động nên CTCL chưa thực hiện điều tra kháng thuốc trên toàn quốc một cách thường kỳ, đều đặn và toàn diện. 6 Theo số liệu của Chương trình phòng chống HIV/AIDS trong nhiều năm qua cho thấy lao phổi kết hợp với HIV ngày càng gia tăng. Từ trường hợp lao/HIV phát hiện đầu tiên vào năm 1998 cho đến nay tỉ lệ bệnh lao/HIV chiếm khoảng 3% tổng số bệnh nhân lao. Qua theo dõi một số địa phương cho thấy xu hướng tăng số lượng bệnh nhân lao/HIV hàng năm. Số lượng bệnh nhân lao/HIV tăng sẽ làm tăng gánh nặng và giảm hiệu quả của CTCLQG vì việc chẩn đoán bệnh lao ở người HIV(+) khó khăn hơn, tỷ lệ tử vong trong số bệnh nhân lao/HIV cao hơn sẽ làm giảm kết quả điều trị khỏi bệnh của Chương trình. Theo số liệu giám sát trọng điểm của Chương trình HIV/AIDS 3.2%, trong đó có 10 tỉnh > 3% (thành phố Hồ Chí Minh 9,4% và An Giang 4,8%). 1.1.3. Tình hình bệnh lao tại Hà Giang Hà Giang là một tỉnh vùng cao miền núi nằm ở địa đầu của cực bắc Việt Nam, phía bắc và tây bắc giáp tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc, phía đông bắc giáp Cao Bằng, phía tây và tây nam giáp Yên Bái, Lào Cai, phía nam giáp Tuyên Quang, với đặc điểm là một tỉnh vùng cao núi đá, dân số khoảng 700.000 người, chủ yếu là các dân tộc Ýt người (H’Mông: 30%; Dao: 16%; Nùng: 10%; Tày: 28%; Kinh: 10%; các dân tộc khác: 6%), điều kiện giao thông rất khó khăn, huyện xa nhất cách trung tâm tỉnh là 154 km. Gồm 10 huyện, 1 thị xã, đường lối của chương trình chống lao tỉnh là phát hiện thụ động là chính và quản lý điều trị bằng chiến lược DOTS. Khi bệnh nhân có triệu chứng nghi lao đến khám tại trạm y tế xã hoặc phòng khám các trung tâm y tế huyện, được cán bộ y tế giới thiệu đến tổ chống lao huyện xét nghiệm đờm để chẩn đoán bệnh lao. Tất cả các bệnh nhân đều được điều trị 2 tháng tấn công tại bệnh viện huyện hoặc trạm y tế xã (song số này rất ít), được cán bộ y tế tiêm và phát thuốc hàng ngày, giai đoạn duy trì điều trị tại 7 nhà, được cấp thuốc hàng tháng và có sự giám sát của cán bộ y tế huyện, xã tại nhà từ 1 – 2 lần/thỏng. Hàng năm chương trình chống lao tỉnh đều có kế hoạch tập huấn về bệnh lao và thực hiện chương trình chống lao cho cán bộ y tế huyện, xó, thụn bản. Bên cạnh đó công tác giáo dục truyền thông về bệnh lao ngày càng được đẩy mạnh như tuyên truyền trực tiếp cho các đối tượng chủ chốt của xó, thụn, tuyên truyền kiến thức bệnh lao qua cỏc kờnh thông tin đại chúng như: đài phát thanh truyền hình, báo địa phương, phát tờ rơi, tờ bướm tới tận hộ gia đình. Cho tới nay, CTCLQG triển khai phủ rộng hầu hết tới cỏc xó, tuy nhiên với trình độ dân trí hạn chế, trình độ chuyên môn của mạng lưới y tế cơ sở còn yếu, điều kiện về khí hậu, đất đai canh tác rất khó khăn cộng với phong tục tập quán sinh hoạt riêng của mỗi dân tộc nên việc tuyên truyền về công tác giáo dục sức khoẻ nói chung, bệnh lao nói riêng là hết sức khó khăn, tuy nhiên với sự cố gắng của nghành y tế Hà Giang mạng lưới y tế từ tỉnh đến xã đã được củng cố và có những chuyển biến tích cực, cơ sở vật chất được tăng cường. 8 Theo số liệu báo cáo của chương trình chống lao Hà Giang từ năm 2000 ÷ 2004. Năm Dân sè Lao phổi AFB (+) mới n Tỉ lệ trên 100.000 dân 2000 620.819 78 12,56 2001 632.541 102 15,97 2002 644.420 112 17,38 2003 656,419 130 19,80 2004 66775 125 18,72 Tổng cộng 546 TB/năm 112,8 16,89 Tỉ lệ phát hiện lao phổi AFB(+) mới trung bình hàng năm là: 16,89/100.000 dân. Nh vậy tỉ lệ mắc lao phổi AFB(+) tăng dần hàng năm tại Hà Giang. 9 1.3. Đặc điểm lõm sàng bệnh lao phổi Theo phõn loại lõm sàng bệnh lao của liên xô cũ, lao phổi gồm có 12 thể lõm sàng:[ BLNN] 1.3.1 Phức hệ nguyên thuỷ: Gồm có 3 yếu tố - Nốt loét xơ nhiễm - Viêm hạch bạch huyết ở rốn phổi hoặc trung thất cùng bên - Viêm đường bạch mạch nối liền với hai yếu tố trên cũn gọi là hình ảnh lưỡng cực hoặc hình ảnh quả tạ. Hình ảnh tổn thương này mói về sau mới biểu hiện rừ rệt trên X quang nhưng dưới dạng vôi hoá trong một nốt nhỏ ở nhu phổi và trong một hạch bạch huyết ở bên cạnh. Đa số trong trường hợp này không có biểu hiện lõm sàng rừ rệt mà chẩn đoán chủ yếu dựa vào phản ứng tuberculin (+) mạnh, dịch rửa dạ dày tỡm thấy BK(+) ở trẻ có nguồn lõy trong gia đình, chưa tiêm chủng BCG ( không có sẹo BCG ). 1.3.2 Lao hạch bạch huyết trong lồng ngực: Là tổn thương lao trong hạch bạch huyết ở rốn phổi hoặc ở cạnh khí quản tồn tại và phát triển sau khi nốt loét ( xăng ) sơ nhiễm đã xoá hoặc đã vôi hoá. Chẩn đoán tốt nhất là có phim chụp cắt lớp vi tớnh phổi: Hạch sưng to chủ yếu ở một bên rốn phổi, hình ảnh viêm rốn phổi, rốn phổi to đậm, bờ ngoài không rừ nếu ở thể thõm nhiễm và rừ ràng nếu ở thể giả u. 1.3.3 Lao tản mạn: Là một thể lao hậu tiờn phỏt với sự lan tràn vi trùng lao theo đường máu hoặc đường bạch huyết từ một tổn thương lao có trước. Lan tràn theo đường máu tạo nên tổn thương ở nhiều cơ quan (phổi, màng não, màng phổi, màng bụng, hạch, gan, lách, tủy xương ). Lâm sàng thường có nhiễm trùng nhiễm độc rõ rệt. Khó thở là biểu hiện thường gặp, có thể khó thở nhẹ khi gắng sức hoặc khó thở nặng tím tái, ít gặp ho máu. Triệu chứng thực thể nghèo nàn, nghe phổi bình thường hoặc rì rào phế nang thô ráp. Có thể nghe được ran nổ đối xứng hai bên phổi vùng đỉnh hoặc gian sống bả, hội chứng tràn dịch màng phổi. Trong lao kê cấp tính, gõ vang do biến chứng khí thũng phổi. Triệu chứng ở những cơ quan khác: Gan, lách to, tổn thương ở họng, thanh quản, màng não và thần kinh trung ương, màng bụng, phần phụ. Soi đáy mắt có thể thấy củ hắc mạc. 10 [...]... 2.2.2.2 Nghiên cứu lâm sàng Học viên trực tiếp hỏi bệnh nhân, khai thác tiền sử, bệnh sử, khám lâm sàng chọn bệnh nhân vào đối tượng nghiên cứu Thu nhận và đăng ký các tiêu chuẩn nghiên cứu vào mẫu đăng ký thống nhất 2.2.2.3 Nghiên cứu hình ảnh X quang phổi Tất cả các bệnh nhân được chụp X quang phổi chuẩn thẳng và nghiêng khi vào viện, tại khoa X quang - Bệnh viện lao và bệnh phổi Hà Giang Lựa chọn các... rất muộn và cũng thường chỉ được chuẩn đoán ở tuyến cao nhất của ngành lao [7] 28 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu 2.1.1 Đối tượng - Chúng tôi theo dõi và lựa chọn được 112 bệnh nhân lao phổi AFB(+) tại bệnh viện Lao và Bệnh Phổi tỉnh Hà Giang - Thời gian từ 01/2007 đến 06/2008 2.1.2 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân Theo tiêu chuẩn của Hiệp hội chống lao quốc tế và Chương... BK và sinh thiết xuyên thành vào khối u để xét nghiệm mô bệnh 1.3.7 Lao phổi thể hang hay lao hang: Thể lao này thường gặp ở những bệnh nhõn đã điều trị lao phổi nhiều tháng không hiệu quả, chỉ xoá được tổn thương xung quanh hang cũn đối với hang thì chỉ nhỏ được một phần rồi tồn tại và ổn định về kích thước tạo nên một hang lao riêng biệt 1.3.8 Lao sơ hang: Là thể lao cuối cùng của các thể lao phổi. .. K.Lonnroth, L.M Thương và cs đã tiến hành khảo sát 801 trường hợp lao các thể (lao phổi AFB(+), lao phổi AFB(-) và lao ngoài phổi) tại 6 quận nội thành và 2 huyện ngoại thành ở thành phố Hồ Chí Minh, theo phương pháp nghiên cứu cắt ngang, với mục tiêu mô tả sự chậm trễ trong chẩn đoán, so sánh quá trình chẩn đoán và chuyển viện được thực hiện bởi y tế tư nhân và hệ thống y tế công và từ đó xem xét mối... thương xoá nhanh dưới một tháng thì thường không phải là lao phổi [9] Không có hình ảnh X quang nào tuyệt đối đặc thù cho lao phổi mà chỉ có hình ảnh gợi ý, vì vậy khi đọc phải kết hợp với lâm sàng, cơ chế bệnh sinh, kết hợp với các phim trước đó, gọi là đọc phim chuỗi [21] Ba đặc điểm cơ bản của phim X quang phổi của bệnh nhân lao phổi: Tổn thương thường gặp ở vùng cao (hạ đòn và đỉnh phổi) , nhiều dạng... và Chương trình chống lao quốc gia, chẩn đoán xác định lao phổi AFB(+) khi bệnh nhân có 1 trong 3 tiêu chuẩn sau: + Tèi thiểu có hai tiêu bản đờm AFB(+) từ 2 mẫu đờm khác nhau + Một tiêu bản đờm AFB(+) và có hình ảnh tổn thương nghi lao trên X quang phổi + Một tiêu bản đờm AFB(+) và nuôi cấy (+) 29 2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ + Lao phổi AFB(-) và lao phổi + HIV/AIDS 2.2 Nội dung và phương pháp nghiên... đoán lao phổi AFB (+) Theo tiêu chuẩn của Hiệp hội chống lao quốc tế và Chương trình chống lao quốc gia, chẩn đoán xác định lao phổi AFB(+) khi bệnh nhân có 1 trong 3 tiêu chuẩn sau: + Tối thiểu có hai tiêu bản đờm AFB(+) từ 2 mẫu đờm khác nhau + Một tiêu bản đờm AFB(+) và có hình ảnh tổn thương nghi lao trên X quang phổi + Một tiêu bản đờm AFB(+) và nuôi cấy dương tính 1.6 Chương trình chống lao quốc... khoa Xét nghiệm huyết học của Bệnh viện lao và bệnh phổi Hà Giang Tại thời điểm mới vào viện Giá trị tăng, giảm của các chỉ số theo Đỗ Đình Hồ (2002); KratA và cs (2005) , và các chỉ số trên máy xét nghiệm * Công thức mỏu ngoại vi: - Số lượng hồng cầu, lượng huyết sắc tố - Số lượng bạch cầu, công thức bạch cầu 32 Bảng 2.1: Giá trị bình thường của các tế bào mỏu Chỉ số Tỷ lệ % Giá trị tuyệt đối Hồng... bệnh lao kháng đa thuốc và mới ngăn chặn được bệnh lao Khi áp dụng chiến lược DOTS cứ 10 bệnh nhân lao thì 9 nhười khỏi bệnh hoàn toàn và lâu dài DOTS có thể tăng tuổi thọ của bệnh nhân nhiễm HIV bị lao Để đạt hiệu quả cao, TCYTTG khuyến cáo áp dụng chiến lược DOTS trong công tác phòng chống 22 lao, đối với bệnh nhân lao phổi mới sử dụng công thức 2SHRZ/6HE Đối với bệnh nhân lao tái phát hoặc bệnh lao. .. Lợi Ých của phim phổi chuẩn là có một tài liệu khách quan để phân tích tỉ mỉ tổn thương lao, để theo dõi lâu dài và để hội chẩn nếu cần thiết Chỉ có X quang phổi chuẩn mới chẩn đoán được các thể lao phổi và các giai đoạn tiến triển (kết hợp với lâm sàng và xét nghiệm), xác định được vị trí và diện tích tổn thương lao, kích thước và số lượng hang lao Ngoài ra, X quang phổi còn cho phép theo dõi và đánh . tiêu sau: 1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của lao phổi AFB(+) tại bệnh viện lao và bệnh phổi tỉnh Hà Giang. 2. Nhận xét về thời gian chẩn đoán bệnh và một số yếu tố ảnh hưởng. phòng chống và điều trị bệnh lao. Tại Bệnh Viện Lao và Bệnh Phổi tỉnh Hà Giang. Cho đến nay, chưa có số liệu thống kê chính xác về tình hình bệnh lao, theo thống kê từ năm 2000 ÷ 2004 số bệnh nhân. hiện lao phổi AFB(+) mới trung bình hàng năm là: 16,89/100.000 dân. Nh vậy tỉ lệ mắc lao phổi AFB(+) tăng dần hàng năm tại Hà Giang. 9 1.3. Đặc điểm lõm sàng bệnh lao phổi Theo phõn loại lõm sàng

Ngày đăng: 21/04/2015, 09:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
16. Nguyễn Khắc Đồng (1995), Tìm hiểu các đặc điểm lâm sàng, X quang, xét nghiệm của bệnh lao phổi có hang và áp xe phổi, Luận án thạc sỹ khoa học y học dược, Học Viện Quân Y, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu các đặc điểm lâm sàng, X quang, xét nghiệm của bệnh lao phổi có hang và áp xe phổi
Tác giả: Nguyễn Khắc Đồng
Năm: 1995
17. Nguyễn Việt Cồ, Trần Hà (1996), “Tìm hiểu vấn đề chậm trễ trong phát hện lao”. Tóm tắt Hội nghị khoa học về lao và bệnh phổi. Hà Nội 1996: 1930 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu vấn đề chậm trễ trong phát hện lao”
Tác giả: Nguyễn Việt Cồ, Trần Hà
Năm: 1996
19. Đỗ Đức Hiển (1994), Góp phần tiêu chuẩn hoá X quang phổi BK âm tính ở người lớn, Luận án phó tiến sĩ khoa học y dược, Học viện Quân Y, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần tiêu chuẩn hoá X quang phổi BK âm tính ở người lớn
Tác giả: Đỗ Đức Hiển
Năm: 1994
21. Đỗ Đức Hiển (1999), “Phân tích hình ảnh X quang trong lao phổi”, Bài giảng bệnh lao và bệnh phổi, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hình ảnh X quang trong lao phổi”, Bài giảng bệnh lao và bệnh phổi
Tác giả: Đỗ Đức Hiển
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 1999
22. Đỗ Đức Hiển (1994), Góp phần tiêu chuẩn hoá X quang phổi BK âm tính ở người lớn, Luận án phó tiến sĩ khoa học y dược, Học viện Quân Y, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần tiêu chuẩn hoá X quang phổi BK âm tính ở người lớn
Tác giả: Đỗ Đức Hiển
Năm: 1994
23. Đỗ Đức Hiển (1999), “Tổng quan về hình ảnh X.quang trong lao phổi”, Bài giảng bệnh lao và bệnh phổi, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 199-204 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan về hình ảnh X.quang trong lao phổi”, "Bài giảng bệnh lao và bệnh phổi
Tác giả: Đỗ Đức Hiển
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 1999
25. Hoàng Văn Huấn (2001), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X quang chuẩn, cắt lớp vi tính và ELISA trong chẩn đoán lao thâm nhiễm ở người lớn, Luận án tiến sĩ Y học, Học viện Quân y Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X quang chuẩn, cắt lớp vi tính và ELISA trong chẩn đoán lao thâm nhiễm ở người lớn
Tác giả: Hoàng Văn Huấn
Năm: 2001
26. Hoàng Văn Huấn (2002), Đặc điểm lâm sàng, xquang chuẩn, chụp cắt lớp vi tính và ELISA trong lao phổi thâm nhiễm ở người lớn tuổi, Luận án tiến sỹ y học, Học viện quân y Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm lâm sàng, xquang chuẩn, chụp cắt lớp vi tính và ELISA trong lao phổi thâm nhiễm ở người lớn tuổi
Tác giả: Hoàng Văn Huấn
Năm: 2002
28. Lê Ngọc Hưng (1988), Nhận xét 176 trường hợp lao phổi BK (+) ở người lớn điều trị lần đầu tại Viện Lao và Bệnh phổi (từ 1/1987 đến 1- 1988), luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận xét 176 trường hợp lao phổi BK (+) ở người lớn điều trị lần đầu tại Viện Lao và Bệnh phổi (từ 1/1987 đến 1-1988)
Tác giả: Lê Ngọc Hưng
Năm: 1988
31. Lưu Thị Liên (2000), Nghiên cứu kết quả điều trị bằng công thức 2SHRZ/6HE ở bệnh nhân lao phổi AFB(+) mới của quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội từ năm 1996-1999, Luận án thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu kết quả điều trị bằng công thức 2SHRZ/6HE ở bệnh nhân lao phổi AFB(+) mới của quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội từ năm 1996-1999
Tác giả: Lưu Thị Liên
Năm: 2000
32. Lưu Thị Liên (2002): Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh lao về lâm sàng, cận lâm sàng lao HIV tại Hà Nội. Luận án tiến sĩ cấp cơ sở. HVQY 33. Lê Khánh Long (1995), Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng củalao phổi người có tuổi, Luận án thạc sỹ y học, Học viện Quân y, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của "lao phổi người có tuổi
Tác giả: Lưu Thị Liên (2002): Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh lao về lâm sàng, cận lâm sàng lao HIV tại Hà Nội. Luận án tiến sĩ cấp cơ sở. HVQY 33. Lê Khánh Long
Năm: 1995
34. Bùi Đức Luận (1996), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, miễn dịch học ở bệnh nhân lao phổi kết hợp với lao ngoài phổi, Luận án PTS y học, Học viện Quân Y Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, miễn dịch học ở bệnh nhân lao phổi kết hợp với lao ngoài phổi
Tác giả: Bùi Đức Luận
Năm: 1996
35. Nguyễn Quốc Minh (2003), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng lao phổi mới AFB (+) và kiến thức về bệnh lao ở bệnh nhân là sinh viên”, Luận văn thạc sỹ Y học, Đại học y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng lao phổi mới AFB (+) và kiến thức về bệnh lao ở bệnh nhân là sinh viên”
Tác giả: Nguyễn Quốc Minh
Năm: 2003
36. Hoàng Long Phát (1995), Đặc điểm lâm sàng, nguyên nhân tử vong ở 114 bệnh nhân lao phổi đối chiếu với giải phẫu bệnh, Luận án phó tiến sỹ khoa học y dược, Học viện Quân Y Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm lâm sàng, nguyên nhân tử vong ở 114 bệnh nhân lao phổi đối chiếu với giải phẫu bệnh
Tác giả: Hoàng Long Phát
Năm: 1995
39. Hoàng Thị Qúy, Đặng Thị Thuỳ Nhiên (2001), “Khảo sát sự chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị BN lao tại Thành Phố Hồ Chí Minh – Việt nam, năm 1999”, Nội san lao và bệnh phổi, tập 34, hội chống lao và Bệnh phổi Việt Nam, tr.113-116 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát sự chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị BN lao tại Thành Phố Hồ Chí Minh – Việt nam, năm 1999”, "Nội san lao và bệnh phổi
Tác giả: Hoàng Thị Qúy, Đặng Thị Thuỳ Nhiên
Năm: 2001
40. Ngô Thế Quân (1998), “Bệnh lao năm 2000: Những vấn đề và giải pháp”, Thông tin hoạt động CTCLQG, sè 11, CTCLQG – VLBP, tr. 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh lao năm 2000: Những vấn đề và giải pháp”, "Thông tin hoạt động CTCLQG
Tác giả: Ngô Thế Quân
Năm: 1998
41. Phạm Khắc Quảng (1994), “ Đại cương về bệnh lao”, Bệnh học lao và Bệnh phổi, Tập I, Nhà xuất bản Y học, tr.84-89 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương về bệnh lao”, "Bệnh học lao và Bệnh phổi
Tác giả: Phạm Khắc Quảng
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 1994
42. Phan Thị Quế (2005), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tiếp cận dịch vụ y tế của bệnh nhân lao phổi AFB (+) mới tại bệnh viện lao và một số huyện tỉnh Thái Bình”, Luận văn thạc sỹ Y học, Đại học y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tiếp cận dịch vụ y tế của bệnh nhân lao phổi AFB (+) mới tại bệnh viện lao và một số huyện tỉnh Thái Bình”
Tác giả: Phan Thị Quế
Năm: 2005
43. Trần Văn Sáng (1999), Vi khuẩn lao kháng thuốc cách phòng và điều trị, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vi khuẩn lao kháng thuốc cách phòng và điều trị
Tác giả: Trần Văn Sáng
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 1999
44. Nguyễn Văn Sáng (1999), Đối chiếu nội soi phế quản ống mềm, Xquang phổi với chụp cắt lớp vi tính lồng ngực trong chẩn đoán ung thư phế quản. Luận án thạc sỹ Y học, Học viện quân y Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đối chiếu nội soi phế quản ống mềm, Xquang phổi với chụp cắt lớp vi tính lồng ngực trong chẩn đoán ung thư phế quản
Tác giả: Nguyễn Văn Sáng
Năm: 1999

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w