sông Ngự Hà

6 427 0
sông Ngự Hà

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường: THPT Nguyễn Huệ Lớp: 11A7 Giới thiệu về sông Ngự Hà Ngự Hà là dòng sông bán nhân tạo. Một phần được đào mới, một phần được uốn nắn dòng chảy từ con sông Kim Long cũ, được vua Gia Long tổ chức đào, uốn nắn từ năm 1805 và hoàn tất dưới triều Minh Mạng năm 1825. Tổng chiều dài dòng sông là 3.700m, rộng 44-85m. Ngay với tên gọi Ngự Hà - "sông vua" được đặt ngay từ ban đầu cũng đủ thấy tầm quan trọng của nó đối với kinh đô Huế ngày xưa. Ngày nay nó trở thành một trong những thành phần chính của di sản văn hóa được UNESCO công nhận tại Huế. Sông Ngự Hà là một đoạn của sông Kim Long được đào vét, uốn thành hình chữ L, chảy quanh Kinh Thành Huế. Phần còn lại ở thượng lưu thuộc phường Kim Long, gọi là sông Lấp. Phần còn lại ở hạ lưu thuộc các phường Phú Hiệp và Phú Hậu. Nguyên trước kia sông Kim Long chảy phía sau phủ Phú Xuân. Năm 1803, vua Gia Long mở rộng Kinh Thành, từ đó, một phần sông Kim Long nằm trong lòng thành, dòng chảy không thông. Năm 1805, do nhu cầu vận chuyển hàng hoá ra vào Kinh Thành, vua cho khơi đào nạo vét đoạn từ Đông Thành Thuỷ Quan đến khu vực kho tàng của triều đình, gọi là sông Thanh Câu. Năm 1825, vua Minh Mạng tiếp tục cho đào đoạn từ khu vực kho tàng của triều đình đến Tây Thành Thuỷ Quan, nhập với sông Thanh Câu rồi đặt tên chính thức là Ngự Hà. Sông Ngự Hà nối liền sông Đông Ba với sông Kẻ Vạn, chia Kinh Thành ra hai phần Nam và Bắc. Trên sông Ngự Hà, từ Tây sang Đông có các cầu cống như: cống Thuỷ Quan, cống Tây Thành Thuỷ Quan, cầu Vĩnh Lợi, cầu Bình, cầu Khánh Ninh, cầu Son, cầu Ngự Hà, cống Đông Thành Thuỷ Quan, cầu Hàm Tế. Bờ Bắc sông Ngự Hà là các phường Tây Lộc, Thuận Lộc. Bờ Nam sông là các phường Thuận Hoà, Thuận Thành và một phần phường Thuận Lộc. Dòng Ngự Hà bắt đầu chảy vào kinh thành Huế từ sông Kẻ Vạn băng qua tây thành Thủy Quan, chảy ra đông thành Thủy Quan và hòa mình vào sông Đông Ba đoạn cầu Thanh Long. Đây là trục cảnh quan, tiêu thoát nước, trục giao thông thủy chủ đạo của khu vực kinh thành Huế. Vào những năm 2000, Ngự Hà đã được đưa vào khu vực I - khoanh vùng bảo vệ di tích - di sản văn hóa Huế. Sông Ngự Hà ngoài ý nghĩa dân sinh là hệ thống thoát nước duy nhất cho khu vực Thành nội Huế còn có giá trị to lớn về mặt văn hóa, lịch sử, thế nhưng nạn lấn chiếm, bồi lấp đang có nguy cơ biến Ngự Hà thành dòng sông “chết”. Những hộ dân sống hai bên bờ vô tư xả rác, nước thải xuống sông làm môi trường ở đây ô nhiễm nghiêm trọng. Sông Ngự Hà nằm trong tuyến du lịch “Ấn tượng Huế xanh” nhưng chẳng du khách nào dám khám phá vẻ đẹp của dòng sông này bởi mùi hôi nồng nặc của rác, nước thải. Mấy năm trước dự án cải tạo sông Ngự Hà đã được thành phố Huế triển khai nhưng tiếc rằng dự án này tiến hành quá chậm, chỉ nạo vét được một số đoạn nhỏ. Dự án di dời các hộ dân sống hai bên bờ sông nhằm trả lại “dáng xưa” cho Ngự Hà thì vẫn còn “treo”. Giờ đây sông Ngự Hà không thể đảm nhiệm sứ mệnh thoát nước cho khu vực kinh thành trong mùa mưa lũ. Bằng chứng là những năm gần đây cứ vào mùa mưa lũ là hàng ngàn hộ dân phải chịu cảnh ngập úng, trong khi lũ đã xuống nhiều ngày. Mong rằng dự án cải tạo sông Ngự Hà tiến hành nhanh một tí để người dân đỡ khổ trong mùa mưa lũ Ngày 26-10, UBND TP Huế đã yêu cầu các đơn vị tạm dừng thi công bờ kè sông Ngự Hà – một di tích thuộc hệ thống kinh thành Huế – để kiểm tra lại toàn bộ dự án cải tạo chỉnh trang kè sông Ngự Hà theo đề nghị từ phía Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế. Trước đó, trưa 24-10, tại bờ sông Ngự Hà thuộc đường Ngô Thế Lân, một chiếc xe xúc liên tục đào bới bờ kè bằng đá núi đã được xây dựng từ 200 năm trước. Dưới hố đào hiện ra những lớp đá gan gà dày chừng 60cm chồng khít lên nhau, nhiều viên đá vẫn còn lưu dấu đục đẽo của người xưa. Ông Lê Văn Lượng, trú số 33 Ngô Thế Lân, nói đây là một trong những đoạn kè còn nguyên vẹn nhất của sông Ngự Hà do được người dân gìn giữ từ xưa đến nay. Tại đoạn kè ven đường Lê Trung Đình thuộc phường Thuận Lộc, đoạn gần đồn Mang Cá, một bờ kè vừa được xây mới bằng đá granit và vữa ximăng. Ông Nguyễn Trọng Khuyến, phó giám đốc Ban Đầu tư và xây dựng TP Huế, chủ đầu tư dự án, cho biết dự án chỉnh trang tôn tạo sông Ngự Hà đã được UBND TP Huế phê duyệt tháng 7-2010, bao gồm cải tạo chỉnh trang bờ kè và xây dựng nhiều hạng mục khác như đường đi, thoát nước, điện chiếu sáng, bến thuyền, cây xanh. Khởi công từ giữa tháng 9-2010, dự kiến tiến hành trong ba năm. Trong số 7.550m kè của cả hai bờ, theo dự án sẽ chỉ giữ nguyên 2.265m kè còn tốt, số còn lại sẽ tháo đá ra, xây mới hoàn toàn… Theo ông Phùng Phu, giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế – đơn vị quản lý di tích sông Ngự Hà, ngoài yếu tố về thủy đạo, Ngự Hà (được vua Gia Long tổ chức đào từ năm 1805, hoàn tất năm 1825) còn được quy hoạch theo phong thủy đặc biệt trong tổng thể kinh thành Huế. Vì vậy, việc chỉnh trang sông Ngự Hà phải là một dự án trùng tu di tích. Thế nhưng, hiện nó chỉ là một dự án xây dựng cơ bản nằm trong chương trình chỉnh trang đô thị Huế. Quá trình xây dựng và triển khai dự án lại thiếu sự phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, là đơn vị quản lý di tích này. Đây là lần thứ 3 dòng sông Ngự Hà được giải cứu bằng việc nạo vét (lần 1:1992-1996, lần 2:2002-2004) và làm kè để giải quyết tình trạng ô nhiễm, ngập úng nặng trên dòng sông này. Sông Ngự Hà vốn là dòng sông nổi tiếng một thời với vai trò lưu thông hàng hóa, cấp và thoát nước cho khu vưc nội thành Huế. Đến nay, nó vẫn nổi tiếng nhưng lại theo một cách khác với các “danh hiệu”: "dòng sông bèo", "dòng sông rau muống", "dòng sông chết"; thậm chí còn là "rốn nước", nguyên nhân gây ngập úng cho kinh thành Huế,… Sau nhiều lần dư luận có ý kiến, đến nay, công trình làm kè trên sông Ngự Hà mới bắt đầu được khởi công, ngay trong mùa mưa lũ miền Trung. Có thể năm nay người dân phường Tây Lộc,Thuận Thành vẫn phải chịu tình trạng ngập úng. Tuy nhiên việc thực hiện được kế hoạch vốn nằm trên giấy trong một thời gian dài là điều đáng mừng về sự cố gắng của những bộ phận có trách nhiệm. Hy vọng dòng sông Ngự Hà và bà con quanh vùng sẽ được giải cứu trong nay mai. . Ngự Hà, cống Đông Thành Thuỷ Quan, cầu Hàm Tế. Bờ Bắc sông Ngự Hà là các phường Tây Lộc, Thuận Lộc. Bờ Nam sông là các phường Thuận Hoà, Thuận Thành và một phần phường Thuận Lộc. Dòng Ngự. Hà. Sông Ngự Hà nối liền sông Đông Ba với sông Kẻ Vạn, chia Kinh Thành ra hai phần Nam và Bắc. Trên sông Ngự Hà, từ Tây sang Đông có các cầu cống như: cống Thuỷ Quan, cống Tây Thành Thuỷ. dòng sông Ngự Hà được giải cứu bằng việc nạo vét (lần 1:1992-1996, lần 2:2002-2004) và làm kè để giải quyết tình trạng ô nhiễm, ngập úng nặng trên dòng sông này. Sông Ngự Hà vốn là dòng sông

Ngày đăng: 20/04/2015, 23:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan