tet mua xuan - ha

28 449 0
tet mua xuan - ha

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC TIÊU 1. Phát triển thể chất: - Biết lợi ích của việc ăn uống đầy đủ và hợp lý đối với sức khỏe của con người (cần ăn uống đầy đủ để có sức khỏe ) - Biết làm một số công việc tự phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày - Có kỹ năng ném trúng đích nằm ngang 2. Phát triển nhận thức: - Biết cảnh vật, cây cối, thời tiết của mùa xuân, - Biết thứ tự các mùa trong năm. - Biết tết cổ truyền là tết truyền thống của quê hương: Phong tuc, đặc điểm các loại bánh,trang trí nhà cửa, các hoạt động vui chơi giải trí. 3. Phát triển ngôn ngữ: - Biết sử dụng từ ngữ phù hợp để trò chuyện, thảo luận, nêu những nhận xét về một số đặc trưng của tết và mùa xuân như: Hoa quả, thức ăn, đặc điểm các loại bánh. - Nhận dạng được một số chữ cái trong các từ chỉ tên của một số hoa, quả, bánh 4. Phát triển thẩm mỹ: - Biết hát và vận động theo nhạc một số bài hát về tết và mùa xuân: "Sắp đến tết, mùa xuân, những khúc nhạc hồng " - Biết phối hợp các đường nét, màu sắc, hình dạng qua vẽ, nặn, cắt dán, xé, xếp hình để tạo ra các sản phẩm đa dạng về mùa xuân. 5. Phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội - Biết tham gia tích cực vào các hoạt động đón chào ngày tết. - trân trọng các truyên thống di tích văn hóa, lịch sử của địa phương - Tham gia tích cực vào hoạt động giáo dục. KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ: Tết và mùa xuân Thực hiện 2 tuần: Từ 30/11 đến 01/01/2010 Thứ Mùa xuân (1 Tuần) Tết nguyên đán (1 Tuần) 2 Hoạt động Trò chuyện về mùa xuân Hoạt động Trò chuyện về ngày tết nguyên đán 3 Hoạt động tạo hình Vẽ hoa mùa xuân Hoạt động pt vận động Ném trúng đích nằm ngang 4 Hoạt động văn học. Thơ: "Hoa cúc vàng" Hoạt dộng LQVT Thao tác đo độ dài một đối tượng 5 Hoạt động Tập tô Tập tô chử các b, d, đ Hoạt động âm nhạc hát vổ tay " sắp đến tết rồi" 6 Hoạt động Âm nhạc: Hát vỗ tay theo nhịp bài: "Mùa xuân" Hoạt động LQCC Làm quen chử các l, m. n CHUẨN BỊ I . ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI * Cho cô - Một số hình ảnh, và đồ dùng về tết và mùa xuân. - Đĩa nhạc những bài hát về mùa xuân. - Tranh minh họa bài thơ "Hoa cúc vàng" - Dụng cụ gõ đệm. Túi cát. Giấy vẽ, bút màu. - Đồ dùng học toán băng giấy để đo. - Tranh minh họa chuyện “sự tích bánh chưng bánh dày ” * Cho trẻ: - Giấy vẽ, bút màu - Mổi trẻ có môt băng giấy và que đo. II. XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG Tạo một môi trường học tập cho trẻ theo 2 chủ đề nhánh: + Tết nguyên đán. + Mùa xuân. + Sắp xếp lớp gọn gàng, bố trí đồ chơi sạch đẹp bài trí hấp dẫn - Làm đồ dùng đồ chơi phục vụ chủ đề. III. GÓC HOẠT ĐỘNG: * Góc xây dựng: Khối gỗ, đồ chơi lắp ghép * Góc phân vai: Một số hao quả mùa xuân, đồ dùng bác sỷ * Góc học tập: Sách chuyện về một số loại hoa * Góc nghệ thuật:Tranh ảnh, băng đĩa về tết và mùa xuân * Góc thiên nhiên: nươc, khăn lau, cây trong góc I. VẬN ĐỘNG PHỤ HUYNH: - Đưa tranh ảnh về tết và mùa xuân, đoạn phim quay về cảnh mùa xuân. - Các nguyên vật liệu phế thải….để làm đồ dùng đồ chơi. - Đóng góp sách báo có liên quan đến chủ đề tết và mùa xuân. V. ĐỀ XUẤT BAN GIÁM HIỆU Mua sắm thêm một số đồ dùng đồ chơi, thiết bị phù hợp với chủ đề Tuần I: Chủ đề nhánh: Mùa xuân Từ ngày 17/01/2011 đến ngày 21/01/2011 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 1. Kiến thức: - Biết một số hoa quả, thời tiết, khí hậu cùa mùa xuân. - Trẻ biết vận dụng một số kỷ năng tạo hình để vẽ hoa mùa xuân. - Hiểu nội dung bài thơ “ Hoa cúc vàng ”, biết tên tác giả - Biết hát múa bài " Mùa xuân" - Đếm đến 6, nhận biết nhóm có 6 đối tượng 2. Kỷ nămg: - Biết phối hợp chân tay nhịp nhàng khi thực hiện vận động. - Phát triển sự khéo léo qua hoạt động tạo hình. - Biết bộc lộ suy nghĩ của mình qua lời nói cử chỉ, điệu bộ. - Biết vỗ tay gõ nhịp đung với bài hát. 1. Thái độ: - Biết cất đồ dùng, đồ chơi đúng chổ và đúng nơi quy định, bỏ rác đúng nơi quy định, không khạc nhổ bừa bãi - Biết được mùa xuân có nhiều loại hoa đua nhau nở. - Mạnh dạn tự tin trong công viẹc hàng ngày. - Vui vẽ trong các hoạt động. II. CHUẨN BỊ * Cho cô - Một số hình ảnh và đồ dùng, nói về mùa xuân. - Đĩa nhạc những bài hát về mùa xuân. - Tranh minh họa bài thơ "Hoa cúc vàng" * Cho trẻ - Giấy vẽ, bút màu, vỡ tập tô. * Huy động phụ huynh - Các hình ảnh về mùa xuân trên họa Tuần I: Chủ đề nhánh: Mùa xuân Từ ngày 17/01/2011 đến ngày 21/01/2011 Hoạt động Thứ 2 17/01 Thứ 3 18/01 Thứ 4 19/01 Thứ 5 20/01 Thứ 6 21/01 Đón trẻ, thể dục sáng * Đón trẻ - Đón trẻ vào lớp hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân, chào cô, chào bố mẹ trướckhi đến lớp * TDS - Cho trẻ tập trung đội hình 3 tổ tập thể dục sáng: Tay 1. Chân 3, bụng 2 , bật Học có chủ đích Hoạt động: Trò chuyện về mùa xuân. Hoạt động Vẽ theo ý thích Hoạt động Thơ: hoa cúc vàng. Hoạt động Đếm đến 6 nhận biết nhóm có 6 đối tượng Hoạt động: Hát vận động bài "Mùa xuân" HĐNT Đi dạo Quan sát cây hoa cúc. Quan sát: Cây chuối Quan sát bầu trời Quan sát bồn hoa. Hoạt động góc Góc xây dựng: Xây dựng công trình Vườn hoa, công viên, nhà cao tầng, xây công viên. Góc phân vai: Chơi đóng vai cô giáo, bác sĩ, bán hàng bán một số hoa quả mùa xuân. Góc nghệ thuật: Vẽ, tô, nặn về một số hoa. Góc học tập: Xem tranh , hình ảnh về các loai hoa mùa xuân. Góc thiên nhiên: Lau lá cây, tưới và chăm sóc cây Hoạt động chiều Đọc đồng giao bài: hạt mưa. Làm quen bài thơ “ Hoa cúc vàng” Ôn bài thơ: Hoa cúc vàng Thực hiện vở "Bé vui học toán. Nêu gương cuối tuần Vệ sinh trả trẻ Trả trẻ tận tay phụ huynh, nhắc nhỡ trẻ cất đồ chơi , chuẫn bị đồ dùng cá nhân, chào cô, chào bố mẹ trước khi về. - Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ Thứ 2, ngày 17 tháng 01 năm 2011 HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH: Trò chuyện về mùa xuân I. MĐYC: 1. Kiến thức: - Trẻ biết những dấu hiệu đặc trưng, nổi bật của mùa xuân, trời nắng ấm hay có mưa phùn. 2. Kỹ năng: - Rèn kỷ năng trả lời câu hỏi: trọn câu, đủ ý 3. Thái độ - Giáo dục trẻ giữ vệ sinh trong mùa xuân, giữ thân thể và quần áo sạch sẽ. II. CHUẨN BỊ: - Hình ảnh về cảnh vật con người trong mùa xuân. III. TIẾN HÀNH Hoạt động 1: Trẻ đọc bài thơ: “Mùa xuân ” - Trò chuyện về nội dung bài thơ. Hoạt động 2: Quan sát mùa xuân. - Cho trẻ quan sát hình ảnh về mùa xuân Trò chuyện về mùa xuân - Lần lượt cho trẻ nhận xét về cảnh vật, con người trong hình ảnh như thế nào? - Cô giáo trò chuyện gợi hỏi để trẻ nói về các đấu hiệu đặc trưng, nổi bật của mùa xuân. + Thời tiết: Nắng ấm dể chịu hay có mưa phùn + Cây cối: đâm chồi nảy lộc, nhiều hoa quả. + Con vật: Có nhiều ong bướm, chim - Giáo dục trẻ chăm sóc bảo vệ cây xanh. Hoạt động 2: Hát bài lá xanh. - Cho trẻ hát vận động bài "Lá xanh" Hoạt động 3: Trò chơi: Bốn mùa. Cô hướng dẫn luật chơi, cách chơi và tổ chức cho trẻ chơi. - Cho trẻ chơi 2-4 lần. Hoạt động 4: Nhận xét tuyên dương. - Chuyển hoạt động HĐNT: Cho trẻ đi dạo I. MĐYC - Trẻ biết được quạng cảnh sân trường, biết được thời tiết trong ngày. - Phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định. - Nhằm thỏa mãn nhu cầu vận động cho trẻ II. CHUẨN BỊ - Chuẩn bị sân bãi sạch sẽ cho trẻ dạo chơi - Một số đồ chơi: bóng, dây, phấn III. TIẾN HÀNH Hoạt động 1: Dặn dò trẻ trước lúc ra sân, khi ra sân vừa đi cô vừa trò chuyện ,cảnh vật xung quanh cho trẻ biết: bầu trời, cây, hoa, - Các con thấy xung quanh có gi? - Mùa này là mùa gì? - Vì sao con biết mùa xuân? - Mùa xuân cây cối đâm chồi nảy lọc, Sắp đến tết Hoạt động 2: Trò chơi vận động: chuyền bóng Rồng rắn lên mây Cho trẻ nhắc lại luật chơi cách chơi Cho trẻ chơi 3-4 lần Hoạt động 3: Cho trẻ chơi tự do với các đồ chơi trên sân trường. Cô bao quát trẻ Đánh giá cuối ngày: Thứ 3, ngày 18 tháng 01năm 2011 HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH: HĐTH Vẽ theo ý thích. I. MĐYC: 1.Kiến thức: - Luyện cách vẽ mà trẻ đã học để tạo nên sản phẩm 2 .Kỹ năng - Rèn kỹ năng vẽ tô màu cho trẻ, kỷ năng cầm bút. 3. Thái độ Trẻ có ý thức hoàn thành sản phẩm của mình và của bạn II. CHUẨN BỊ: - Tranh mẫu của cô, vỡ, bút màu cho trẻ. III. TIẾN HÀNH Hoạt động 1: Trẻ hát bài "Màu hoa" - Cho trẻ hát bài “ Màu hoa” - Trò chuyện về bài hát… Hoạt động 2: Quan sát tranh mẩu - Cho trẻ quan sát và nhận xét tranh mẫu: (hình ảnh, màu sắc) - Cụ làm mẫu vừa giải thích hướng dẫn cho trẻ cách thực hiện. - Nhắc trẻ cách cầm bút, cách tô màu - Cô hỏi ý định trẻ vẽ gì, vẽ như thế nào? - Cho trẻ vẽ trên không. - Cho trẻ vẽ - Khi trẻ thực hiện cô bao quát, gợi ý và nhắc nhỡ trẻ hoàn thành sản phẩm. - Cho trẻ đưa sản phẩm lên giá trưng bày. - Cho trẻ nêu ý thích và nhận xét về sản phẩm của mình và của bạn. - Cô nhận xét tập thể, cá nhân và tuyên dương trẻ. Hoạt động 3: Cho trẻ dọn đồ dùng và chuyển hoạt động khác HĐNT : Quan sát cây hoa cúc I. MĐYC - Nhằm mở rộng sự hiểu biết của trẻ về cảnh vật xung quanh - Phát triển khả năng quan sát, diễn đạt ngôn ngữ. - Giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên. II. CHUẨN BỊ: Địa điểm cho trẻ quan sát: - Một số tình huống xẩy ra. Một số đồ chơi: bóng, sỏi, III. TIẾN HÀNH: Hoạt động 1: Cho trẻ quan sát Cây hoa cúc - Đây là cây gì? Hoa cúc có đặc điểm gì? Hoa cúc thường nở vào mùa nào? - Cô giáo dục trẻ phải chăm sóc hoa, khong hái hoa, bẻ cành Hoạt động 2 : Trò chơi : mèo đuổi chuột Gieo hạt - Cô nêu cách chơi, luật chơi .Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi - Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần Hoạt động 3: Cho trẻ chơi tự do với đồ dùng đồ chơi. HĐC: Làm quen bài thơ: “ Hoa cúc vàng”. I. MĐYC - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, trẻ hiểu nội dung bài thơ - Phát triển khả năng cảm nhận nhịp điệu, vần thơ cho trẻ. - Giáo dục trẻ chăm sóc bảo vệ cây xanh II. CHUẨN BỊ: Tranh minh hoạ bài thơ. III. TIẾN HÀNH Hoạt động 1: Làm quen bài thơ: “ Hoa cúc vàng”. - Cô giới thiệu tên bài thơ tên tác giả. - Cô đọc cho trẻ nghe 2 lần. - Cô cho trẻ đọc cùng cô nhiền lần với các hình thức khác nhau. - Cho trẻ nhắc lại tên bài thơ tên tác giả Hoạt động 2: Cho trẻ chơi tự do các góc vệ sinh trả trẻ Đánh giá cuối ngày: Thứ 4 ngày 19 tháng 01 năm 2011 HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH : Thơ “ Hoa cúc vàng” I. MĐYC: 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên bài thơ và tên tác giả. - Trẻ hiểu nội dung bài thơ nói về cảnh vật và con người khi mùa xuân đến. - Cảm nhận được âm điệu êm dịu của bài thơ và bộc lộ cảm xúc cá nhân một cách vui tươi, hồn nhiên thể hiện qua nét mặt, cử chỉ điệu bộ khi đọc thơ 2 Kỹ năng: - Phát triển khả năng, tư duy, chú ý, tưởng tượng , sáng tạo và ngôn ngữ mạch lạc 3 Thái độ: - Giáo dục trẻ yêu thiên nhiên và chăm ngoan hơn khi mình lớn thêm 1 tuổi II. CHUẨN BỊ: Tranh bài thơ, hoa cúc vàng III. TIẾN HÀNH Hoạt động 1: - Cho cháu xem băng video “ Cảnh chợ hoa “ - Cô cũng có 1 bài thơ nói về loài hoa rất đẹp , các con chú ý nghe cô đọc bài thơ này nhé Hoạt động 2: Cô đọc thơ cho trẻ nghe Lần 1 : Cô đọc diễn cảm kết hợp cử chỉ, nét mặt, ngữ điệu Lần 2: cô đọc kết hợp tranh phông,các nhân vật rời Hoạt động 3: Đàm thoại - Bài thơ nói về loại hoa nào? - Trong bài thơ tả hoa mai như thế nào ? Hoạt động 4:Trẻ đọc thơ - Cả lớp đọc thơ cùng cô 2 lần. Cho lần lượt tổ nhóm, cá nhân trẻ đọc - Cô cho trẻ đọc nối tiếp nhau Hoạt động 5: Trò chơi”Thi cắm hoa” Cô giới thiệu cách chơi , luật chơi. Cô tổ chức cho trẻ chơi. HĐNT: QS cây chuối I. MĐYC - Trẻ nhận biết được đặc điểm cấu tạo, ích lợi của cây chuối - Trẻ chơi thành thạo trò chơi - Phát triển khả năng quan sát nhận xét - Trẻ hoạt động tích cực, thích đựợc chăm sóc cây xanh II. CHUẨN BỊ - Địa điểm - thời tiết III. TIẾN HÀNH Hoạt động 1: Qs cây chuối - Đàm thoại: đây là cây gì? cây chuối có đặc điểm gì? - Cô giáo dục: quả chuối có nhiều vitanim Hoạt động 2: Trò chơi :ô tô và chim sẻ Bóng xì hơi - Trẻ nhắc LCCC, Cho trẻ chơi- Cô bao quát trẻ [...]... hôm nay cô sẽ dạy cho lớp mình - Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả - Hát mẫu cho trẻ nghe 1 lần Cho trẻ hát cùng 2 lần - Cho trẻ nhắc lại tên bài hát, tên tác giả Hoạt động 3: Để bài hát này hay hơn thì cô sẽ vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp - Cô hướng dẫn trẻ cách vỗ tay: cô vỗ mẫu - Cho trẻ vỗ tay 3 - 4 lần - Cho cả lớp vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu nhanh bài hát - Cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân... trời - Cô cho trẻ quan sát và nhận xét - Bầu trời hôm nay như thế nào? nắng hay mưa? vì sao cháu biét? - Thế mùa này là mùa gì? vì sao cháu biết? - Sắp đến tết , các con thấy không khí như thế nào? Hoạt động 2 : Trò chơi " Mèo đuổi chuột" - Cô nêu cách chơi, luật chơi - Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần Hoạt động 3: Cho trẻ chơi tự do với đồ dùng đồ chơi HĐC: Trò chơi dân gian " rồng rắn lên mây" I MĐYC: -. .. triển khả năng quan sát nhận xét - Trẻ hoạt động tích cực, thích đựợc chăm sóc cây xanh II CHUẨN BỊ - Địa điểm - thời tiết III TIẾN HÀNH Hoạt động 1: Qs cây quất - Đàm thoại: Đây là cây gì? Cây quất có đặc điểm gì? - Cô giáo dục: Quả quất có nhiều vitanim Hoạt động 2: Chơi trò “Ai nhanh hơn” - Trẻ nhắc LCCC, Cho trẻ chơi- Cô bao quát trẻ Hoạt động 3: Hướng trẻ chơi tự do- Cô bao quát trẻ HĐC: làm quen... Ôn số lượng 5 - Cho trẻ đi tìm nhóm đồ dùng xung quanh lớp có số lượng 5 - Cô gõ xắc xô trẻ đếm 5 tiếng Hoạt động 3: Tạo nhóm có số lượng 6 Cho trẻ xếp tất cả bông hoa ra thành hàng ngang - Cho trẻ xếp 5 chiếc lá tương ứng dưới mỗi bông hoa - Số hoa và lá như thế nào với nhau? - Số nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy? - Số nào ít hơn? ít hơn là mấy? - Muốn số lá bằng số hoa ta phải làm gì? - Có 5 chiếc... Hoạt động âm nhạc - Biết bộc lộ suy nghĩ của mình qua lời nói cử chỉ, điệu bộ - Biết vỗ tay gõ nhịp đúng với bài hát - Hình thành kỹ năng bò thấp 3 Thái độ: - Biết cất đồ dùng, đồ chơi đúng chổ và đúng nơi quy định, bỏ rác đúng nơi quy định, không khạc nhổ bừa bãi - Trân trọng các truyền thống di tích văn hóa, lịch sử của địa phương - Mạnh dạn tự tin trong công viẹc hàng ngày - Tham gia tích cực vào... lễ rất vui đó là ngày gì? - Đến tết bố mẹ thuêòng làm gì? - Thấy bố mẹ bận rộn các con giúp bố mẹ làm gì? - Đến tết mọi người mặc áo quần đẹp đi thăm nhau, chúc tết và các con được bố mẹ đưa đi thăm ông bà, người thân - Các con được người lớn mừng tuổi - Tết có những món ăn rất ngon đó là gì? ( bánh chưng, mứt, bánh kẹo ) - Đến tết thường tổ chức những trò chơi dân gian gì? - Cô nhấn mạnh lại Hoạt động... tượng, 2 Kỹ năng - Rèn kỹ năng đếm, Sắp xếp nhóm trong phạm vi 6 3 Thái độ: - Biết giữ gìn đồ dùng khi học tập II CHUẨN BỊ - Mỗi trẻ 6 bông hoa, 6 chiếc lá.Thẻ số từ 1 - 6 , có 2 thẻ số - Đồ dùng của cô giống của trẻ nhưng kích cở to hơn - Một số đồ dùng đồ chơi có số lượng 6 đặt xung quanh lớp(Phù hợp chủ đề) III TIẾN HÀNH Hoạt động 1: Cho trẻ hát bài hát "mùa xuân" - Trò chuyện về bài hát - Trò chuyện... thấp chui qua cổng - Làm mẫu lần 1: Cô làm mẫu toàn phần - lần 2 cô làm mẫu kết hợp miêu tả và giải thích vận động bò phối hợp tay chân, bò qua cổng không chạm cổng - Cho trẻ nhắc lại cách thực hiện và Mời 2 trẻ lên làm thử - Cho trẻ lượt lần thực hiện ( 3lần) Hoạt động 4: Trò chơi vận động: Cướp cờ - Cô giới thiệu LC,CC - Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần Hoạt động 5: Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng, 2 tay vẩy... thơ - Dạy cháu đọc thơ thông qua hội thi “ Ai đọc thơ hay nhất” + Cả lớp đọc ( 2 lần ) + Nhóm đọc nối tiếp + Cá nhân đọc qua mô hình minh họa ( Cô chú ý sửa phát âm cho trẻ ) Hoạt động 5: Dán hoa ngày tết - Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi - cô tổ chức cho trẻ chơi Nhận xét- kết thúc HĐNT: QS cây quất I MĐYC - Trẻ nhận biết được đặc điểm cấu tạo, ích lợi của cây quất - Trẻ chơi thành thạo trò chơi -. .. vật xung quanh - Phát triển khả năng quan sát, diễn đạt ngôn ngữ - Giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên II CHUẨN BỊ:Địa điểm cho trẻ quan sát: - Một số tình huống xẩy ra Một số đồ chơi: bóng, sỏi, III TIẾN HÀNH: Hoạt động 1: Cho trẻ quan sát bầu trời - Cô cho trẻ quan sát và nhân xét - Bầu trời hôm nay như thế nào? nắng hay mưa? vì sao cháu biét? - Thế mùa này là mùa gì? vì sao cháu biết? - Cô khái quát . Phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội - Biết tham gia tích cực vào các hoạt động đón chào ngày tết. - trân trọng các truyên thống di tích văn hóa, lịch sử của địa phương - Tham gia tích cực vào. sắc) - Cụ làm mẫu vừa giải thích hướng dẫn cho trẻ cách thực hiện. - Nhắc trẻ cách cầm bút, cách tô màu - Cô hỏi ý định trẻ vẽ gì, vẽ như thế nào? - Cho trẻ vẽ trên không. - Cho trẻ vẽ - Khi. thế nào với nhau? - Số nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy? - Số nào ít hơn? ít hơn là mấy? - Muốn số lá bằng số hoa ta phải làm gì? - Có 5 chiếc lá thêm 1 chiếc lá nữa là mấy? - Cho trẻ thêm

Ngày đăng: 20/04/2015, 18:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan