tiểu luận Văn hoá trong Slogan

33 702 0
tiểu luận Văn hoá trong Slogan

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Văn hoá trong Slogan Slogan là một câu văn ngắn gọn, súc tích, chứa đựng cô đọng nội dung thông điệp mà các nhà quảng cáo muốn gửi đến người tiêu dùng. Mục đích xuất hiện và tồn tại của Slogan chính là để người tiêu dùng nhớ đến bản thân nó, nghĩa là nhớ đến mẫu quảng cáo và sản phẩm được quảng cáo theo phản ứng tâm lý dây chuyền, sau khi có thể quên hết các nội dung ngôn ngữ khác trong mẫu quảng cáo. Do đó, lựa chọn một slogan độc đáo, hiệu quả và không gây phản cảm đối với công chúng là một công việc quan trọng và là một nghệ thuật sáng tạo không thể xem nhẹ trong quá trình thực hiện mẫu quảng cáo. Thiết nghĩ, lướt qua một số slogan xuất hiện trên báo chí trong thời gian qua cũng là cách mở ra một góc nhìn về văn hoá quảng cáo ở nước ta hiện nay. Do không thể chuyển tải hết nội dung thông tin của toàn bộ mẫu quảng cáo, các nhà quảng cáo buộc phải lựa chọn một khía cạnh cần nhấn mạnh nào đó để đưa vào slogan. Thông thường, nội dung của slogan có thể là gợi lại hay hứa hẹn lợi ích cho người tiêu dùng, chẳng hạn "lợi ích đôi chân", "cơ hội lớn nhất trong năm để sở hữu xe Ford" , hoặc nhấn mạnh lại chất lượng vượt trội của sản phẩm, chẳng hạn "điểm mười cho chất lượng", "ấn tượng khó phai" Dạng slogan có nội dung này xuất hiện nhiều trong các mẫu quảng cáo trên báo chí, đặc biệt đối với các mặt hàng Thành phố Hồ Chí Minh, mỹ phẩm, đồ dùng điện tử, xe hơi Trong bối cảnh các nhà sản xuất và phân phối liên tục tung ra các chương trình quà tặng, xổ số, khuyến mãi như hiện nay, chúng còn có thể kết hợp đảm nhận thêm nhiệm vụ khuyến dụ người tiêu dùng mua hàng để trúng thưởng, kiểu như "mua xe BMW, trúng xe BMW". Nhìn chung, ngôn từ của slogan thường được sử dụng khá sang trọng, chăm chút, thậm chí có khi bóng bẩy quá đà như "ru giấc mơ hồng" của một hãng sản xuất quạt máy. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chúng dễ bị bỏ quên và trở nên nhàm giữa một "rừng" các mẫu quảng cáo sản phẩm cùng loại. Để gây ấn tượng hơn, một số slogan chuyển mục tiêu "đánh" vào tình cảm, tâm lý của người tiêu dùng. Tình cảm gia đình, đặc biệt là tình cảm của các bà mẹ dành cho con nhỏ, được các hãng sữa khai thác tối đa, từ "giúp bé thông minh ngay từ đầu", "soi bước thiên tài" đến "cho bé niềm vui sáng tạo", đến độ một vị bác sỹ đã phải đánh tiếng trên báo với các bà mẹ rằng, không phải cứ ra hãng sữa là mua được trí thông minh cho các cháu bé! Tâm lý thích nổi trội và thích được phong "sành điệu" của một số cô cậu mới lớn thì nằm trong tầm nhắm của một số hãng xe, nhất là xe gắn máy. Công ty S, liên tục tung ra những câu khẩu hiệu ngắn củn như "cơn lốc xanh", "đầy kiêu hãnh", "thấy sẽ tin" , đọc lên nghe lưng lửng như "khiêu khích" tính háo thắng của đối tượng khách hàng mục tiêu dạng này. Tuy nhiên, về khía cạnh chinh phục tâm lý khách hàng, có vẻ như chưa có slogan nào qua mặt câu "luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu" của công ty bảo hiểm P, trong việc "mơn trớn" những thượng đế tiềm năng. Một số ý kiến trao đổi với người viết đã cho rằng, cái khéo của slogan này ở chỗ vừa thể hiện sự quan tâm và tôn trọng khách hàng, vừa hứa hẹn bảo đảm chất lượng dịch vụ theo cái cách người Việt Nam rất thích là khiêm tốn, không "lên gân", chưa kể âm điệu trầm bổng nghe rất thuận tai. Một thứ tình cảm phổ biến khác là tình yêu tổ quốc, lòng tự hào dân tộc. Dĩ nhiên, những câu slogan khai thác chủ đề này chỉ phục vụ thị trường Việt Nam, người tiêu dùng Việt Nam. Cho đến nay, có lẽ thành công nhất vẫn là câu "nâng niu bàn chân Việt" của công ty dày dép B., (khi tiếp cận thị trường nước ngoài, công ty buộc phải thay thế bằng thông điệp khác là "chất lượng bạn có thể cảm nhận" - " The quality you can feel"). Có vẻ như một số công ty nước ngoài đã nhận ra đây là lĩnh vực dễ gây sự đồng cảm trong tâm hồn người Việt và đã tận dụng những cơ hội lớn trong năm như kỳ SEA Games 22 năm ngoái để cùng người tiêu dùng Việt Nam "chúc mừng chiến thắng", "Việt Nam vô địch" Tuy nhiên, theo chúng tôi, thành công nhất có lẽ là câu slogan ngắn gọn "tôi yêu Việt Nam" của hãng xe H. sự đơn giản của câu này có ý nghĩa như một lời xác nhận trực tiếp, không quanh co, chân thành, dễ làm người tiêu dùng "cảm kích" mà quên đi đây là một tuyên bố trong quảng cáo chứ không phải là do một khách du lịch nước ngoài thốt ra. Những đặc điểm chung của một slogan hiệu quả là độc đáo, mới mẻ, gây bất ngờ, khó quên và ngắn gọn. Sự độc đáo, mới mẻ giúp người tiếp nhận chú ý đến thông điệp của slogan giữa hàng loạt những mẫu quảng cáo khác. Tuy vậy, lạm dụng đặc điểm này theo hướng khai thác các thủ pháp gây sốc, nhất là xem nhẹ yếu tố văn hoá truyền thống và thị hiếu của đông đảo công chúng, thì có thể phản tác dụng. Có thể thấy những câu slogan từng xuất hiện cách đây mấy năm như "đến chậm gặm xương" của công ty phát chuyển nhanh, đến nay đã không còn "đất sống". Một thủ pháp gây chú ý khác là việc sử dụng những câu chữ phức tạp, vô nghĩa hoặc gây khó hiểu cho đa số người tiếp nhận, kiểu như "người Úc gọi là bia" của hãng bia F những năm 1998 - 1999. Câu slogan "một cảm giác rất Yo-Most" của một công ty sữa thật ra thuộc vào loại này, nhưng may mắn đã được người tiêu dùng ưu ái đón nhận và đã trở nên quen thuộc. Tuy nhiên, thỉnh thoảng vẫn còn thấy xuất hiện những câu slogan không rõ ràng lắm về ngữ nghĩa ở những mẫu quảng cáo cần sự chính xác để tạo niềm tin. Chẳng hạn, một trong những câu slogan trong loạt quảng cáo rầm rộ cho một tủ sách dạy kinh doanh của tổ chức quốc tế M. là "kinh doanh phát đạt hơn, nhanh hơn". Nhiều nhà kinh doanh cũng không hiểu rõ "kinh doanh nhanh hơn" là kinh doanh như thế nào, là quyết định nhanh hơn, quay vòng vốn nhanh hơn hay còn ý nghĩa nào khác! Văn hoá… quảng cáo Trong cơ chế thị trường hiện nay, quảng cáo có rất nhiều lợi ích trong việc giúp lưu thông hàng hoá… Tuy nhiên, việc thể hiện quảng cáo như thế nào cho có văn hoá vẫn là chuyện dài “nhiều tập” (VOV)_Phải thừa nhận rằng, trong cơ chế thị trường hiện nay, quảng cáo có rất nhiều lợi ích trong việc giúp lưu thông hàng hoá. Quảng cáo có tác dụng làm người nghe hiểu và biết thêm nhiều về các sản phẩm trên thị trường, Quảng cáo giúp các nhà kinh doanh bán được nhiều sản phẩm. Quảng cáo còn là nguồn thu để để tái đầu tư vào các chương trình truyền hình… Đặc biệt, đối với các bà mẹ đang nuôi con nhỏ, quảng cáo là một “cứu cánh” hữu hiệu trong việc dỗ con, cho con ăn… Tuy nhiên, quảng cáo như thế nào để có văn hoá nhưng vẫn thu hút được khách hàng thì vẫn là việc đáng bàn. Hiện nay, trên truyền hình hầu như chương trình nào cũng chen quảng cáo, nhiều khi người xem cảm thấy như bị tra tấn. Nhất là các chương trình ca nhạc, trò chơi…. cứ sau một đoạn chương trình lại kèm quảng cáo với thời gian kéo dài cũng không kém. Còn chuyện nội dung quảng cáo, có lẽ nhiều người, nhất là các cụ già phải đặt câu hỏi: Chẳng lẽ văn hoá thời nay lại xuống cấp như vậy ư? Chẳng hạn, quảng cáo dầu gội đầu Rejoyce có đoạn người mẹ đón vợ chồng con trai và cháu ở xa mới về, tuyệt nhiên bà mẹ chồng không để mắt đến cô con dâu mà còn nhìn với thái độ coi thường, chỉ ôm lấy con trai mình, đến khi thấy mùi dầu gội đầu này, ông bố mới thốt ra câu: “Xuân là con dâu tốt”. Thật nực cười, chỉ qua mùi dầu gội đầu mà đánh giá được cả một con người. Nhưng không buồn bằng việc hành động của bà mẹ đi ngược lại truyền thống hiếu khách của cha ông ta. Cũng ở quảng cáo Rejoyce, có cảnh một cô gái nhìn một cô khác với ánh mắt khinh miệt và nói: “Em kiếm giùm chị đôi bông tai đi. Hừ, để rồi xem”…. Tất cả những hành động đó có lẽ ai cũng cảm nhận được bởi nó “ngang phè phè” và cảm thấy như chính mình bị xúc phạm. Nguy hiểm hơn, những hành động, lời nói này rất dễ bị trẻ con- khán giả trung thành của các chương trình quảng cáo- học và làm theo. Thật tội nghiệp, đầu óc non nớt của chúng như tờ giấy trắng đã bị người lớn vô tình vẽ vào những ấn tượng không mấy có “văn hoá”. Vẫn biết, khi cắt giảm hoặc chỉnh sửa các chương trình quảng cáo trên truyền hình sẽ kéo theo vô số các vấn đề “tế nhị” của cả người đăng và nhận quảng cáo. Nhưng đây là việc cần phải làm để trả về cho các chương trình quảng cáo đúng với bản chất lành mạnh của nó, bởi quảng cáo cũng cần có văn hoá./. 03/11/2006 Tàu chìm. Những thùng gỗ chứa trà trôi bềnh bồng trên Ấn Độ Dương. Mặc áo phao, ngồi trên thuyền thoát hiểm, cậu chủ hàng người Anh chèo đến từng thùng, viết tên mình trên mặt gỗ. Ai không quảng cáo, sẽ chết. Hôm sau, báo chí khắp nơi loan tin: tàu chở trà Lipton bị chìm. Với những bức ảnh minh chứng rất ấn tượng. Thương hiệu Lipton nổi danh và sống mãi đến hôm nay. Phương cách ấy là quảng cáo nai hay quảng cáo cáo? Quảng cáo đã đi vào đời sống mỗi người, tấn công đến tận phòng ngủ, nên câu hỏi nêu trên chỉ là một cách nói, vì dù ngây thơ và dễ thương như nai, hay ma giáo như cáo, quảng cáo là những cách tác động lên tiềm thức và ý thức của đối tác nói chung. Quảng cáo là nhắm bắn vào đầu và tim khách hàng tiềm năng, nhưng mũi tên phải trúng ngay ví tiền. Con người luôn tò mò. Cái mới lạ kích thích não trạng. Những nhà khảo cổ đã tìm thấy các quảng cáo có lẽ là đầu tiên trên những bức tường vừa được quật lên từ bảy thế kỷ Pompei hoàng kim trước Công Nguyên, bên bờ sông Sarno của vịnh Neapel (Italia). Thời ấy, người biết chữ còn quá ít, nên quảng cáo tượng hình. Mãi đến thế kỷ 15, khi Gutenberg tìm ra kỹ thuật in ấn, những tờ bướm quảng cáo được xem là "giấy thông minh". Quảng cáo sẽ chỉ dừng lại ở "tuyên truyền chính trị", kêu gọi nhập ngũ, phổ biến những lời hứa hão huyền của những đám lãnh tụ chính trị lưu manh có tổ chức. Quáng cáo sẽ không có sứ mệnh nhiều mặt như ngày nay, nếu không có cuộc cách mạng công nghiệp từ năm 1850 giúp loài người sản xuất đại trà. Trước đó một chút, năm 1849, quyền tự do báo chí được khẳng định như một bước tiến văn minh và dân chủ, giúp quảng cáo có sân dụng võ. Quảng cáo là gì? Quảng cáo là "quậy". Nói tới nói lui. Gần như nhồi sọ. Cố gào lên bằng mọi âm tầng, âm vực, âm thanh. Khêu gợi và gợi mở túi tiền. Quảng cáo cho ai? Cho lợi ích của người muốn quảng cáo, dĩ nhiên. Nhưng nếu lượng thông tin của quảng cáo đem lại sự hữu ích cho người tiêu dùng chẳng hạn, thì nhất cử lưỡng tiện cho cả thế giới tiêu dùng. Quảng cáo để bán hàng, để quảng bá thương hiệu, tìm nhà đầu tư, thuyết phục đối tác cùng làm ăn. Tương tác mang tính kinh doanh ấy là một phương cách tiếp thị nhắm vào nhóm mục tiêu. Có thể B-to-C hay B2B. Cũng có thể nhằm kích cầu doanh số. Hoặc chỉ đơn giản là lấy tiếng tốt cho mình. Quảng cáo cái gì? Sản phẩm, thông tin cần phát tán, sự thành công, đánh bóng tên tuổi, cơ hội thị trường, hình ảnh công ty nhưng với sự sáng tạo và đa dạng trong thể hiện. Quảng cáo như thế nào? Với một ông đạo mạo ngồi điện thoại sau bàn làm việc có bảng vàng đề chữ giám đốc thật to ư? Hay quảng cáo bằng chiếc xe hơi đậu trước tòa nhà công ty vô cảm, không một bóng cây xanh! Có khi kèm khẩu hiệu một cách trơ trẽn! Hay chữ nghĩa dày đặc khô khan và chẳng ai muốn đọc. Lối quảng cáo ấy là xưa rồi Diễm! Quảng cáo kiểu ấy thì nai chẳng ra nai mà cáo chẳng hề cáo. Là tương tác được lập trình với thông tin chọn lọc, sự kích động tinh tế, sự thuyết phục và cả sự lèo lái tinh vi, quảng cáo cần tạo ảnh hưởng khéo léo đến nỗi người tiêu dùng phải vui sướng và tự nguyện móc tiền túi ra mua, và còn tự hỏi: sao bây giờ mình mới biết mà mua. Quảng cáo thường đi kèm với một lời hiệu (slogan) như một số lời thường gặp ngắn gọn mà ấn tượng trong bảng sưu tầm kèm theo đây, chẳng hạn: Ba hai một của tôi - Ebay Tận hưởng - Coca Cola Ăn sáng muôn năm - Rama Giờ nào cũng tốt - Mc Donalds Cảm nhận mọi thứ - Nintendo Bay cao, trả thấp - German Wings Hello, motto - Motorola Luôn luôn có mặt, luôn luôn gần gũi, luôn luôn thấu hiểu - Provincial Có ai đó không? - Cartias Chẳng phải thủ thuật, ấy là Sony Hãy để chân bạn thở - Geox Sáng như ban ngày - Osram Sức mạnh của giấc mơ - Honda Nghĩ khác - Apple Tất cả cho giây phút này - Lufhansa Luôn luôn - Coca Cola Làm việc như dân chuyên nghiệp - Bosch Xe hơi để sống - Renault Biết mấy bà muốn gì - Bauknecht Trả tiền bằng tên xịn của bạn - Americain Express Kính trọng là điều đầu tiên - Kính Tiên Chính vì thế: Dell Ngày đi, Johnny Walker đến Ngôi sao tốt trên mọi nẻo đường - Mercedes Giá bò sát đất, mãi mãi - Wal-mart Quyến rũ dịu dàng nhất, từ khi có Sôcôla - Milka Kết nối và cùng lớn lên - Vieteuronet.com Lời hiệu thường nêu bật ưu điểm, sự khác biệt, sự độc đáo. Lời hiệu nên dễ hiểu, dễ nhớ, đơn giản, thu hút, hùng biện, không hợm mình và đôi khi nên có chút mắm muối của vần điệu, ấn tượng, tình cảm khoan khoái nhẹ nhàng, sự lãng mạn hay trí tưởng tượng phong phú, hoặc thư giãn, hài hước, chơi chữ, mà trọng tâm thông tin được chuyển tải không bị mờ nhạt. Nếu tôi là Hai Lúa, có lẽ không dễ tiếp thu những lời có cánh kiểu "không ai hiểu thời tiết bằng chúng tôi" (quảng cáo sơn), "nền tảng của sự thăng hoa" (hàng dệt), "ấm áp đến từng phút giây" (bình nước nóng), "5 trong 1", "viêm gan, viêm gan, viêm gan " đến nỗi người nghe không biết tên thuốc muốn quảng cáo là gì! Ngoài ra, những "số 1", "hàng đầu", "nhất", "thượng hạng", "hoàn hảo" vẫn còn phổ biến vì chưa luật hóa đầy đủ để nghiêm cấm và từng trị những hình thái quảng cáo gây nhầm lẫn, thậm chí lừa phỉnh, xập xí xập ngầu với sự giả trá. Thế nhưng, một bức ảnh hơn ngàn câu chữ, những áp phích dài rộng bằng cả một cao ốc chọc trời ở Rio de Janeiro, hình quảng cáo bằng tia laser bắn lên màn đêm, các hình ảnh tươi mát nhan nhản trên báo chí và truyền hình. Khinh khí cầu. Băng rôn sau đuôi máy bay bà già tà tà bay lượn. Xe taxi. Xe tải. Phim. Internet. SMS. Tất cả đang tìm cách vượt qua lối quảng cáo bằng lời và nhạc của đài phát thanh. Đã có quá nhiều bức ảnh ẩn tàng sự khêu gợi chính đáng và khêu gợi bất chính, hoặc gây sợ hãi và có khi là sự ghê tởm hoặc giận dữ. Quảng cáo đã từng xâm hại suy nghĩ và tình cảm của trẻ thơ như thế nào? Có khi xâm phạm những phạm trù đạo đức rất nghiêm trọng. Vì thế, phải có một văn hoá quảng cáo: văn hoá là không làm mất thì giờ người khác, không xả rác bừa bãi. Một rừng pa nô ngoài trời chờ bạn: dọc đường vào Mũi Né, đường rời phi trường Nội Bài về Hà Nội, bờ Thủ Thiêm của sông Sài Gòn Nhưng lái xe qua những vòng xoay như Hàng Xanh mà ngắm nghía các quảng cáo ngoài trời, thì có thể sẽ phải ngắm luôn giường bệnh ở Chợ Rẫy. Quảng cáo phải nhắm đến hiệu quả. Đã có nhiều quảng cáo kiểu quăng tiền qua cửa sổ. Quảng cáo xong rồi chết. Nhưng cũng phải nhìn nhận 3 điều sau đây: Một, không quảng cáo sẽ chết. Hai, không quảng cáo thì tôi chỉ là triệu phú (lời của tỷ phú Paul Getty). Và ba: quảng cáo thật tốt cho một sản phẩm xấu là cách tự tử rất hiệu quả, và khá nhanh chóng. Quảng cáo không thành công thì phải chỉnh lại sản phẩm. Vì chính chất lượng là một cách quảng cáo tuyệt vời. Quảng cáo nên trung thực, chính xác, rõ ràng, có căn cứ khoa học và đầy tính nghệ thuật. Quảng cáo hiện đại thường được gói gọn trong bốn chữ P: picture (hình ảnh), promise (lời hứa), prove (chứng minh) và push (thúc đẩy). Những dạng thức phổ biến khác như đĩa CD, VCD, catalogue, phim banner, hộp đèn néon, điện thoại (nhưng không nên gọi điện quảng cáo hay đòi tiền điện thoại lúc nửa đêm!), quà tặng (hộp quẹt, lịch, bút bi, mũ, áo T-shirt ) hoặc trò chơi lồng quảng cáo (chương trình "Siêu thị may mắn" hay "Hãy chọn giá đúng" trên tivi). Nếu không phát minh ra điện, rồi Internet, thì quảng cáo sẽ còn nhiều mảng tối. Quảng cáo không chỉ để bán một sản phẩm nào đó, mà còn tạo ra thói quen tiêu dùng, thói quen sinh hoạt giống nhau. Chẳng phải tình cờ khi có lon Cola của một hãng nước ngọt nào đó trong tay một diễn viên điện ảnh, một thương hiệu trên mũ vận động viên đua xe Thể Thức 1, một chai nước suối trên bàn hội nghị của nguyên thủ quốc gia. Cũng chẳng phải tình cờ khi Marilyn Monroe nói: tôi đi ngủ với Channel 5. Tiền cả đấy! Con người mau chán lắm. Vì thế, quảng cáo không thể cứng đơ theo năm tháng, dù là lời khuôn vàng thước ngọc. Việt Nam hiện nay với doanh số quảng cáo hàng năm xấp xỉ 400 triệu đôla Mỹ (khoảng một phần ngàn doanh số toàn thế giới), trong đó có 45% là quảng cáo trên tivi và 22% trên báo chí. Khoảng 3.000 doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam chỉ với thị phần 20% sẽ phải tiếp tục cạnh tranh gian khổ với Saatchi&Saatchi Vietnam, Leo Burnett Vietnam, DYR Vietnam, Lowe Lintas Vietnam và JWT Vietnam cùng nhiều đại gia khác đang đến trong thời sau WTO. Thế mạnh của ta sẽ chính là văn hoá chăng? Và sự sáng tạo? Kỹ năng tiếng Việt? Sành tâm lý người Việt? Hay duyên ngầm? Xin các công ty quảng cáo như Đất Việt, Sài Gòn, VMC, quảng cáo Trẻ, Vina TAF, Thái Bình Dương Goldsun, Mai Thanh và Vinaxad minh chứng. Steuart Henderson Britt đã ví von rất hay: không quảng cáo thì giống như vẫy tay chào người mình yêu, nhưng lại ngồi trong bóng tối. Bạn biết bạn muốn gì nhưng cô ấy lại chẳng hiểu điều bạn muốn. Chủ ngân hàng Alvin Muncheneyer: "Bạn khen bạn hết xẩy, tuyệt vời: đó là chào hàng. Bạn khen cô ấy: đó là quảng cáo. Nhưng cô ấy nghe người khác khen bạn thực sự tuyệt vời: đó là quan hệ công chúng (public relations)". Quảng cáo hay nhất không phải là quảng cáo truyền hình, mà là truyền miệng. Theo Thể thao văn hóa và Đàn ông 03/11/2006 Quảng cáo là phần không thể thiếu của kinh doanh. Nhưng quảng cáo ở mức độ nào và theo phương cách nào để đạt hiệu quả lại không hề dễ dàng. Thị trường Việt Nam phù hợp với những hình thức quảng cáo như thế nào? Quảng cáo: Cộng đồng nói dối <! [if !vml] ><! [endif] >Ông Trần Ngọc Dũng, Giám đốc nghiên cứu, công ty Nghiên cứu thị trường FTA Việt Nam: Người tiêu dùng Việt Nam rất nhạy cảm… Nói về điểm mạnh và điểm yếu của quảng cáo Việt Nam, ông Dũng cho rằng điểm mạnh nằm ở sự thấu hiểu thị trường và người tiêu dùng. Điểm yếu cũng nằm ở chính điều này, vì người Việt Nam sẽ chủ quan cho rằng mình có thể hiểu tốt người tiêu dùng. Nhưng thương hiệu ngày nay ít khi nhắm đến đối tượng rộng (mass market) mà thường chỉ nhắm vào một phân khúc cụ thể và khá hẹp (ví dụ: người trẻ tuổi từ 20-25, đi làm, thành đạt, có tư tưởng hướng ngoại, muốn thể hiện mình…), thế nên cần có cái nhìn khách quan hơn thông qua nhiều tầm nhìn, góc nhìn khác nhau, bao gồm nghiên cứu thị trường. Một điểm yếu nữa là một bộ phận của quảng cáo Việt Nam chưa xây dựng, hoặc hướng khách hàng của họ xây dựng chiến lược dài hơi, đồng nhất. Những “miếng bánh” lẻ tẻ, không đồng nhất hầu như đạt hiệu quả thấp, cho có với người ta. Ông Dũng cho rằng, so với các nước khác trong khu vực thì tại Việt Nam, xây dựng một thương hiệu dễ hơn nhiều vì: ít cạnh tranh hơn nhiều đối thủ, nhiều thị trường mới chưa có thương hiệu nào khai phá, người tiêu dùng “rảnh rỗi” hơn, có nhiều thời gian xem quảng cáo, tham gia khuyến mãi, hội chợ… hơn. Tuy nhiên, người tiêu dùng Việt Nam lại cũng rất nhạy cảm, dễ tin vào lời “đồn miệng” (Word of Mouth). Những gì không tốt, phản cảm sẽ nhanh chóng bị phản ứng dữ dội, nhiều khi là quá mức bình thường. Do đó, cẩn trọng là điều đặc biệt cần chú ý ở Việt Nam. Nhiều người cho rằng, quảng cáo ở Việt Nam chỉ dựa vào truyền thông. Ông Dũng cũng cho rằng, ở nước nào cũng như vậy, truyền thông luôn rất quan trọng. Tuy nhiên ở Việt Nam khi dân trí chưa cao (người tin tưởng báo chí khá tuyệt đối), nên cũng cần có kiểm soát để tránh tình trạng lạm dụng. Tương lai với nhiều mặt báo hơn sẽ giúp cân bằng hơn, người tiêu dùng có thể có nhiều nguồn tham khảo hơn, khách quan hơn, không tin (mù quáng) như trước. Qua thực tế khảo sát và kinh nghiệm trong ngành của ông, người tiêu dùng Việt Nam thường dễ tiếp nhận với những hình thức quảng cáo nào và kênh truyền thông nào thường được các nhà làm quảng cáo lựa chọn để truyền thông điệp quảng cáo của mình? Ông Dũng tự tin khẳng định: các kênh truyền thông được ưa chuộng là: Tivi, báo, tạp chí, billboard tại điểm bán là những kênh hàng đầu. Trong khi đó khuynh hướng mới như: online, trực [...]... khích mọi người cứ vi phạm luật giao thông, cứ xả rác bừa bãi ra đường phố!?… Quảng cáo sản phẩm là cần thiết nhưng văn hoá trong quảng cáo lại càng cần thiết hơn Quảng cáo có văn hoá là biểu thị sự có văn hoá của người làm ra sản phẩm, nó không chỉ quảng bá cho thương hiệu của mình trong quảng đại quần chúng nhằm bán được nhiều sản phẩm hơn, mặt khác còn giúp cho người tiêu dùng lựa chọn được sản... tố thành công đầu tiên là vấn đề văn hoá trong việc quảng bá sản phẩm Tuy nhiên, trong lĩnh vực này, dư luận đã nhiều lần phải lên tiếng vì sự quảng cáo “lấy được” của không ít nhà sản xuất Nhiều người đã từng bị xúc phạm đến mức phẫn nộ khi chứng kiến màn quảng cáo của một hãng chuyển phát nhanh khi đưa ra hình ảnh là một cục xương to tướng cùng lời bình thiếu văn hoá: Đến chậm gặm xương!? Hoặc màn... phim cất vào kho, có kịch chỉ làm màu trong hội diễn, chắc chẳng nên có thêm hoa hậu chỉ để ngắm nhìn - Chúng ta cũng đang trong giai đoạn loạn giải thưởng, loạn danh xưng, loạn các cuộc bình chọn Cái gì cũng khoác lên một cái áo quá rộng Theo ông, nó sẽ có tác hại gì? Hay nó có ích lợi cho ai không? - Xã hội cần có những chuẩn mực văn hoá, và khi những chuẩn mực văn hoá đó thiếu thuyết phục do thiếu tiêu... hiệu mạnh tại Việt Nam Trong quá trình đó thì chắc chắn sẽ có nhiều vấp váp, sai lầm, hoặc “tai bay vạ gió” Nhưng có lẽ chỉ ngồi không làm gì thì mới tránh khỏi được mọi sai phạm - Tại sao người Việt hiểu văn hoá Việt, hiểu tâm lý và thị hiếu người Việt nhưng vẫn đưa ra những sản phẩm quảng cáo không phù hợp với thuần phong mỹ tục? - Hiểu văn hoá và tâm lý người tiêu dùng chỉ là một trong những yếu tố... không phản đối thi nhiều vì đấy cũng là một hoạt động văn hoá như bao nhiêu hoạt động văn hoá khác mà thôi - Nếu một cô gái có trên mình đầy đủ các danh hiệu nhan sắc (bởi cô ấy có mặt ở hầu hết các cuộc thi) chắc là cô ấy sẽ cao quý hơn các cô khác? - Khi hỏi câu này, chắc bạn cũng đã có câu trả lời: chỉ số cao quý của con người không chỉ nằm trong nhan sắc Điều ấy có lẽ đã được khẳng định từ cả ngàn... kịch liệt trong những lần sau Về hướng đi của mình trong việc nghiên cứu thị trường, ông Dũng cho rằng, công ty ông sẽ luôn nghiên cứu người tiêu dùng trên nền tảng văn hoá Vì đâu mà người tiêu dùng có hành vi, thái độ như hiện nay? Hiểu được vấn đề sâu xa, cốt lõi này, giải quyết hoặc cảm thông với vấn đề này sẽ tạo được sự đồng cảm sâu sắc với người tiêu dùng Đây chính là tiêu chí chính trong các... Ai đó nói rằng, quảng cáo là nghề… “nói láo ăn tiền”, vì thế ngay trong thang bậc xã hội Mỹ, quảng cáo cũng bị xếp rất thấp (theo cuốn “Quảng cáo thoái vị PR lên ngôi”) Là người làm nghề lâu năm, ông có nhận xét gì? - Ở Việt Nam, tất cả đều trong một giai đoạn mới phát triển và còn rất nhiều khiếm khuyết và sơ hở, mà quảng cáo là một trong những thứ đó Tôi thích nhìn ở khía cạnh tích cực là mình đang... nền văn hoá Việt Ông có cho rằng, cốt lõi của một sản phẩm quảng cáo là nó phải đảm bảo phù hợp với thẩm mỹ của mỗi dân tộc bản địa? - Trường hợp phản cảm này thì cũng có nhưng cũng thỉnh thoảng thôi! Và xu hướng có lẽ sẽ ngày càng ít đi Việc này là do các chiến dịch của các thương hiệu đa quốc gia thường được xuất phát từ các chiến dịch toàn cầu mà những người thể hiện nó thường không nắm rõ văn hoá. .. mẫu quảng cáo phân biệt đối xử, được quy định cấm trong văn bản luật Nhưng đây đó trên báo trong các thông tin tuyển dụng, những yêu cầu này cứ hiện như một lẽ đương nhiên Những quảng cáo thổi phồng về chức năng và công dụng sản phẩm đã biến những thứ mặt hàng thực phẩm bông phèng thành thuốc tiên chữa bách bệnh Những thẩm mỹ viện chỉ có thể làm vài tiểu phẫu nhỏ bỗng chốc thành đại mỹ viện có thể “sơn... 20% thị phần nhỏ lẻ, như phần vụn bánh mà các công ty quảng cáo nước ngoài còn bỏ lại Mà trong số đó, con số làm ăn phát đạt chỉ có một vài Trong một vài kia thì năm sau số lượng lại giảm so với năm trước Thế nên, thật dễ hiểu vì sao người ta sẵn sàng làm mọi giá để có được các hợp đồng quảng cáo Và khi đó, văn hoá quảng cáo đã không còn được đặt lên hàng đầu Nội dung trung thực cũng sẽ phải đẩy xuống . Văn hoá trong Slogan Slogan là một câu văn ngắn gọn, súc tích, chứa đựng cô đọng nội dung thông điệp mà các nhà quảng cáo muốn gửi đến người tiêu dùng. Mục đích xuất hiện và tồn tại của Slogan. khác! Văn hoá quảng cáo Trong cơ chế thị trường hiện nay, quảng cáo có rất nhiều lợi ích trong việc giúp lưu thông hàng hoá Tuy nhiên, việc thể hiện quảng cáo như thế nào cho có văn hoá vẫn. hiểu văn hoá Việt, hiểu tâm lý và thị hiếu người Việt nhưng vẫn đưa ra những sản phẩm quảng cáo không phù hợp với thuần phong mỹ tục? - Hiểu văn hoá và tâm lý người tiêu dùng chỉ là một trong

Ngày đăng: 20/04/2015, 12:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan