ĐTGHKII TV LỚP 5 10 - 11

14 277 0
ĐTGHKII TV LỚP 5 10 - 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ THI GIỮA HỌC KỲ II năm học 2010 – 2011 Môn : Tiếng Việt đọc Thời gian : 30 phút Ngày thi : 01 /02/2011 Điểm Chữ ký GV coi Nhận xét GV chấm Chữ ký GV coi Toàn bài Đọc thành tiếng Đọc thầm và làm bài tập Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân Hội thi thổi cơm ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa. Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa. Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh như sóc, thoăn thoắt leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cắm ở trên ngọn. Có người leo lên, tụt xuống, lại leo lên… Khi mang được nén hương xuống, người dự thi được phát ba que diêm để châm vào hương cho cháy thành ngọn lửa. Trong khi đó, những người trong đội, mỗi người một việc. Người thì ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông. Người thì nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, người thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm. Mỗi người nấu cơm đều mang một cái cần tre được cắm rất khéo vào dây lưng, uốn cong hình cánh cung từ phía sau ra trước mặt, đầu cần treo cái nồi nho nhỏ. Người nấu cơm, tay giữ cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng. Các đội vừa thổi cơm vùa đan xen nhau uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ nồng nhiệt của người xem hội. Sau độ một giờ rưỡi, các nồi cơm được lần lượt trình trước cửa đình. Mỗi nồi cơm được đánh một số để giữ bí mật. Ban giám khảo chấm theo ba tiêu chuẩn: Cơm trắng, dẻo và không có cháy. Cuộc thi nào cũng hồi hộp và việc giật giải đã trở thành niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng. Theo Minh Nhương Dựa vào nội dung bài đọc khoanh tròn vào chọn ý trả lời đúng nhất Câu 1 : Hội thi thổi cơm ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ đâu? A Bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc B Bắt nguồn từ truyền thống dân tộc ta. C Bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa. Câu 2 : Hội thi thổi cơm ở làng Đồng Vân được bắt đầu bằng công việc gì? A Bắt đầu bằng việc giã thóc, giần sàng thành gạo. B Bắt đầu bằng việc lấy lửa. C Bắt đầu bằng việc vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông D Tất cả các công việc trên. Trường TH Bình Hòa Đông Lớp : Năm …… Họ và tên : …………………………… Câu 3 : Để có được kết quả cao mỗi thành viên trong đội phải phối hợp với nhau như thế nào ? A Phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau. B Phối hợp nhịp nhàng với nhau. C Phối hợp ăn ý với nhau. D Phối hợp rời rạc, mỗi người một việc , ai xong thi thôi. Câu 5 : Qua bài văn, tác giả thể hiện tình cảm gì đối với một nét đẹp cổ truyền trong văn hóa của dân tộc ? A Thể hiện tình cảm trân trọng đối với một nét đẹp cổ truyền trong văn hóa của dân tộc. B Thể hiện tình cảm tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong văn hóa của dân tộc. C Thể hiện tình cảm trân trọng, tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong văn hóa của dân tộc. Câu 6 : Em hãy ghi lại một câu ghép trong các câu sau: “Trong khi đó, những người trong đội, mỗi người một việc. Người thì ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông. Người thì nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, người thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm.” …………………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………. Câu 7 : Các vế của câu ghép trên được nối với nhau bằng gì? ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… Câu 8 : Đặt một câu ghép thể hiện quan hệ tăng tiến : …………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………… Câu 9 : Đặt một câu ghép thể hiện quan hệ nguyên nhân – kết quả : …………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………… Câu 10 : Hãy ghi lại một câu ca dao, tục ngữ hoặc thành ngữ thể hiện truyền thống “Nhớ nguồn” ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………… ĐỀ THI GIỮA HỌC KỲ II năm học 2010 – 2011 Môn : Tiếng Việt đọc Thời gian : 30 phút Ngày thi : 01 /02/2011 Điểm Chữ ký GV coi Nhận xét GV chấm Chữ ký GV coi Toàn bài Đọc thành tiếng Đọc thầm và làm bài tập Thái sư Trần Thủ Độ Trần Thủ Độ là người có công lập nên nhà Trần, lại là chú của vua và đứng đầu trăm quan, nhưng không vì thế mà tự cho phép mình vượt qua phép nước. Có lần, Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông, muốn xin riêng cho một người làm chức câu đương. Trần Thủ Độ bảo người ấy: - Ngươi có phu nhân xin cho làm chức câu đương, không thể ví như những câu đương khác. Vì vậy, phải chặt một ngón chân để phân biệt. Người ấy kêu van mãi, ông mới tha cho. Một lần khác, Linh Từ Quốc Mẫu ngồi kiệu đi qua chỗ thềm cấm, bị một người quân hiệu ngăn lại. Về nhà, bà khóc: - Tôi là vợ thái sư mà bị kẻ dưới khinh nhờn. Ông cho bắt người quân hiệu đến. Người này nghĩ là phải chết. Nhưng khi nghe anh ta kể hết ngọn ngành, ông bảo: - Ngươi có chức thấp mà biết giữ phép nước như thế, ta còn trách gì nữa! Nói rồi, lấy vàng, lụa thưởng cho. Trần Thủ Độ có công lớn, vua cũng phải nể. Có viên quan nhân lúc vào chầu vua, ứa nước mắt tâu: - Bệ hạ còn trẻ mà thái sư chuyên quyền, không biết rồi xã tắc sẽ ra sao. Hạ thần lấy làm lo lắm. Vua đem viên quan đến gặp Trần Thủ Độ và nói: - Kẻ này dám tâu xằng với trẫm là Thượng phụ chuyên quyền, nguy cho xã tắc. Trần Thủ Độ trầm ngâm suy nghĩ rồi tâu: - Quả có chuyện như vậy. Xin bệ hạ quở trách thần và ban thưởng cho người nói thật. Theo ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ * Khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây: Câu 1: Trần Thủ Độ là ai? A Là người có công lập nên nhà Trần. B Là người đứng đầu trăm quan. C Chú của vua. D Tất cả các ý trên. Trường TH Bình Hòa Đông Lớp : Năm …… Họ và tên : …………………………… Câu 2: Khi có người xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì? A Trần Thủ Độ đã khéo chối từ. B Đồng ý ngay cho anh ta chức câu đương. C Trần Thủ Độ đồng ý nhưng yêu cầu chặt một ngón chân người đó để phân biệt với các câu đương khác. D Phạt đến khi kêu van mãi mới thôi. Câu 3: Chuyện gì xảy ra khi Linh Từ Quốc Mẫu ngồi kiệu qua chỗ thềm cấm? A Bị một người quân hiệu chặn lại. B Có người xin chức câu đương. C Có một vị quan tâu rằng thái sư chuyên quyền. D Tất cả ý trên. Câu 4: Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lí ra sao? A Trách phạt người quân hiệu. B Hỏi người quân hiệu cho rõ ngọn ngành rồi thưởng cho vàng, lụa. C Gọi người quân hiệu đến để hỏi cho rõ chuyện. D Giận dữ với người quân hiệu. Câu 5: Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ đã làm gì? A Tâu với vua để phủ nhận điều viên quan nói. B Xin vua tha tội. C Nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho người dám nói thật. D Bực tức với viên quan. Câu 6: Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào? A Cư xử nghiêm minh với những kẻ định mua quan bán tước. B Không vì tình riêng mà xử sự trái với phép nước. C Nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỉ cương, phép nước. D Tất cả các ý trên. Câu 7: Gạch một gạch dưới chủ ngữ, hai gạch dưới vị ngữ trong từng vế của câu ghép sau: Vì con khỉ này rất nghịch nên các anh bảo vệ thường phải cột dây. Câu 8: Câu nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “Công dân” A Người làm việc trong cơ quan nhà nước. B Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước. C Người lao động chân tay làm công ăn lương. D Người lao động trí óc. Câu 9: Tìm quan hệ từ thích hợp với mỗi ô trống: a. Ông đã nhiều lần can gián . . . . . vua không nghe. b. . . . . chủ nhật này trời đẹp . . . . . chúng ta sẽ đi cắm trại. c. . . . . . giặc Tây hung tàn nhưng chúng không thể ngăn cản các cháu học tập, vui chơi, đoàn kết, tiến bộ. d. Tiếng cười . . . . . . . . . . đem lại niềm vui cho mọi người . . . . nó còn là một liều thuốc trường sinh. Trường TH Bình Hòa Đông ĐỀ THI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I năm học 2010 – 2011 Môn : Tiếng việt đọc Lớp : Năm Ngày thi : 01/02/2011 A. Bài kiểm tra đọc : ( 10 điểm ) I. Đọc thành tiếng : ( 5 điểm ) * Học sinh bốc thăm đọc một đoạn và trả lời câu hỏi do GV tự chọn trong các bài sau: 1. Thái sư Trần Thủ Độ - Trang 15 - Đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi : Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì? (Trần Thủ Độ đồng ý nhưng yêu cầu chặt ngón chân người đó để phân biệt với các câu đương khác.) - Đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi : Trước việc làm của người quân hiệu Trần Thủ Độ xử lí ra sao? (… không những không trách móc mà còn thưởng cho vàng, lụa) - Đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi : Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói như thế nào? (Trần Thủ Độ nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho người dám nói thật.) 2. Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng – Trang 20 - Đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi : Kể lại những đóng góp của ông Thiện trước cách mạng. (Trước Cách mạng, năm 1943, ông ủng hộ quỹ Đảng 3 vạn đồng Đông Dương.) - Đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi : Khi Cách mạng thành công, ông Thiện đã đóng góp gì? (Khi Cách mạng thành công, trong Tuần lễ Vàng, ông đã ủng hộ chính phủ tới 64 lạng vàng; góp vào Quỹ Độc lập Trung Ương 10 vạn đồng Đông Dương.) - Đọc đoạn 4+5 và trả lời câu hỏi : Trong kháng chiến và sau khi hòa bình lập lại, ông Thiện đã có những đóng góp gì? (Trong kháng chiến, gia đình ông ủng hộ cán bộ khu II hàng trăm tấn thóc; sau hòa bình lập lại, ông hiến toàn bộ đồn điền Chi Lê cho nhà nước.) 3. Tiếng rao đêm – Trang 30 - Đọc đoạn 1 &2 trả lời câu hỏi : Đám cháy diễn ra vào lúc nào? (Vào nửa đêm) - Đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi : Người đã dũng cảm cứu em bé là ai? (Người bán bánh giò.) - Đọc đoạn 4 và trả lời câu hỏi : Con người và hành động của người bán bánh giò có gì đặc biệt? (Đó là một thương binh nặng, chỉ còn một chân; nhưng có hành động cao đẹp, dũng cảm: anh không chỉ báo cáo cháy mà còn xả thân, lao vào đám cháy cứu người.) 4. Phân xử tài tình – Trang 46 - Đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi : Người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì? (Về việc mình bị cắp vải, người nọ tố cáo người kia lấy trộm vải của mình.) - Đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi : Quan án đã tìm ra biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải? (Quan đòi người làm chứng nhưng không có; cho lính về nhà hai người đàn bà xem xét cũng không tìm được chứng cứ; xé tấm vải làm đôi, mỗi người một nửa, một trong hai người bật khóc, quan đưa tấm vải cho người này rồi thét trói người kia.) - Đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi : Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền của nhà chùa. (Cho gọi hết sư sãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra, giao cho mỗi người một nắm thóc ngâm nước, vừa chạy đàn vừa niệm Phật, Đức Phật rất thiêng, ai gian Phật sẽ làm cho thóc trong tay người đó nảy mầm; mới vài vòng chạy, thấy một chú tiểu thỉnh thoảng hé bàn tay cầm thóc ra xem; lập tức quan cho bắt chú tiểu vì kẻ có tật mới giật mình.) 5. Nghĩa thầy trò – Trang 79 - Đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi : Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì? (Các môn sinh đến nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy; thể hiện lòng yêu quý, kính trọng thầy.) - Đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi : Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho cụ từ thuở học vỡ lòng như thế nào? ( Thầy giáo Chu rất tôn kính cụ đồ đã dạy thầy từ thuở vỡ lòng.) - Đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi : Tìm những thành ngữ, tục ngữ nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ thầy? (Uống nước nhớ nguồn; Tôn sư trọng đạo; Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.) II Đọc thầm và làm bài tập ( 5 điểm ) Bài đọc : Trường TH Bình Hòa Đông HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT ĐỌC LỚP NĂM NĂM HỌC : 2010 – 2011 A. Bài kiểm tra đọc : ( 10 điểm ) I. Đọc thành tiếng : ( 5 điểm ) GV đánh giá cho điểm dựa vào những yêu cầu sau : + Đọc đúng tiếng, đúng từ : 1 điểm ( Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng : 0,5 điểm; đọc sai từ 5 tiếng trở lên : 0 điểm ) + Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa : 1 điểm ( Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ : 0,5 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên : 0 điểm ) + Giọng đọc bước đầu có biểu cảm : 1 điểm ( Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm : 0,5 điểm; giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm : 0 điểm ) + Tốc độ đọc đạt yêu cầu : 1 điểm ( Đọc quá 1 phút đến 2 phút : 0,5 điểm; đọc quá 2 phút : 0 điểm ) + Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu : 1 điểm ( Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng : 0,5 điểm ; trả lời sai hoặc không trả lời được : 0 điểm ) Trường TH Bình Hòa Đông HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT ĐỌC LỚP NĂM NĂM HỌC : 2010 – 2011 A. Bài kiểm tra đọc : ( 10 điểm ) I. Đọc thầm và làm bài tập : ( 5 điểm ) Câu 1 2 3 4 5 Khoanh tròn C B A D C Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 6 : Em hãy ghi lại một câu ghép trong các câu sau: “Trong khi đó, những người trong đội, mỗi người một việc. Người thì ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông. Người thì nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, người thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm.” Người thì nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, người thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm. (0,5) Câu 7 : Các vế của câu ghép trên được nối với nhau bằng gì? ( dấu phẩy ) (0,5) Câu 8,9,10 tùy học sinh làm GV nhận xét phê điểm. Trường TH Bình Hòa Đông HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT ĐỌC LỚP NĂM NĂM HỌC : 2010 – 2011 A. Bài kiểm tra đọc : ( 10 điểm ) I. Đọc thành tiếng : ( 5 điểm ) GV đánh giá cho điểm dựa vào những yêu cầu sau : + Đọc đúng tiếng, đúng từ : 1 điểm ( Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng : 0,5 điểm; đọc sai từ 5 tiếng trở lên : 0 điểm ) + Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa : 1 điểm ( Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ : 0,5 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên : 0 điểm ) + Giọng đọc bước đầu có biểu cảm : 1 điểm ( Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm : 0,5 điểm; giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm : 0 điểm ) + Tốc độ đọc đạt yêu cầu : 1 điểm ( Đọc quá 1 phút đến 2 phút : 0,5 điểm; đọc quá 2 phút : 0 điểm ) + Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu : 1 điểm ( Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng : 0,5 điểm ; trả lời sai hoặc không trả lời được : 0 điểm ) Trường TH Bình Hòa Đông HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT ĐỌC LỚP NĂM NĂM HỌC : 2010 – 2011 A. Bài kiểm tra đọc : ( 10 điểm ) I. Đọc thầm và làm bài tập : ( 5 điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 8 Khoanh tròn D C A B C C B Điểm Câu 7: Gạch một gạch dưới chủ ngữ, hai gạch dưới vị ngữ trong từng vế của câu ghép sau: Vì con khỉ này rất nghịch nên các anh bảo vệ thường phải cột dây. CN VN CN VN Câu 9: Tìm quan hệ từ thích hợp với mỗi ô trống: a. Ông đã nhiều lần can gián nhưng vua không nghe. b. nếu chủ nhật này trời đẹp thì chúng ta sẽ đi cắm trại. c. mặc dù giặc Tây hung tàn nhưng chúng không thể ngăn cản các cháu học tập, vui chơi, đoàn kết, tiến bộ. d. Tiếng cười . . . . . . . . . . đem lại niềm vui cho mọi người . . . . nó còn là một liều thuốc trường sinh. (không những … mà/ không chỉ…mà) [...]... viết, có thể cho các mức điểm : 4 ,5 – 4 – 3 ,5 - 3 – 2 ,5 – 2 - 1 ,5 – 1 – 0 ,5 Trường TH Bình Hòa Đơng Lớp : Năm …… Họ và tên : ………………………… ĐỀ THI GIỮA HKII NĂM HỌC 2 010 – 2 011 Mơn : Tiếng việt viết Thời gian : 60 phút Ngày thi : 02 / 03 / 2 011 Điểm chính tả Điểm tập làm văn Điểm tồn bài a) Chính tả : Nhận xét GV chấm Chữ ký gv coi và chấm Coi thi chấm thi b) Tập làm văn : ( 5 điểm ) ( thời gian 40 phút )... viết từ 15 câu trở lên + Mở bài : Giới thiệu đồ vật tả có trong dòp nào ? ( 0 ,5 điểm ) + Thân bài : - Tả bao quát : Hình dáng, chất liệu, màu sắc …( 1 ,5 điểm ) - Tả bên ngoài : ( 1 điểm ) - Tả bên trong : ( 1 điểm ) - Việc sử dụng: ( 0 ,5 điểm ) + Kết bài : Nêu cảm nghĩ ( 0 ,5 điểm ) + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ - Tùy theo... đồng vắng Tháo chiếc bu-gi ra xem, nhưng đơi mắt anh khơng nhìn chiếc bu-gi mà chăm chú quan sát mặt đất phía sau cột cây số./ b) Tập làm văn : ( 5 điểm ) ( thời gian 40 phút ) Đề bài : Hãy tả một đồ vật mà em thích nhất Trường TH Bình Hòa Đơng HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM Mơn : Tiếng việt viết Lớp năm Năm học 2 010 – 2 011 2 Bài kiểm tra viết : ( 10 điểm ) a) Chính tả ( 5 điểm ) - Đánh giá cho điểm :...Trường tiểu học Bình Hòa Đơng ĐỀ THI KIỂM TRA GIỮA HKII Mơn : Tiếng việt viết Lớp Năm Năm học 2 010 – 2 011 Ngày thi : 02 / 03 / 2 011 B Kiểm tra viết ( 10 điểm ) a) Chính tả : ( 5 điểm ) ( thời gian 20 phút ) Viết một đoạn trong bài : Hộp thư mật Hộp thư mật Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ Bao giờ hộp thư cũng... tả, chữ viết rõ ràng, trình bài đúng đoạn văn : 5 điểm Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh ; không viết hoa đúng quy đònh ) , trừ 0 ,5 điểm * lưu ý : Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao – khoảng cách – kiểu chữ, hoặc trình bày bẩn ….bò trừ 1 điểm toàn bài b) Tập làm văn : ( 5 điểm) - Đảm bảo các yêu cầu sau, được 5 điểm : + Viết được bài văn tả người đủ các phần . viết sạch sẽ. - Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm : 4 ,5 – 4 – 3 ,5 - 3 – 2 ,5 – 2 - 1 ,5 – 1 – 0 ,5. ĐỀ THI GIỮA HKII NĂM HỌC 2 010 – 2 011 Môn : Tiếng. viết Lớp Năm Năm học 2 010 – 2 011 Ngày thi : 02 / 03 / 2 011 B. Kiểm tra viết ( 10 điểm ) a) Chính tả : ( 5 điểm ) ( thời gian 20 phút ) Viết một đoạn trong bài : Hộp thư mật b) Tập làm văn : ( 5. Thân bài : - Tả bao quát : Hình dáng, chất liệu, màu sắc …( 1 ,5 điểm ) - Tả bên ngoài : ( 1 điểm ) - Tả bên trong : ( 1 điểm ) - Việc sử dụng: ( 0 ,5 điểm ) + Kết bài : Nêu cảm nghĩ ( 0 ,5 điểm )

Ngày đăng: 20/04/2015, 11:00