1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

1 tiết TV 9 - HK2 (10-11)

2 438 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 67,5 KB

Nội dung

TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI TỔ NGỮ VĂN KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT HK II – Năm học 2010-2011 Tuần 34 Tiết 157 Tên HS:………………………… Lớp: 9/… Điểm: Nhận xét của giám khảo: I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Câu 1. Ý nào nhận xét đúng về khởi ngữ? A. Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ. B. Khởi ngữ nêu lên đề tài được nói đến trong câu. C. Có thể thêm một số quan hệ từ trước khởi ngữ. D. Tất cả các ý trên đều đúng. Câu 2. Câu nào sau đây không có khởi ngữ? A. Miệng ông, ông nói, đình làng, ông ngồi. B. Cá này rán thì ngon. C. Về trí thông minh thì nó nhất. D. Sách Ngữ văn thì nó có cả khối. Câu 3. Câu nào sau đây không chứa thành phần cảm thán? A. Có lẽ văn nghệ sĩ rất kị “trí thức hóa” nữa. B. Ôi những cánh đồng quê chảy máu. C. Bác đã đi rồi sao Bác ơi! C. Trời ơi, chỉ còn có năm phút! Câu 4. Thành phần biệt lập của câu là gì? A. Bộ phận không tham gia vào diễn đạt nghĩa sự vật, sự việc trong câu. B. Bộ phận đứng trước chủ ngữ, nêu sự việc được nói đến trong câu. C. Bộ phận tách khỏi chủ ngữ và vị ngữ, chỉ thời gian, địa điểm được nói đến trong câu. D. Bộ phận chủ ngữ hoặc vị ngữ của câu. Câu 5. Câu nào sau đây có sử dụng thành phần phụ chú? A. Này, hãy đến đây nhanh lên! B. Chao ôi, đêm trăng đẹp quá! C. Mọi người, kể cả nó, đều nghĩ là sẽ muộn. D. Tôi đoán chắc là anh ta không đến. Câu 6. Dòng nào dưới đây chỉ chứa những từ ngữ được dùng trong phép thế? A. đây, đó, kia, thế, vậy… B. cái này, việc ấy, vì vậy, tóm lại,… C. nhìn chung, tuy nhiên, dù thế, nếu vậy,… D. và, rồi, nhưng, vì, để, nếu,… Câu 7. Dòng nào sau đây sử dụng phép tu từ nhân hóa? A. Sương mai mù mịt khắp xóm. B. Sương hồng lam ôm ấp mái nhà tranh. C. Sương trắng rỏ đầu ngọn bút. D. Sương tan dần trong hơi ấm mặt trời. Câu 8. Câu thơ: “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” có sử dụng phép tu từ gì? A. So sánh B. Ẩn dụ. C. Hoán dụ. D. Nhân hóa. Câu 9. Nghĩa tường minh: A. Là nghĩa được nhận ra bằng cách suy đoán. B. Là nghĩa được tạo nên bằng cách nói ẩn dụ. C. Là nghĩa được tạo nên bằng cách nói so sánh. D. Là nghĩa diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trên câu. Câu 10. Điều kiện để sử dụng hàm ý? A. Người nói (viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu. B. Người nghe (đọc) có năng lực giải đoán hàm ý. C. Cả A và B đúng. D. Cả A và B sai. Câu 11. Cho câu: “Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đậm sắc hơn.”. Cụm từ in đậm làm thành phần gì trong câu? A. Khởi ngữ. B. Trạng ngữ chỉ thời gian. C. Trạng ngữ chỉ nơi chốn. D. Trạng ngữ chỉ thời gian và nơi chốn. Câu 12. Từ im đậm trong câu: “Rõ ràng tôi không thích những viên đá.” là thành phần gì? A. Khởi ngữ. B. Thành phần tình thái. C. Thành phần phụ chú. D. Thành phần cảm thán. II. TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: (2 đ) a. Viết lại các câu sau, chuyển bộ phận in đậm thành khởi ngữ trong câu. a1. Bức tranh đẹp nhưng cũ quá! a2. Tôi có đất những tôi chưa có nhà. b. Tìm khởi ngữ trong câu sau và viết lại thành câu không có khởi ngữ: Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!” Câu 2: (2đ) Chỉ ra các phép liên kết có trong đoạn trích sau: “- (1)Hoạ sĩ nào cũng đến SaPa! (2)Ở đấy tha hồ vẽ. (3)Tôi đi đường này ba hai năm.(4) Trước Cách mạng tháng Tám, tôi chở lên chở về mãi nhiều hoạ sĩ như bác. (5)Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân này, hoạ sĩ Hoàng Kiệt này ” (Nguyễn Thành Long - Lặng lẽ SaPa.) Câu 3: (3đ) Viết đoạn văn ngắn (7-10 câu, nội dung tự chọn), trong đó có sử dụng câu chứa thành phần phụ chú và thành phần tình thái, gạch dưới thành phần đó. HƯỚNG DẪN CHẤM I. TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu đúng ghi 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án D B A A C A B B D C D B II. TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu Hướng dẫn nội dung Biểu điểm Câu 1: a1 Đẹp, bức tranh đẹp nhưng cũ quá! 0,5 a2 Đất thì tôi có nhưng nhà thì tôi chưa có. 0,5 b Khởi ngữ: mắt tôi 0,5 Nhìn mắt tôi các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!” 0,5 Câu 2 - Phép lặp từ ngữ: Hoạ sĩ (5)- Hoạ sĩ (4) -Hoạ sĩ (1) 1,0 - Phép thế: Đấy (2) thế cho SaPa (1) 1,0 Câu 3 - Viết đoạn văn có nội dung, đảm bảo liên kết về nội dung và hình thức. - Đảm bảo quy định về số câu, đúng chính tả. 1,0 - Có câu sử dụng thành phần phụ chú và gạch dưới 1,0 - Có câu sử dụng thành phần tình thái và gạch dưới 1,0 * Lứu ý: Không gạch dưới các thành phần không ghi điểm MA TRẬN ĐỀ: Nội dung chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Trọng số TN TL TN TL TN TL Khởi ngữ C1 (0,25) C2 (0,25) C1 (2,0) 2,5 Các thành phần biệt lập C4 (0,25) C3+C5 +C12 (0,75) 1,0 Liên kết câu và liên kết đoạn văn C6 (0,25) C2 (2,0) 2,25 Các biện pháp tu từ C7+C8 (0,5) 0,5 Nghĩa tường minh và hàm ý C9+C1 0 (0,5) 0,5 Trạng ngữ C11 (0,25) 0,25 Vận dụng kiến thức đã học vào tạo lập văn bản C3 (3,0) 3,0 Tổng điểm 1,25 1,75 7,0 10,0 Duy Nghĩa, 04.04.11 TTCM GVBM Kiều Hùng Nguyễn Văn Lộc . TRỖI TỔ NGỮ VĂN KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT HK II – Năm học 2 010 -2 011 Tuần 34 Tiết 15 7 Tên HS:………………………… Lớp: 9/ … Điểm: Nhận xét của giám khảo: I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Câu 1. Ý nào nhận xét đúng. 0,5 Câu 2 - Phép lặp từ ngữ: Hoạ sĩ (5 )- Hoạ sĩ (4) -Hoạ sĩ (1) 1, 0 - Phép thế: Đấy (2) thế cho SaPa (1) 1, 0 Câu 3 - Viết đoạn văn có nội dung, đảm bảo liên kết về nội dung và hình thức. - Đảm bảo. tường minh và hàm ý C9+C1 0 (0,5) 0,5 Trạng ngữ C 11 (0,25) 0,25 Vận dụng kiến thức đã học vào tạo lập văn bản C3 (3,0) 3,0 Tổng điểm 1, 25 1, 75 7,0 10 ,0 Duy Nghĩa, 04.04 .11 TTCM GVBM Kiều

Ngày đăng: 02/06/2015, 18:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w