Trong quan hệ hôn nhân, nếu người này không chú ý đến nhu cầu của người kia, mâu thuẫn không được giải quyết dẫn đến xung đột liên tục sẽ làm cho hôn nhân trở nên xấu đi...13 Mâu thuẫn t
Trang 1MỤC LỤC
Gia đình và quan hệ vợ chồng là sản vật của một chế độ xã hội nhất định Nó phát triển
và biến đổi cùng với sự phát triển của xã hội, phản ánh trạng thái phát triển của chế độ xã hội đó Tuy nhiên, trong vài thập kỷ gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của xã hội đã kéo theo những biến đổi to lớn trong đời sống gia đình.
Xã hội thay đổi, con người thay đổi, lối sống của họ thay đổi… và liền theo đó là bao vấn
đề khác liên quan đến con người cũng thay đổi Vấn đề mâu thuẫn gia đình tất nhiên không nằm ngoài phạm vi ấy 12 Mâu thuẫn gia đình là một vấn đề muôn thuở, con người sống với nhau không ít thì nhiều bao giờ cũng có mâu thuẫn Khi hai người chung sống với nhau, điều gì đã liên kết họ lại
và điều gì làm cho họ rời xa nhau? Mâu thuẫn gia đình bao giờ cũng là vấn đề xảy ra với đa
số người và được nhiều người quan tâm Mỗi con người đều muốn giải quyết những mâu thuẫn trong cuộc sống hôn nhân của mình, sự giải quyết này có thể làm cho người ta gần nhau hơn hoặc làm cho người ta xa nhau Sự ổn định và phát triển của quan hệ hôn nhân và gia đình phụ thuộc vào việc giải quyết những mâu thuẫn Mâu thuẫn thường nhiều chiều và phức tạp Trong quan hệ hôn nhân, nếu người này không chú ý đến nhu cầu của người kia, mâu thuẫn không được giải quyết dẫn đến xung đột liên tục sẽ làm cho hôn nhân trở nên xấu đi 13 Mâu thuẫn trong cuộc sống vợ chồng thực ra chỉ là một bước đi tự nhiên của lịch sử, để tìm hướng đi mới vào tương lai, đạt đến một trình độ phát triển cao hơn, phù hợp hơn Gia đình, muốn tồn tại và phát triển bền vững, phải trở thành một thực thể hài hòa, biết chấp nhận và quản lý mâu thuẫn một cách hợp lý Nếu giải quyết tốt, các mâu thuẫn có thể giúp cho các quan hệ được củng cố Trái lại, khi mâu thuẫn không được giải quyết dẫn đến xung đột có thể gây nên những chấn thương về tâm lý, làm bùng lên ngọn lửa thù địch và gây nên sự phẫn uất và chia ly Mâu thuẫn vừa có khả năng tạo ra sự xây dựng cũng như phá hoại trong các quan hệ Điều này đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cho sự phát triển xã hội ở Việt Nam 13 Qui luật mâu thuẫn là quy luật quan trọng của phép biện chứng duy vật vì nó vạch ra nguồn gốc động lực sự vận động phát triển của thế giới khách quan và vì nó là chìa khóa là cơ sở giúp chúng ta nắm vững thực chất của tất cả các quy luật và phạm trù của phép biện chứng duy vât Vì vậy chúng ta cần chấp nhận những nghịch lý trong mọi lĩnh vực và tìm cách giải quyết nó Đó chình là con đường đi tới thành công 13
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội, hệ thống các quan điểm chung nhất của con người về thế giới và sự nhận thức thế giới ấy Vấn đề quan
hệ giữa vật chất và ý thức (tinh thần) là vấn đề cơ bản của triết học.Triết học nhằm đưa con người tìm đến sự khôn ngoan.Vấn đề của triết học không phải nhằm giải quyết giữa vật chất và ý thức Nhưng nhằm tìm ra những chân lý toàn vẹn, tìm về sự thật(vérité), tìm về chân thiện mỹ.Tuỳ theo cách giải quyết mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản mà các nhà triết học chia làm hai phe chính: những người theo chủ nghĩa duy tâm và những người theo chủ nghĩa duy vật Tuỳ theo cách giải quyết vấn đề thứ hai mà các nhà triết học chia thành những người thừa nhận con người có thể nhận thức được thế giới (khả tri) và những người phủ nhận khả năng ấy (bất khả tri) triết học ra đời rất sớm, ngay từ khi mới ra đời, triết học đã phân làm hai phe đối lập nhau là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, và sự đấu tranh giữa hai phe ấy đã trở thành quy luật phát triển của triết học Cùng với cuộc đấu tranh ấy, trong quá trình phát triển của triết học, cũng xuất hiện và ngày càng biểu hiện sâu sắc hơn sự đối lập giữa hai phương pháp tư duy: biện chứng và siêu hình Các trào lưu triết học trong lịch sử đã có thể có những biến dạng khác nhau nhưng không thoát ra khỏi những sự đối lập ấy Lịch
sử phát triển của triết học là lịch sử đấu tranh giữa thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm, giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình Chính cuộc đấu tranh giữa hai phái duy vật và duy tâm đã thể hiện tính giai cấp của triết học Triết học là thế giới quan của một lực lượng xã hội, một giai cấp nhất định, cho nên cuộc đấu tranh trên mặt trận triết học cũng phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp về mặt tư tưởng và chính trị
Trong một phần nhỏ của triết học, quy luật đấu tranh giữa các mặt đối lập còn gọi là quy luật mâu thuẫn, là hạt nhân của phép biện chứng, nó vạch ra nguồn gốc bên trong sự vận động và phát triển của sự vật hiện tượng
Thông qua những qui luật này vận dụng vào đời sống xã hội thực tiễn, thừa nhận sự tồn tại của mâu thuẫn, của các mặt đối lập
Trang 3CHƯƠNG I:
ĐỊNH NGHĨA VÀ NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA
QUY LUẬT MÂU THUẪN
I Mặt đối lập, mâu thuẫn biện chứng
Mặt đối lập là phạm trù dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, quá trình
có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau, tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội, và
tư duy
Hai mặt đối lập cùng tồn tại trong một sự vật hiện tượng, vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau thì tạo thành một mâu thuẫn biện chứng của sự vật đó Vậy, trong hiện thực khách quan có những mặt khi liên hệ với nhau không tạo thành khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau thì không gọi là mặt đối lập
Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, quy định lẫn nhau, làm tiền đề cho nhau tồn tại và có thể chuyển hóa sang nhau giữa hai mặt đó
Sự đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó
Với tư cách là hai trạng thái đối lập trong mối quan hệ qua lại giữa các mặt đối lập, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập có quan hệ chặt chẽ với nhau
- Sự thống nhất giữa các mặt đối lập là tương đối, đó là vì sự thống nhất có quan hệ hữu cơ với sự đứng im, sự ổn định tạm thời của sự vật
- Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là tuyệt đối Vì đó là sự đấu tranh có mối quan hệ gắn bó với tính tuyệt đối của sự vận động và phát triển
Nội dung cơ bản của quy luật mâu thuẫn :
Sự cùng tồn tại của hai mặt đối lập trong sự vật, sự thống nhất giữa hai mặt đó và cuộc đấu tranh giữa chúng tạo thành nguôn gốc và động lực của sự phát triển của sự vật
Trang 4II Một số loại mâu thuẫn và ý nghĩa phương pháp luận
Muốn có nhận thức đúng và có giải pháp đúng và giải quyết mâu thuẫn thì việc hiểu được nội dung cơ bản của quy luật mâu thuẫn là chưa đủ, còn cần phải biết phân biệt một số loại mâu thuẫn
- Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài
Mâu thuẫn bên trong là sự tác động giữa các mặt đối lập ở bên trong sự vật, hiện tượng, chẳng hạn như mâu thuẫn giữa mặt đồng hóa và mặt dị hóa trong cơ thể động vật
Mâu thuẫn bên ngoài đối với sự vật là mâu thuẫn diễn ra trong mối liên hệ giữa sự vật đó với các sự vật khác nhau, chẳng hạn như mâu thuẫn cơ thể đối với môi thường xung quanh
Mâu thuẫn bên trong hay mâu thuẫn bên ngoài đều là nguyên nhân của sự phát triển Nhưng xét tới cùng thì mâu thuẫn bên trong có vai trò quyết định trực tiếp, còn mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn quan trọng không thể thiếu Mâu thuẫn bên ngoài phải thông qua mâu thuẫn bên trong mới phát huy tác dụng Chẳng hạn như việc quyết định đánh Mỹ và thắng Mỹ suy cho cùng là do nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của đảng, nhưng sự giúp đỡ to lớn về nhiều mặt của Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa khác và các lực lượng trên thế giới kể cả nhân dân tiến bộ Mỹ là vô cùng quan trọng, không thể thiếu Kết quả học tập ra sao suy cho cùng là do cá nhân sinh viên quyết định, nhưng vai trò của giáo viên và các yêu tố khác cũng rất quan trọng
- Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn chủ yếu
Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật và tồn tại trong suốt cả quá trình tồn tại, phát triển của sự vât đó Ví dụ mâu thuẫn cơ bản cũa
xã hội Việt Nam thời kì thuộc địa nửa phong kiến là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc thực dân và giữa nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến Trong sự vật phức tạp có thể có nhiều mâu thuẫn cơ bản
Trang 5Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở một giai đoạn phát triển nhất định của sự vật
- Mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng là những mâu thuẫn xảy ra trong
xã hội
Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp, những lực lượng xã hội, những xu hướng xã hội có lợi ích, địa vị cơ bản đối lập nhau Chẳng hạn như giai cấp vô sàn với giai cấp tư sản trong xã hội tư bản Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc và các dân tộc thuộc địa, phục thuộc
Mâu thuẫn không đối kháng là những mâu thuẫn giữa giai cấp, lực lượng xã hội, xu hướng xã hội đội lập nhau về lợi ích trước mắt, tạm thời, không cơ bản
Ví dụ, mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân về những mặt lợi ích tạm thời, cục bộ Ví dụ, Ngành công nghiệp cần đất nông nghiệp xây dựng xí nghiệp, còn ngành nông nghiệp muốn giữ đất đai để phát triển trồng trọt, chăn nuôi
Ý nghĩa phương pháp luận :
Phát hiện động lực của sự vận động và phát triển không phải ở lực lượng bên ngoài mà ở chính ngay trong sự vật Ví dụ, với một doanh nghiệp đang trì trệ, kém phát triển thì trước hết phải phát hiện cho được những mâu thuẫn chủ quan
và những mâu thuẫn khách quan
Đề ra cách thức giải quyết đúng mâu thuẫn sẽ thúc đẩy sự vật phát triển nhanh chóng và đúng hướng Ví dụ, khi đảng CSVN ra đời nhờ phát hiện đúng hai mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam và định ra đường lối tổ chức thực hiện đúng trong thực tiễn đã đưa cách mạng đến thắng lợi Hay khi cung lớn hơn cầu về lương thục ở đồng bằng sông cửu long đã làm giá lương thực hạ xuống thấp hơn giá thành, chính phủ đã xuất tiền mua một triệu tấn gạo là cách giải quyết tình thế Đến gần đây, giá lương thực trên thế giới và trong nước tăng khiến người dân yên tâm Tuy nhiên để giải quyết căn bản mâu thuẫn này phải bằng cách chuyển dịch cơ cấu sản xuất
Trang 6- Thừa nhận có mâu thuận chưa đủ mà quan trọng là phải biết phân loại và
có giải pháp khác nhau để giải quyết những mâu thuẫn khác nhau
- Trong hoạt động kinh doanh : cần nắm vững mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng
- Thực hành chữ nhẫn của đạo phật trong cuộc sống là một cách giải quyết mâu thuẫn giữa người với người
Nhịn được cái tức một lúc Tránh được lỗi lo trăm ngày Muốn hòa thuận trên dưới Nhẫn nhịn đứng hàng đầu Cái gốc trăm nết Nết nhẫn nhịn là cao Cha con nhẫn nhịn nhau: Vẹn toàn đạo lý
Vợ chồng nhẫn nhịn nhau: Con gái khỏi bơ vơ Anh em nhẫn nhịn nhau: trong nhà thường êm ấm Bạn bè nhẫn nhịn nhau: Tình nghĩa chẳng phai mờ
Tự mình nhẫn nhịn được, ai ai cũng mến yêu Người mà chưa biết nhẫn chưa phải là người hay
III Nhìn nhận về mâu thuẫn
Trong tất cả mọi sự vật hiện tượng đều chứa đựng những mặt đối lập Sự thống nhất cà đấu tranh của các mặt đối lập tạo thành nguồn gốc và động lực cho sự vận động và phát triển
Mâu thuẫn được cho là một khái niệm cơ bản trong triết học phương Tây nhưng theo tôi, các nhà triết học phương Đông cũng đã khái quát khái niệm này trong thuyết âm dương và ngũ hành Khái niệm mâu thuẫn là để nói về tính 2 mặt của tất cả các sự vật hiện tượng: trong âm có dương, trong tốt có xấu, như vậy mọi sự vật đều vận động theo hướng hài hòa Triết học phương Tây kết luận rằng mâu thuẫn là động lực của sự phát triển bởi vì trong mỗi một sự vật đều có
Trang 7ít nhất 2 mặt, 2 lập trường, 2 thế lực đối kháng, và các thế lực đó sẽ tìm cách triệt tiêu nhau để chiếm lĩnh chủ thể, quá trình đó đẩy mâu thuẫn phát triển đến đỉnh điểm và khi mâu thuẫn phát triển đến đỉnh điểm thì chủ thể sẽ biến đổi cả
về lượng và chất sang một hình thái mới Còn triết học phương Đông thì cho rằng, các nhân tố âm dương trong một chủ thể luôn vận động và biến đổi luân hồi, âm thịnh thì dương suy, bĩ cực thái lai, như vậy là khai thác khía cạnh thời gian của việc phát sinh và giải quyết mâu thuẫn chứ không nhìn vào khía cạnh biến đổi của chủ thể khi giải quyết mâu thuẫn
Mỗi sự vật đều chứa đựng mâu thuẫn bên trong nó bởi vì bản chất của sự vật
là động chứ không tĩnh Khi sự vật vận động thì mâu thuẫn phát sinh
Như vậy chúng ta nên hiểu rằng mâu thuẫn là đương nhiên tồn tại và là tốt chứ không phải là xấu, vì nó giúp cho sự phát triển Nếu một gia đình không có mâu thuẫn thì con người sẽ không cần hoàn thiện nữa, dẫn đến không luyện tập, không tiến hóa Nếu một xã hội không có mâu thuẫn thì các giai cấp sẽ hòa đồng như nhau, không còn động lực cạnh tranh, ai nghĩ cũng giống ai, không có bất đồng chính kiến, khi ấy lại là một tai họa, vì tất cả đều mất phương hướng, không biết đi đâu về đâu Vì thế không thể phủ nhận rằng gia đình nào cũng có mâu thuẫn, xã hội nào cũng có mâu thuẫn Vấn đề là tìm ra mâu thuẫn đó như thế nào và giải quyết mâu thuẫn đó như thế nào
Trang 8CHƯƠNG II : MÂU THUẪN VÀ NHỮNG MẶT ĐỐI LẬP TRONG
THỰC TIỄN XÃ HỘI
I Thừa nhận sự tồn tại của mâu thuẫn và học cách sống chung với nó.
Có câu chuyện: “Xưa có người bán mâu (vũ khí để đâm) và thuẫn (cái khiên) Ông ta rao mâu tôi sắc nhọn, đâm gì cũng thủng Lại nói, khiên tôi rất chắc, không gì đâm thủng Có người nghe vậy hỏi, vậy lấy mâu của ông đâm thuẫn của ông thì sẽ thế nào? Ông ta đớ họng, không trả lời được”
Mâu thuẫn là động lực để phát triển :
Trong nhiều trường hợp, mâu thuẫn tại nơi làm việc dường như là một thực tế trong cuộc sống Chúng ta đều nhận ra rằng tại những nơi có nhiều người với nhiều mục tiêu và nhu cầu khác nhau sẽ dẫn đến mâu thuẫn Và tất nhiên, các hiềm khích cá nhân gia tăng sẽ dẫn đến hậu quả đó – mâu thuẫn
Mâu thuẫn thật sự tồn tại nhưng nó không nhất thiết là một điều tồi tệ: Chỉ cần mâu thuẫn được giải quyết, nó sẽ đưa đến sự tiến bộ trong nhân cách và tính chuyên nghiệp
Trong nhiều trường hợp, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn một cách hiệu quả có thể tạo sự khác biệt giữa những kết quả tích cực và tiêu cực
Một tin tốt lành là bằng cách giải quyết tốt các mâu thuẫn, bạn có thể xử lý nhiều vấn đề hệ quả của nó cũng như nhận được những lợi ích mà bạn có lẽ không trông đợi ngay từ lúc đầu:
• Sự hiểu biết được gia tăng: Thông qua các cuộc thảo luận để giải quyết mâu thẫn, mọi người sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về hoàn cảnh của họ Và
họ cũng biết cách đạt được những mục tiêu của họ mà không ảnh hưởng đến những mục tiêu của người khác
• Sự gắn bó trong nhóm được gia tăng: Khi mâu thẫn được giải quyết thành công, lòng tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm sẽ tăng cao, khôi phục được niềm tin rằng họ có thể làm việc với nhau
Trang 9• Kiến thức bản thân được cải thiện: Mâu thuẫn thúc đẩy các cá nhân phải xem xét lại mục tiêu của họ chi tiết hơn, giúp họ hiểu được điều gì là quan trọng với họ, làm rõ trọng tâm họ hướng đến cũng như giúp gia tăng tính hiệu quả của họ
Tuy nhiên, nếu mâu thuẫn không được xử lý ổn thõa, hậu quả có thể dẫn đến thiệt hại Mâu thuẫn chuyển sang sự hiềm khích cá nhân Đội nhóm tan vỡ Tài năng bị lãng phí khi con người tách khỏi công việc của họ Và nó sẽ kết thúc trong một đường xoắn đi xuống của sự tiêu cực và tố cáo lẫn nhau
Nếu bạn có thể giữ cho đội nhóm và tổ chức của bạn làm việc hiệu quả, bạn cần chấm dứt đường xoắn đi xuống này càng sớm càng tốt
Thế nên chúng ta cần chấp nhận những nghịch lý trong mọi lĩnh vực và tìm cách giải quyết nó
II Thực tiễn quan hệ giữa bố mẹ và con cái, giữa vợ và chồng
- Ngày nay các bậc cha mẹ và con cái có thật sự chia sẻ tình cảm với nhau?
Có trẻ đã đặt ra câu hỏi: “Làm thế nào để giúp cha mẹ cháu giao tiếp tốt hơn với cháu?”, “Cháu muốn học tập từ cha mẹ để giao tiếp tốt hơn vì cha mẹ là người gần gũi với cháu nhất ?”, “Cháu phải làm gì để khoảng cách giữa cha mẹ và cháu được rút ngắn ?” Không nên để trẻ đinh ninh rằng giao tiếp, chia sẻ là đồng ý những ý muốn hay sự chờ đợi của chúng Giao tiếp, chia sẻ không là
“đồng tình với nhau” theo nghĩa đồng ý, ưng thuận, mà theo nghĩa “cha mẹ lắng nghe ý muốn của con, và có thái độ đáp lại đúng đắn” Thế nhưng tỏ thái độ đối với con cái không có nghĩa là nghiêm khắc, cứng nhắc, hay từ chối mọi sự đối thoại, mà cũng đừng rơi vào thái cực ngược lại
- Các bậc cha mẹ có biết giải mã mọi sắc thái ngôn ngữ của con cái ?
Ngược với những gì mà người lớn thường nghĩ, trẻ con ít sử dụng các từ ngữ để
“bộc lộ ý muốn” Chúng hay dùng đến dạng ngôn ngữ khác, như ngôn ngữ diễn đạt qua cơ thể Ví dụ khi trẻ có sự thay đổi về cơ thể, bản thân, thì cha mẹ phải hiểu là chúng đang cần gì Ngoài ngôn ngữ bằng chính cơ thể thì còn một ngôn
Trang 10lực mà một đứa trẻ gây ra cho người khác: tát, đánh đấm, ăn cắp, hoặc thậm chí cho bản thân nó, như nó tự gây tai nạn cho mình v.v Tình trạng bạo lực trong các trường học các vùng ngoại ô là biểu hiện của những thiếu niên không được cha mẹ lẫn xã hội quan tâm, lắng nghe
Trẻ cũng bộc lộ qua sự sợ hãi Một đứa trẻ thú nhận sự sợ hãi tức là nó muốn nói điều gì đó Nếu ta cố gắng dập tắt sự sợ hãi đó, ta sẽ không nghe được những gì
mà đứa bé định nói Một điều ngược đời mà chúng ta hay làm là tìm cách trấn an chúng mà không chịu lắng nghe trẻ đang cần gì Ví dụ, một đứa bé sợ bóng đêm, điều đó có thể là nó sợ cha nó bỏ đi, hay mẹ bỏ đi,… Những lúc này các bậc cha mẹ thường cố gắng xoa dịu bằng cách bật đèn lên hay ôm nó để vỗ về Thế là nỗi sợ hãi của con trẻ có nguy cơ phát triển thành hướng khác, gây nên những sự sợ hãi về sau này
Trẻ cũng bộc lộ lời nói qua sự tượng trưng hóa Chúng trình bày ý muốn của mình bằng các trò chơi mang tính tượng trưng Ví dụ qua hiện trạng bừa bộn của căn phòng chúng đang chơi, đứa bé muốn nói với các bậc cha mẹ rằng: “Con cho cha mẹ thấy sự hỗn loạn trong quan hệ giao tiếp còn tồn tại giữa cha mẹ và con”
- Cha mẹ có dám nói chuyện với con cái không?
Trẻ con luôn đòi hỏi quan hệ rõ ràng, sống động Nhưng nhiều bậc cha mẹ có ý muốn thoát ra, giải quyết mọi vấn đề bằng cách: “Con nên biết là cha mẹ rất yêu con chứ ?’ Nhưng điều đó chưa đủ, ngược lại đứa bé cần cha mẹ xác định rõ vai trò của mình trong mối quan hệ Nó cần người lớn như là người đối thoại, người chịu lắng nghe
Nhiều bậc cha mẹ tưởng rằng yêu quý con tức là phải làm vừa lòng nó Một quy tắc cần được tôn trọng là không nên nhầm lẫn giữa nhu cầu và ước muốn Nhiều cha mẹ khổ sở khi thấy đứa con thất vọng, đau buồn vì ước muốn của chúng không đạt được Họ cảm thấy mình có tội và muốn xoa dịu cơn đau của đứa con Với tư cách cha mẹ, chúng ta không nên vì thế mà nói: Con chờ chút đã,
mẹ sẽ chuộc lỗi với con Thay vào đó chúng ta nên nói: Con buồn vì bạn con