1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích Cầu mặt bằng cho thuê kinh doanh

24 453 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 827,5 KB

Nội dung

Thảo luận nhóm - Cầu mặt bằng cho thuê kinh doanh I. KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN DỊCH VỤ Như chúng ta đã biết thị trường bất động sản dịch vụ có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển, đóng góp thiết thực vào quá trình phát triển đô thị và nông thôn bền vững theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Cùng với sự tăng trưởng mạnh của nền kinh tế và dân số tăng nhanh trong những năm gần đây của Hà Nội nhất là sau khi Hà Nội được mở rộng; nhu cầu về mọi mặt của cuộc sống của người dân ngày càng nâng cao. Đây cũng sẽ là cơ hội rất lớn cho các nhà sản xuất và cung ứng các sản phẩm dịch vụ, nhưng vấn đề đặt ra ở đây là để tiến hành được các hoạt động sản xuất kinh doanh điều kiện quan trọng là diện tích mặt bằng kinh doanh cũng như mặt đất nện phục vụ cho các hoạt động này. Đó có lẽ vẫn là bài toán khó giải cho các nhà sản xuất kinh doanh dịch vụ Việt Nam khi muốn thuê mặt bằng kinh doanh hay địa điểm xây dựng ở trung tâm, ở nơi có vị trí đẹp, còn các khu vực ngoài trung tâm một số đang trong giai đoạn quy hoạch xây dựng nên nguồn cung còn rất hạn chế. Đặc biệt trong quá trịnh hội nhập và toàn cầu hóa như hiện nay sẽ có nhiều nhà đầu tư bán lẻ, kinh doanh khách sạn, nhà hàng…có kinh nghiệm, tiềm lực tài chính lớn mở rộng đầu tư sang thị trường Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Như vậy cầu về bất động sản cho các loại hình dịch vụ này là rất lớn và sẽ tăng cao trong thời gian tới? Trước khi đi tìm hiểu sâu và làm rõ vấn đề này chúng ta sẽ sơ lược qua những vấn đề liên quan đến BĐS DV và thị trường BĐS DV để giúp các bạn có cái nhìn một tổng quan nhất: 1. Khái niệm 1.1. Khái niệm về bất động sản và bất động sản dịch vụ. Để phân loại tài sản trong quyền sở hữu, người ta chia tài sản làm hai loại: bất động sản và động sản trong đó bất động sản dịch vụ là bộ 1 phận Thảo luận nhóm - Cầu mặt bằng cho thuê kinh doanh quan trọng cấu thành bất động sản. Thực ra cũng không có một định nghĩa rõ ràng cụ thể nào cho BĐS DV nên chúng ta sẽ tìm hiểu khái này niệm thông qua khái niệm chung về BĐS. Thuật ngữ BĐS và ĐS đã và đang được sử dụng một cách rộng rãi và được nghi nhận ở hầu hết các bộ luật theo hệ thống luật thành văn. Ở nhiều nước trên thế giới như Anh ,Pháp,Mỹ, Thái Lan…Chế định BĐS cũng đã được cụ thể hóa trong ngành luật về BĐS. Hầu hết các khái niệm về BĐS giữa các nước đều có sự thống nhất. Mặc dù còn có sự khác nhau đôi chút về việc xác định tài sản cấu thành BĐS. Ở nước ta trước khi ban hành bộ luật dân sự năm 1995, trong hệ thống pháp luật cung như trong quản lý hoạt động kinh tế, chúng ta rất ít sử dụng thuật ngữ BĐS và ĐS. Trong pháp luật kinh tế đã sử dụng các khái niệm tài sản cố định và tài sản lưu động làm nội hàm cho chúng. Bộ luật dân sự năm 1995 đã phân chia tài sản theo thông lệ và tập quán quốc tế thành BĐS và ĐS trên cơ sở các thuộc tính tự nhiên của tài sản có di rời được hay không. Theo bộ luật dân sự điều 174 đã quy định: “BĐS là các tài sản không thể di dời” bao gồm: Đất đai, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai và tài sản gắn liền với công trình, các tài sản khác gắn liền với đất đai, các tài sản khác theo quy định của pháp luật. Còn ĐS là những tài sản không phải là BĐS. BĐS gồm nhiều loại tài sản khác nhau nhưng theo quy định của pháp luật các tài sản đó phải được đăng kí nhằm đảm bảo kiểm tra kiểm soát của các cơ quan pháp luật nhà nước có thẩm quyền. Cũng như đi để thuận tiện cho các nhà đầu tư, kinh doanh , người dân khi tham gia vao thị trường BDS nhiều chuyên gia đã chia BĐS thành 5 loại: BĐS nhà ở; BĐS nông nghiệp; BSĐ công nghiệp; BĐS văn phòng, công sở; BĐS dịch vụ. Thông qua khái niệm chung về BĐS ta có thể hiểu khái niệm BĐS DV là dùng để chỉ những loại BĐS được sử dụng trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ hoạt Thảo luận nhóm - Cầu mặt bằng cho thuê kinh doanh động sản xuất hàng hóa, hay sản xuất cung ứng dịch vụ, bao gồm: các trung tâm thương mại, cửa hàng, khách sạn, nhà hát, các tiện nghi công cộng… 1.2. Khái niệm về thị trường BĐS DV Cùng với sự phát triển nền kinh tế đời sống xã hội của người dân ngày một được nâng cao, thị trường BĐS DV ra đời và có cơ hội phát triển mạnh. Hàng hóa trên thị trường BĐS là loại hàng hóa đặc biệt tuy không di chuyển được nhưng có thể đem lại nhiều lợi ích cho chủ sở hữu do đó nảy sinh nhu cầu giao dịch. Thị trường BĐS DV là tổng thể các quan hệ giao dịch về bất động sản dịch vụ được thực hiện thông qua quan hệ hàng hóa tiền tệ. 2. Đặc điểm 2.1 Đặc điểm của BĐS DV Mang những đặc điểm chung của BĐS: - BĐS gắn liền với một vị trí nhất định; giá trị BĐS do yếu tố vị trí quyết định. Đặc tính này có ảnh hưởng rất lớn đến việc đầu tư vì không có thị trường tại chỗ thì cũng không thể đem đi nơi khác để giao dịch. Vấn đề vị trí có vai trò rất quan trọng đối với BĐS. Nên khi bắt đầu có ý định đầu tư vào BĐS nào đó điều mà các chủ đầu tư quan tâm đầu tiên là vị trí, địa điểm của tài sản này như khoảng cách đến trung tâm, khả năng tiếp cận, tình hình phát triển kinh tế, văn hóa xã hội môi trường cảnh quan xung quanh cũng như kết cấu hạ tầng của khu vực có BĐS. - Tính lâu bền về vật lý và kinh tế: BĐS DV hầu hết là các công trình, kiến trúc gắn với đất đai. Đất đai được xem như không bị hủy hoại trừ khi có thiên tai như sói lở, vùi lấp còn vật kiến trúc thì có thể tồn tại hàng chục đến hàng trăm năm. Cần phân biệt tuổi thọ kinh tế và tuổi thọ vật lý của BĐS. Tuổi thọ kinh tế quyết định tuổi thọ vật lý, nhưng tuổi thọ vật lý thường dài hơn tuổi thọ kinh tế. Tuổi thọ kinh tế là thời gian để thu được lợi ích bằng với Thảo luận nhóm - Cầu mặt bằng cho thuê kinh doanh giá trị của tài sản. Còn tuổi thọ vật lý là tuổi tính cho đến khi công trình bị hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng. -Tính khan hiếm: Do có sự giới hạn về đất đai và không gian, các công trình lại cần có thời gian để xây dựng. Do đó cung trên thị trường thường có đọ trẽ so với cầu. Nhất là các khu vực đô thị cung luôn nhỏ hơn cầu. -Tính dị biệt: Trên thị trường không tồn tại hai công trình giống hệt nhau vì chúng có vị trí không gian khác nhau, cho dù là có cùng thiết kế. Chính tính dị biệt tạo tạo nên sự hấp dẫn đối với khách hàng. - Tính ảnh hưởng: ảnh hưởng của các yếu tố BDS liền kề như các công trình hỗ trợ đi kèm; ảnh hưởng của môi trường xung quanh môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hôi Mang những đặc điểm riêng đặc thù: - Địa điểm các bất động sản dịch vụ thường tập trung chủ yếu ở các trung tâm khu đô thị, nơi tập trung dân cư đông đúc và có mức sống tương đối cao. - Tính thích ứng:lợi ích của các công trình được sinh ra trong quá trình sử dụng, vì lẽ đó nếu kịp thời điều chỉnh công năng sử dụng thì vẫn có thể giữ lại đặc trưng của công trình lại vừa đem lại lợi nhuận lớn cho chủ đầu tư. Tính thích ứng này nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng có ý nghĩa quan trọng để thu hút khách khác khi thị trường có sự thay đổi, biến động như vụ Luxury Mall đang chuyển toàn bộ diện tích mặt bán lẻ của mình thành văn phòng cho thuê. 2.2. Đặc điểm của thị trường BĐS DV Mang nhũng đặc điểm chung của thị trường BĐS: - Có sự cách biệt giữa hàng hóa và địa điểm giao dịch: do đó dặc thù của BDS là tính không di dời, nên việc giao dịch này có thể diễn ra ở nhiều nơi, nên cũng có nhiều rủi ro mất nhiều thời gian. Thảo luận nhóm - Cầu mặt bằng cho thuê kinh doanh - Thị trường BĐS là thị trường giao dịch các quyền lợi chứa trong BĐS chứ không phải là bản thân đất đai và giá trị công trình. -Thị trườngmang tính khu vực: trong mỗi nước, mỗi đô thị , thậm chí mỗi khu vực trong đô thị thì các thị trường BĐS mang nhứng đặc điểm khác nhau, quan hệ cung cầu , mức gía cũng rất khác nhau. Thị trường BĐS không tập trung mà trải rộng trên tất cả các vùngcuar đất nước ,và bao gồm nhiều thị trường nhỏ. Có sự phát triên cao ở các đô thị. - Thị trường BĐS là thị trường không hoàn hảo do thiếu thông tin, các tiêu chí đánh giá , số lượng người cung ít dẫn đến tình trạng độc quyền mất cân bằng cung cầu,thường xảy ra tình trạng đầu cơ. -Thị trường khó thâm nhập: hàng hóa không được bày bán, thiếu thông tin và chịu các quy định của nhà nước. Do đó phải cần đến dịch vụ của các loại tư vấn chuyên nghiệp có trình độ cao, ý kiến của các chuyên viên môi giới. 3. Phân loại thị trường BĐS DV. ● Dựạ vào hàng hóa BĐS DV: - thị trường trung tâm thương mại - thị trường cửa hàng - thị trường khách sạn - thị trường các khu vui chơi giải trí ● Dựa vào tính chất các quan hệ trao đổi -Thị trường mua, bán - thị trường cho thuê Do thời gian có hạn nên chúng tôi chỉ tập trung để phân tích thị trường các trung tâm thương mại và các cửa hàng để đánh giá nhu cầu thuê mặt bằng kinh doanh ở Hà Nội trong những năm gần đây. Thảo luận nhóm - Cầu mặt bằng cho thuê kinh doanh II. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG Thị trường bán lẻ Việt Nam có rất nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển nhanh hơn nữa trong thời gian tới. Những yếu tố tác động đến thị trường bán lẻ của Việt Nam như nền kinh tế đang phát triển nhanh, nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao, dân số trẻ (đối tượng có nhu cầu mua sắm lớn), sự gia tăng tầng lớp trung lưu là cơ sở vững chắc hứa hẹn đem lại lợi nhuận cho thị trường bán lẻ trong nước. Đây chính là yếu tố vô cùng quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của thị trường mặt bằng bán lẻ. 1) Thị trường Việt Nam với sức mua cao, dân số trẻ vẫn là một mảnh đất màu mỡ đối với các nhà thương mại quốc tế. Dân số đông, trẻ (79 triệu người dưới 65 tuổi – Nguồn: Tổng cục thống kê) dễ dàng tiếp nhận hình thức bán hàng trực tiếp mới, sự hiểu biết về sản phẩm ngày càng được nâng cao. Theo điều tra của Ban tổ chức Hàng Việt Nam chất lượng cao, những năm gần đây, người dân Việt Nam trong độ tuổi từ 22 đến 55, là đối tượng tạo ra thu nhập chủ yếu, cũng là những người dám chi tiêu mạnh tay nhất, chiếm 70,29%. Đáng lưu ý là ngày càng có nhiều người tiêu dùng trẻ thích mua sắm tại siêu thị và TTTM. Mặt khác, với những chính sách khá mở để thu hút và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh, các nhà đầu tư và bán lẻ nước ngoài cũng đang coi Việt Nam là một thị trường tiềm năng, với mức chi tiêu cho tiêu dùng, dịch vụ được dự báo sẽ tiếp tục tăng nhanh. Đây chính là lý do để nhiều TTTM nói chung và mặt bằng kinh doanh bán lẻ nói chung tiếp tục ra đời. 2) Cùng với việc cải thiện mức thu nhập, thói quen mua sắm tiêu dùng của người dân ở các thành phố lớn thay đổi theo xu hướng hiện đại đang là thị trường tiềm năng cho các nhà đầu tư vào phân khúc mặt bằng bán lẻ. - Thu nhập trung bình của người Việt Nam ngày càng tăng, trong đó nhóm có tốc độ tăng thu nhập cao trong khoảng 500-1.000 USD/tháng. Thảo luận nhóm - Cầu mặt bằng cho thuê kinh doanh Đặc biệt thu nhập của người dân ở các thành phố lớn ngày càng cao. Theo số liệu báo cáo tại tháng 12/2008, với mức tăng GDP của Hà Nội là gần 10,6%, thu nhập bình quân đầu người của người dân Hà Nội ở mức 1.500 USD, cuộc sống ngày càng cải thiện. - Xu hướng tiêu dùng hiện đại : Theo số liệu khảo sát những tháng đầu năm 2009, xu hướng tiêu dùng hiện đại đang phát triển với khoảng 20% tổng doanh thu hàng hóa được bán qua hệ thống phân phối hiện đại. Điều này tác động không nhỏ của việc phát triển các cửa hàng tiện lợi đến thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Đó cũng chính là lý do khiến nhiều mặt bằng bán lẻ dành cho thương mại hiện đại ngày càng phát triển và được chú ý nhiều hơn. Trong đó, tỷ lệ tiêu dùng trên thu nhập của người Việt Nam thuộc loại cao nhất ở Đông Nam Á. Người Việt Nam tiêu dùng trung bình khoảng 70% thu nhập hàng tháng. Tỷ lệ mua sắm tại các siêu thị, trung tâm thương mại của người Việt Nam đã tăng từ 9% năm 2005 lên 14% năm 2007 và dự kiến sẽ tăng lên 24% vào năm 2010. Thảo luận nhóm - Cầu mặt bằng cho thuê kinh doanh 3. Sự phát triển của các hoạt động kinh tế - Hình thức bán lẻ chủ yếu ở nước ta trước đây là chợ truyền thống và các cửa hàng mặt tiền nhỏ. Khi hoạt động thương mại phát triển, mặt bằng kinh doanh cũng có những vận động đặc thù. Ví dụ như trước đây, để tránh bị đánh thuế mặt tiền cửa hàng, người ta đã tạo ra kiểu nhà ống hẹp ngang, sâu hun hút đặc trưng của nhà phố cổ Hà Nội. Tuy nhiên, sự phát triển của thị trường đòi hỏi ngành bán lẻ phải có những mặt bằng mới, hiện đại và tiện dụng hơn. Do đó, các kênh bán hàng hiện đại đã xuất hiện ở nước ta và ngày càng trở nên quen thuộc với nhiều người dân Việt Nam. - Sự phục hồi của nền kinh tế trong thời gian gần đây : Trong thời gian trước, khi tình hình kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng, nhiều công ty rơi vào tình trạng khó khăn nên nhu cầu mặt bằng để kinh doanh rất trầm lắng, nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp tạm hoãn việc mở rộng việc kinh doanh. Nhưng trong thời gian gần đây, do nền kinh tế cũng đã có dấu hiệu phục hồi nên họ bắt đầu quay trở lại để tìm mặt bằng đầu tư . 4, Phát triển kết cấu hạ tầng : - Sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng cao của ngành bán lẻ mở ra cơ hội đầu tư xây dựng trung tâm thương mại (TTTM) cũng như mặt bằng kinh doanh bán lẻ. - Mặt khác, chính sự phát triển hoạt động kinh doanh bán lẻ tại Việt Nam sẽ quy tụ đông đảo các loại hàng hoá và các thương hiệu trên thế giới. Điều này góp phần củng cố vai trò trở thành một trung tâm mua sắm lớn trong cả nước của Thủ đô Hà Nội, tạo môi trường hấp dẫn cho các nhà kinh doanh bán lẻ trong và ngoài nước.  Nhu cầu sử dụng các mặt bằng kinh doanh tăng. - Kể từ 1/1/2010, thỏa thuận mở rộng thương mại trên lộ trình mở cửa thị trường bán lẻ sẽ tạo điều kiện cho những nhà kinh doanh nước Thảo luận nhóm - Cầu mặt bằng cho thuê kinh doanh ngoài tiến hành bất cứ hình thức bán lẻ và bán buôn nào ở Việt Nam. Đây chính là lý do mà nhiều chuyên gia trong lĩnh vực BĐS tin rằng sẽ có tác động tích cực lên thị trường bán lẻ ở Việt Nam ( Hà Nội không nằm ngoài số đó ) Theo dự đoán của các chuyên gia, nhu cầu về mặt bằng bán lẻ ở Hà Nội sẽ còn gia tăng cao trong các năm tới. Ngày càng có nhiều các nhà bán lẻ nước ngoài thâm nhập vào thị trường Hà Nội. 5, Yếu tố tâm lý - Với mức sống ngày càng được nâng cao và xu hướng hội nhập quốc tế về kinh tế, văn hóa, các kênh phân phối truyền thống như chợ, cửa hàng bán lẻ tỏ ra không còn thích hợp và siêu thị, trung tâm thương mại ngày càng trở thành sự lựa chọn của đa số người tiêu dùng, đặc biệt là tầng lớp dân cư có thu nhập từ trung bình trở lên. - Người tiêu dùng đã dần ghét việc mặc cả mua bán ở các cửa hàng nhỏ lẻ mà chuyển sang phong cách tiêu dùng mới ở các hệ thống siêu thị. Việc mua bán ở các trung tâm thương mại và siêu thị rõ ràng là tiện lợi hơn. Mặt khác, còn tạo lòng tin cho người tiêu dùng về chất lượng, giá cả, và cả ở thái độ phục vụ khách hàng. 6, Tiềm năng phát triển của thị trường Hiện nay, dù thị trường bất động sản Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn trầm lắng nhưng thị trường mặt sàn bán lẻ cao cấp tại các trung tâm thương mại vẫn được đánh giá là thị trường hấp dẫn, đầy tiềm năng bởi tính ổn định lâu dài và tỷ lệ sinh lời cao. Thảo luận nhóm - Cầu mặt bằng cho thuê kinh doanh 7, Vấn đề đô thị hóa và quy hoạch - Mặt bằng phục vụ cho nhu cầu kinh doanh bán lẻ của Hà Nội trong tương lai sẽ rất nhiều nhưng hiện tại nguồn cung mặt bằng cho thuê làm điểm kinh doanh lại rất khan hiếm. Trên địa bàn Hà Nội hiện có khoảng 350 chợ, 85 siêu thị và đại siêu thị, 14 trung tâm thương mại với diện tích bình quân 10.000 m2/trung tâm và 3 trung tâm thương mại của Hà Tây cũ. Tính cả những diện tích bán lẻ mà Hà Nội đang tiến hành xây dựng như chợ Hàng Da, Đồng Xuân, Thành Công, Giảng Võ, chợ Hôm, chợ Mơ thì mặt bằng bán lẻ vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của 6,5 triệu dân. Tuy hệ thống chợ dày, nhưng đa phần đã xuống cấp. 81% số chợ trên địa bàn là chợ loại III. Hệ thống TTTM- ST nhiều, nhưng quy mô vừa và nhỏ, phân bố không đồng đều, hầu hết tập trung tại các quận nội thành, chất lượng dịch vụ thấp. Do đó để đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô, Hà nội sẽ xây dựng thêm nhiều trung tâm thương mại và các chợ đầu mối một cách toàn diện và có hệ thống hơn .  Vì vậy việc mở rộng địa giới thủ đô Hà Nội là cần thiết . - Xu thế : Đô thị hóa ( nông thôn, thành thị ) Việt Nam có 75% dân số là sống ở nông thôn. Do đó, sự chuyển dịch dân cư vào các trung tâm đô thị lớn ( điển hình các thành phố lớn : thủ đô Hà Nội , TP. HCM ) là tất yếu và sẽ ảnh hưởng quan trọng đến thói quen tiêu dùng tại Việt Nam trong những năm tới. Tỷ lệ phát triển dân số sẽ mang lại một vài xu hướng tiêu dùng mới và những thay đổi trong vòng 10 năm tới. Trong đó, việc tăng mạnh lực lượng lao động (những người đưa ra quyết định tiêu thụ) và kiểu hộ gia đình nhỏ sẽ kích thích việc tiêu dùng. [...]...Thảo luận nhóm - Cầu mặt bằng cho thuê kinh doanh  Do thị trường tiêu thụ trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày càng tăng cao, điều đó cũng ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng mặt bằng kinh doanh III.THỰC TRẠNG 1 2 3 4 Giá thuê mặt bằng có xu hướng ngày càng tăng qua các năm Giá thuê mặt bằng khá cao so với các nước trong khu vực Diện tích cho thuê chưa đáp ứng đủ Cạnh tranh giữa các... chính bởi thế mà thị trường cho thuê mặt bằng kinh doanh tại Việt Nam nói chung, và tại Hà Nội nói riêng ngày càng xuất hiện nhiều “cơn sốt”, “cơn khát” mặt bằng kinh doanh, tạo nên những đợt “bùng nổ” thị trường kinh doanh bán lẻ, đặc biệt là ở những vị trí trung tâm 1.1 Biến động về giá cho thuê: Nhìn chung, từ cuối năm 2006 trở về trước thì thị trường cho thuê mặt bằng kinh doanh ở Việt Nam nói chung,... sách tín dụng mới Nhận định về thị trường mặt bằng cho thuê kinh doanh bán lẻ Với tình hình nên kinh tế đã dần thoát khỏi suy thoái, thị trường bán lẻ của Việt Nam đã chính thức mở cửa nên trong thời gian tới sẽ có nhiều nhà bán lẻ nước ngoài nhảy vào thị trường VN, thì trường mặt bằng cho thuê kinh doanh được dự báo sẽ rất sôi động Nhu cầu về mặt bằng cho kinh doanh sẽ tăng cao trong khi nguồn cung chưa... xu hướng tăng mặc dù mức giá hiện nay cũng đã khá cao Xu hướng phát triển của thị trường BĐS mặt bằng kinh doanh có đặc điểm sau: Thảo luận nhóm - Cầu mặt bằng cho thuê kinh doanh - Có sự dịch chuyển mạnh từ cầu mặt bằng ở cửa hàng sang cầu mặt bằng trong các trung tâm thương mại Sự phát đạt của các cửa hàng mặt tiền, các chợ truyền thống đang dần chuyển sang các trung tâm thương mại, siêu thị; người... siêu thị Big C, giá thuê mặt bằng tăng từ 23 - 34 USD/m2/tháng cuối năm 2007 lên 25 - 40 USD/m2/tháng quý năm 2008 • Vào năm 2008,có 1 số lượng trung tâm được xây dựng hoàn thành Giá thuê mặt bằng bán lẻ ở khu trung tâm Hà Nội có mức tăng cao do sự phát triển mạnh mẽ của ngành bán lẻ, nguồn cung mặt bằng khan hiếm… Thảo luận nhóm - Cầu mặt bằng cho thuê kinh doanh Năm 2010,mức giá cho thuê ở các trung... Nam nói chung, và Hà Nội nói riêng diễn ra khá ảm đạm Kinh doanh chủ yếu là theo các hình thức cửa hàng trên phố, chợ Ngoài ra, còn có hình thức bán rong, bán tại lòng, lề đường -> không mất thuế, thuận Thảo luận nhóm - Cầu mặt bằng cho thuê kinh doanh tiện trong việc tiếp cận khách hàng Vì thế, nhu cầu về thuê mặt bằng kinh doanh thấp -> giá cho thuê nói chung có tăng nhưng vẫn ở mức thấp, trung bình... đang gặp phải các vấn đề về cơ cấu khách thuê, nhiều dự án sẽ chuyển nhượng cho các nhà bán lẻ chuyên nghiệp thuê lại toàn bộ hoặc các diện tích lớn Hệ thống các chợ cũng dần bị dỡ bỏ.Một loạt các chợ chuyển thành các trung tâm thương mại như : Chợ Mơ,Ngã Tư Sở,Cửa Nam,Nghĩa Tân… Thảo luận nhóm - Cầu mặt bằng cho thuê kinh doanh 5 Khan hiếm các mặt bằng cho thuê chất lượng cao Vào năm 2009,số lượng... mặ bằng cho thuê chất lượng cao như : Vicom,Trang Tiền,BigC,Parkson, Vincom Galleries, The Garden …… Hiện tại, The Garden đang cung cấp 19.000m2,Vicom là 41000m2, Tràng tiền là 20000m2…… Thảo luận nhóm - Cầu mặt bằng cho thuê kinh doanh Một số án sắp hoàn thành như : Ciputra Mall(2011) ,PVI Tower (cuối 2010),Capital Wall(Trần Hưng Đạo,2010)… đều là các mặt bằng cho thuê hạng A,đảm bảo nguồn cung cho. .. chợ biến mất 5 Khan hiếm các mặt bằng cho thuê chất lượng cao 1 Giá thuê mặt bằng có xu hướng ngày càng tăng qua các năm Bảng giá cho thuê qua các năm Đơn vị : usd/m2/tháng Năm 2007 2008 2009 2010 Giá Trung Bình 40-50 50-60 60-100 80-100 • Bảng giá cho thấy giá thuê mặt bằng tăng đều qua các năm.Bất chấp vào cucuối năm 2007-2008,có biến động mạng về nhà đất nhưng giá cho thuê vẫn tăng đến 25 % Chẳng... (theo đánh giá của ông Richard L eech, G Đ công ty CBRE) -> giá cho thuê mặt bằng kinh doanh tăng nhanh, mạnh, bất chấp đợt khủng hoảng tài chính và sự ảm đạm trên thị trường bất động sản vừa qua 1.2 Chuyển dịch từ hình thức kinh doanh truyền thống sang hình thức kinh doanh hiện đại: Dưới áp lực thiếu hụt trầm trọng về cung mặt bằng kinh doanh, cộng thêm áp lực dự tính các nhà đầu tư nước ngoài sẽ ồ . bằng cho thuê kinh doanh 7, Vấn đề đô thị hóa và quy hoạch - Mặt bằng phục vụ cho nhu cầu kinh doanh bán lẻ của Hà Nội trong tương lai sẽ rất nhiều nhưng hiện tại nguồn cung mặt bằng cho thuê. hiếm các mặt bằng cho thuê chất lượng cao 1. Giá thuê mặt bằng có xu hướng ngày càng tăng qua các năm Bảng giá cho thuê qua các năm Đơn vị : usd/m2/tháng • Bảng giá cho thấy giá thuê mặt bằng tăng. luận nhóm - Cầu mặt bằng cho thuê kinh doanh  Do thị trường tiêu thụ trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày càng tăng cao, điều đó cũng ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng mặt bằng kinh doanh. III.THỰC

Ngày đăng: 20/04/2015, 00:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w