1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thiết kế tuyến đê chắn sóng khu vực vịnh dung quất xã bình thuận huyện bình sơn tỉnh quảng ngãi

91 688 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

Công trình đê chắn sóng được phân cấp dựa vào chiều cao sóng tính toán của tần suất h1% tại chân công trình chỗ có độ sâu lớn nhất dọc theo tuyến đê chính Ngoài ra đê chắn sóng còn được

Trang 1

CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 Giới thiệu khu vực nghiên cứu

Quảng Ngãi là tỉnh cực nam của Trung Trung Bộ, phía Bắc tiếp giáp với Quảng Nam, phía Nam tiếp giáp với Bình Định, phía Tây Nam tiếp giáp với Kontum và tiếp giáp với biển Đông về phía Đông

Lãnh thổ của tỉnh trải dài theo hướng bắc – nam trong khoảng 100 km với chiều ngang theo hướng đông – tây hơn 60 km, ứng với tọa độ địa lý từ 14032’ đến 15025’ vĩ tuyến bắc và từ 108006’ tới 109004’ kinh tuyến đông

Ở ba phía Bắc,Tây, Nam, Quảng Ngãi giáp các tỉnh thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên ,phía Bắc là tỉnh Quảng Nam với đường ranh giới chung khoảng 60 km, phía Tây giáp các tỉnh Gia Lai, Kon Tum trên chiều dài 142 km dựa lưng vào dãy Trường Sơn, phía nam liền kề tỉnh Bình Định với độ dài 70 km

Về phía đông, Quảng Nam nằm dọc bờ biển với chiều dài khoảng 130 km Toàn tỉnh có diện tích tự nhiện là 5.131,51 km2, chiếm hơn 1,55% diện tích

cả nước với số dân 1.295.000 người (năm 2006), bằng gần 1,54% dân số nước ta

Giống như hầu hết các tỉnh miền Trung, địa hình đồi núi chiếm tới gần 2/3 lãnh thổ của tỉnh Quảng Ngãi Địa hình phân hóa rõ rệt theo chiều Đông - Tây và tạo thành 2 vùng: vùng đồng bằng ven biển ở phía Đông và vùng núi rộng lớn chạy dọc phía Tây với những đỉnh nhô cao trên 1.000 m

Bờ Biển Quảng Ngãi dài 130 km chia thành 3 đoạn :

- Đoạn 1 từ mũi Nam Trân đến mũi Ba Làng An

- Đoạn 2 từ mũi Ba Làng An đến mũi Sa Huỳnh

- Đoạn 3 từ mũi Sa Huỳnh đến mũi Kim Bồng

Bờ biển Quảng Ngãi với 6 cửa sông thuận lợi cho việc tàu thuyền cập bến:

- Cửa Sa Cần ở phía Đông Bắc huyện Bình Sơn Phía Bắc có vũng Dung Quất ( kế hoạch tại đây xây dựng thành khu công nghiệp phức hợp và cảng biển lớn nhất miền Trung - Khu kinh tế Dung Quất, đây cũng là nơi Nhà máy lọc dầu số 1 của Việt Nam được xây dựng)

- Cửa Sa Kỳ nằm lọt giữa phía Đông Nam huyện Bình Sơn và phía Đông Bắc huyện Sơn Tịnh, giữa hai xã Bình Châu và Tịnh Kỳ, có lạch ngầm sâu dài khoảng hơn 1km được xây dựng thành một cảng biển của tỉnh

Trang 2

- Cửa Cổ Luỹ (Cửa Đại) là nơi hai con Sông Trà Khúc và Sông Vệ đổ về Cửa biển hẹp nhưng có vũng sâu, tàu từ 50 tấn đến 70 tấn có thể ra vào được, trước đây là cửa biển chính của tỉnh

- Cửa Lở nằm giữa hai xã Nghĩa An (Tư Nghĩa) và Đức Lợi (Mộ Đức) Cửa biển hẹp và cạn

- Cửa Mỹ Á ở phía Đông Bắc huyện Đức Phổ, cửa biển hẹp tàu thuyền khó đậu

- Cửa Sa Huỳnh ở phía Đông Nam huyện Đức Phổ cửa biển hẹp

Với đường bờ biển dài 130 km, Quảng Ngãi có nhiều thuận lợi trong việc thiết lập các mối liên hệ với các tỉnh trong nước và quốc tế án ngữ trên tuyến giao thông huyết mạch Bắc – Nam,

1.2 Xác định vấn đề

Từ điều kiện địa lý thuận lợi đó mà chính phủ đã quyết định xây dựng khu công nghiệp Dung Quất với trung tâm là khu cảng nằm trong vịnh Dung Quất gắn liền với nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam nhằm biến nơi đây thành 1 trong 3 khu công nghiệp lớn nhất cả nước Việc xây dựng cảng nước sâu Dung Quất với công suất hàng chục triệu tấn/năm sẽ là một yếu tố tạo vùng quan trọng thu hút các ngành sản xuất công nghiệp như lọc, hoá dầu, hoá chất, luyện kim, cơ khí Cảng Dung Quất gắn với đường 24 sẽ là một yếu tố có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội tại miền Trung và Tây Nguyên Giai đoạn 1996 - 2000 tập trung xây dựng một cảng chuyên dùng dầu công suất 14 triệu tấn/năm để tiếp nhận tàu nhập dầu thô với công suất 80000 - 100000 DWT, tàu xuất sản phẩm dầu công suất khoảng 30.000 DWT Hình thành một khu bến tổng hợp để nhận các nguyên vật liệu, thiết bị phục vụ cho việc xây dựng cảng Dung Quất

Cùng với việc xây dựng cầu bến, đường ống, kho bãi và các cơ sở hạ tầng khác phục vụ cảng, cần thiết phải xây dựng một tuyến đê chắn sóng phía Bắc vịnh dài khoảng 2 km nhằm tạo khu nước lặng bảo vệ cảng tránh được tác động của sóng gió trong điều kiện bình thường cũng như trong điều kiện thời tiết xấu

1.3 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đồ án

Từ những yêu cầu đặt ra trong việc xây dựng khu cảng phải cần thiết xây dựng đê chắn sóng nhằm đảm bảo cho cảng có thể hoạt động bình thường

Vậy mục đích của đồ án này là ta phải bố trí , thiết kế tuyến đê chắn sóng cho cảng Dung Quất

1.4 Phương pháp thực hiện

Trang 3

Để hoàn thành được nhiêm vụ của đồ án trên ta cần tiến hành thực hiện các

bước sau

- Thu thập, điều tra, xử lí số liệu về địa hình, số liệu về điều kiện thủy hải

văn, khí tượng, địa chất và dân sinh kinh tế vùng

- Xác định tầm quan trọng của công trình

- Xử lý số liệu thu thập được để tính toán điều kiện biên Từ đó đề xuất các

phương án thiết kế và chọn ra phương án tối ưu

- Tiến hành thiết kế theo phương án đã chọn

Trang 4

CHƯƠNG II : ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN

2.1 Vị trí địa lí và đặc điểm địa hình khu vực xây dựng công trình

2.1.1 Vị trí địa lí

Cảng Tổng hợp Dung Quất được xây dựng tại vịnh Dung Quất thuộc xã Bình Thuận - huyện Bình Sơn - tỉnh Quảng Ngãi, cách thành phố Đà Nẵng 100 Km về phía Nam và cách Thị xã Quảng Ngãi 40 Km về phía Bắc

2.1.2 Đặc điểm địa hình

Đặc điểm địa hình vịnh Dung Quất là đường đẳng sâu có dạng rẻ quạt không song song với bờ, cao độ tự nhiên từ -4.00 đến -17.00 (Theo hệ Hải Đồ) Cách bờ khoảng 400m xuất hiện dải đá ngầm nằm tại cao độ khoảng -4.00m (Theo hệ Hải Đồ) Đây là vịnh tự nhiên tương đối kín, có độ sâu thích hợp cho việc xây dựng cảng nước sâu

Toàn khu vịnh Dung Quất khá rộng, ước tính từ cửa sông Trà Bồng tới mũi Văn Ca dài khoảng 5 km, chiều rộng vịnh khoảng 3 km Đặc điểm địa hình vịnh Dung Quất là đường đẳng sâu có dạng rẻ quạt không song song với bờ, cao độ tự nhiên từ -4,0 m đến -17,0 m (Theo hệ Hải Đồ) và phần diện tích khu nước có chiều sâu lớn hơn 12m chiếm khoảng 30% Đây là vịnh tự nhiên tương đối kín, chỉ có hướng Bắc là tiếp giáp với biển thoáng, vịnh có độ sâu thích hợp cho việc xây dựng cảng nước sâu

Khu vực khảo sát thuộc địa phận xã Bình Thuận huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi Địa hình đáy biển phức tạp, khu vực ven bờ có nhiều bãi đá mồ côi Phần trên cạn có những tảng đá to, đồi cát, núi đá có cây cối rậm rạp

2.2 Điều kiện khí tượng

2.2.1.Chế độ mưa

Theo số liệu quan trắc tại các trạm đặt tại Quảng Ngãi (từ năm 1977 đến năm 2001)

có 2 mùa rõ rệt:

• Mùa khô từ tháng 1 ~ 8

Trang 5

• Mùa mưa từ tháng 9 ~ 12

Lượng mưa lớn nhất thường tập trung vào các tháng 10 và 11 Tháng 2, 3 và 4 là

những tháng có lượng mưa nhỏ Các tháng 10, 11 và 12 là những tháng có nhiều

ngày mưa nhất, trung bình có 21 ngày

Tháng 3 và 4 là những tháng có số ngày mưa ít nhất trung bình có 6 ngày

Số ngày mưa trung bình trong nhiều năm 157 ngày

Tổng lượng mưa trung bình trong nhiều năm đo được: 2.312,6 mm

Lượng mưa trong ngày lớn nhất đo được: 429,2 mm

- Tổng lượng mưa trung bình nhiều năm là 2437,7 mm

- Lượng mưa ngày lớn nhất là 429,2 mm (19/11/1987)

- Số ngày mưa trung bình năm là 155,2 ngày; tháng 10 có lượng mưa trung

bình lớn nhất trong năm là 654,2mm, tháng 4 có lượng mưa nhỏ nhất trong

năm là 33,9mm; tháng 11 có số ngày mưa lớn nhất là 21,7 ngày, tháng 3 có

số ngày mưa nhỏ nhất là 5,6 ngày

- Năm 1999 là năm có tổng lượng mưa lớn nhất là 3947,6 mm với số ngày

mưa là 171 ngày Lượng mưa lớn tập trung vào các tháng 10, 11, 12

2.2.2 Chế độ gió

Hiện nay có nhiều nguồn số liệu khác nhau về chế độ gió tại khu vực Dung

Quất Trong báo cáo này sử dụng tài liệu gió tại trạm khí tượng Quảng Ngãi với

chuỗi số liệu liên tục 25 năm (1976~2001)

Nhìn chung gió tại Quảng Ngãi không mạnh Trong năm gió lặng chiếm

49.5% Gió tốc độ từ 1 đến 4m/s chiếm 45,3%

Hướng gió thịnh hành trong năm là gió hướng Bắc, Tây Bắc, Đông và Đông Nam

Trang 6

W NW

Hình 2 - 1 Hoa gió Quãng Ngãi

Gió thịnh hành theo hướng Bắc và Tây Bắc thường xẩy ra vào tháng 10, 11

và 12 Gió theo hướng Đông và Đông Nam tập trung từ tháng 3 đến tháng 8 Trong tháng 2 và tháng 9 gió xuất hiện theo nhiều hướng

Tốc độ gió lớn nhất trong nhiều năm đo được là 28m/s theo hướng Đông Đông Bắc

Hình 2 – 2: Hướng gió chính

2.2.3 Bão

Trang 7

Quảng Ngãi là tỉnh chịu ảnh hưởng nhiều của bão, có năm phải chịu tới 4, 5

cơn bão như các năm 1984 và 1998 Theo thống kê từ năm 1993 đến năm 2000

trung bình hàng năm ở khu vực Tây - Bắc Thái Bình Dương có đến 32 cơn bão và

áp thấp nhiệt đới Trong đó có 12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới xuất hiện ở khu vực

Biển Đông, có 6 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam

Khu vực Trung Trung Bộ và phía Nam tần suất bão trong mấy năm gần đây gia tăng

đáng kể Đặc biệt năm 1995 có tới 7 cơn bão và 4 áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực

tiếp đến nước ta gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng Thời gian ảnh hưởng của mỗi đợt

tính trung bình vào khoảng 5 đến 6 ngày Như vậy hàng năm có từ 30 đến 58 ngày

chịu ảnh hưởng của gió mùa và bão Tốc độ gió lớn nhất đo được là 42 m/s (Bảng

III.4) Theo tiêu chuẩn Việt Nam về số liệu khí tượng “TCVN 4088-85” thì gió có

tần suất 2% tại khu vực Dung Quất là 44 m/s

Bảng 2 – 1: Thống kê các cơn bão đổ bộ hoặc ảnh hưởng tới Quảng Ngãi

1982

6/9 - 30 25/6 SARAH 15

1983

8/10 HERBERT 25 10/6 VERNON 20 12/10 SUSAN 20 7/11 AGNES 42

1984

8/11 - 30

11/10 DOM 20 21/10 GEORGIA 25

1986

11/11 HERBERT 20

Trang 8

10/10 - 17

1988

12/11 SKIP 20 24/5 SECIL 30 26/5 ATNĐ 10

1989

22/11 IRVING 22 18/9 ED 35 18/10 LOJA 22

1990

16/11 MIKE 32 23/10 ANGELA 22

1992

28/10 COLLEEN 25 28/8 WINONA 20

Dựa vào mực nước thu thập nhiều năm (1977-2004) của trạm Qui Nhơn đã

tính và vẽ tần suất lũy tích mực nước giờ, đỉnh triều, chân triều, trung bình

Bảng 2- 2: Bảng thống kê mực nước tương ứng với các tần suất luỹ tích trạm

Trang 9

Hchân 170 160 155 147 112 97 77 69 60 52 Theo tài liệu mực nước cao nhất nhiều năm (1976-2004) xây dựng đường tần suất lý luận cho kết quả mực nước ứng với các tần suất như sau (cm):

Bảng 2 – 3: Bảng thống kê mực nước tương ứng với các tần suất luỹ tích

P% 1 3 5 10 50 75 90 95 97 99

H 309 296 290 281 258 249 244 241 240 238

Dựa trên tài liệu quan trắc mực nước đồng thời của hai trạm Qui Nhơn và trạm Dung Quất từ 15h ngày 13/1/2006 đến 9h ngày 20/1/2006 để xây dựng phương trình tương quan mực nước giờ

Phương trình tương quan: y = 0.91x + 4 (cm);

Hệ số tương quan: R = 0.98

Trong đó: - y : mực nước trạm Dung Quất

- x : mực nước trạm Qui Nhơn Cao độ 2 trạm theo hệ hải đồ khu vực

Dựa vào số liệu quan trắc mực nước tại 2 trạm Qui Nhơn và Dung Quất (do Công ty TVXD cảng đường thủy quan trắc) trong thời gian 1 năm từ tháng 1/1998 đến tháng 1/1999 để xây dựng tương quan và có các phương trình tương quan như sau:

+ Tương quan mực nước giờ: y = 0.9478x + 1(cm) ; R = 0.97

+ Tương quan mực nước đỉnh triều y = 0.9955x - 10(cm) ; R = 0.96

+ Tương quan mực nước chân triều y = 0.9799x - 3(cm) ; R = 0.97

+ Tương quan mực nước trung bình y = 1.071x - 17(cm) ; R = 0.97

Trong đó: y : Mực nước trạm Dung Quất

x : Mực nước trạm Qui Nhơn

Từ các phương trình trên tính được mực nước ứng với các tần suất của trạm Dung Quất theo hệ Hải đồ khu vực

Bảng 2-4: Mực nước ứng với các tần suất luỹ tích trạm Dung Quất theo hệ Hải đồ

(cm)

Trang 10

2.3.2 Mực nước dâng

Theo “Phân viện cơ học biển viện cơ học Việt Nam” thì ở Việt Nam, qua phân tích 100 cơn bão có số liệu sau:

Cứ 2 cơn bão đổ bộ, thì có một cơn gây nước dâng > 1.0m

Cứ 3 cơn bão đổ bộ, thì có một cơn gây nước dâng > 1.5m

Cứ 10 cơn bão đổ bộ, thì có một cơn gây nước dâng > 2.0m

Thời gian tồn tại nước dâng từ 12 đến 30 giờ, thời gian duy trì đỉnh nước dâng

từ 2 đến 3 giờ Khi thiết kế công trình bảo vệ bờ ta phải quan tâm đến nước dâng vì

nó sẽ quyết định rất lớn đến qui mô công trình Theo bản đồ nước dâng thì tại khu vực Dung Quất đã có nước dâng 1.4 m và có thể xảy ra nước dâng 1.6 m (Hình 4) 2.3.3 Dòng chảy

Số liệu đo hướng và tốc độ dòng chảy khu vực ngang cửa sông Mới cho thấy vận tốc tuy không giống nhau nhưng hướng dòng chảy: hướng chính là Tây Bắc, Bắc và Đông Bắc Tốc độ dòng chảy mặt lớn nhất quan trắc được tại vịnh là 0,93m/s và tốc độ dòng chảy đáy lớn nhất quan trắc được là 0,89m/s

- Kết quả đo dòng chảy hai mùa tại 5 thủy trực ở Dung Quất năm 1998 Mùa khô từ 26/3/98 đến 10/4/98; mùa mưa từ 16/9/98 đến 1/10/98 cho thấy tốc

độ dòng chảy lớn nhất đo được là 0.53m/s hướng Đông Đông Nam ngày 28/9/98 tại thủy trực 4

- Kết quả đo dòng chảy tại 3 thủy trực từ 19/4 đến 21/4/2002 và 24/4 đến 26/4/2002 có tốc độ dòng chảy lớn nhất là 0.49m/s hướng Tây Bắc vào 20h ngày 20/4/2002 (thủy trực 2)

Trang 11

Bảng 2 – 6:Tọa độ của 3 thủy trực (theo hệ toạ độ VN 2000-KTTT 108 0 ):

- Kết quả đo dòng chảy từ 7h ngày 18/1/2006 đến 7h ngày 20/1/2006 cho thấy

dòng chảy trong khu nước trước bến rất nhỏ với tốc độ quan trắc lớn nhất

là 0.18m/s Vị trí thuỷ trực đo thuỷ văn có toạ độ theo hệ VN-2000 kinh

tuyến trung tâm 108o là 1704333N, 585678E

2.3.4 Lưu lượng nước và hàm lượng phù sa các sông đổ vào vịnh Dung Quất

Sông Trà Bồng là một con sông lớn của tỉnh Quảng Ngãi và được bắt nguồn

từ miền Đông Bắc tỉnh Sông Mới là một con sông nhỏ bắt nguồn từ hồ Cái Bầu và

sông Cầu, lưu lượng dòng chảy trong mùa khô không đáng kể

Kết quả quan trắc lưu tốc và tính lưu lượng qua cửa hai con sông vào tháng 5 và 6

năm 1997

Bảng 2 – 7: Kết quả tính lưu lượng lớn nhất

Về mùa lũ do ảnh hưởng của toàn bộ lưu vực dòng chảy trong sông Trà

Bồng đạt mức 1,0m/s ÷ 1,5m/s, lượng bùn cát lơ lửng trung bình của sông chảy ra

biển là 16,5 kg/s độ đục trung bình trong mùa lũ vào khoảng 114g/m3

Kết quả đo độ đục của nước biển tại vịnh Dung Quất do TEDI thực hiện

trong thời gian quan trắc tháng 11 năm 1995 cho thấy hàm lượng phù sa lớn nhất đo

được là 0,110g/l Cũng theo kết quả đo độ đục tại các thuỷ trực TT1, TT2, TT3 vào

đợt tháng 4/2002 cho thấy hàm lượng phù sa lớn nhất đo được là 0,130g/l

Theo ước tính của JICA về phù sa của hai sông Trà Bồng và sông Mới như

Bảng dưới

Trang 12

Bảng 2 – 8: Lượng phù sa của các sông

Tên sông Chiều dài sông

(km)

Diện tích lưu vực (km 2 )

Khối lượng phù sa trung bình (m 3 /ngày)

Theo số liệu đo đạc về dòng chảy và độ đục trong vịnh Dung Quất tính cân

bằng bùn cát trong thời gian quan trắc trên mặt cắt ngang vịnh đến đường đẳng sâu

-5,0m cho thấy lượng bùn cát vận chuyển vào và lắng đọng trong khu vực vịnh cao

nhất vào khoảng 502.300 T/năm, ít nhất vào khoảng 175.000T/năm Tính bình quân

lượng bùn cát lơ lửng chuyển vào khu nước cảng khoảng 340.000T/năm tương

đương 200.000 ÷ 250.000m3/năm

Qua các kết quả tính toán trên cho thấy, nếu không làm kè chắn cát thì hàng

năm lượng bùn cát di chuyển vào vịnh Dung Quất tối thiểu là 500.000m3 Nếu nạo

vét khu nước của cảng tới -14.0m thì hàng năm khối lượng cát sụt vào khu nước

khoảng 200.000m3 Như vậy tổng lượng bùn cát hàng năm bồi vào khu cảng khi

ch-ưa có đê khoảng 700.000m3

2.3.6 Sóng

Sóng quan trắc

Số liệu sóng quan trắc là 58% các con sóng diễn ra từ hướng Đông Bắc, 14%

từ hướng Bắc, 14% từ hướng Tây Bắc và 13% là biển lặng Chiều cao sóng lớn hơn

2m và nhỏ hơn 3,5m chỉ xảy ra một lần theo hướng Đông Bắc và Tây Bắc

Số liệu sóng hướng Đông Bắc thu được từ thiết bị đo sóng tự ghi tại Kỳ Hà

(cách Hải đăng Kỳ Hà 3,2km về phía Đông Bắc, ở độ sâu 12m) trong Bảng III.11

Bảng 2 – 9: Số liệu đo sóng

Gió do cơn

bão

Kinh độ Đông, vĩ độ Bắc

Thời gian

đo

Chiều cao sóng H max (m)

Chiều cao sóng H 1/3 (m)

Chu kỳ T 1/3 (s)

Trang 13

Theo bản đồ phân vùng động đất khu vực nghiên cứu thuộc phân vùng động đất cấp 7

2.4.2 Địa tầng

Địa tầng khu vực khảo sát được phân thành các lớp đất đá từ trên xuống dưới

như sau:

- Lớp 1: Bùn sét, màu xám xanh Lớp này nằm phủ trên bề mặt địa hình, gặp tại

các lỗ khoan B1, B2, B3, B4, BS3, BS4, KB5 Lớp có chiều dày thay đổi từ 0.40m (B1, B2) đến 4.40m (BS3)

Một số chỉ tiêu cơ lý của lớp như bảng sau

Bảng2 - 10: Bảng các chỉ tiêu cơ lý lớp 1

hiệu Đơn vị

Giá trị trung bình

2 Khối lượng thể tích tự

4 Khối lượng riêng hạt (tỷ

Trang 14

- Lớp 2: Cát bụi lẫn sạn, màu xám xanh Lớp này cũng phủ trên bề mặt địa

hình nhưng ở khu vực không tồn tại lớp 1 Lớp có chiều dày nhỏ, mỏng nhất

được xác định là 0.60m ở lỗ khoan BS4, lớn nhất là 1.8m ở lỗ khoan BS1

- Lớp 3: Bùn sét màu xám xanh, xám tro Lớp này không bắt gặp ở các lỗ khoan

khu vực bãi B1, B2, B3 và càng ra xa bờ chiều dày của lớp có xu hướng tăng dần,

lớn nhất là 21.5 m tại BS2

Bảng 2 – 12: Các chỉ tiêu cơ lý lớp 3

Giá trị tiêu chuẩn

Trạng thái giới hạn 1

Trạng thái giới hạn 2

Trang 15

KV 10-7

Trang 16

18 Chỉ số

19

áp lực tiền cố kết

- KN1 Chiều dày của lớp nhỏ nhất 0.5m ở lỗ khoan KB2 và

- Lớp 4: Là lớp đất rời nằm phủ trên lớp đá granít phong hóa Dựa vào thành phần

hạt, chia lớp 4 thành 2 phụ lớp 4a và 4b

 Phụ lớp 4a: Cát thô lẫn sỏi sạn Phụ lớp này phân bố không liên tục và có

chiều dày khá mỏng, gặp tại các lỗ khoan B1, B2, B3, KB2, KB4, lớn nhất

 Phụ lớp 4b: Cát nhỏ màu xám xanh Phụ lớp này chỉ gặp tại lỗ khoan BS5

với chiều dày 0.80m

Chỉ tiêu thí nghiệm trong phòng của 1 mẫu thuộc phụ lớp như bảng sau

Trang 17

2 Hệ số rỗng lớn nhất εmax - 1.325

- Lớp 5: Sét pha lẫn sạn, màu loang lổ, dẻo cứng-nửa cứng (sản phẩm đá granite phong hóa hoàn toàn) Bắt gặp lớp 5 tại tất cả các vị trí lỗ khoan, cao độ mặt lớp

cũng như chiều dày thay đổi mạnh, 14 B2 lớp dày tới 14.1m

Do mức độ phong hóa khác nhau nên đất trong lớp này không đồng nhất, hầu hết

có trạng thái dẻo cứng – nửa cứng nhưng đôi chỗ có trạng thái dẻo mềm hoặc

cứng, đặc biệt, tại 2 lỗ khoan KB1 và BS4 còn bắt gặp phần đá granít chưa

phong hóa hết có chiều dày tương ứng là 0.5m và 1.1m

Các chỉ tiêu cơ lý của lớp như trong bảng 3.5 dưới đây

Bảng 2 - 15: Các chỉ tiêu vật lý lớp 5

2 Khối lượng thể tích tự nhiên γw g/cm3 1.93

Trang 18

1 Khối lượng thể tích (dung γw g/cm3 2.60

Trang 19

CHƯƠNG III : TÍNH TOÁN THUỶ HẢI VĂN 3.1 Xác định cấp công trình

Công trình đê chắn sóng được phân cấp dựa vào chiều cao sóng tính toán của tần suất h1% tại chân công trình chỗ có độ sâu lớn nhất dọc theo tuyến đê chính Ngoài ra đê chắn sóng còn được phân cấp độ sâu đặt công trình

Cấp I nếu như độ sâu H >20 m

Cấp II nếu như độ sâu H< 20m

Dựa vào bình đồ tổng thể độ sâu lớn nhất đặt công trình đê chắn song ở cảng Dung Quất là 17m vì thế công trình đê chắn song thuộc công trình cấp II

3.2 Tính tham số gió

Dựa vào các bảng thống kê bão đã được giới thiệu trong bảng 2 – 1

3.2.1 Giá trị vận tốc V gió do bão 2% với chu kỳ lặp 50 năm cho công trình cấp II

Ta có bảng liệt kê các cơn bão đổ bộ vào tỉnh Quảng Ngãi được thống kê như sau:

Xác định lượng ngẫu nhiên theo chu kỳ lặp theo luật phân bố weibull

Hàm xác suất lũy tích Weibull có dạng:

β

) (1)()

)(

)(

H F x

Trang 20

Bảng 3 - 1:số liệu vận tốc gió tính toán theo phân bố weibull

H F (H<Hs) 1-F(x) 1/(1-F(x))

ln(1/(1-F(x)))

F(x)))^1/beta

Trang 21

Công trình đê chắn sóng Dung Quất là công trình cấp II do đó giá trị vận tốc gió sẽ được tra với tần suất 2% ứng với chu kỳ lặp 50 năm trên đường weibull

Ta có quan hệ giữa chu kỳ lặp(Tr) với hàm tích lũy weibull như sau:

Tr=

)(

1

x F

Từ đó ta có: Ln(T r )=Xβ (3.5)

Với: Tr=50(năm) và β=1 ta có X=2.13

Tra trên đồ thị weibull ta có:V=45 (m/s)

Tốc độ gió tính toán ở độ cao 10m trên mặt nước được xác định theo công thức:

Vw = kβ* kt * Vt (3.6) Trong đó:

Vt – là tốc độ gió đo ở độ cao 10m trên mặt đất, lấy trung bình trong khoảng thời gian 109 và với tần suất 2%, Vt = 45 m/s;

kβ - hệ số tính lại tốc độ gió đo được bằng máy đo gió, xác định theo công thức:

kβ = 0,675 +

t

V

5,4

= 0,675 +

45

5,4

= 0.775 < 1

kt – hệ số tính đổi tốc độ gió sang điều kiện mặt nước, lấy theo bảng 3 tiêu chuẩn 22TCN222-95 Nó phụ thuộc vào tốc độ gió và loại địa hình

Bảng 3 - 2:Bảng tra giá trị K t theo địa hình

Giá trị K t khi địa hình

Trang 22

A - Địa hình trống trải ( bờ biển, đồng cỏ, rừng thưa, đồng bằng );

B - Địa hình thành phố kể cả ngoại ô,các vùng rừng rậm và các vùng địa hình tương tự có các chướng ngại vật phân bố đều,với chiều cao của chướng ngại cao hơn 10 m so với mặt đất;

C - Địa hình thành phố với các nhà cao hơn 25 m

Ở đây công trình của ta không được che chắn nên có thể lấy theo địa hình nhóm A

Dựa vào bảng trên và ngoại suy với địa hình loại A và vận tốc gió Vt =

10− 5 = 132626(m) = 132.626(km)

Ta cần kiểm tra điều kiện của đà gió có thỏa mãn với Lm cho phép, theo bảng trang 82-22TCN222-95 ta có:

Bảng 3 - 3: Đà gió cho phép

Giá trị đà gió lớn nhất Lmax.10−3, m 200 320 600 Giá trị đà gió lớn nhất Lmax.10−3, m 200 320 600 Với Lm = 132.626(km ) < Lmax = 320(km) nên đà gió ứng với Vw thỏa mãn điều kiện

Trang 23

3.2.4 Hướng gió tính toán của cơn bão

Theo biểu đồ hoa gió Dung Quất , Hướng gió thịnh hành trong năm là gió

hướng Bắc, Tây Bắc, Đông và Đông Nam

3.3 Tính toán tham số sóng khởi điểm

Dựa vào số liệu sóng quan trắc ở trạm Kỳ Hà ,tiến hành vẽ đường tần suất weibull với β=2 ta có

Hình 3 – 2: Đồ thị phân bố weibull

Công trình đê chắn song Dung Quất thuộc công trình cấp II với tần suất 2%

tra trên đồ thị ta có giá trị sóng cực trị H s =9,86(m)

Chu kỳ đỉnh phổ sóng lấy theo công thức kinh nghiệm :

T p =3,94.H s 0,376 =9,32(s) Chiều dài sóng ở nước sâu: L 0 =

Trang 24

ΔS=(2 ( / ) 2 cos h2

g

F U

C w a w

+φρ

ρ

)0.5 –h (1*) Trong đó:

ΔS: chiều cao nước dâng tính toán

Cw: hệ số thực nghiệm, Cw=0.8*10-3 ÷3∗10−3

Ta lấy hệ sô Cw= 1.5*10−3

ρa: trọng lượng riêng của không khí, ρa ≈1.21 kg/m3

ρw: trọng lượng riêng của nước

U: vận tốc gió thiết kế ở độ cao 10(m) so với mặt nước (m/s) =45(m/s)

F: đà gió thiết kế (km) =132.626(km)

h : chiều sâu trung bình của vùng nước trước đê =15m

φ : góc giữa hướng gió và pháp tuyến của tuyến đê là

3.4.3 Nước dâng do gió theo hướng Bắc

Tương ứng với góc φ=900 thay vào công thức (1*) ta tính được ΔS1 = 2.94m

3.4.4 Nước dâng do gió theo hướng Đông Bắc

Tương ứng với góc φ=450 thay vào công thức (1*) ta tính được ΔS2= 1.44m

Với tần suất 2% ta đã xác định được giá trị Hs =9.86 với chu kỳ 9.32s

Chiều dài sóng ở nước sâu: L0=

Trang 25

(Số liệu trên được lấy theo số liệu thống kê bão ứng với tần suất 2% ở khu vực cảng

Kỳ Hà ) và trong năm 1998 TeDiport đã thống kê giá trị sóng trong bão tại độ sâu 26m thuộc khu vực cảng Dung Quất đã có những con sóng cao 9.81m vì thế ta có thể lấy số liệu trên để tính toán

2.5.1 Tính Sóng khúc Xạ

Trong việc tính toán song khúc xạ ta có thể sử dụng phần mềm Cress nhưng

vì phần mềm Cress luôn coi các đường đẳng sâu là trơn, song song với đường bờ vì thế để đạt tính chính xác cao hơn ta có thể dung phần mềm Cress để tính song tại các đường đẳng sâu

2.5.1.1 Tính song khúc xạ theo hướng Bắc

Số liệu đầu vào

Với α là góc của tia song với pháp tuyến của đường đẳng sâu thứ i

Hi là chiều cao song tại đường đẳng sâu thứ i

Sử dụng phần mềm Cress tính toán với các đường đẳng sâu 17 ,16, 15,14,13,12,11,

10, 8 với 3 tia khác nhau để đảm bảo tính chính xác hơn

Bảng 3-4 kết quả tính toán sóng khúc xạ theo hướng Bắc

Trang 26

9 11 4.06 11 3.94 21 3.68 8(m)

2.5.1.1 Tính sóng khúc xạ theo hướng Đông Bắc

Số liệu đầu vào : MNTK= 3.465m

Tương tự sử dụng phần mềm Cress tính toán với các đường đẳng sâu 17 ,16,

15,14,13,12,11, 10, 8 với 3 tia khác nhau

Bảng 3-5: Kết quả tính toán sóng khúc xạ theo hướng Đông Bắc:

STT

Tia 1 Tia 2 Tia 3 Đường đẳng sâu

khi sóng đi từ vùng nước sâu vào vùng nước nông do năng lượng không đổi

mà bị thay đổi bởi độ dốc đáy hay hiệu ứng nước nông sẽ sinh ra hiện tượng sóng

vỡ ta có công thức quan hệ của chiều cao sóng nước sâu và chiều cao sóng nước

nông như công thức dưới đây

Trang 27

.tanh

1

kh

kh h

k +

(Trang 134 GT Cơ Sở Kỹ Thuật Bờ Biển)

Trong đó :Hv là độ cao sóng tại điểm sóng vỡ

h là chiều sâu nước tại điểm sóng vỡ

18.465 10.3903 0.5627

17.465 10.4517 0.59844

16.465 10.5243 0.63919

15.465 10.6109 0.6861214.465 10.715 0.7407513.465 10.8412 0.8051411.465 11.1856 0.97563

Vậy tại độ sâu h = 18.465m thì song đổ ứng với đường đồng mức 15

2.5.2.2 Chiều cao sóng đổ

Bảng 3-7: Bảng tính toán chiều cao sóng đổ theo hướng Bắc

Bảng 3-8: Bảng tính toán chiều cao sóng đổ theo hướng Đông Bắc

Với α là góc của tia song với pháp tuyến của đường đẳng sâu 15m

Hd là chiều cao song đổ tại đường đẳng sâu 15m

Trang 28

2.6 Tổng hợp điều kiện biên

Bảng 3-9: tổng hợp điều kiện biên theo hướng Đông Bắc Điều kiện biên M.C đầu đập

D1

M.C thân đập D2

M.C gốc đập D3

Bảng 3-10: tổng hợp điều kiện biên theo hướng Bắc

Điều kiện biên M.C đầu đập

D1

M.C thân đập D2

M.C gốc đập D3

Trang 29

CHƯƠNG IV : XÁC ĐỊNH TUYẾN ĐÊ CHẮN SÓNG 4.1 Các phương án vị trí đê chắn sóng Dung Quất

Để công trình đê chắn song của ta đạt hiệu quả cao nhất thì việc lựa chọn tuyến đê cần phải đạt được những yêu cầu sau :

- Chiều dài tuyến đê cần đạt đến vùng sóng đổ

- Chiều cao sóng nhiễu xạ ở đầu đập là nhỏ nhất

- Diện tích vùng nước lặng sau đập là lớn nhất

- Đảm bảo luồng tàu ra vào cảng hợp lý

- Khối lượng công trình hợp lý nhất

4.1.1 Phương án thứ nhất

Trong phương án này hệ thống đê chắn sóng của ta gồm 2 tuyến đê :

- Tuyến đê phụ L1 phía Tây Có chiều dài 1100m nối liền với đê chắn cát.và vươn tới đường đẳng sâu 13

- Tuyến đê chính L2 phía bắc có chiều dài 1600m có nhiệm vụ chắn song theo hướng Bắc và Đông Bắc chạy thẳng từ mũi Văn Ca tới đường đẳng sâu (-15m) vuông góc với hướng Đông

Trang 30

4.2 Chọn phương án vị trí đê chắn sóng Dung Quất

4.2.1 Xác định sóng nhiễu xạ ở sau công trình

Hiện tưọng nhiễu xạ xảy ra khi song đi từ vùng nước sâu vào vùng nước nông được che chắn bởi đảo chắn hoặc công chình chắn sóng Làm cho hướng song

bị thay đổi, kết hợp với hiện tượng phản xạ mà sinh ra hiện tượng nhiễu xạ

Đối với công trình đập chắn sóng thì việc xác định hiện tượng nhiễu xạ có ý nghĩ rất quan trọng ngoài việc dựa vào chiều cao song nhiễu xạ để xác định vật liệu gia cố mái phía trong của đê thì việc xác định song nhiễu xạ còn được sử dụng để tính ổn định của đê

Vì hướng song chủ đạo của ta là hướng Đông Bắc và hướng Bắc nên ta chỉ cần xác định song nhiễu xạ do đập chính gây ra mà có thể bỏ qua hiện tượng nhiễu

xạ do đập phụ hướng Tây gây ra

Việc xác định song nhiễu xạ ta có thể sử dụng phần mềm Cress để tính toán cho từng vị trí trong cảng từ đó tìm được chiều cao sóng nhiễu xạ tai các vị trí trong cảng như sau:

4.2.1.1 tính toán sóng nhiễu xạ theo hướng Bắc cho phương án thứ nhất

Sử dụng phần mềm Cress để tính toán chiều cao sóng nhiễu xạ trong cảng do sóng hướng Bắc truyền tới tại các vị trí tính toán với các số liệu đầu vào như sau: Góc α(0) = 95

Trang 31

Hnx là chiều cao sóng nhiễu xạ tại những điểm mà ta xét

4.2.1.2 Tính toán sóng nhiễu xạ theo hướng Đông Bắc cho phương án thứ nhất

Sử dụng phần mềm Cress để tính toán chiều cao sóng nhiễu xạ qua đập chắn sóng do sóng hướng Đông Bắc truyền tới tại các vị trí tính toán với các số liệu đầu vào như sau:

Trang 32

Với ( Xi , Yi) là toạ độ của điểm thứ I mà tại đó ta tính toán chiều cao sóng nhiễu

xạ

Hnx là chiều cao sóng nhiễu xạ tại những điểm mà ta xét

4.2.1.3 Tính toán sóng nhiễu xạ theo hướng Bắc cho phương án thứ hai

Sử dụng phần mềm Cress để tính toán chiều cao sóng nhiễu xạ trong cảng do sóng hướng Bắc truyền tới tại các vị trí tính toán với các số liệu đầu vào như sau: Góc α(0) = 117

Trang 33

Hnx là chiều cao sóng nhiễu xạ tại những điểm mà ta xét

4.2.1.4 Tính toán sóng nhiễu xạ theo hướng Đông Bắc cho phương án thứ hai

Sử dụng phần mềm Cress để tính toán chiều cao sóng nhiễu xạ trong cảng do sóng hướng Bắc truyền tới tại các vị trí tính toán với các số liệu đầu vào như sau: Góc α(0) = 117

Trang 34

4.3 So sánh và lựa chọn vị trí tuyến đê

Việc lựa chọn tuyến đê về nguyên tắc cần phải tuân theo các chỉ tiêu về vấn

đề kinh tế và kỹ thuật tuy nhiên với khối lượng của đồ án tốt nghiệp ta không thể xem xét hết mọi khía cạnh vì thế việc lựa chọn tuyến đê ta chỉ có thể xác định bằng cách lý luận định tính với việc phân tích ưu nhược điểm cơ bản của 2 phương pháp trên:

- Chiều cao sóng nhiễu xạ trong cảng theo tính toán cũng lớn hơn

- Vì tuyến đê L2 nằm sâu hơn trong vịnh nên diện tích của cảng cũng nhỏ hơn

- Cũng do góc sóng tới của 2 hường sóng chủ đạo Bắc và Đông Bắc so với tuyến

đê L3 nhỏ hơn so với tuyến đê L2 nên chiều cao sóng nhiễu xạ theo tính toán cũng nhỏ hơn

Trang 35

- Vì việc bố trí tuyến đê L3 bị gẫy khúc nên sẽ khó khăn hơn trong việc phóng tuyến và định vị tuyến ngoài công trường trong quá trình thi công

4.3.3 Lựa chọn giải pháp bố trí tuyến đê

Từ những yêu cầu kỹ thuật , kinh tế , chiến lược phát triển cảng Dung Quất em đề xuất xây dựng tuyến đê chắn sóng theo phương án thứ nhất

4.4 Các phương án thiết kế hình dạng mặt cắt đê chắn sóng Dung Quất

Đê chắn sóng có nhiều hình dạng tuy vậy trên thế giới đê chắn sóng được xây dựng chủ yếu có 3 loại đó là: đê chắn sóng mái nghiêng , đê chắn sóng dạng tường đứng ,đê chắn sóng dạng hỗn hợp( là sự kết hợp của đê mái nghiêng và đê dạng tường đứng)

4.4.1 Đê chắn sóng mái nghiêng

Đê chắn sóng mái nghiêng được sử dụng ở những nơi có địa chất không cần tốt lắm, độ sâu không quá 20m

Đê chắn sóng mái nghiêng được ứng dụng rộng rãi nhằm ứng dụng được các vật liệu sẵn có, tại chỗ: đá, bê tông Ngoài ra đê chắn sóng mái nghiêng còn ứng dụng ngoài khối bê tông có hình thù kì dị nhằm tiêu hao năng lượng sóng và liên kết với nhau

Đê mái nghiêng có các ưu nhược điểm sau:

Ưu điểm:

Tận dụng được vật liệu địa phương;

Tiêu hao năng lượng sóng tốt, sóng phản xạ ít, nhất là mái nghiêng có độ nhám cao; Thế ổn định tổng thể khá vững chắc vì là các vật liệu rời Nếu nó xảy ra mất ổn định cục bộ Do đó đê mái nghiêng thích hợp với hầu hết các loại nền đất;

Cao trình đỉnh đê mái nghiêng thấp hơn so với đê tường đứng;

Công tác điều tra cơ bản nền đất ít tốn kém hơn (lỗ khoan thưa và nông);

Công nghệ thi công đơn giản có thể kết hợp hiện đại và thủ công

Nhược điểm:

Tốn vật liệu gấp hai, ba lần so với tường đứng ở cùng một độ sâu;

Không thể sử dụng mép ngoài để neo cập tàu;

Khi muốn làm đường giao thông trên mặt đê phải dùng các khối bê tông đỉnh;

Trang 36

Tốc độ thi công chậm so với tường đứng ở cùng độ sâu

Dựa vào đặc điểm vật liệu và đặc thù cấu tạo, kết cấu đê chắn sóng mái nghiêng được phân loại thành:

Đê mái nghiêng bằng đá

Đê mái nghiêng với khối bêtông gia cố hình hộp;

Đê mái nghiêng với các khối bêtông phức hình

4.4.2 Đê trọng lực tường đứng

Kinh nghiệm thiết kế và thi công cho thấy công trình đê chắn sóng kiểu tường đứng kinh tế hơn công trình đá đổ mái nghiêng do có hình dạng gọn nhẹ, giảm được khối lượng các vật liệu xây dựng như đá và bê tông Điều kiện cơ bản nhất để áp dụng công trình kiểu tường đứng trọng lực là nền móng phải tốt Đất nền

lý tưởng cho công trình này là nền đá Tuy nhiên với loại đất có khả năng chịu tải tương đối tốt thì cũng có thể làm nền móng cho công trình trọng lực: đất, cát, sỏi Tuy nhiên phải có biện pháp gia cố chống xói lở ở đáy

Như vậy, công trình đê chắn sóng loại tường đứng có thể xác định theo các điều kiện sau:

Trên nền đất đá mọi độ sâu

Trên nền đất rời với các điều kiện sau:

+ Với độ sâu lớn hơn 1,5÷2,5 lần chiều cao sóng tính toán thì đất nền trước công trình phải được gia cố tại các vị trí được dự kiến sẽ bị xói;

+ Với độ sâu không quá 20÷28m (khi đó áp lực của công trình lên nền đất ở giới hạn cho phép)

4.4.3 Đê chắn sóng hỗn hợp

Là đê kết hợp giữa hai kết cấu đê mái nghiêng và tường đứng

Thường được xây dựng ở độ sâu rất lớn d > 20 m

Đê chắn sóng dạng hỗn hợp có 2 cách bố trí như sau: có thể bố trí phần tường đứng phía trên phần mái nghiêng phía dưới hoắc phần tuờng đứng phía dưới ,phần mái nghiêng phía trên

Phần dưới là mái nghiêng có vai trò là lớp đệm, cao trình lớp đệm lấy sao cho không gây ra sóng vỡ trước công trình đảm bảo phần tường đứng không bị tác dụng xung lực

Trang 37

Để có thể lựa chọn được loại hình kết cấu đê chắn sóng hợp lý (hợp lý theo chỉ tiêu kinh tế - kĩ thuật) cần phải xem xét, phân tích đồng thời nhiều yếu tố như: điều kiện về địa hình, địa chất, chế độ sóng tại vị trí xây dựng đê từ việc nhận định về tầm quan trọng của công trình, điều kiện địa chất của khu vực xây dựng đê chắn sóng Dung Quất mà ta quyêt định lựa chọn 2 hình thức thiết kế là: đê chắn sóng mái nghiêng và đê chắn sóng dạng hỗn hợp

CHƯƠNG V : THIẾT KẾ SƠ BỘ

5.A Đê chắn sóng mái nghiêng

5.A.1 Xác định cao trình đỉnh đê

Việc xác định cao trình đỉnh của đê chắn sóng tuỳ thuộc vào tầm quan trọng của công trình này , mục đích sử dụng của nó Vì công trình của ta nhằm phục vụ cho việc bảo vệ cảng nên khi xác định cao trình đỉnh đê ta cần quan tâm tới lưu lượng tràn qua đỉnh và chiều cao sóng truyền qua thân công trình nhằm đảm bảo cho việc hoạt động trong cảng vẫn diễn ra, trong trường hợp xuất hiện thời tiết quá xấu thì có thể là nơi neo đậu của tàu thuyền

Trong việc tính toán cao trình đỉnh ta coi như đập chắn sóng của ta là không thấm

từ những điều kiện sóng đã xác định được ở chương 3

Bảng 5-1: tổng hợp điều kiện biên theo hướng Đông Bắc

Điều kiện biên M.C đầu đập

D1

M.C thân đập D2

M.C gốc đập D3

Trang 38

Thay các giá trị vào công thức (5.1) dùng phép tính thử dần ta sẽ xác định được Rc

Bảng 5-2:Kết quả tính toán Rc theo tiêu chuẩn sóng tràn

Rc (m) Q (l/m/s)

6 0.166212 6.1 0.156008 6.2 0.146431 6.3 0.137441 6.4 0.129004 6.5 0.121084 6.6 0.113651 6.7 0.106674 6.8 0.100125

Vậy ứng với lưu lượng tràn là 100lit/m/s thì độ vượt không Rc =6.8(m)

Trang 39

cảng thông thường chiều cao sóng trong cảng thường không vượt quá 0.8 (m) để tàu thuyền có thể neo đậu được

Xác định hệ số sóng truyền qua đê

Κto là hệ số truyền sóng do hiện tượng sóng tràn qua công trình

Κtt là hệ số truyền sóng qua thân của công trình vì ta coi đập chắn sóng là không thấm nên hệ số Κtt = 0

Từ đây ta có Κt = Κto

Xác định hệ số sóng truyền qua đê do hiện tượng sóng tràn

Xác định hệ số sóng leo :

Lo Hi

θ

ξ = tan (giáo trình CSKTBB) (5.3)

Với :tanθ là độ dốc mái đê (cotgθ = 1.5 chọn ở trên )

Hi chiều cao sóng tới trước chân công trình Hi = 8.13 m

Lo chiều dài sóng nước sâu Lo = 135 m

Thay số vào ta có ξ = 2.72

Vậy chiều cao sóng leo lên công trình là :

Hu= Ηi*ξ *γr (giáo trình CSKTB) (5.4)

Với γ là hệ số chiết giảm của mái đê ( đối với mái Tetrapo ta chọn r γ =0.38) r

Suy ra chiều cao sóng leo lên công trình là :

R C

Η

=

Κ ( sổ tay CTBVBVII – trang 7-62) (5.5)

Với Rc là độ vượt không của đỉnh đê so với mực nước thiết kế

* )]

465 19 (

* 11 0

Trang 40

Thay các giá trị B và Ηu vào công thức (5.8) dùng phương pháp thử dần ta được

Bảng 5-3 : kết quả tính toán Rc theo tiêu chuẩn sóng truyền

3 0.30563 3.5 0.280376

4 0.254977 4.5 0.229443

5 0.203781 5.5 0.177999

6 0.152104 6.5 0.126104

7 0.100003 7.5 0.073808

8 0.047523 8.5 0.021153

Từ bảng kết quả trên ta thấy ứng với giá trị Rc= 7.5(m) thì Κt = 0.074 khi đó chiều cao sóng truyền qua công trình là Hto= Kt* Hi= 0.074*8.13 =0.6(m)

Hto= 0.6 (m) < 0.8 (m) thỏa mãn điều kiện chiều cao sóng trong cảng

Vậy độ vượt không Rc = 7.5m

Vậy cao trình đỉnh đê là : ∇đỉnh đê = MNTK+ Rc = 3.465 + 7.5 = 10.965(m)

Từ 2 phương pháp tính cao trình đỉnh của đê chắn sóng ta thấy giá trị cao trình đỉnh tính toán được ở phương pháp tính sóng truyền qua công trình cho kết quả lớn hơn Như vậy để thiên về giải pháp an toàn ta chọn cao trình đỉnh được tính toán theo phương pháp nay

Vậy cao trình đỉnh đê là : ∇đỉnh đê = MNTK+ Rc = 3.465 + 7.5 = 10.965(m)≈11(m)

5.A.2 Xác định kích thước cơ bản cho từng phân đoạn

5.A.2.1 Khối phủ mặt

5.A.2.1.1 Trọng lượng khối phủ

Việc xác định trọng lượng khối phủ mái được xác định theo hai công thức cơ bản của Husson và của Van Der Meer

Ngày đăng: 19/04/2015, 18:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w