- Quá trình định giá tài sản còn nhiều khó khăn nên việc thanh lý TSCD còn chậm dẫn tới việc thu hồi vốn chưa kịp thời Sự chậm trễ này làm cho việc đổi mớ
3.2.2.2. Hoàn thiện phương pháp khấu hao theo tỷ lệ thích hợp, sử dụng triệt để quỹ khấu hao tài sản cố định
quỹ khấu hao tài sản cố định
Khấu hao TSCĐ là một khoản chi phí cần thiết trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tính đúng, tính đủ số khấu hao TSCĐ vào chi phí kinh doanh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có khả năng bảo toàn vốn, đổi mới máy móc thiết bị theo hướng áp dụng công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại phù hợp với yêu cầu kinh doanh và sự phát triển của nền kinh tế.
Muốn có nguồn vốn để sửa chữa lớn TSCĐ, ngoài việc sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển để cải tạo TSCĐ, Tổng công ty nhất thiết phải xem xét lại tỷ lệ và cách tính khấu hao đã được quy định và đang sử dụng. Hiện nay, Tổng công ty đã sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Tuy nhiên, trên thực tế cách tính
này đã được cải thiện hơn so với các năm trước nhưng vẫn chưa phù hợp với đặc điểm của TSCĐ tại Tổng công ty. Bởi vì, trong tình hình kinh tế hiện nay, nhu cầu phụ tải tăng quá nhanh, TSCĐ mới đưa vào sử dụng đã phải hoạt động hết công suất. Do vậy, tuổi thọ của TSCĐ ngắn hơn thời gian quy định rất nhiều, làm giảm hiệu quả của TSCĐ. Nên chăng, Tổng công ty nên đề nghị Nhà nước cho phép thay cách tính khấu hao theo số dư giảm dần với thời gian do Nhà nước quy định đặc biệt là đối với máy móc thiết bị, dụng cụ đo lường điện tử, phương tiện vận tải. Nếu tính khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần thì tỷ trọng vốn thu hồi nhanh, nguồn vốn khấu hao sửa chữa lớn sẽ được tập trung kịp thời, nhằm đáp ứng các nhu cầu sửa chữa cải tạo TSCĐ ngày càng cao tại đơn vị.
- Những TSCĐ đã hết khấu hao hoặc khấu hao gần hết nhưng đã hư hỏng, cũ kỹ, nên thanh lý và đổi mới để đảm bảo sản xuất kinh doanh được liên tục.
- TSCĐ bị hư hỏng nên kịp thời sửa chữa để tránh thời gian không sử dụng của TSCĐ, từ đó có thể nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ.
- Tận dụng sửa chữa TSCĐ trong những ngày cúp điện, tránh tình trạng cúp điện thường xuyên, gây ảnh hưởng đến sản lượng điện bán ra.
- Thường xuyên đào tạo nâng cao tay nghề, trình độ kỹ thuật cho công nhân và cán bộ quản lý.
- Đổi mới, áp dụng khoa học kỹ thuật trong trang bị TSCĐ và quản lý để tăng thêm cường độ sử dụng TSCĐ.
- Tăng cường kiểm tra tình trạng kỹ thuật của máy móc thiết bị dùng trong sản xuất, phát hiện kịp thời các thiết bị hư hỏng để thay thế, nhất là các đồng hồ đo đếm điện năng để tránh tình trạng thất thoát điện do các dụng cụ hoạt động thiếu chính xác. Đồng thời lập kế hoạch cải tạo, sửa chữa những TSCĐ đã xuống cấp và nhanh chóng thanh lý những TSCĐ không còn sử dụng được hoặc kém hiệu quả.
- Tăng cường công tác kiểm tra lưới trạm, mỗi trạm đặt máy đo hiệu suất điện để kiểm tra hàng tháng biết trạm đó tiêu thụ bao nhiêu kwh điện, chống tình trạng quá tải, gây sự cố làm tổn thất điện năng, giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh.