Cải tiến quy trình quản lý, sử dụng tài sản cố định, phân cấp sử dụng tài sản cố định

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Tổng công ty Bảo đảm hoạt động bay Việt Nam (Trang 30)

- Quá trình định giá tài sản còn nhiều khó khăn nên việc thanh lý TSCD còn chậm dẫn tới việc thu hồi vốn chưa kịp thời Sự chậm trễ này làm cho việc đổi mớ

3.2.2.3. Cải tiến quy trình quản lý, sử dụng tài sản cố định, phân cấp sử dụng tài sản cố định

sản cố định

Công tác quản lý TSCĐ hiện nay còn một số vấn đề cần chấn chỉnh. Trong đó, việc cần quan tâm đầu tiên là phải theo dõi sát sao tình hình tăng giảm TSCĐ trong năm kế toán. Qua thực tế, doanh nghiệp đã quản lý tốt thẻ tài sản, hồ sơ, lý lịch của TSCĐ, nhưng theo dõi tăng giảm tài sản thể hiện trên sổ cái và tình trạng

và sử dụng TSCĐ, ngoài việc hoàn thiện TSCĐ theo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, còn phải chấn chỉnh việc quản lý TSCĐ trên sổ sách chỉ với mục đích duy nhất là làm cho TSCĐ hoạt động có hiệu quả, an toàn, để Tổng công ty có khả năng tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng TSCĐ, không ngừng mở rộng sản xuất.

Trước hết đơn vị phải nắm rõ lý lịch của từng loại tài sản nhằm kiểm tra, theo dõi kịp thời, chính xác tình hình hoạt động, các kỳ sửa chữa, nâng cấp, cải tạo...Từ đó, có kế hoạch sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng định kỳ hay đột xuất, tránh tình trạng quá tải gây hư hỏng bất ngờ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh. Hiện nay, đơn vị đã có thẻ TSCĐ, giúp theo dõi đầy đủ tình hình hoạt động di chuyển của các loại tài sản, đáp ứng được nhu cầu kiểm tra, kiểm kê, điều chỉnh, điều động TSCĐ của đơn vị. Tuy nhiên, việc theo dõi tăng giảm TSCĐ không được thực hiện kịp thời, không đúng lúc, nên không phản ánh đúng tình trạng TSCĐ thực tế của đơn vị tại thời điểm. Ví dụ, một số tài sản đã đưa vào sử dụng đã lâu nhưng kế toán lại chưa làm thủ tục tăng tài sản, do đó không thể hiện kịp thời trên sổ sách làm cho giá trị TSCĐ thể hiện không đúng thực tế, việc tính khấu hao không phản ánh đúng giá trị của TSCĐ, dẫn đến việc tính giá thành trong kỳ chưa được chính xác, hợp lý.

* Biện pháp cải thiện công tác quản lý TSCĐ:

- Cần phải thực hiện tốt công tác phân loại và kiểm kê TSCĐ hàng năm. Như đã trình bày, máy móc thiết bị của Tổng công ty có đặc điểm đa dạng về thể loại và mỗi loại có số lượng khác nhau nên việc phân loại là hết sức cần thiết để Tổng công ty theo dõi được tình trạng tài sản một cách thường xuyên, có hệ thống. Do đặc thù hoạt động, một số máy móc thiết bị cần được dự phòng theo tỷ lệ 1:1, Tổng công ty nên tiến hành phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng: TSCĐ đang sử dụng, chưa sử dụng, không cần dùng, chờ xử lý để có thể nắm bắt rõ hơn về việc sử dụng TSCĐ tại Tổng công ty, thấy được tỷ trọng vốn cố định phân bổ vào từng loại TSCĐ, từ đó đưa ra những quyết định phù hợp và kịp thời đối với TSCĐ nhằm tận dụng được công suất máy móc thiết bị, tránh lãng phí và ứ đọng vốn.

- Lập bảng theo dõi tình hình TSCĐ, trên bảng này thể hiện một cách đầy đủ tình hình TSCĐ của đơn vị. Đây là hồ sơ chủ yếu cùng với biên bản giao nhận, hợp đồng mua bán, lý lịch TSCĐ và các tài liệu kinh tế kỹ thuật khác lập thành hồ sơ TSCĐ. Là căn cứ để tổ chức công việc bảo dưỡng, sử dụng để tổ chức hạch toán chi tiết, tổng hợp TSCĐ.

- Tổng công ty đã theo dõi hạch toán trực tiếp từ tăng giảm, di chuyển đến thanh lý và tính khấu hao vào giá thành, nhưng việc xác định về hình thái giá trị và hiện vật không được chặt chẽ. Điều này làm hạn chế rất nhiều trong việc nâng cao

hiệu quả sử dụng TSCĐ. Vì vậy, quy trách nhiệm cụ thể trong quản lý để tiến hành theo dõi và tính khấu hao cho tài sản đó nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của tài sản trong đơn vị. Phân cấp quản lý TSCĐ nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm Các đơn vị quản lý TSCĐ phải thường xuyên kiểm tra thực trạng của TSCĐ mà quan trọng nhất là thiết bị thu phát xử lý tín hiệu, hệ thống cáp tín hiệu, máy biến áp... Trên cơ sở đó, có kế hoạch sửa chữa nhỏ, sửa chữa lớn kịp thời để tránh gây hư hỏng ảnh hưởng đến chất lượng điều hành bay.

- Trên thẻ tài sản nên ghi ngắn gọn những đặc điểm kỹ thuật của mỗi loại tài sản và các bộ phận cấu thành thể hiện được đặc trưng cơ bản của nó. Ngoài thẻ TSCĐ, đơn vị phải lập một thẻ hạch toán tăng TSCĐ theo nhóm để theo dõi tổng hợp giá trị TSCĐ hiện có theo nhóm, tình hình biến động, nhằm phục vụ cho việc kiểm tra đối chiếu, tổng hợp chung và lập báo cáo tăng giảm TSCĐ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Tổng công ty Bảo đảm hoạt động bay Việt Nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w