Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Tổng công ty Bảo đảm hoạt động bay Việt Nam (Trang 26)

- Quá trình định giá tài sản còn nhiều khó khăn nên việc thanh lý TSCD còn chậm dẫn tới việc thu hồi vốn chưa kịp thời Sự chậm trễ này làm cho việc đổi mớ

3.1.2.2. Nguyên nhân

* Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, công tác đầu tư mua sắm TSCĐ còn nhiều bất cập. Trong thời gian qua, Tổng công ty đã đầu tư mua sắm một số TSCĐ nhưng chiếm tỷ lệ không cao trong tổng tài sản, như năm 2009, tỷ trọng TSCĐ trong tổng tài sản giảm xuống thấp nhất trong 2 năm. Mặc dù trình độ công nghệ đã hiện đại hơn trước đây nhưng vẫn chưa phải là công nghệ tiên tiến nhất. Thiết bị quản lý bay có đặc điểm rất đa dạng về thể loại. Dù Tổng công ty đã đầu tư mua đứt một hệ thống thiết bị nào đó thực chất chỉ mua phần cứng và giá trị sử dụng của chúng, còn phần mềm thường chiếm đến 3/4 giá trị của thiết bị vẫn thuộc nhà sản xuất. Do chưa đủ khả năng để tiếp thu được công nghệ phần mềm nên luôn đi sau và bị phụ thuộc vào nên công nghiệp tiên tiến của thế giới..

Thứ hai, thủ tục thanh lý, nhượng bán tài sản còn rườm rà, xét duyệt qua nhiều cấp làm chậm tiến độ thanh lý TSCĐ. Tổng công ty cũng chưa tích cực trong việc xử lý các TSCĐ không cần dùng hay đã hư hỏng. TSCĐ không dùng, chờ thanh lý còn tồn đọng đáng kể (khoảng 3-4%) đã ảnh hưởng đến quá trình thu hồi vốn đầu tư để đổi mới máy móc thiết bị. Điều này là một trong những nguyên nhân tác động xấu đến hiệu quả sử dụng tài sản cũng như hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty.

Thứ ba, tổ chức hoạt động kỹ thuật được phân theo chức năng (quản lý chỉ đạo, vận hành các dịch vụ kỹ thuật khai thác, bảo trì sửa chữa). Tổ chức như vậy chỉ phát huy được khả năng của lực lượng kỹ thuật khi với số lượng trang bị ít, công nghệ lạc hậu, hệ thống không phức tạp. Tuy nhiên mô hình này tồn tại đã 15 năm trong khi các hệ thống kỹ thuật đã được đổi mới, ngày càng phức tạp, sự phân tách nhiệm vụ đảm bảo kỹ thuật cũng chưa tính đến và đổi mới kịp với sự biến đổi này, lực lượng khai thác không được can thiệp sâu vào thiết bị như sửa chữa, hiệu chỉnh mặc dù nhiều nơi đã được bố trí lao động kỹ thuật hoàn toàn có khả năng; lực lượng bảo trì kỹ thuật thường gặp nhiều khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ. Quan hệ giữa người khai thác và bảo trì nhiều khi cũng thiếu sự hợp tác gắn bó. Chưa nói đến việc đầu tư trang thiết bị, công cụ phục vụ hoạt động đảm bảo kỹ thuật dàn trải, mà nguồn nhân lực không được phát huy tối đa, tạo ra tình trạng vừa thừa vừa thiếu. Một thực tế khác tồn tại là theo điều lệ hoạt động Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật cũng có nhiệm vụ bảo trì sửa chữa các hệ thống trang thiết bị kỹ thuật, nhưng hầu như không tham gia bảo trì sửa chữa các hệ thống chính trong các dây chuyền dịch vụ kỹ thuật.

Thứ tư, do trình độ quản lý còn thấp. Hiện nay ở Trung tâm, các nghiệp vụ tài chính đều do các kế toán viên thực hiện nhưng họ không có chuyên môn sâu về lĩnh vực tài chính. Điều này không chỉ gây quá tải trong công việc mà còn ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý tài chính. Thêm vào đó còn tồn tại những cán bộ chưa nghiêm túc thực hiện nguyên tắc và quy định quản lý, sử dụng tài sản, cố ý làm sai gây ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản.

* Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, máy móc thiết bị của Tổng công ty mang tính đặc thù của chuyên ngành quản lý bay và đòi hỏi công nghệ hiện đại, hầu hết phải nhập từ nước ngoài. Giá mua từ nước ngoài phải cộng thêm cả thuế nhập khẩu khá cao nên làm cho chi phí tăng lên, lợi nhuận do đó giảm đi, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản của Tổng công ty.

Thứ hai, tình hình kinh tế chính trị trong khu vực và trên thế giới cũng có nhiều bất ổn trong những năm gần đây, tác động không nhỏ tới khả năng phát triển sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, gây nên những biến động không mấy tích cực.

Qua việc xem xét những hạn chế và tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế đó, em xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tạị Tổng công ty BDHDBVN.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Tổng công ty Bảo đảm hoạt động bay Việt Nam (Trang 26)