tiểu luận Công cuộc đầu tư của thực dân Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất

16 2K 8
tiểu luận Công cuộc đầu tư của thực dân Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phần mở đầu Vào thời cận đại, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được xác lập ở nhiều nước Châu Âu, đến cuối thế kỉ XVIII chủ nghỉa tư bản lan rộng khắp thế giới và phát triển thành một hệ thống. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ngày càng đòi hỏi vốn, nguyên liệu, thị trường. Để đáp ứng nhu cầu này, các nước phương Tây đã hướng sang các nước Phương Đông và bắt đầu chính sách xâm lược của mình. Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Sự chuyển biến này khiến cho cuối thế kỉ XIX, công cuộc xâm chiếm thuộc địa càng được đẩy mạnh và diễn ra gay gắt để đáp ứng sự phát triển về kinh tế của chủ nghĩa tư bản. Công cuộc xâm lược thuộc địa nói chung và Việt Nam nói riêng của thực dân Pháp cũng xuất phát từ những đòi hỏi cấp thiết đó. Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Sau gần 30 năm chiến tranh với điều ước Pa-tơ-nốt (1884) thực dân Pháp đã buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng và thừa nhận nền bảo hộ của chúng ở Việt Nam. Nhưng trước sự kháng cự quyết liệt của nhân dân ta, phải đến năm 1897, công cuộc bình định về quân sự của chúng mới kết thúc. Từ đây, thực dân Pháp mới thực sự bắt tay vào tổ chức việc cai trị và khai thác thuộc địa Đông Dương. Công cuộc khai thác thuộc địa diễn ra trong hai đợt: đợt 1(1897-1914) và đợt hai (1918-1929). I. Công cuộc đầu tư của thực dân Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất Đối với chủ nghĩa thực dân, việc chiếm thuộc địa để khai thác bóc lột về kinh tế là mục tiêu hàng đầu. Tất cả những chính sách trong các lĩnh vực chính trị, văn hoá, xã hội …cũng chỉ nhằm mục đích phục vụ cho mục tiêu bóc lột về kinh tế. Một trong những khía cạnh đầu tiên của công cuộc khai thác thuộc địa trong lĩnh vực kinh tế là chính sách đầu tư vốn. Việc đầu tư tư bản này không phải vì mục đích phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của nhân dân thuộc địa mà nhằm mục tiêu khai thác và bóc lột nhiều nhất, lâu dài nhất nền kinh tế thuộc địa. Mặt khác, với đặc điểm là chủ nghĩa Đế quốc cho vay nặng lãi thì chính sách đầu tư của thực dân Pháp càng được đâỷ mạnh. 1. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam Ngày 22-3-1897, Toàn quyền Đông Dương Pôn Đume (paul Doumer) gửi cho Bộ trưởng Bộ thuộc địa Pháp dự án chương trình hoạt động. Đume rất am hiểu tình hình Đông Dương vì đã từng là nghị sĩ giữ chức Thượng thư tài chính trong Chính phủ Pháp và là báo cáo viên những dự luật thanh toán tạm thời và tổng thanh toán tài chính Bắc và Trung kì. Chưong trình khai thác do Đume vạch ra để thi hành ở Đông Dương (chủ yếu ở Việt Nam) từ những năm đầu thế kỉ XX có mục đích tối thượng là biến gấp Đông Dương thành một thuộc địa bậc nhất, bảo đảm siêu lợi nhuận cao nhất cho Đế quốc Pháp. Qua nhiều cuộc thăm dò, giới cầm quyền thực dân đã quyết định chính sách khai thác thuộc địa Đông Dương với tinh thần cơ bản là: Thuộc địa Đông Dương phải được dành riêng cho thị trường Pháp. Nền sản xuất ở thuộc địa này chỉ được thu gọn cho việc cung cấp cho chính quốc nguyên liệu hay những vật phẩm gì mà nước Pháp không có. Công nghiệp nếu cần được khuyến khích thì cũng chỉ trong giới hạn nhằm bổ sung cho công nghiệp chính quốc không làm hại đến nền công nghiệp chính quốc. 2. Công cuộc đầu tư trong công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất Tư bản nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chủ yếu là của Pháp. Việc đầu tư nhằm vào việc thiết kế cơ sở hạ tầng, từng bước mở mang đầu tư công thương nghiệp. Từ năm 1896 đến năm 1914 có 514 triệu phơrăng vàng được đầu tư dưới hình thức tiền vốn của nhà nước, đó là theo số liệu của nhà kinh tế học Mĩ Callis. Còn theo nguồn tư liệu chính thức của Pháp thì đó là 425 triệu. Từ năm 1888 đến 1920 có 500 triệu phơrăng vàng. Từ 1924 đến 1929, có từ 3 đến 4 tỉ phơrăng vàng vốn đầu tư của tư nhân theo những tính toán khác nhau của Guy Lacam và Callis. Vốn đầu tư theo tỷ lệ sau: Đầu tư khai mỏ : 249 triệu Đầu tư vào gaio thông : 128 triệu Đầu tư vào nông nghiệp : 40 triệu Ngành khai thác mỏ được thực dân Pháp tập trung đầu tư vì nhanh chóng thu được lợi nhuận. Trong đó, khai thác than nhanh chóng có vị trí quan trọng nhất. Từ năm 1883, Công ty than Hồng Gai được lập ra, tư bản Pháp đã lấn lướt các tư bản Đức, Hoa Kiều, người Việt thu được lợi lớn: năm 1913 công ty này đã thu lãi 2,5 triệu phơrang. Ngoài ra tư bản Pháp còn chiếm mỏ Đông Triều, Phấn Mễ (Thái Nguyên), Nông Sơn (Quảng Nam). Ngoài than, từ năm 1904, tư bản Pháp cũng đã khai thác các mỏ thiếc ở Tĩnh Túc (Cao Bằng), kẽm ở Bắc Kạn, vàng ở Cao Bằng, Tuyên Quang… Trong công nghiệp chế biến, năm 1903 nước ta mới chỉ có 82 nhà máy thì đến năm 1914 đã có tới trên 130 nhà máy dệt, xi măng nước ngọt, rượu bia, giấy, da thuộc…Một số trung tâm công nghiệp đã dần dần hình thành ở Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Đà Nẵng Việc đầu tư vào giao thông và xây dựng đô thị cũng rất lớn. Tính đến năm 1919, đường sắt xuyên Đông Dương đã xong một số loại quan trọng, đã hoàn tất 21 tuyến “đường thuộc địa”, trong đó có con đường xuyên Việt và đặc biệt là hệ thống cảng và các cây cầu quan trọng Việt Nam là một nước nông nghiệp. Ngay sau khi thực dân Pháp chiếm được Sài Gòn, một trong những biện pháp đầu tiên chúng ban hành là bỏ lệ cấm xuất cảng gạo ở Nam kì mà trước đây triều đình Huế ban hành, gắn thị trường lúa gạo, mặt hàng quan trọng nhất của Nam Kì với thị trường thế giới. Ngày 28-9-1897, toàn quyền Đông Dương đã ra nghị định mở rộng diện áp dụng quyền sở hữu cá nhân ruộng đất ra toàn lãnh thổ. Điều khoản pháp lí trên đã mở đưòng cho tư bản chiếm hàng loạt ruộng đất của nhân dân Việt Nam. Đó là khung cảnh cần thiết và đầy đủ để thực dân Pháp yên tâm bỏ vốn đầu tư. Ngay sau đó tư bản Pháp và những đại địa chủ Việt Nam đã mở rộng diện tích canh tác ở những vùng đất hoang Ở Nam kì, tư bản Pháp tại đây đã bỏ vốn hoặc hùn vốn để tư nhân khai thác hoặc thành lập các công ti kinh doanh trong các ngành kinh tế, chủ yếu hai ngành nông nghiệp và công nghiệp. Trong nông nghiệp, số vốn của tư bản Pháp đã chiếm gần như tuyệt đại bộ phận trong các đồn điền cao su và hồ tiêu. Khi nền nông nghiệp tư bản chủ nghĩa xuất hiện thì những nhà máy xay xát gạo và nấu rượu được ưu tiên hàng đầu không chỉ vì có nguyên liệu tại chỗ dồi dào và chất lượng cao mà hơn thế nữa còn có những thị trường tiêu thụ rộng lớn không chỉ trong nước mà còn trên trường quốc tế, triến vọng lợi nhuận rất cao. Công ty nấu rượu Đông Dương đã được nhà nước thực dân giúp đỡ, bóp chết ngành nấu rượu của người Việt và Hoa kiều. Từ ngành rượu công ty nấu rượu Đông Dương đã lan rộng ra các ngành khác như xuất khẩu gạo, xay xát gạo, làm bột gạo, tham gia đầu tư nhiều vào ngành công thương nghiệp, ngân hàng, trở thành một trong những nhóm tài phiệt hàng đầu của Đông Dương. Thực dân Pháp đã bóc lột nhân dân thậm tệ để tạo ra nguồn tăng trưỏng tích luỹ vốn ban đầu. Một số nhà tư bản đã vươn lên thành nhà tư bản lớn. Thắng lợi của nhũng công cuộc kinh doanh thời kì đầu đã lôi kéo những nhà tư bản chính quốc sang đầu tư vào thời kì sau. Cơ quan đầu mối tập trung nhất là ngân hàng Đông Dương, đại biểu cho ngân hàng Pháp, có quyền phát hành giấy bạc và quản lí tiền tệ ở Đông Dương. Với ưu thế hơn hẳn, Ngân hàng Đông Dương đã chèn ép, bóp chẹt các ngân hàng của Hoa kiều, Ấn kiều. Cách cho vay là bắt tập thể nông dân đứng vay hoặc những địa chủ có tài sản lớn bảo đảm cho vay. Lãi suất theo tỷ lệ: Chính quyền thực dân 20%, Hội Nông tín hỗ tương 20%, và Ngân hàng Đông Dương 60%. Số tiền nợ thu được, từ năm 1901 đến 1906 đã tăng từ 728 ngàn đồng lên tới 4444 ngàn đồng Đông Dương. Tổng số lãi từ 1885 đến 1905 là từ 393 ngàn đồng lên tới 2666 ngàn. Vốn đầu tiên của Ngân hàng Đông Dương năm 1875 khi mới thành lập là 8 triệu, năm 1910 đã lên tới 48 triệu Fr. II. Công cuộc đầu tư của Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam 1. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, một mặt để vực dậy nên kinh tế chính quốc đã bị thiệt hại nặng nề trong chiến tranh, cũng tức là vực dậy đồng Franc (Fr), bị mất giá nghiêm trọng, mặt khác, để thực hiện mục đích biến Đông Dương thành bàn đạp từ đó làm chủ được khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, đồng thời đứng trước nguy cơ đe doạ từ phía các cường quốc khác, nhất là từ phía Nhật và Mỹ, chính phủ Pháp đã lựa chọn một hướng có lợi nhất cho chúng là đẩy mạnh khai thác thuộc địa, trong đó có Đông Dương “…về mọi phương diện là quan trọng nhất, phát triển nhất và giàu có nhất” Cuộc khai thác lần thứ hai của người Pháp ở Đông Dương nói chung, ở Việt Nam nói riêng được bắt đầu ngay khi chiến tranh thế giới kết thúc (1918) và kéo dài cho đến khi cuộc tổng khủng hoảng kinh tế thế giới có dấu hiệu ở Việt Nam năm 1929, tức là trong khoảng 10 năm. Cuộc khai thác lần thứ hai này của người Pháp ở Đông Dương được triển khai trên quy mô lớn qua các kế hoạch của Albert Sarraut- Toàn quyền Đông Dương sau là Bộ trưởng Bộ thuộc địa và được các học giả gọi là “quá trình tích luỹ tư bản lần thứ hai” để đối lại với quá trình tích luỹ tư bản lần thứ nhất, diễn ra trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam. Chỉ trong một thời gian ngắn, chừng 10 năm cuộc khai thác đó đã tạo ra sự bứt phá quan trọng trong nền kinh tế thuộc địa, chấm dứt tình trạng nhỏ giọt về đầu tư, tình trạng chần chừ của tư nhân Pháp trong việc kinh doanh khai thác xứ thuộc địa này, tạo ra một cơ hội cho sự vươn lên dù là rất yếu ớt trong cuộc cạnh tranh với thế lực tư bản chính quốc, của giai cấp tư bản “bản xứ”. Vốn đầu tư được tăng cường, đối tượng đầu tư được mở rộng, hướng đầu tư được điều chỉnh, làm cho kinh tế thuộc địa được bùng phát. Mức độ tư bản hoá, tập trung hoá của nền kinh tế bộc lộ ngày một rõ nét. Cơ cấu và diện mạo của nền kinh tế ít nhiều được thay đổi 2. Công cuộc đầu tư của thực dân Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam 2.1 Chương trình Albert Sarraut Trong “chương trình 5 năm hoạt động chính trị và kinh tế”, được Albert Sarraut trình bày vào tháng 5 năm 1918, kế hoạch được vạch ra về kinh tế là: Phát triển công cụ kinh tế và nông nghiệp, tức là phát triển các công trình công cộng tạo cơ sở hạ tầng cho hoạt động các ngành kinh tế khác và chú trọng khai thác các sản sản phẩm về nông nghiệp thuộc địa cần cho chính quốc. Trong “Dự luật khai thác thuộc địa” mà Albert Sarraut trình bày trước Quốc hội Pháp ngày 12-4-1921 và được đưa vào công trình: “Việc khai thác thuộc địa của Pháp” xuất bản tại Paris năm 1923, thì mục đích được ưu tiên trước hết của việc khai thác thuộc địa không chỉ là nông phẩm nhiệt đới mà còn là nguồn tài nguyên thiên nhiên dưới lòng đất, tức là mỏ quặng. Đây là hai loại sản phẩm đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế chính quốc sau chiến tranh “…Trong toàn bộ hệ thống thuộc địa của chúng ta, chương trình này đã lựa chọn và nhằm vào những trung tâm chính về sản xuất nguyên liệu và những thực phẩm cần cho chính quốc, những kho báu lớn về tài nguyên thiên nhiên, những vựa lúa, những vùng trồng trọt quy mô lớn, những vùng rừng đại ngàn, những vùng mỏ quặng lớn nhất, nói tóm lại những điểm chính mà nước Pháp có thể tận khai, ở mức cao nhất những nguồn lợi có ích cho nó” Biện pháp nhằm thực hiện chương trình này: - Tạo ra những điều kiện cho tất cả mọi cố gắng, hệ thống đường giao thông cần thiết để tiến vào những vùng trung tâm sản xuất và nối chúng với các hải cảng bằng hệ thống đường sắt. - Trang thiết bị cho những hải cảng tạo thuận lợi dễ dàng cho việc vận chuyển lớn bằng đường biển - Tăng khả năng sản xuất vào những vùng được nhằm vào, mở rộng diện tích khai thác. 2.2 Vốn đầu tư 2.2.1. Vốn của nhà nước Trong việc giải quyết vốn đầu tư, chính quyền thuộc địa đóng một vai trò hết sức quan trọng. Bằng những biện pháp về hành chính, kinh tế và xã hội, chính quyền thuộc địa đã tạo ra môi trưòng thuận lợi để thu hút và thực hiện vốn đầu tư cho tư bản tư nhân. Bên cạnh đó, chính quyền thuộc địa cũng trực tiếp bỏ những khoản tiền lớn để đầu tư vào những lĩnh vực kinh tế. Vốn của nhà nước thuộc địa (hay vốn công cộng) đầu tư vào lĩnh vực kinh tế được thể hiện dưới hai hình thức: đầu tư vào các công trình công cộng và đầu tư vào các lợi ích kinh tế khác. Số tiền đầu tư này được lấy từ hai nguồn chính. Nguồn thứ nhất là ngân sách liên bang, ngân sách các xứ, các tỉnh, cũng có nghĩa là có nguồn gốc từ các loại thuế: thuế gián thu (thuộc ngân sách liên bang), thuế trực thu (thuộc ngân sách các xứ, các tỉnh). Đây là khoản chi thường xuyên, hàng năm. Nguồn thứ hai là vốn vay của các cá nhân, dưới hình thức công trái. Đây là nguồn mang tính bất thường. Về nguồn vốn thứ nhất. Theo Paul Bernard, vào năm 1930, tổng chi ngân sách Đông Dương khoảng 150 triệu đồng thì các khoản chi cho công trình công cộng và những lợi ích kinh tế khác là khoảng 54,5 triệu đồng, chiếm 36,33%. Trong đó, có khoảng 39,6 triệu đồng, chiếm 72,66% được chi tiêu vào việc thực hiện các công trình công cộng mới hay là để trùng tu các công trình công cộng cũ; 14,9 triệu đồng chiếm 27,34% được chi cho các hoạt động kinh tế của chính quyền. Khoản chi này được lấy từ ngân sách liên bang là 23,5 triệu đồng, số còn lại lấy từ ngân sách cấp xứ (Bắc Kỳ 5 triệu, Trung Kỳ 2,8 triệu, Nam Kỳ 6,8 triệu) Năm Chi cho kinh tế Tổng chi ngân sách Tỷ lệ (%) 1920 7.996.000 21.159.000 37.79 1921 10.184.000 22.196.000 46.88 1922 11.294.000 23.396.000 48.27 1923 11.666.000 24.733.000 47.17 1924 14.390.000 28.850.000 49.88 1925 13.443.000 27.352.000 49.15 1926 12.688.000 27.983.000 45.34 1927 19.008.000 36.351.000 52.29 1928 17.704.000 36.352.000 48.70 1929 17.277.000 31.425.000 54.98 1930 23.923.000 40.087.000 59.68 Tổng số chi cho ngân sách trong 11 năm này là 319.884.000 đồng, trong đó tổng số chi cho kinh tế là 159.573.000 đồng, chiếm 49,8%. Bình quân mỗi năm chính quyền chi ra 14.515.000 đồng cho các hoạt động kinh tế của chính phủ. Trong số này gần 1/3 được đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi; 2/3 còn lại được đầu tư vào các công trình công cộng, theo hướng của chương trình khai thác do Abert Sarraut đã vạch ra. Nguồn vốn thứ hai. Trong giai đoạn 1919-1930, chính quyền thuộc địa tổ chức các đợt công trái để tăng vốn đầu tư, kiếm lời. Ngày 11-10-1921, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định mở cuộc trái phiếu 6 triệu đồng, tương đương 42 triệu Fr (tức là 240 triệu Fr hiện tại). Đến ngày 20-3-1922, chính phủ thuộc địa đã thu về 10.289.000 đồng, tức là đạt gần 200% so với dự tính, trong đó người mua chủ yếu là người “ bản xứ”. Tháng 5 năm 1926, theo một sắc lệnh, Toàn quyền Đông Dương mở đợt công trái hai triệu đồng cho việc xây dựng và duy tu các công trình công cộng. Như vậy trong 4 năm tổng số tiền thu được từ công trái hơn 14 triệu đồng. Tóm lại, cộng cả hai nguồn vốn trên thì giai đoạn 1919-1930, tổng số vốn đầu tư vào các công trình công cộng là 173.954.000 đồng. 2.2.2. Vốn từ các quỹ tín dụng nông nghiệp Loại vốn này được đầu tư vào các hoạt động kinh tế trong giai đoạn 1919-1930, đây là vốn được trích ra từ các quỹ tín dụng nông nghiệp đã hoạt động từ trước hay mới được chính quyền thuộc địa lập ra, bao gồm: - Vốn từ các ngân hàng của người Ấn: Từ năm 1911 đến 1920, số tiền từ nguồn vốn này là 57 triệu đồng thì từ năm 1921 đến 1930, số tiền từ nguồn này tăng lên 88 triệu đồng. Lãi xuất cho vay của các cơ sở này khá cao, từ năm 1921 trở đi là 6-7% - Vốn từ các cơ sở tín dụng của người Việt: Nguồn vốn này có vai trò đặc biệt quan trọng đối với người sản xuất nhỏ nhất là ở nông thôn. Lãi suất từ 10 đến 12%, người vay phải có ruộng đất, tài sản để được đảm bảo, phải biện lễ cho lý trưởng. Rút cục, lãi xuất lên tới 30%. Tuy vậy hình thức cho vay này khá phổ biến, số vốn từ 5 triệu đồng tăng lên 25 triệu vào năm 1930. - Vốn vay từ các quỹ tín dụng của người Âu: đó là các Hội Nông tín tương tế ở Nam Kỳ, các tổ chức Bình Dân Nông phố ngân hàng ở Bắc và Trung Kỳ. Hệ thống tín dụng ngân hàng các loại trên đã xuất ra một số vốn không nhỏ, khoảng từ 2 đến 3triệu đồng cho [...]... vốn đầu tư có sự thay đổi căn bản ở chỗ nếu như trong cuộc đầu tư lần thứ nhất chủ yếu là vốn của tư bản Pháp vào Đông Dương thì trong lần thư hai vốn đầu tư của tư bản tư nhân đứng vị trí hàng đầu, làm cho khối lượng vốn trong cuộc đầu tư lần thứ hai lên tới hàng chục tỷ đồng, gấp 6 lần so với trước chiến tranh - Về hướng đầu tư: Có sự thay đổi rất lớn Nếu trong cuộc khai thác lần thứ nhất, số vốn đầu. .. Vốn đầu tư đưa vào Viêt Nam có hai nguồn: Nguồn vốn của nhà nước và nguồn vốn của tư bản tư nhân Hai nguồn này vào Việt Nam với mục tiêu khác nhau nhưng đều nhằm mục đích khai thác thuộc địa để thu lợi nhuận Trong đó vốn đầu tư của tư nhân gấp đôi vốn đầu tư của nhà nước Công cuộc đầu tư của tư bản Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai lớn hơn về cường độ vốn và có sự thay đổi hướng đầu tư. .. cấu của nền kinh tế thuộc địa đã có những thay đổi, một số yếu tố của nền sản xuất mang tính chất tư bản xuất hiện và phát huy hiệu lực trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của người Pháp ở Đông Dương nói chung Như vậy hai cuộc khai thác thuộc địa có mục tiêu chung là bòn rút thuộc địa để làm giàu cho chính quốc nhưng không cho thuộc địa có cơ hội cạnh tranh với chính quốc Tuy nhiên về công cuộc. .. với chính quốc Tuy nhiên về công cuộc đầu tư thì có điểm khác biệt - Về mức độ đầu tư: Trong đợt khai thác thuộc địa lần hai, thực dân Pháp tiến hành đầu tư ồ ạt vào các ngành kinh tế Việt Nam với tốc độ nhanh hơn và quy mô rộng lớn hơn đợt khai thác lần thứ nhất Nếu trong vòng 30 năm từ 1888 đến 1918 Pháp đã đầu tư vào Đông Dương khoảng 1 tỷ Fr thì tính riêng trong 6 năm từ 1924 đến 1929 khối lượng... và các công ty tư bản như Công ty tài chính thuộc địa, Công ty thương mại- Nông nghiệp và Tài chính Đông Dương Như vậy thực chất số vốn được nêu trên chủ yếu lại là vốn của các công ty độc quyền thông qua hệ thống ngân hàng và tổ chức tài chính Trong số này thì gần 1/3 số vốn đầu tư là của các công ty mới lập còn lại 2/3 là của các công ty cũ Trong cuộc đầu tư lần này không chỉ có các công ty tư bản... chung của các vốn đầu tư của tư bản tư nhân cũng bộc lộ rõ, với sự ưu tiên vào nông nghiệp, khai thác tài nguyên thiên nhiên vào thuộc địa rồi mới đến các lĩnh vực khác Vốn đầu tư tăng lên, hướng đầu tư được điều chỉnh, những điều kiện của việc đầu tư dường như rất thuận lợi, sự khuyến khích của chính quyền thuộc địa là những nguyên nhân trực tiếp làm cho một số ngành kinh tế thuộc địa phát triển trong. .. số vốn đầu tư của tư bản tư nhân dù nhiều về số lượng cũng chỉ gấp đôi về giá trị thực tế so với số vốn 500 triệu Fr vàng được đầu tư trong giai đoạn trước Điều đó làm cho nền kinh tế ở Việt Nam mang tính phồn vinh giả tạo Mặt khác, đây là số vốn của các công ty tư bản độc quyền do ngân hàng Đông Dương thao túng Về hướng đầu tư Đối với nguồn vốn công cộng, việc đầu tư của chính quyền thuộc địa chủ... Đông Dương về các công ty được thành lập từ trước và sau chiến tranh thế giới thứ nhất thì từ 1919-1930, tổng số vốn của các công ty đầu tư ở ba sứ là 4 ty Fr (Bắc Kỳ 1 tỷ, Trung Kỳ 100 triệu, Nam Kỳ 2,5 tỷ) Như vậy so với giai đoạn trước cả số công ty và số vốn đều tăng lên đáng kể Nếu như ở giai đoạn trước, số vốn đầu tư mang tính chất rời rạc thì trong cuộc khai thác thuộc địa lần hai này hình thành... trình độ phát triển của các ngành kinh tế Việt Nam sau chiến tranh 2 Số vốn mà tư bản Pháp đầu tư vào Việt Nam không nhằm phát triển kinh tế thuộc địa, nâng cao mức sống người dân mà chỉ nhằm: hoặc là xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vơ vét bóc lột, hoặc là để đầu tư vốn vào các ngành kinh tế thuận lợi để thu lợi nhuận tối đa Trên thực tế việc đầu tư của thực dân Pháp đã quy định... dân Pháp đã rất chú ý đến việc đầu tư vốn vào Đông Dương để khai thác Song do nhiều điều kiện chính trị cũng như sự không ổn định về tiền tệ, cho nên đến trước năm 1897 số lượng vốn đầu tư vào Đông Dương và Việt Nam chưa nhiều Sau năm 1897 khi công cuộc bình định bằng quân sự ở Việt Nam đã hoàn thành, thực dân Pháp bắt đầu tập trung vào khai thác Đông Dương Lúc này vốn đầu tư được đưa vào ngày càng gia . nhằm mục đích khai thác thuộc địa để thu lợi nhuận. Trong đó vốn đầu tư của tư nhân gấp đôi vốn đầu tư của nhà nước. Công cuộc đầu tư của tư bản Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai lớn. (1918-1929). I. Công cuộc đầu tư của thực dân Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất Đối với chủ nghĩa thực dân, việc chiếm thuộc địa để khai thác bóc lột về kinh tế là mục tiêu hàng đầu. Tất. cuộc đầu tư lần thứ nhất chủ yếu là vốn của tư bản Pháp vào Đông Dương thì trong lần thư hai vốn đầu tư của tư bản tư nhân đứng vị trí hàng đầu, làm cho khối lượng vốn trong cuộc đầu tư lần thứ

Ngày đăng: 19/04/2015, 17:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan