ĐỀ THI THỬ HỌC KỲ I NĂM HỌC 2010 – 2011 Câu 1: Trong công thức E = F/q (q là độ lớn của một điện tích thử dương đặt tại một điểm trong điện trường, F là lực điện tác dụng lên q, E là cường độ điện trường tại đó) thì A. E không phụ thuộc F và q. B. E tỉ lệ thuận với F. C. E tỉ lệ nghịch với q. D. E phụ thuộc cả F lẫn q. Câu 2: Thế năng của một điện tích q trong điện trường được tính bằng công thức nào dưới đây? A. W = q.E. B. W = E.d. C. W = q.V. D. W = q.U. Câu 3: Chọn câu trả lời đúng nhất. Đối với dòng điện trong chất khí A. Muốn có quá trình phóng điện tự lực trong chất khí thì phải có electron phát ra từ catot. B. Khi phóng điện hồ quang, không phải các ion khí đập vào catot làm phát ra electron. C. Khả năng tạo thành tia lửa điện trong chất khí chỉ tùy thuộc khoảng cách và hiệu điện thế giữa các cực. D. Muốn có quá trình phóng điện tự lực trong chất khí, thì catot phải được đốt nóng đỏ. Câu 3: Đối với dòng điện trong các môi trường A. dòng điện trong chân không có thể không phải là dòng electron. B. khi nhiệt độ tăng thì điện trở suất của kim loại tăng, vì mật độ electron tự do giảm. C. tia lửa điện điện dễ xảy ra nhất khi điện cực là mũi nhọn. D. ở nhiệt độ thấp, điện trở suất của các vật liệu rắn đều nhỏ, nhưng lớn hơn không. Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng với bán dẫn A. có thể có hệ số nhiệt điện trở âm. B. có hai loại hạt tải điện là electron tự do và lỗ trống. C. tính chất điện nhạy cảm với tạp chất. D. chỉ cho dòng điện chạy qua theo một chiều. Câu 5: Một nguồn điện có suất điện động E = 20V, đ iện trở trong r = 7 ,Ω mạch ngoài có điện trở R. Tìm R để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài đạt cực đại? A. 5 . Ω B. 7 . Ω C. 20 . Ω D. 23 . Ω Câu 6: Cho ba nguồn điện giống nhau mỗi nguồn có suất điện động E = 5V và điện trở trong r = 2 Ω mắc nối tiếp nhau. Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn nói trên là A. 5V, 2 Ω . B. 10V, 4 Ω . C. 5V, 0,67 Ω . D. 15V, 6 Ω . Câu 7: Một nguồn điện có suất điện động E = 12V, khi nối hai cực của nguồn điện này với mạch ngoài thì dòng điện chạy trong mạch là 2A. Công mà nguồn điện này sinh ra trong 10 phút là A. 1440J. B. 14400J. C. 240J. D. 7200J. Câu 8: Trong một mạch điện kín, nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r, mạch ngoài có điện trở là R, dòng điện trong mạch có cường độ I và hiệu điện thế mạch ngoài là U. Khi đó không thể tính công A ng của nguồn điện sản ra trong thời gian t theo công thức nào? A. A ng = Eit. B. A ng = I 2 rt + Uit. C. A ng = EI 2 t. D. A ng = I 2 (R + r)t. Câu 9: Trong một mạch điện kín đơn giản khi tăng điện trở mạch ngoài thì cường độ dòng điện trong mạch A. tăng tỉ lệ thuận với điện trở mạch ngoài. B. tăng. C. giảm. D. giảm tỉ lệ nghịch với điện trở mạch ngoài. Câu 10: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng thuyết electron cổ điển? A. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện dương và một số electron mang điện âm quay xung quanh. B. Nếu nguyên tử mất bớt electron thì trở thành ion dương. C. Các ion dương và ion âm chuyển động hỗn loạn không ngừng. D. Nếu nguyên tử nhận thêm electron thì trở thành ion âm. Câu 11: Xét các yếu tố sau: (I) Dấu của điện tích, (II) Độ lớn của điện tích, (III) Bản chất của điện môi, (IV) Khoảng cách giữa hai điện tích. Độ lớn của lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm đứng yên phụ thuộc vào các yếu tố: A. II và IV. B. II, III và IV. C. I, II và IV. D. I, II, III và IV. Câu 12: Hai quả cầu nhỏ bằng kim loại giống nhau, mang điện tích như nhau q, đặt cách nhau một khoảng R, chúng đẩy nhau bằng một lực có độ lớn 8,1N. Sau khi cho chúng tiếp xúc nhau, rồi tách ra một khoảng r = 3R thì chúng đẩy nhau bằng một lực có độ lớn A. 2,7N. B. 8,1N. C. 4,05N. D. 0,9N. Câu 13: Trong các cách nhiễm điện sau đây: (I) Do cọ sát, (II) Do tiếp xúc, (III) Do hưởng ứng. Ở cách nhiễm điện nào không có sự dịch chuyển của electron từ vật này sang vật khác? A. I. B. II. C. III. D. I và II. Câu 14: Điều kiện để có dòng điện là A. phải có nguồn điện. B. phải có hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn điện. C. phải có hiệu điện thế. D. phải có vật dẫn điện. Câu 15: Trong mạch điện kín với nguồn điện là pin điện hóa hay acquy thì dòng điện là A. dòng điện có chiều không đổi và cường độ giảm dần. B. dòng điện xoay chiều. C. dòng điện có chiều không đổi và cường độ tăng giảm liên tục. D. dòng điện không đổi. Câu 16: Đặt một hiệu điện thế U = 20V vào hai đầu một điện trở, cường độ dòng điện là 2,5A. Nếu tăng hiệu điện thế lên 2 lần thì cường độ dòng điện là A. 4A. B. 5A. C. 1,25A. D. 2,5A. Câu 17: Trong thời gian 1 phút, lượng điện tích dịch chuyển qua tiết diện thẳng của một dây dẫn là 120C. Cường độ dòng điện qua dây dẫn là A. 3A. B. 12A. C. 2A. D. 0,5A. Câu 18: Đối với định luật Fa-ra-đây A. Định luật Fa-ra-đây không áp dụng được cho quá trình điện phân các chất nóng chảy. B. Trong công thức Fa-ra-đây, nếu I đo bằng A, t đo bằng s, thì A và m đo bằng kg. C. Định luật Fa-ra-đây chỉ áp dụng để tính lượng kim loại đọng ở catot khi điện phân. D. Định luật Fa-ra-đây áp dụng để tính cho cả chất đọng ở anot lẫn catot khi điện phân. Câu 19: Dùng dòng điện có cường độ 10A điện phân dung dịch muối của kim loại dùng làm điện cực trong thời gian 64 phút 20s, thấy khối lượng catot tăng thêm 13g. Xác định kim loại dùng làm điện cực ở bình điện phân A. Fe = 56, hóa trị 2. B. Cu = 64, hóa trị 2. C. Zn = 65, hóa trị 2. D. Al = 27, hóa trị 3. Câu 20: Mắc vào hai cực của nguồn điện có suất điện động E = 20V, điện trở trong r = 2 Ω một điện trở R = 6 Ω . Tìm cường độ dòng điện chạy trong toàn mạch A. 2A. B. 2,5A. C. 3A. D. 4A Câu 21: Phát biểu nào dưới đây là không đúng? A. Nguồn điện có tác dụng làm các điện tích dương dịch chuyển ngược chiều điện trường bên trong nó. B. Nguồn điện có tác dụng tạo ra sự tích điện khác nhau ở hai cực của nó. C. Nguồn điện có tác dụng tạo ra các điện tích mới. D. Nguồn điện có tác dụng làm các điện tích âm dịch chuyển cùng chiều điện trường bên trong nó. Câu 22: Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng A. Tác dụng lực của nguồn điện. B. thực hiện công của nguồn điện. C. dự trữ điện tích của nguồn điện. D. Tích điện cho hai cực của nó. Câu 23: Đại lượng nào đặc trưng cho khả năng tích điện của một tụ điện? A. Điện tích của tụ điện. B. Cường độ điện trường trong tụ điện. C. Điện dung của tụ điện. D. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện. Câu 24: Một điện tích điểm Q = - 8.10 -5 đặt tại điểm O trong chân không. Cường độ điện trường tại điểm M cách O một đoạn 20cm là bao nhiêu? A. 18.10 6 V/m. B. -18.10 6 V/m. C. 9.10 6 V/m. D. -9.10 6 V/m. Câu 25: Một tụ điện phẳng có điện dung 300pF được tích điện dưới hiệu điện thế 400V. Khoảng cách giữa hai bản tụ điện là 2mm. Điện tích của tụ điện và cường độ điện trường trong tụ điện là A. Q = 12.10 -8 C, E = 2.10 5 V/m. B. Q = 10 -8 C, E = 2.10 5 V/m. C. Q = 12.10 -8 C, E = 10 5 V/m. D. Q = 10 -8 C, E = 10 5 V/m. Câu 26: Pin điện hóa có A. hai cực là hai vật cách điện. B. hai cực là hai vật dẫn cùng chất. C. hai cực là hai vật dẫn khác chất. D. một cực là vật dẫn điện và một cực là vật cách điện. Câu 27: Trong các pin điện hóa có sự chuyển hóa A. từ điện năng thành hóa năng B. từ cơ năng thành điện năng. C. từ nhiệt năng thành điên năng. D. từ hóa năng thành điện năng. Câu 28: Một bóng đèn có ghi 200V – 100W, khi sáng bình thường cường độ dòng điện qua đèn là A. 2A. B. 0,5A. C. 1A. D. 4A. Câu 29: Cho mạch điện như hình bên R 1 = 6 Ω , R 2 = 3 Ω , R 3 = 7 Ω . Điện trở tương đương của mạch điện có giá trị A. R > 9 Ω B. R < 5 Ω C. R > 12 Ω D. 5 Ω < R < 9 Ω Câu 30: Một electron được tăng tốc từ trạng thái đứng yên nhờ hiệu điện thế U = 100V. Vận tốc của electron đạt được sau khi tăng tốc là A. 6.10 6 m/s. B. 840.000m/s. C. 3.10 6 m/s. D. 6.10 5 m/s. . độ điện trường trong tụ điện là A. Q = 12 .10 -8 C, E = 2 .10 5 V/m. B. Q = 10 -8 C, E = 2 .10 5 V/m. C. Q = 12 .10 -8 C, E = 10 5 V/m. D. Q = 10 -8 C, E = 10 5 V/m. Câu 26: Pin điện hóa có A. hai. tích điểm Q = - 8 .10 -5 đặt tại điểm O trong chân không. Cường độ điện trường tại điểm M cách O một đoạn 20cm là bao nhiêu? A. 18 .10 6 V/m. B. -18 .10 6 V/m. C. 9 .10 6 V/m. D. -9 .10 6 V/m. Câu. ĐỀ THI THỬ HỌC KỲ I NĂM HỌC 2 010 – 2 011 Câu 1: Trong công thức E = F/q (q là độ lớn của một điện tích thử dương đặt tại