1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đáp án Thi thử Đại học lần 1.

5 232 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I NĂM HỌC 2010 -2011 MÔN : NGỮ VĂN 12 PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH Câu I. (2,0 điểm) . 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm (0,25 điểm) Nhân kỉ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu, trong thời điểm cuộc kháng chiến chống Mĩ đang sục sôi và giành nhiều thắng lợi, bài Nguyễn Đình Chiểu - ngôi sao sáng trong nền văn nghệ dân tộc của Phạm Văn Đồng đã giúp người đọc nhận ra những ánh sáng khác thường ở người anh hùng, người nghệ sĩ mù xứ Đồng Nai này. 2. Ánh sáng khác thường chiểu rọi từ cuộc đời và quan niệm sáng tác (0,5 điểm) - Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu trải qua nhiều sóng gió, bất hạnh, nhưng vượt lên tất cả, với một nghị lực phi thường ông đã nêu cao một tấm gương anh dũng, một tâm hồn trong sáng cao quí lạ thường của người chiến sĩ hi sinh, phấn đấu vì đại nghĩa: Sự đời thà khuất đôi tròng thịt Lòng đạo xin tròn một tấm gương. - Quan niệm sáng tác: Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà. Cầm bút viết văn là một thiên chức. Thơ văn phải tải đạo, trừ tà, thơ văn chiến đấu, thơ văn đánh giặc, nhà văn phải là chiến sĩ. 3. Ánh sáng khác thường lấp lánh từ những sáng tác thơ văn yêu nước chống xâm lược (0,5 điểm). -Thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu "Làm sống lại trong tâm trí của chúng ta phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ từ 1960 về sau suốt hai mươi năm" qua những tác phẩm, những bài văn tế ca ngợi người anh hùng suốt đời tận trung với nước, trọn nghĩa với dân . Đó là người anh hùng Trương Định (Văn tế Trương Định); những người nông dân yêu nước "sống đánh giặc, thác cũng đáng giặc", là khúc ca những người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang" (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc). - Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu còn là những hòn ngọc rất đẹp như bài Xúc cảnh. 4. Ánh sáng khác thường từ Lục Vân Tiên, tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu (0,5 điểm). 1 - Tác phẩm là bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quí trọng ở đời, ca ngợi những người trung nghĩa, khinh tài, đấu tranh chống mọi gian dối, bất công không khoan nhượng. - Nghệ thuật: lối văn nôm na, dễ hiểu, dễ nhớ, đậm đà chất dân gian. 5. Kết luận (0,25 điểm) Nguyễn Đình Chiểu là chí sĩ yêu nước, nhà thơ lớn, một tấm gương sáng nêu cao sứ mạng lịch sử của thời đại và dân tộc. Câu II. (3,0 điểm) 1. Giải thích về vấn đề nghị luận ( 1,0 điểm) - Trang bị qúi nhất của một người cần được hiểu là những thứ cần thiết để con người sống, hoạt động, tồn tại; là phương tiện không thể thiếu để thực hiện mục đích cao cả: làm người. Câu nói của Ăng - ghen chỉ ra trang bị về phương diện tinh thần: khiêm tốn và giản dị - Khiêm tốn: là có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân về mọi phương diện: trí tuệ, tài năng, đạo đức, tâm hồn, ý chí, nghị lực không tự đề cao mình - biểu hiện của kiêu căng, tự phụ; cũng không tự hạ thấp mình - biểu hiện của tự ti. Khiêm tốn là hiểu mình, nhận biết và đánh giá đúng về mình, về sở trường, sở đoản, chỗ mạnh, chỗ yếu, khả năng, tiềm năng trên nhiều lĩnh khác nhau của cuộc sống. - Giản dị là cách sống đơn giản, tự nhiên. Sống giản dị là sống phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của bản thân, gia đình và xã hội, Những biểu hiện dễ nhận thấy: không xa hoa, lãng phí, không chạy theo nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài, không phô trương, cầu kì Cần ý thức rõ ranh giới giữa giản dị và luộm thuộm, nhếch nhác. Những người vĩ đại bao thật sự bao giờ cũng giản dị. 2. Bình luận (1,5 điểm) - Khiêm tốn và giản dị là trang bị quí nhất vì nó giúp cho mỗi người hiểu mình, nhận thức đúng về mình để từ đó có phương hướng, biện pháp thích hợp, cách thức rèn luyện có hiệu quả để hoàn thiện nhân cách: trí tuệ, tâm hồn, ý chí, nghị lực, óc sáng tạo, kĩ năng sống để có cách sống, lối sống đúng, phù hợp với hoàn cảnh tự nhiên, xã hội. - Những nhân cách văn hóa lớn của mọi thời đại như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến, Hồ Chí Minh là những tấm gương sáng về lối sống khiêm tốn và giản dị. - Hai phẩm chất trên không chỉ giúp làm chủ bản thân mà còn là phương tiện quí báu giúp mỗi người hòa nhập với cuộc sống. Khiêm tốn và giản dị thì ở đâu, lúc nào, hoàn cảnh khó khăn đến đâu ta cũng nhận được sự giúp đỡ 2 chân thành, nhiệt tình và có hiệu quả nhất của bè bạn, của mọi người để vượt qua mọi thử thách, sai lầm. - Khiêm tốn và giản dị có quan hệ chặt chẽ với nhau: hiểu đời, hiểu người, hiểu mình, người khiêm tốn bao giờ cũng sống giản dị. Ngược lại có lối sống giản dị, phù hợp với hoàn cảnh sống, gắn bó, hòa hợp với mọi người, được mọi người yêu thương, khâm phục, kính trọng đó chính là người khiêm tốn. 3. Bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm) - Khiêm tốn và giản dị không phải là những phẩm chất có sẵn mà nó là kết quả của một quá trình rèn luyện, tu dưỡng kiên trì , bền bỉ suốt cả cuộc đời. Nó gắn liền với trình độ học vấn của mỗi người. Vì vậy quá trình học tập có vai trò v vô cùng quan trọng "tri thưc làm người ta khiêm tốn, ngu si làm người ta kiêu ngạo"(Ngạn ngữ Anh); khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự kiêu một chcũng là nhiều" (Kác Mác). PHẦN RIÊNG Câu III.a 1.Giới thiệu chung(0,5 điểm) -Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm là bản trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ các đô thị vùng tạm chiếm ở miền Nam trước 1975 đối với vận mệnh của đất nước; kêu gọi họ hướng về nhân dân, xuống đường đấu tranh, hòa nhập với cuộc kháng chiến của toàn dân tộc - Trong đoạn trích Đất Nước, vẻ đẹp hình tượng Đất Nước hiện lên qua những cảm nhận độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm cùng với chất liệu văn hóa, văn học dân gian giản dị mà tinh tế. Đoạn thơ được phân tích tiêu biểu cho những đặc sắc ấy. 2. Vẻ đẹp của hình tượng Đất Nước(4,0 điểm) - Một Đất Nước vừa đậm màu sắc triết học vừa thấm đẫm chất trữ tình: cắt nghĩa khái niệm Đất Nước bằng cách chiết tự là cách giải thích độc đáo thể hiện tư duy triết học sắc sảo của nhà thơ. Đất gắn với Anh, Nước gắn với Em, khi Anh và Em hò hẹn để thành Ta thì Đất cũng hợp lại với Nước để tạo thành Đất Nước. Như thế Đất Nước gắn liền với tình yêu của con người - Một Đất Nước vừa gắn liền với không gian riêng tư, không gian văn hóa, không gian tinh thần : nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm, , nơi anh đễn trường, nơi em tắm… ; vừa gắn với không gian mênh mông, rộng lớn: núi bạc, biển khơi… - Một Đất Nước gắn với chiều dài thời gian đằng đẵng - thời gian huyền thoại. 3 Nhà thơ đã tìm câu trả lời cho cội nguồn Đất Nước từ truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên nên hình tượng Đất Nước trở nên huyền ảo, lung linh, đẹp đẽ… - Một Đất Nước với chiều sâu văn hóa thăm thẳm, biểu hiện trong ý thức tâm linh luôn hướng về quá khứ, cội nguồn tổ tông tạo nên sự tiếp nối giữa các thế hệ con cháu người Việt. - Đây chính là sự triển khai tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trên ba bình diện: không gian địa lí; thời gian lịch sử và văn hóa phong tục, thể hiện cái nhìn tổng hợp và toàn diện về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điếm. - Nghệ thuật biểu hiện: điểm độc đáo nhất của hình tượng Đất Nước trong đoạn thơ này nói riêng và trong chương thơ nói chung là chất liệu văn hóa dân gian tạo không khí huyền thoại, cổ tích cho hình tượng Đất Nước. Nhờ chất liệu này mà hình tượng Đất Nước hiện ra vừa cao cả, thân thuộc vừa thiêng liêng, gần gũi, vùa lớn lao vừa bình dị…; ngôn ngữ thơ giản dị, chi tiết đời thường mà vẫn đầy chât thơ, sử dụng lối chơi chữ, điệp từ, ẩn dụ 3. Kết luận(0,5 điểm) - Qua đoạn thơ thấy được những suy nghĩ và tình cảm thiết tha sâu sắc của Nguyễn Khoa Điềm đối với nhân dân, quê hương, đất nước. - Thấy được ngòi bút tài hoa cũng như phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm: giàu chất suy tưởng, triế lí, cảm xúc dồn nén và một chuieeuf sâu văn hóa. Câu III. b 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, chương truyện (0,5 điểm) 2. Giải thích khái niệm trào phúng (0,5 điểm): là sử dụng tiếng cười với nhiều cấp độ ý nghĩa khác nhau như: hài hước, mỉa mai, châm biếm, đả kích…để chế nhạo, chỉ trích, tố cáo, phản kháng… những cái tiêu cực, xấu xa, lỗi thời, độc ác trong xã hội . Tiếng cười trào phúng được hình thành, bật ra từ những mâu thuẫn trào phúng. Đó là những gì trái với tự nhiên, với qui luật, giữa hiện tượng và bản chất , giữa nội dung và hình thức… kết hợp với các biện pháp nghệ thuật cường điệu, phóng đại đem đến những nhận thức bất ngờ, đột ngột để tạo ra tiếng cười. 3. Nghệ thuật trào phúng trong chương truyện.( 3,5điểm) - Nhan đề chứa đựng một mâu thuẫn.Tang gia thông thường phải buồn, đau, thương xót nhưng ở đây lại là hạnh phúc, vui sướng, hân hoan. Đó là điều trái với tự nhiên, trái với qui luật tâm lí nhưng lại có thật trong gia đình quí tộc, thượng lưu của cụ cố Hồng. - Tình huống trào phúng: đám tang của cụ cố Tổ: + Chuyện hôn nhân của Tuyết được đặt ra để kéo dài, trì hoãn tình thế, dồn nén mâu thuẫn, đám con cháu phải đợi chờ, sốt ruột, nôn nóng… vì chưa có được hạnh phúc. 4 + Đám tang được chuẩn bị từng bừng, nhộn nhịp như một ngày hội; đám tang lớn, đầy đủ đến thừa thãi nhưng lại che đậy một điều không thể thiếu của một đám tang đó là tình người, tình cảm của người sống đối với người đã khuất. + Đỉnh điểm của tình huống là cảnh hạ huyệt, màn bi kịch mà đạo diễn là cậu Tú Tân, diễn viên xuất sắc là ông Phán mọc sừng - Chân dung các nhân vật: Cái chết của cụ Tổ đem lại hạnh phúc đến cho mọi người, mỗi nhân vật chứa đựng một mâu thuẫn trào phúng: cụ cố Hồng, vợ chồng Văn Minh, ông Phán, cậu Tú Tân, cô Tuyết, cảnh sát Minđơ, Mintoa, bạn cụ cố Hồng, đám trai thanh gái lịch… tất cả đều giống nhau ở bản chât giả dối, bịp bợm. - Ngôn ngữ: + Giọng văn châm biếm, mỉa mai sắc sảo mà chất chứa căm hù sục sôi. + Sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật + Nhiều chi tiết đặc sắc. 4. Kết luận (0,5 điểm). Tiếng cười bật lên từ nhiều mâu thuẫn trào phúng: hình thức - nội dung; hiện tượng – bản chất tạo ra những chuỗi cười liên tiếp… phơi bày xã hội “chó đểu”. Đằng sau tiếng cười là nỗi đau của nhà văn trước tình trạng xuống cấp, băng hoại của tình người, của đạo đức. 5 . ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I NĂM HỌC 2 010 -2 011 MÔN : NGỮ VĂN 12 PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH Câu I. (2,0 điểm) . 1. Giới thi u tác giả, tác phẩm (0,25. tà. Cầm bút viết văn là một thi n chức. Thơ văn phải tải đạo, trừ tà, thơ văn chiến đấu, thơ văn đánh giặc, nhà văn phải là chiến sĩ. 3. Ánh sáng khác thường lấp lánh từ những sáng tác thơ văn yêu nước. gương sáng nêu cao sứ mạng lịch sử của thời đại và dân tộc. Câu II. (3,0 điểm) 1. Giải thích về vấn đề nghị luận ( 1, 0 điểm) - Trang bị qúi nhất của một người cần được hiểu là những thứ cần thi t

Ngày đăng: 18/04/2015, 13:00

Xem thêm: Đáp án Thi thử Đại học lần 1.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w