Tìm hiểu 3 vụ việc có tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất ở
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU NỘI DUNG I. Khái quát về thừa kế và thừa kế quyền sử dụng đất 1. Khái quát về thừa kế . 1. 1. Khái niệm về thừa kế . 1. 2. Khái niệm về quyền thừa kế . 1. 3 Các nguyên tắc của quyền thừa kế . 2. Khái quát về thừa kế quyền sử dụng đất . II. Ba vụ việc có tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất ở……………. 1. Vụ việc thứ nhất……………………………………………………………. 2. Vụ việc thứ hai……………………………………………………………… 3. Vụ việc thứ ba……………………………………………………………… III. Nhận xét của nhóm về những quy định của pháp luật hiện hành về thừa kế quyền sử dụng đất, một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện…………… KẾT LUẬN LỜI MỞ ĐẦU Như một sự tất yếu, con người sinh ra, tồn tại cần những lợi ích vật chất để đáp ứng nhu cầu của mình, một trong những nhu cầu cần thiết đó chính là đất ở. Nhưng không như tài sản có thể tồn tại vĩnh cửu thì con người thì theo quy luật tự nhiên sẽ phải chết đi. Bởi vây, việc dịch chuyển tài sản của người chết cho người còn sống đã tồn tại như một yêu cầu khách quan của xã hội và được hiểu đó là việc thừa kế tài sản. Nhằm góp phần làm rõ và đem lại những hiểu biết sâu sắc hơn về thừa kế quyền sử dụng đất ở, nhóm em xin chọn đề tài số 06 “Tìm hiểu 3 vụ việc có tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất ở”. Với yêu cầu: - Có địa chỉ rõ ràng; - Tóm tắt sự kiện có tranh chấp; - Những tranh chấp đó đã được Tòa án giải quyết hay chưa? - Bình luận và đánh giá của nhóm về cách giải quyết của Tòa án; - Cách gải quyết vụ việc của nhóm; - Nhận xét của nhóm về những quy định của pháp luật hiện hành về thừa kế quyền sử dụng đất. Do điều kiện thời gian cũng như trình độ am hiểu về vấn đề còn hạn chế, nên bài viết chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em kính mong nhận được những ý kiến phê bình, đánh giá của các thầy cô giáo cũng như các bạn để đề tài này được hoàn thiện hơn và đem lại những kinh nghiệm quý báu cho chúng em trong những lần viết sau. Chúng em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ bộ môn đã giảng giải trong các tiết học và trong các giờ tư vấn để giúp chúng em hoàn thành tốt bài tập này. NỘI DUNG I. Khái quát về thừa kế và thừa kế quyền sử dụng đất. 1. Khái quát về thừa kế. 1. 1. Khái niệm về thừa kế: Thừa kế là một chế định pháp luật dân sự, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác theo di chúc hoặc theo một trình tự nhất định đồng thời quy định phạm vi quyền, nghĩa vụ và phương thức bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế. 1. 2. Khái niệm về quyền thừa kế: Theo nghĩa rộng, quyền thừa kế được hiểu là một chế định pháp luật bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chính mối quan hệ về việc dịch chuyển tài sản từ người chết cho những người còn sống khác theo ý chí của họ được thể hiện trong di chúc hoặc theo ý chí của nhà nước được thể hiện trong các quy phạm pháp luật. Theo nghĩa hẹp, quyền thừa kế được hiểu là một quyền năng dân sự chủ quan của chủ thể có quyền để lại di sản thừa kế hoặc có quyền hưởng di sản thừa kế của người chết để lại theo ý chí của người đó hoặc theo quy định của pháp luật. Ngoài ra quyền thừa kế còn được hiểu là một quan hệ pháp luật dân sự. Quan hệ pháp luật dân sự về thừa kế là quan hệ thừa kế được các quy phạm pháp luật dân sự điều chỉnh. 1. 3 Các nguyên tắc của quyền thừa kế: - Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của cá nhân. - Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền thừa kế. - Nguyên tắc tôn trọng quyền định đoạt của người có tài sản, người hưởng di sản. - Củng cố, giữ vững tình thương yêu và đoàn kết trong gia đình. 2. Khái quát về thừa kế quyền sử dụng đất. Đất đai là tài nguyên của quốc gia, là một loại tài sản đặc biệt, có ý nghĩa kinh tế chính trị, xã hội, nó liên quan đến mọi người, mọi cơ quan, tổ chức, được nhà nước hết sức quan tâm. Do đó, nó có một chế độ pháp lý riêng biệt. Có lẽ không có loại tài sản nào gắn với mọi người, mọi nhà nhưng lại chỉ có một chủ thể được quyền sở hữu đó là Nhà nước, còn người sử dụng đất, tuy không phải là chủ sở hữu nhưng lại có 10 quyền tương tự như các quyền của một chủ sở hữu tài sản và đương nhiên vì không phải chủ sở hữu nên người sử dụng loại tài sản đặc biệt này có những hạn chế nhất định. Kể từ năm 1980, khi hiến pháp quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, đến nay quyền của người sử dụng đất không ngừng được phát triển. Từ chỗ người sử dụng đất chỉ có quyền khai thác các công dụng của đất đai, thì nay họ đã có quyền mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, thừa kế… quyền sử dụng đất. Trong các quyền năng của người sử dụng đất, thì quyền thừa kế có vị trí hết sức đặc biệt. Tại khoản 5 Điều 113 Luật Đất đai năm 2003 quy định: "Cá nhân có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật. Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Trường hợp người thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 121 của Luật này thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất, nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 121 của Luật này thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó". Theo quy định tại chương 33, phần thứ 5 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì: "Cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất có quyền thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định tại phần thứ tư của Bộ luật này và pháp luật về đất đai" (Điều 734). Như vậy, không chỉ những trường hợp được nhà nước giao đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất mà cả trường hợp được nhà nước cho thuê đất cũng được để thừa kế quyền sử dụng đất. Theo đó thì đất cấp cho hộ gia đình cũng là đối tượng của việc để lại thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật; và cũng không còn sự phân biệt giữa các loại đất ở, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm và nuôi trồng thủy sản. Hay nói cách khác là không đặt ra điều kiện khác nhau trong việc thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản với đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng. Đây là một quy định hoàn toàn hợp lý, phù hợp với thực tiễn cuộc sống và là một thuận lợi cho các Toà án khi giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất. Khi giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất thì Toà án không chỉ căn cứ vào Bộ luật Dân sự mà phải căn cứ vào Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản khác quy định về thừa kế quyền sử dụng đất để giải quyết cho phù hợp. Trình tự thủ tục đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất: - Điều kiện được thừa kế: + Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; + Đất không có tranh chấp; + Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; + Thừa kế, tặng cho trong thời hạn sử dụng đất; - Trường hợp nhận thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, hồ sơ gồm: + Văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất (Di chúc hoặc biên bản phân chia thừa kế hoặc bản án, quyết định giải quyết tranh chấp của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật đối với trường hợp thừa kế hoặc đơn đề nghị của người thừa kế nếu người thừa kế là người duy nhất); + Giấy tờ về quyền sử dụng đất (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai). II. Ba vụ việc có tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất ở. 1. Vụ việc thứ nhất: Vụ việc tranh chấp quyền thừa kế sử dụng đất ở liên quan tới nhà đất có diện tích 422,64 m 2 tại thôn Thanh Giang, xã Nhơn Phong, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định giữa Nguyên đơn là Bà Nguyễn Thị Quyện, sinh năm 1950 với Bị đơn là Anh Trần Văn Ngọc, sinh năm 1984;Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bao gồm: Anh Trần Văn Được, sinh năm 1981; Chị Trần Thị Lan (tức Hà), sinh năm 1987. Tóm tắt nội dung vụ việc: Bà Nguyễn Thị Quyện và ông Trần Mật chung sống với nhau từ năm 1986 (có làm đám cưới nhưng không đăng kí kết hôn), trong hoàn cảnh ông Mật đã có vợ đã chết, nhưng có 2 người con riêng là anh Trần Văn Được (sinh năm 1981) và anh Trần Văn Ngọc (sinh năm 1984). Bà và ông Mật có một con chung là chị Trần Thị Lan (sinh năm 1987). Năm 1988, bà Quyện và ông Mật mua đất ruộng của ông Ninh có diện tích 372 m 2 , sau đó san lấp lên, đến năm 1991 xây căn nhà cấp 4 trên diện tích 65,76 m 2 tại mảnh đất đó. Do bà có mâu thuẫn với con riêng của ông Mật nên sau khi xây nhà bà và chị Lan ra nhà mới xây ở, còn ông Mật và hai con riêng vẫn ở nhà cũ đời vợ trước của ông. Năm 1996, mảnh đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyến sử dụng đất tên ông Mật. Năm 2006, anh Ngọc lấy vợ và ra làm nhà trên đất mà bà đang ở. Năm 2007, ông Mật chết, sau khi ông Mật chết,anh Ngọc có ý chiếm toàn bộ nhà đất của bà và ông Mật. Nay bà yêu cầu tòa án xác định căn nhà và đất trên là tài sản chung của hai ông bà và yêu cầu chia thừa kế tài sản của bà và ông Mật cho rõ ràng. Về phía anh Được, anh trình bày: Năm 1988, cha anh mua mảnh đất ruộng của ông Lê Văn Ninh ; cha anh gá nghĩa với bà Quyện năm 1989 và sinh được con chung là chị Lan. Sau đó gia đình anh san lấp ruộng mua của ông Ninh và năm 1991 cha anh bỏ tiền ra xây nhà, bà Quyện chỉ có công mà không có tiền bỏ ra. Nhà mới xây xong cả gia đình ra ở. Anh Được là anh trai anh lấy vợ và ở nhà từ đường, còn anh lấy vợ năm 2006 và xây nhà ở cùng trên đất mua của ông Mật. Năm 2007 cha anh chết, có di chúc với nội dung để lại cho anh toàn bộ mảnh đất mà anh đang ở vì đất này là tài sản riêng của cha anh. Do đó theo anh toàn bộ diện tích đất là tài sản của anh, bà Quyện không có quyền được thừa kế. Đồng thời anh cho rằng bà Quyện và bố anh không phải là vợ chồng hợp pháp vì không đăng kí kết hôn. Anh Được và chị Lan không yêu cầu chia di sản. Hiện anh Được đang quản lí phần đất của bố và mẹ đẻ của anh. Cách giải quyết của Tòa án: Tại bản án sơ thẩm số 114/DSST ngày 24 /9/2008 của Tòa án nhân dân huyện An Nhơn đã quyết định: - Công nhận hôn nhân của bà Quyện và Ông Mật là hợp pháp. Xác định ngôi nhà cấp 4, diện tích 65,76 m 2 là tài sản chung của ông bà. Phần di sản thừa kế của ông Mật là ½ khối tài sản này. - Xác định diện tích đất 372 m 2 (thửa đất số 65, tờ bản bản đồ số 9) tại thôn Thanh Giang, xã Nhơn Phong, huyện An Nhơn là tài sản riêng của ông Mật, có trước khi kết hôn với bà Quyện. - Công nhận di chúc của ông Mật phù hợp về hình thức nhưng bị vô hiệu một phần về nội dung đối với phần tài sản thuộc quyền sở hữu của bà Quyện. Phần định đoạt di sản thuộc quyền sở hữu của ông Mật giao cho anh Ngọc có giá trị thực hiện. - Giao cho bà Quyện được trọn quyền sở hữu ngôi nhà và phải thanh toán cho anh Ngọc ½ giá trị căn nhà và giá trị đất bà đang sử dụng của ông Mật. - Bác yêu cầu của bà Quyện cho rằng mảnh đất là tài sản chung của hai vợ chồng. - Bác yêu cầu của anh Ngọc cho rằng ông Mật bà Quyện không phải là vợ chồng hợp pháp. Ngoài ra bản án còn quyết định về án phí. Nhận xét, đánh giá của nhóm: Qua quá trình tìm hiểu các tình tiết của vụ án, chúng em đồng ý với quyết định của Tòa án công nhận ông Mật và bà Quyện là vợ chồng hợp pháp, ngôi nhà cấp 4 là tài sản chung của ông bà. Lí do: Thứ nhất, theo bà Quyện, bà và ông Mật lấy nhau từ năm 1986, anh Ngọc lại nói cha anh và bà Quyện chung sống với nhau từ năm 1989, do không có giấy chứng nhận kết hôn nên không xác định được chính xác đó là vào thời gian nào, tuy nhiên Giấy khai sinh của chị Lan có năm sinh là 1986 do đó có thể xác định ông bà chung sống trước năm 1986. Trước khi Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực thì nhà nước ta vẫn thừa nhận những trường hợp nam nữ lấy nhau tuy không đăng kí kết hôn nhưng vẫn chung sống trong quan hệ vợ chồng là hôn nhân thực tế theo Nghị quyết số 01/NQ – HĐTP ngày 20/1/1988 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn thi hành Luật hôn nhân gia đình năm 1986 . Nghị quyết này công nhân việc sống chung đó là hợp pháp và giữa họ vẫn phát sinh quan hệ vợ chồng. Như vậy, Tòa án xác đinh hai ông bà là vợ chồng hợp pháp là chính xác. Thứ hai, Điều 27 LHNGĐ quy định: “Tài sản do vợ chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kì hôn nhân;…”. Như vậy, ngôi nhà là tài sản do hai ông bà cùng tạo dựng được trong thời kì hôn nhân, do đó xác định ngôi nhà là tài sản chung của ông Quyện bà Mật là hoàn toàn hợp lí. Riêng với các quyết định cho rằng mảnh đất tranh chấp thuộc tài sản riêng của ông Mật và cách chia thừa kế của Tòa án, nhóm cho rằng đây là những quyết định chưa chính xác, thiếu căn cứ pháp luật. Bởi lẽ: Với quyết định của Tòa cho rằng diện tích đất 372 m 2 là không có căn cứ. Theo hồ sơ vụ án, ngày 17/8/1988 ông Lê Văn Ninh đã chuyển nhượng mảnh đất số 65, tờ bản đồ số 9 cho ông Mật. Đồng thời như trên đã phân tích có căn cứ xác định ông Mật và bà Quyện chung sống từ trước thời điểm ông Mật đứng tên nhận chuyển nhượng đất của ông Ninh. Căn cứ vào khoản 1 Điều 27 LHNGĐ: “… Quyền sử dụng mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng…”. Do đó, theo quy định của pháp luật thì mảnh đất đang tranh chấp là tài sản chung của vợ chồng ông Mật bà Quyện mới đúng. Tòa án nhân dân huyện An Nhơn đã chỉ căn cứ vào lời khai của ông Mật trước đây (ông Mật nhận là tài sản riêng của ông) để xác định đất tranh chấp là tài sản riêng của ông Mật là có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật. Do xác định sai về quyền sử dụng đất của ông Quyện bà Mật, do đó phần chia thừa kế sau đó là không phù hợp. Bởi các lí do nêu trên, nhóm xin đưa ra cách giải quyết vụ việc trên như sau: - Giữ nguyên các quyết định của tòa án mà nhóm đồng ý. - Xác định mảnh đất có diện tích 372 m 2 , cùng ngôi nhà cấp 4 diện tích 65,76 m 2 trên đất ấy tại thôn Thanh Giang, xã Nhơn Phong, huyện An Nhơn là tài sản chung của vợ chồng ông Mật bà Quyện, phần di sản ông để lại là ½ khối tài sản trên. - Về việc chia tài sản thừa kế của ông Mật: Di chúc của ông Mật có hiệu lực một phần liên quan đến tài sản của ông, phần liên quan đến tài sản của bà Quyện là vô hiệu (do ông định đoạt quá quyền hạn). Trong di chúc ông để lại toàn bộ mảnh đất cho anh Ngọc, không đề cập đến việc chia thừa kế cho bà Quyện, tuy nhiên do bà Quyện là người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc theo Điều 669 BLDS: “Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng ít hơn 2/3 suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ Luật này: 1. Con chưa thành niên, cha , mẹ, vợ, chồng; 2. Con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.” Như vậy, theo Điều 669, mặc dù không được đề cập trong di chúc, nhưng bà Quyện vẫn có quyền hưởng di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật. Do chị Lan và anh Được không yêu cầu chia di sản (từ chối nhận di sản), vậy ở đây có 2 suất nếu thừa kế theo pháp luật là anh Ngọc và bà Quyện. Di sản của ông Mật gồm một nửa ngôi nhà và quyền sử dụng đất của một nửa diện tích mảnh đất (186 m 2 ). Như vậy, có thể chia như sau: + Giao trọn quyền sở hữu ngôi nhà cấp 4 cho bà Quyện, do bà được thừa kế 2/3 của một nửa phần di sản là nửa ngôi nhà của ông Mật (2/3*(1/2 ngôi nhà : 2) nên bà phải thanh toán phần giá trị còn lại của ngôi nhà cho anh Ngọc tính theo giá thị trường tại thời điểm phân chia. + Tổng diện tích đất là 372m 2 , trong đó phần thuộc quyền sử dụng của bà Quyện là 186 m 2 , cộng với phần mà bà được hưởng thừa kế của ông Mật là 2/3*(186:2) bằng 62 m 2 . Do đó phần diện tích đất thuộc quyền sử dụng của bà là 248 m 2 , của anh Ngọc là 124 m 2 . Tùy thuộc vào hiện trạng đất ở từ trước đến nay các bên chia lại cho hợp lí, bên nào có diện tích đất lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch. 2. Vụ việc thứ hai Tóm tắt vụ việc: Cha mẹ của ông Nguyễn Văn Mẫn có 01 nhà tranh vách đất và 01 mảnh đất 01 mẫu 2 sào tại thôn Vĩnh Lạc, xã Phổ Ninh (nay thuộc khối 4, thị trấn Đức Phổ, Quảng Ngãi) để lại cho ông Mẫn. Năm 1962, bà Phượng kết hôn với ông Mẫn và ở trên nhà đất do cha, mẹ chồng để lại. Ông Mẫn, bà Phượng có 01 con chung là chị Nguyễn Thị Sơn. Năm 1964, ông Mẫn hy sinh. Năm 1971, bà Phượng tái giá với ông Nguyễn Du và có 02 con chung là chị Nguyễn Thị Thủy, anh Nguyễn Văn Thạch. Do chiến tranh tàn phá nên nhà cũ đã hỏng, bà Phượng đã làm nhà khác để ở. Năm 1980, bà Phượng đã đổi mảnh đất nêu trên cho Hợp tác xã để lấy diện tích đất mà hiện nay bà Phượng và chị Sơn đang sử dụng cũng tại khối 4, thị trấn Đức Phổ (đo thực tế là 652 m 2 ). Việc đổi đất đã được chính quyền địa phương xác nhận và đồng ý. Năm 1990, bà Phượng đã cho chị Sơn một phần đất để sử dụng, đến ngày 10/8/1999 thì bà Phượng viết “Giấy cho đất” có nội dung cho chị Sơn 212,89 m 2 đất (đo đạc thực tế là 195,22 m 2 ). “Giấy cho đất” này có xác nhận của Ủy ban nhân dân thị trấn Đức Phổ ngày 15/8/1999 (sau này trong phiên tòa phúc thẩm, bà Phượng có khai bà viết giấy tờ này thực chất là chia di sản của ông Mẫn để lại). Chị Sơn đã làm nhà kiên cố, công trình phụ và ở ổn định tại đây. Năm 2003, bà Phượng xây tường rào, vì lý do ở khoảng giữa tường rào có giếng nước nên bà xây cong lấn vào một phần đất vườn của chị Sơn, gây mâu thuẫn. Ngày 22/8/2004, chị Sơn có đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi; sau đó ngày 09/8/2005, chị Sơn có đơn kháng cáo bản án dân sự sơ thẩm do không đồng tình với quyết định của Tòa án nhân dân huyện Đức Phổ. Cách giải quyết vụ việc của Tòa án: Tại bản án dân sự sơ thẩm số 12/2005/DSPT ngày 28/7/2005, Tòa án nhân dân huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi đã quyết định: Bác yêu cầu của chị Nguyễn Thị Sơn về yêu cầu chia di sản thừa kế quyền sử dụng đất. Ngoài ra, Tòa án sơ thẩm còn có quyết định về án phí và quyền kháng cáo của đương sự. Tại bản án dân sự phúc thẩm số 45/2005/DSPT ngày 21/9/2005, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã quyết định: Sửa bản án sơ thẩm: Xác định phần diện tích đất 195,22m 2 (theo biên bản đo đạc định giá 30/06/2005) là thuộc quyền quản lý sử dụng của chị Nguyễn Thị Sơn có giới cận phía Đông và phía Nam giáp đường đi, phía Tây giáp đất bà Nguyễn Thị Phượng đang quản lý sử dụng, phía Bắc giáp vườn ông Tiến. Xác định phần diện tích đất 456,78m 2 hiện bà Nguyễn Thị Phượng đang quản lý sử dụng là tài sản chung của bà Nguyễn Thị Phượng được hưởng quyền lợi ¾ diện tích 456,78 = 342,57m 2 . Chị Nguyễn Thị Sơn được hưởng quyền lợi là 114,19 m 2 . Phần đất của chị Nguyễn Thị Sơn được hưởng giao cho bà Phượng quản lý, sử dụng, bà Phượng có nghĩa vụ trả tiền giá trị đất lại cho chị Sơn là 57.095.000 đồng (năm mươi bảy triệu không trăm chín mươi lăm ngàn đồng). Phần diện tích đất giao cho các bên đương sự quản lý sử dụng, các đương sự phải có trách nhiệm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để kê khai đăng kí theo quy định của pháp luật. Bình luận, đánh giá cách giải quyết của Tòa án Đầu tiên tại bản án dân sự sơ thẩm số 12/2005/DSST, Tòa án nhân dân huyện Huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi quyết định: bác bỏ yêu cầu của chị Nguyễn Thị Sơn về yêu cầu chia di sản thừa kế quyền sử dụng đất. Việc bác bỏ yêu cầu chia di sản thừa kế của chị Sơn căn cứ vào việc quá thời hiệu khởi kiện và một phần quy định về chia tài sản chung là hợp lý. Tại bản án phúc thẩm, chị Sơn được hưởng quyền lợi là ¼ diện tích 456,78m 2 , tương đương với 114,19m 2 . Phần diện tích đất này, bà Phượng phải có nghĩa vụ trả tiền tương ứng với khoảng đất cho chi Sơn là 57,095,000 đồng. Việc yêu cầu bà Phượng phải trả tiền là không hợp lý. Thứ nhất về thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế chỉ đến 10/3/2003, nhưng đến ngày 22/8/2004 chị Sơn mới có yêu cầu khởi kiện. Thứ hai, tuy đất tranh chấp có một phần là di sản do ông Mẫn để lại nhưng bà Phượng đã cho chị Sơn phần đất mà hiện tại chị Sơn đang sử dụng có diện tích đo đạc thực tế là 195,55m 2 , phần còn lại bà Phượng không đồng ý chia; như vậy theo hướng dẫn của Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì việc xác định di sản do ông Mẫn để lại mà bà Phượng đang quản lý và sử dụng là tài sản chung của các thừa kế và vận dụng quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết là không chính xác. Do vậy, ta có thể thấy được việc giải quyết vụ án phúc thẩm chưa được chính xác cần phải sửa đổi, bổ sung. Hướng giải quyết của nhóm: Từ phần nhận xét trên, theo nhóm em cần hủy bản án phúc thẩm dân sự số 45/2005/ DSPT và xử lại theo quyết định của bản án sơ thẩm số 12/2005/DSST; bởi theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh thừa kế và Khoản 2 Điều 17 Nghị quyết số 58/1998/NQ – UBTVQH10 ngày 20/8/1998 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01/07/1991 thì thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế là đến ngày 10/3/2003 nhưng đến ngày 22/8/2004 chị Sơn mới có đơn khởi kiện yêu cầu chia thừa kế là đã hết thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế. Như vậy, việc Tòa án cấp sơ thẩm bác yêu cầu chia di sản thừa kế quyền sử dụng đất của chị Nguyễn Thị Sơn là hợp lý. Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi đã hết thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế thì di sản thừa kế chỉ có thể trở thành tài sản chung để chia khi có sự thống nhất đồng thuận chia thừa kế của tất cả các thừa kế. Trong trường hợp này, bà Phượng không muốn chia di sản, trong khi thời hiệu khởi kiện chia thừa kế đã hết nên di sản của ông Mẫn để lại sẽ không trở thành tài sản chung của bà Phượng và chị Sơn để chia, như vậy cũng không đặt ra việc chia lại di sản thừa kế của ông Mẫn theo như yêu cầu của chị Sơn. Tuy nhiên, nếu chị Sơn khởi kiện yêu cầu chia thừa kế di sản trước ngày 10/3/2003 thì cách giải quyết vụ việc của tòa cấp phúc thẩm cũng chưa hợp lí ở chỗ: xác định phần diện tích đất 456.78 m 2 hiện bà Nguyễn Thị Phượng đang quản lí sử dụng là tài sản chung của và Nguyễn Thị Phượng và ông Nguyễn Mẫn, do việc xác định này sai dẫn đến việc chia thừa kế cho bà Nguyễn Thị Phương và chị Nguyễn Thị Sơn không hợp lí. Do bà Phượng đã đổi cho Hợp tác xã diện tích đất vườn là tài sản chung của vợ chồng ông Mẫn bà Phượng để lấy phần đất hiện nay bà Phượng và chị Sơn đang sử dụng có diện tích là 652 m 2 nên toàn bộ phần diện tích đất mà bà Phượng đã được Hợp tác xã đổi nêu trên là tài sản chung của ông Mẫn và bà Phượng. Như vậy, tài sản chung của ông Mẫn bà Phượng là 652 m 2 chứ không phải là 456.78 m 2 , và phần di sản của chị Sơn nhận được là ¼ diện tích 652 m 2 = 163 m 2 mà không phải là ¼ diện tích 456.78 m 2 = 114.195m 2 như chị Sơn yêu cầu được hưởng. Ngoài diện tích đất là 114.195m 2 thì chị Sơn vẫn tiếp tục được sử dụng phần diện tích đất là 212.89m 2 (kết quả đo đạc thực tế là 195,22m 2 ) vì sau khi cho chị Sơn đất, bà Phượng đã viết “Giấy cho đất” và có xác nhận của Ủy ban nhân dân thị trấn Đức Phổ ngày 15/8/1999. Như vậy, chị Sơn đã là chủ sở hữu hợp pháp đối với mảnh đất mà bà Phượng cho chị Sơn. Do đó, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn, thì theo nhóm chúng em phần đất chị Sơn được hưởng thừa kế sẽ là ¼ diện tích 652 m 2 = 163m 2 và 212.89m 2 (kết quả đo đạc thực tế là 195,22m 2 ) mà bà Phượng đã cho chị Sơn từ trước (có xác nhận của UBND). 3. Vụ việc thứ ba Tóm tắt nội dung vụ án. Vụ việc tranh chấp liên quan đến phần diện tích nhà và đất ở tại số 126 – 128 Ngô Xuân Quảng, thị trấn Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội. Giữa Nguyên đơn là Ông Nguyễn Văn Thuận (Sinh năm 1917), đại diện hợp pháp của ông là Nguyễn Gia Thanh (sinh năm 1949), bà Nguyễn Thị Hào (sinh năm 1930). Cả hai đều trú tại 79 Phố Huế, Hà Nội. Người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của ông bà là Luật sư Nguyễn Văn Nghi với bị đơn là anh Nguyễn Văn Chuyền (sinh năm 1950) và chị Nguyễn Thị Thanh (sinh năm 1954), đều trú tại 125C tập thể lắp máy ngõ Hòa Bình 7, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của anh chị là Luật sư Ngô Kim Lan. Vụ tranh chấp có 17 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Ông Thuận đề nghị được sử dụng đất mà các cụ Chẩm và cụ Ngát để lại hiện đang do anh Chuyền quản lí nhưng anh Chuyền không đồng ý với lí do là phần đất của anh đã được bà Toàn sang tên cho anh và anh đã thực hiện nghĩa vụ đóng thuế từ trước đến nay, và mảnh đất đó không còn là di sản thừa kế của cụ Chẩm và cụ Ngát nữa. Nếu phải chia thừa kế theo pháp luật thì phải tính cả phần diện tích 60m 2 anh chia cho ông Thuận năm 1996. Bà Thu để lại kỉ phần thừa kế của mình cho ông Thuận. Chị Sáng và chị Sáu từ chối nhận di sản, để lại cho chị Hương. Chị Hồi, Bình, Hiền, Hương, Mơ có quan điểm như nguyên đơn. Đối tượng tranh chấp thừa kế là nhà đất tại số 126-128 phố Ngô Xuân Quảng, thị trấn Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội. Cụ Chẩm và cụ Ngát không để lại di chúc trước khi chết. Sinh thời hai cụ có 6 người con: Ông Thuận, ông Tuấn, ông Lập, bà Hòa, bà Thu, bà Lựu. Anh Chuyền là con chung của ông Tuấn và bà Toàn. Các con còn sống hiện nay của hai cụ là ông Thuận, bà Thu, bà Hòa và bà Lựu. Phía nguyên đơn khai phần đất tranh chấp là của hai cụ Chẩm và cụ Ngát. Nhưng không có giấy tờ chứng minh. Còn bị đơn lại khai rằng không biết phần tranh chấp là đất của ai, chỉ biết bà Toàn là người được chia trong cải cách ruộng đất, nộp thuế hàng năm và có tên trong sổ mục kê và bản đồ của xã. Anh Chuyền cho rằng mảnh đất tranh chấp là của bà Toàn chú không phải là di sản thừa kế của hai cụ. Giải quyết của Tòa án. Quyết định của Tòa án: [...]... về sổ mục kê với nội dung: Nhng thửa đất cha cấp giấy chứng nhận thì thông tin của thửa thể hiện theo kết quả điều tra, đo đạc hiện trạng đang sử dụng đất mà cha có giá trị pháp lý về quyền sử dụng đất Vì vậy, sổ mục kê cũng không đợc coi là một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật đất đai ai sử dụng đất thì ngời đó có nghĩa vụ đóng thuế đất, việc nộp thuế đất. .. nhận Đồng thời anh Chuyền cho rằng bà Toàn có tên trong sổ mục kê và bản đồ của xã, nên hoàn toàn có quyền sở hữu và sử dụng là không có căn cứ, việc bà Toàn có tên trong sổ mục kê và bản đồ của xã không có nghĩa bà Toàn và anh Chuyền sau này đã đợc Nhà nớc công nhận quyền sở hữu và quyền sử dụng đất mà chỉ có tính chất tham khảo về quá trình kê khai, quản lý sử dụng từng thời kỳ, theo công văn số 1568/BTNMT-ĐKKĐĐ... không có giấy tờ chứng minh nhng các cấp chính quyền địa phơng đều khẳng định năm 1955 hai cụ bị quy là địa chủ bị tịch thu nhà đất, năm 1957 sửa sai đã trả lại toàn bộ nhà đất cho cụ Chẩm Nh vậy, chính quyền đã công nhận quyền sở hữu và sử dụng cho cụ Chẩm, cụ Ngát Lời khai của anh Chuyền nhà đất là của bà Toàn đợc chia trong cải cách ruộng đất và không rõ nguồn gốc nhà đất của ai là không thể chấp. .. C s phỏp lut: Khon 5 iu 1 13 Lut t ai nm 20 03: Cỏ nhõn cú quyn tha k quyn s dng t ca mỡnh theo di chỳc hoc theo phỏp lut iu 7 BLDS nm 2005: Tha k quyn s dng t l vic chuyn quyn s dng t ca ngi cht sang cho ngi tha k theo quy nh ca b lut ny v phỏp lut v t ai Cỏc iu 2 53, 634 , 635 , 636 , 637 , 639 , 674, 675, 676, 678, 679, 680, v 688 b lut Dõn s nm 1995 Qui nh ti im a, tiu mc 1 .3, mc 1 phn II Ngh quyt s 02/2004/NQ... khin tranh chp di sn tha k quyn s dng t kộo di v ngy cng phc tp Theo iu 38 L 19 93 (sa i, b sung nm 1998 v 2001), Thụng t liờn tch s 02/1997/TTLT TANDTC TCC ngy 28/7/1997, Thụng t liờn tch s 02/2002/TTLT TANDTC VKSNDTC TTC ngy 3/ 1/2002; Ngh quyt s 02/2004/ NQ HTP TANDTC hng dn ỏp dng phỏp lut trong vic gii quyt cỏc v ỏn dõn s, hụn nhõn v gia ỡnh cho n L 20 03 u phõn nh thm quyn gii quyt gii quyt tranh. .. ca ụng Lp do cỏc con ụng hng III Nhn xột ca nhúm v nhng quy nh ca phỏp lut hin hnh v tha k quyn s dng t, mt s kin ngh v gii phỏp hon thin Theo quy nh ca BLDS 2005, chng tha k quyn s dng t gm 3 iu t iu 733 n iu 735 , quy nh v tha k quyn s dng t, cỏ nhõn tha k quyn s dng t v tha k quyn s dng t c nh nc giao cho cỏc h gia ỡnh Tuy nhiờn BLDS 2005 khụng quy nh c th iu kin ca ngi c tha k quyn s dng t, do ú... dng t hp phỏp m cha c cp GCNQSD theo L nm 19 93 hoc L 20 03 thỡ quyn s dng t i vi din tớch ú khụng c coi l di sn tha k, m c UBND da vo chớnh sỏch t ai cp t hoc thu hi t Trong cng ng dõn c, mt s ngi cú quyn s dng t hp phỏp cũn cha c cp GCNQSD, do nhiu nguyờn nhõn Cú trng hp ngi cú quyn s dng t hp phỏp (t do cha ụng li) cht trc khi ban hnh L 19 93 hoc L 20 03, thỡ h khụng th cú GCNQSD theo L Mc dự nm 2004,... đai ai sử dụng đất thì ngời đó có nghĩa vụ đóng thuế đất, việc nộp thuế đất là nghĩa vụ của công dân Nm 2001 cỏc nguyờn n ó khi kin ti tũa ỏn ngh chia di sn ca c Chm v c Ngỏt li (lỳc ny b lut dõn s 1995 vn cũn hiu lc) Cụ Nguyễn Văn Chẩm và cụ Trần Thị Ngát mất đi không để lại di chúc về tài sản, việc các nguyên đơn khởi kiện từ năm 2001 là còn trong thời hiệu giải quyết Quá trình giải quyết Toà án... quyn s dng t trong vic li tha k, nhng vn khng nhti tiu mc 1.1 mc II l: i vi t do ngi cht li () m ngi ú cú GCNQSD theo L 1987, L 19 93, L 20 03 thỡ quyn s dng t ú l di sn. Ngoi ra, Ngh quyt ny cũn quy nh: Ngi s dng t cú cỏc giy t quy nh ti cỏc khon 1, 2, 5 iu 502 L 20 03 thỡ k t ngy 1/7/2004 thỡ quyn s dng t ú cng l di sn khụng ph thuc vo thi im m tha k Nu khụng cú cỏc giy t ú thỡ phi cú giy xỏc nhn... v ngha v ca cỏc ng s khi cú tranh chp xy ra Tuy nhiờn trong quỏ trỡnh ỏp dng cho thy trong quy nh ca phỏp lut hin hnh v tha k quyn s dng t vn cũn nhng hn ch, trong ú nhúm chỳng em nhn thy cỏc bt cp sau: Th nht, vic quy nh iu kin li tha k quyn s dng t l ngi cú t phi cú giy chng nhn quyn s dng t (GCNQSD) Theo quy nh ca iu 6 93 BLDS v im a khon 1 iu 106 Lut t ai (L) nm 20 03 thỡ mt trong nhng iu kin ngi . Luật Đất đai). II. Ba vụ việc có tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất ở. 1. Vụ việc thứ nhất: Vụ việc tranh chấp quyền thừa kế sử dụng đất. chương thừa kế quyền sử dụng đất gồm 3 điều từ Điều 733 đến Điều 735 , quy định về thừa kế quyền sử dụng đất, cá nhân để thừa kế quyền sử dụng đất và thừa kế