1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Căn cứ tính thuế

19 468 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 269 KB

Nội dung

Căn cứ tính thuế là những yếu tố cho phép xác định được số thuế các chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước

Lời nói đầu Căn cứ tính thuế là những yếu tố cho phép xác định được số thuế các chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước. Để xác định số lượng thuế sử dụng đất nông nghiệp mà hộ sử dụng đất nông nghiệp phải nộp, cần phải dựa vào ba yếu tố: diện tích đất, hạng đất và định suất thuế (tính bằng kilogam thóc trên một đơn vị diện tích của từng hạng đất). Tuy nhiên, trong trường hợp chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp có diện tích sử dụng đất nông nghiệp vượt quá hạn mức còn phải nộp thuế bổ sung. Phần thuế bổ sung được xác định dựa vào ba yếu tố: diện tích đất nông nghiệp sử dụng vượt quá hạn mức, mức thuế ghi thu bình quân cho từng loại đất nông nghiệp và thuế suất (tính bằng tỉ lệ phần trăm trên mức thuế sử dụng đất nông nghiệp). Như vậy, căn cứ để xác định số thuế sử dụng đất nông nghiệp mà hộ nộp thuế phải nộp được pháp luật quy định có phân biệt trường hợp diện tích đất nông nghiệp sử dụng (hay được giao) nằm trong hạn mức với trường diện tích đất nông nghiệp sử dụng vượt quá hạn mức. I. CĂN CỨ TÍNH THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP ÁP DỤNG ĐỐI VỚI PHẦN DIỆN TÍCH ĐẤT TRONG HẠN MỨC Trước khi đi vào tìm hiểu căn cứ tính thuế sử dụng đất nông nghiệp thì việc đầu tiên là chúng ta phải hiểu thế nào đất trong hạn mức, cụ thể: đó là phần đất nông nghiệp được Nhà nước quy định, không được vượt quá cho các hộ gia đình nông dân, hộ tư nhân và cá nhân. Theo đó, căn cứ vào điều 70 Luật đất đai năm 2003 và điều 69 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, hạn mức giao đất nông nghiệp được quy định như sau: - Đối với đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối: hạn mức giao đất là không quá ba (03) ha cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long; không quá hai (02) ha cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác. - Với đất trồng cây lâu năm: tùy thuộc đặc điểm địa hình của đất, mà Nhà nước đã quy định thành hai hạn mức khác nhau, cụ thể: không quá mười héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng và không quá ba mươi héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi. 1 - Đối với đất nông nghiệp dùng vào mục đích trồng rừng phòng hộ và rừng sản xuất là không quá ba mươi héc ta đối với mỗi loại đất. Do đó, để tính đúng và đủ số thuế sử dụng đất nông nghiệp cần phải thu nộp, Nhà nước ta đã dựa trên ba căn cứ đó là: diện tích đất, hạng đất và định suất thuế. 1.1. Diện tích đất tính thuế Căn cứ theo điều 6- Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993 và khoản 1 Điều 6 Nghị định 74-CP hướng dẫn Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993, chúng ta có thể định nghĩa diện tích đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp là: diện tích thực tế sử dụng được ghi trong sổ địa chính của Nhà nước hoặc diện tích được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc diện tích ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Trường hợp chưa lập sổ địa chính thì diện tích tính thuế là diện tích ghi trên tờ khai của hộ sử dụng đất. Cách xác định diện tích đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp: Theo khoản 1 Mục II Thông tư 89-TC/TCT hướng dẫn thi hành Nghị định số 74/CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp, diện tích tính thuế sử dụng đất nông nghiệp được xác định như sau :  Căn cứ xác nhận diện tích tính thuế : + Sổ địa chính Nhà nước. + Kết quả đo đạc gần nhất được cơ quan quản lý ruộng đất có thẩm quyền xác nhận theo quy định Điều 14 Luật Đất đai. Trường hợp địa phương chưa lập sổ địa chính và số liệu đo đạc chưa chính xác, chưa có xác nhận của cơ quan quản lý ruộng đất có thẩm quyền: + Là diện tích đất ghi trong tờ khai của hộ nộp thuế. + Là diện tích thuế do mỗi hộ tự khai, có xác nhận của người đừng đầu hợp tác xã, tập đoàn sản xuất Nhà nước.  Xác định diện tích tính thuế : + Diện tích tính thuế của từng thửa ruộng, đất là diện tích thực sử dụng kể cả bờ xung quanh ruộng phục vụ trực tiếp cho sản xuất của thửa ruộng, đất, không tính phần bờ dùng cho giao thông nội đồng hoặc dùng chung cho từ một cánh đồng trở lên. 2 + Diện tích tính thuế này phải dựa trên cơ sở đo đạc thực tế và đối chiếu với các giấy tờ có ghi: Diện tích đang tính thuế nông nghiệp năm 1993, diện tích khai hoang đã đến hạn chịu thuế; Kết quả đo đạc gần nhất được cơ quan quản lý ruộng đất huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (trong văn bản này gọi chung là huyện) xác nhận. Nếu địa phương chưa đo đạc hoặc số liệu đo đạc chưa chính xác thì phải sử dụng tài liệu: bản đồ, địa bàn cũ, tài liệu về giao đất hoặc giao khoán, đất làm kinh tế gia đình, các quyết định giao đất đối với các doanh nghiệp, nông lâm nghiệp (nông trường, lâm trường, trạm trại .).  Trình tự xác định diện tích tính thuế : + Hộ sử dụng đất tự kê khai diện tích đất được giao, đất nhận khoán và đất tự khai phá theo mẫu biểu hướng dẫn của cơ quan thuế và gửi bản kê khai đó đến Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với các hộ nộp thuế lập sổ thuế tại xã, đến Chi cục thuế đối với các hộ nộp thuế lập sổ thuế tại huyện, đúng thời gian và địa điểm theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 74/CP ngày 25-10-1993 của Chính phủ. + Đội thuế xã giúp Uỷ ban nhân dân xã tiếp nhận tờ khai, kiểm tra, đối chiếu tờ khai của từng hộ nộp thuế với các tài liệu hiện có đã nói ở trên, xác định diện tích tính thuế của từng hộ. + Trường hợp có sự khác nhau giữa diện tích đo đạc với kê khai tính thuế của hộ nộp thuế hoặc của một xã, một huyện thì trước mắt tạm duyệt diện tích tính thuế năm 94 theo tờ khai của từng hộ. 1.2. Hạng đất tính thuế a. Căn cứ để phân hạng đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp là 5 yếu tố - Yếu tố chất đất: là độ phì của đất thích hợp với từng loại cây trồng; đối với đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản còn bao gồm độ muối và nguồn dinh dưỡng của nước. - Yếu tố vị trí của đất: là khoảng cách so với nơi trú của người sử dụng đất, khoảng cách so với thị trường tiêu thụ nông sản phẩm theo từng trường hợp cụ thể. - Yếu tố địa hình của đất: là độ bằng phẳng, độ dốc, độ trũng hoặc ngập úng của mảnh đất. - Yếu tố điều kiện khí hậu, thời tiết: là nhiệt độ trung bình hàng năm và các tháng trong năm; lượng mưa trung bình hàng năm và các tháng trong năm; số 3 tháng khô hạn trong năm; tần suất xuất hiện lũ, bão, sương muối, gió khô nóng trong năm và từng tháng; độ ẩm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng. - Yếu tố điều kiện tưới tiêu đối với đất trồng cây hàng năm: là mức độ tưới tiêu chủ động; đối với đất trồng cây lâu năm là mức độ gần, xa nguồn nước hoặc không có nguồn nước và điều kiện thoát nước. b. Phân hạng đất tính thuế đối với các cây trồng chính - Đối với đất trồng cây hàng năm; đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi thì phân hạng đất tính thuế theo đất trồng lúa; dựa vào tiêu chuẩn của 5 căn cứ và có tham khảo năng suất bình quân đạt được trong điều kiện canh tác bình thường của 5 năm. - Đối với đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản vừa trồng cây hàng năm, thì thực hiện phân hạng đất tính thuế như đất trồng cây hàng năm. Ao, hồ, đầm dùng vào nuôi trồng thủy sản, phân hạng đất theo đất trồng cây hàng năm liền cạnh hoặc nơi gần nhất. Đất có mặt nước mặn, lợ chuyên dùng vào nuôi trồng thuỷ sản phải căn cứ vào chất đất, khí hậu thời tiết, vị trí, địa hình và điều kiện cấp thoát nước, có kết hợp tham khảo năng suất bình quân đạt được trong điều kiện canh tác bình thường của 5 năm; việc thang điểm, cách tính điểm và tổng hợp điểm hạng đất như phân hạng đất trồng cây hàng năm. - Đối với đất trồng cây lâu năm (trừ đất trồng các loại cây lâu năm thu hoạch một lần như gỗ, tre, nứa, song, mây .) thì dựa vào tiêu chuẩn của các yếu tố để phân hạng đất tính thuế. Riêng đối với đất trồng các loại cây lâu năm thu hoạch một lần thì không phân hạng đất, khi có thu hoạch sẽ thực hiện việc thu thuế 4% giá trị sản lượng khai thác. * Tiêu chuẩn cụ thể của từng yếu tố để phân hạng đất tính thuế đối với các loại cây trồng chính được ban hành kèm theo Nghị định 73-CP (Trích dẫn ở phần phụ lục.) c. Thẩm quyền - Bộ Tài chính thống nhất với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tổng cục Quản lý ruộng đất, xác định tiêu chuẩn hạng đất đến huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh làm cơ sở cho việc phân hạng đất tính thuế của từng địa phương. 4 - Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn việc phân hạng đất tính thuế ở địa phương. Theo sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn tiến hành phân hạng đất tính thuế. Hội đồng tư vấn thuế xã giúp Uỷ ban nhân dân xã phân hạng đất ở xã. Trước khi báo cáo lên Uỷ ban nhân dân cấp trên về kết quả phân hạng đất tính thuế, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải niêm yết công khai kết quả phân hạng đất tính thuế của xã trong thời hạn 20 ngày để nhân dân tham gia ý kiến, kịp thời có điều chỉnh cần thiết và hộ nộp thuế xác nhận hạng đất tính thuế của mình. - Chi cục thuế giúp Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các xã, phường, thị trấn phân hạng đất tính thuế, kiểm tra xem xét và tổng hợp kết quả phân hạng đất của địa phương mình, báo cáo Cục thuế để trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. - Cục thuế giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra và xét duyệt tổng hợp kết quả phân hạng đất tính thuế của địa phương, báo cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn. Hạng đất tính thuế sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn là căn cứ tính thuế, lập sổ thuế. Hạng đất tính thuế được ổn định 10 năm. Trong thời hạn ổn định hạng đất tính thuế, đối với vùng Nhà nước có đầu tư lớn về giao thông, thuỷ lợi, cải tạo đất và các biện pháp khác đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn mức bình quân của thời kỳ 5 năm, thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương điều chỉnh hạng đất tính thuế trình Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn. 1.3. Định suất thuế Căn cứ theo điều 9 Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993 và điều 8 Nghị định 74-CP hướng dẫn Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp, định suất thuế sử dụng đất nông nghiệp (được tính bằng số kilogam/ héc ta) quy định có sự khác nhau giữa các loại đất, cụ thể: • Ðối với đất trồng cây hàng năm, đất trồng cỏ dành cho chăn nuôi, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản nằm trong vùng trồng cây hàng năm thì tính theo đất trồng lúa: - Hạng đất 1: định suất 550 kilogam thóc/ha - Hạng đất 2: định suất 460 kilogam thóc/ha 5 - Hạng đất 3: định suất 370 kilogam thóc/ha - Hạn đất 4: định suất 280 kilogam thóc/ha - Hạng đất 5: định suất 180 kilogam thóc/ha - Hạng đất 6: định suất 50 kilogam thóc/ha • Ðối với đất trồng cây lâu năm như cây công nghiệp, cao su, trà, cà phê, hạt điều: - Hạng đất 1: định suất 650 kilogam thóc/ha - Hạng đất 2: định suất 550 kilogam thóc/ha - Hạng đất 3: định suất 400 kilogam thóc/ha - Hạng đất 4: định suất 200 kilogam thóc/ha - Hạng đất 5: định suất 80 kilogam thóc/ha • Ðối với cây ăn qủa lâu năm trồng trên đất trồng cây hàng năm chịu mức thuế như sau: - Bằng 1.3 lần thuế đất trồng cây hàng năm cùng hạng, nếu thuộc đất thuộc hạng 1, 2, 3. - Bằng thuế đất trồng cây hàng năm cùng hạng, nếu thuộc đất hạng 4, 5, 6. • Ðối với cây lấy gỗ và các loại cây lâu năm thu hoạch một lần như tre nứa, song mây chịu mức thuế bằng 4 % giá trị sản lượng khai thác. 1.4. Công thức tính thuế Căn cứ vào mục III và mục IV của Thông tư số 89-TC/TCT hướng dẫn thi hành Nghị định số 74/CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp, số thuế cần phải thu của các hộ gia đình nông dân, hộ tư nhân và cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được xác định theo công thức sau: Số thuế phải nộp trong năm = Thuế ghi thu -- Giảm, miễn thuế + Thiếu - Thừa (năm trước) Trong đó: • Thuế ghi thu của từng hộ được xác định bằng công thức: - Đối với đất trồng cây hàng năm và có mặt nước nuôi trồng thủy sản, đất trồng cỏ: 6 Thuế ghi thu đất trồng cây hàng năm và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, đất trồng cỏ = Diện tích tính thuế của từng hạng đất trồng cây hàng năm x Định suất thuế từng hạng đất của đất trồng cây hàng năm - Đối với đất trồng cây lâu năm: Thuế ghi thu đất trồng cây lâu năm = Diện tích tính thuế của từng hạng đất trồng cây lâu năm x Định suất thuế từng hạng đất của đất trồng cây lâu năm • Xác định trường hợp giảm thuế, miễn thuế Bên cạnh các quy định được giảm thuế, miễn tiền thuế sử dụng đất nông nghiệp theo quy định tại điều 19, điều 22 và điều 23 Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993 thì mới đây nhất, tại Thông tư số 120/2011/TT-BTC hướng dẫn Nghị định số 20/2011/NĐ-CP ngày 23/3/2011 của Chính phủ còn quy định thêm các trường hợp được miễn, giảm thuế sau: - Đối tượng được miễn thuế sử dụng nông nghiệp cụ thể như sau: (a) Toàn bộ diện tích đất nông nghiệp phục vụ nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm; diện tích đất trồng cây hàng năm có ít nhất một vụ lúa trong năm; (b) Diện tích đất làm muối; toàn bộ diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước giao hoặc công nhận cho hộ nghèo; (c) Diện tích đất nông nghiệp trong hạn mức giao đất nông nghiệp cho các đối tượng: Hộ gia đình, cá nhân nông dân được Nhà nước giao hoặc công nhận đất để sản xuất nông nghiệp, bao gồm cả đất được thừa kế, cho tặng, nhận chuyển quyền sử dụng đất; Hộ gia đình, cá nhân là xã viên hợp tác xã sản xuất nông nghiệp đã nhận đất giao khoán ổn định của hợp tác xã, nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh để sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật; Hộ gia đình, cá nhân là nông trường viên, lâm trường viên đã nhận đất giao khoán ổn định của nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh để sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật; Hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp có quyền sử dụng đất nông nghiệp góp đất của mình để thành lập hợp tác xã sản xuất nông nghiệp theo quy định của Luật hợp tác xã. 7 Sản lượng thực tế của vụ xét giảm, miễn thuế của hộ nộp thuế của vụ xét giảm, miễn Sản lượng tính theo năng suất tham khảo của hạng đất tính thuế của vụ xét giảm, miễn thuế của hộ nộp thuế Tỷ lệ thiệt hại của vụ xét giảm, miễn thuế Sản lượng tính theo năng suất tham khảo của hạng đất tính thuế của vụ xét giảm, - X= 100% - Đối tượng được giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp gồm: (a) Giảm 50% số thuế sử dụng đất nông nghiệp ghi thu hàng năm đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức giao đất nông nghiệp nhưng không quá hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định. Đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp thì phải nộp 100% thuế sử dụng đất nông nghiệp; (b) Đối với diện tích đất nông nghiệp mà Nhà nước giao cho tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp và các đơn vị khác được quy định như sau: Giảm 50% số thuế sử dụng đất nông nghiệp ghi thu hàng năm đối với diện tích đất nông nghiệp mà Nhà nước giao cho tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp và các đơn vị khác đang trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp; Đối với diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp và các đơn vị khác đang quản lý nhưng không trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp mà giao cho tổ chức, cá nhân khác nhận thầu theo hợp đồng để sản xuất nông nghiệp thì thực hiện thu hồi đất theo quy định của Luật đất đai. Trong thời gian nhà nước chưa thu hồi đất thì phải nộp 100% thuế sử dụng đất nông nghiệp; (c) Giảm 50% số thuế sử dụng đất nông nghiệp ghi thu hàng năm đối với diện tích đất nông nghiệp mà Nhà nước giao cho đơn vị vũ trang nhân dân quản lý sử dụng. Ngoài ra, với các trường hợp thiên tai địch hoạ làm mùa màng thiệt hại, Nhà nước đã có công thức để xác định cụ thể tỷ lệ thiệt hại như sau: 8 Sản lượng thực tế của vụ xét giảm, miễn thuế của hộ nộp thuế = Sản lượng tính theo năng suất tham khảo hạng đất tính thuế của diện tích + Sản lượng thực tế của diện tích bị thiệt hại Theo đó, căn cứ vào điều 21 Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp để xác định phần trăm được giảm hoặc miễn tiền thuế sử dụng đất. Như vậy, theo như quy định mới này, các hộ sử dụng đất nông nghiệp trong hạn mức sẽ được miễn hoàn toàn tiền đóng thuế sử dụng đất nông nghiệp trong giai đoạn 10 năm từ 2011 đến 2020. Ví dụ: Ông A là một nông dân trú tại xã M (thuộc một tỉnh ở đồng bằng sông Hồng) được giao 3ha đất trồng cây hàng năm. Như vậy, căn cứ theo các quy định của pháp luật, ông A sẽ được miễn hoàn toàn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong hạn mức là 2ha mà chỉ tính thuế ghi thu cho 1ha vượt quá hạn mức. II. CĂN CỨ TÍNH THUẾ BỔ SUNG TRÊN PHẦN DIỆN TÍCH ĐẤT NÔNG NGHIỆP SỬ DỤNG VƯỢT QUÁ HẠN MỨC 2.1. Diện tích đất nông nghiệp sử dụng vượt quá hạn mức Theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 84/CP ngày 08/08/1994 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế bổ sung đối với hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp vượt quá hạn mức diện tích thì đối tượng chịu thuế bổ sung là: “Đối tượng chịu thuế: Đối tượng chịu thuế bổ sung là phần diện tích đất nông nghiệp sử dụng vượt quá hạn mức theo quy định của pháp luật. Hạn mức đất nông nghiệp của mỗi hộ gia đình được quy định tại Nghị định số 64-CP ngày 27-9-1993 của Chính phủ theo từng loại và cho từng địa phương như sau: 1- Đối với đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm: các tỉnh Minh Hải, Kiên Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ, An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Tây Ninh, Sông Bé, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh, không quá 3 hécta; các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác không quá 2 hécta. 9 2- Đối với đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm: các xã đồng bằng không quá 10 hécta; các xã trung du, miền núi không quá 30 hécta.” Như vậy việc xác định diện tích đất nông nghiệp sử dụng vượt quá hạn mức phải phối hợp dựa trên các yếu tố: - Yếu tố mục đích sử dụng: trống cây hàng năm hay trồng cây lâu năm - Yếu tố địa lý: đất thuộc địa phương nào - Diện tích đất sử dụng: diện tích vượt quá bao nhiêu so với hạn mức đất nông nghiệp của mỗi hộ gia đình ở từng địa phương được quy định tại Điều 5 Nghị định số 64/CP ban hành ngày 27/9/1993. Cũng theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 64/CP thì đối với đất trống, đồi núi trọc, đất khai hoang, lấn biển, hạn mức của hộ, cá nhân sử dụng do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định, căn cứ vào quỹ đất của địa phương và khả năng sản xuất của họ, đảm bảo thực hiện chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để sử dụng các loại đất này vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Như vậy, việc xác định diện tích đất sử dụng vượt quá hạn mức sẽ căn cứ vào quy định của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. 2.2. Mức ghi thu bình quân Theo Điều 5 Nghị định 84/1994: mức thuế ghi thu bình quân đối với từng loại đất nông nghiệp để tính thuế bổ sung là mức thuế sử dụng đất nông nghiệp tính bình quân trên một đơn vị diện tích cho từng loại đất của hộ nộp thuế. Quy định này cho thấy, mức thuế ghi thu bình quân có 2 đặc điểm: - Được áp dụng cho từng loại đất mà không phải là mức thuế bình quân của tất cả các loại đất nông nghiệp được sử dụng. - Được tính trên một đơn vị diện tích của loại đất đó không bao gồm thuế bổ sung vượt hạn mức. Căn cứ vào Điều 2 Pháp lệnh thuế bổ sung đất nông nghiệp vượt quá diện tích thì mức thuế sử dụng đất nông nghiệp để tính thuế bổ sung là mức thuế ghi thu bình quân của hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp. Như vậy mức thuế ghi thu bình quân sẽ được sử dụng để tính thuế cho phần diện tích đất vượt quá diện tích hay nói cách khác mức thuế ghi thu bình quân chính là căn cứ để tính thuế bổ sung cho phần đất vượt quá diện tích. 2.3. Thuế suất 10 [...]... tiết thi hành Pháp lệnh thuế bổ sung đối với hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp vượt quá hạn mức diện tích cũng ghi nhận rõ mức thuế suất thuế bổ sung là 20% (hai mươi phần trăm) mức thuế sử dụng đất nông nghiệp trên diện tích từng loại đất nông nghiệp vượt quá hạn mức qui định của hộ nộp thuế 2.4 Công thức tính thuế Dựa vào các căn cứ trên ta có công thức: Mức thuế bổ sung = Mức thuế ghi thu bình quân... Pháp lệnh thuế bổ sung đối với hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp vượt quá hạn mức diện tích 13 Tiêu chuẩn từng yếu tố để phân hạng đất tính thuế của các cây trồng chính (Ban hành kèm theo Nghị định số 73-CP ngày 25-10-1993 của Chính phủ) MỤC LỤC Trang I Căn cứ tính thuế sử dụng đất nông nghiệp áp dụng đối với phần 1 diện tích đất trong hạn mức 1.1 Diện tích đất tính thuế 2 1.2 Hạng đất tính thuế 1.3... Diện tích đất tính thuế 2 1.2 Hạng đất tính thuế 1.3 Định suất thuế 5 1.4 Công thức tính thuế II 3 6 Căn cứ tính thuế bổ sung trên phần diện tích đất nông nghiệp 9 sử dụng vượt quá hạn mức 2.1 Diện tích đất nông nghiệp sử dụng vượt quá hạn mức 9 2.2 Mức thuế ghi thu bình quân cho từng loại đất nông nghiệp 10 2.3 Thuế suất 11 2.4 Công thức tính thuế 11 Phụ lục 12 18 19 ...Điều 2 của Pháp lệnh thuế bổ sung đối với hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp vượt quá hạn mức diện tích quy định mức thuế bổ sung đối với phần diện tích trên hạn mức (đã được xác định ở phần 2.1) Theo đó, thuế suất bổ sung đối với phần diện tích trên hạn mức bằng 20% (hai mươi phần trăm) mức thuế sử dụng đất nông nghiệp Mức thuế sử dụng đất nông nghiệp để tính thuế bổ sung là mức thuế ghi thu bình quân... Nội, Giáo trình Luật thuế Việt Nam, Nxb CAND, Hà Nội, 2009 2 Luật đất đai năm 2003 3 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP 4 Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993 5 Nghị định 74-CP hướng dẫn Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993 6 Thông tư 89-TC/TCT hướng dẫn thi hành Nghị định số 74/CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp 7 NĐ 73-CP về phân hạng đất tính thuế sd đất nông... cây hàng năm được quy định là 3 ha )thuế ghi thu bình quân trên toàn bộ diện tích là 500 kg/ha Như vậy diện tích đất sử dụng vượt quá hạn mức của gia đình ông là 2 ha Thuế bổ sung hộ ông A phải nộp là 500 x 0,2 =100 kg (thóc) Toàn bộ thuế sử dụng đất nông nghiệp hộ ông A phải nộp là: 500 x 5 + 100 = 2600 kg (thóc) PHỤ LỤC TIÊU CHUẨN TỪNG YẾU TỐ ĐỂ PHÂN HẠNG ĐẤT TÍNH THUẾ CỦA CÁC CÂY TRỒNG CHÍNH (Ban... quy định chi tiết việc phân hàng đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp 17 9 Thông tư số 120/2011/TT-BTC hướng dẫn Nghị định số 20/2011/NĐ-CP ngày 23/3/2011 của Chính phủ 10 Nghị định số 84/CP ngày 08/08/1994 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế bổ sung đối với hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp vượt quá hạn mức diện tích 11 Pháp lệnh thuế bổ sung đối với hộ gia đình sử dụng... động từ 50% đến 70% thời gian cần tưới tiêu 7 12 3 Tưới tiêu chủ động dưới 50% thời gian cần tưới tiêu 5 4 Dựa vào nước trời, bị úng ngập, khô hạn 2 Tổng hợp điểm của các yếu tố để xác định hạng đất tính thuế của đất trồng lúa chia làm 6 hạng như sau: Hạng Tổng số điểm của 5 yếu tố đất I Từ 39 điểm trở lên và trong 4 yếu tố: chất đất, khí hậu, thời tiết, điều kiện tưới tiêu, địa hình không có yếu tố . phủ phê chuẩn. Hạng đất tính thuế sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn là căn cứ tính thuế, lập sổ thuế. Hạng đất tính thuế được ổn định 10 năm.. trước mắt tạm duyệt diện tích tính thuế năm 94 theo tờ khai của từng hộ. 1.2. Hạng đất tính thuế a. Căn cứ để phân hạng đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp

Ngày đăng: 04/04/2013, 13:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w