tiểu luận Một vấn đề được nhiều người quan tâm đó là tình trạng khai thác cát bừa bãi

66 805 0
tiểu luận Một vấn đề được nhiều người quan tâm đó là tình trạng khai thác cát bừa bãi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN I: LÝ THUYẾT MÔN PHÓNG SỰ BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ 1. Phẩm chất, năng lực của người viết phóng sự cho báo mạng điện tử. Nói đến phẩm chất và năng lực của phóng viên là nói đến những nhân tố để phóng viên đó thực hiện tốt một bài phóng sự trong hoạt động nghề nghiệp của mình từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc. Phẩm chất là nhân tố bên trong hệ thống cấu trúc - chủ thế. Nó thuộc về bản chất của chủ thể, trực tiếp là chính chủ thẻ, Còn năng lực là nhân tố thuộc về nền tảng, đóng vai trò phương tiện, chất liệu, vật liệu trong hệ thống cấu trúc nội tại của bản thân chủ thể. Nhà báo Hà Đăng đã từng nói: Xét theo yêu cầu tình chủ động, năng động, sẵn sàng của con người chủ thể hướng tới hành động thực tiễn cụ thể. Nghĩa là vượt qua khỏi phạm vi nhận thứ tư duy thì phẩm chất nhìn chung có vai trò ý nghĩa xã hội trực tiếp quyết định và căn bản hơn so với năng lực. Dưới đây là phẩm chất và năng lực cần có của người viết phóng sự trên báo mạng điện tử 1.1. PHẨM CHẤT 1.1.1. Phẩm chất chính trị Với mỗi người làm báo trong đó có người viết phóng sự trên báo mạng điện tử thì phẩm chát quan trọng nhất là phẩm chất chính trị. Phẩm chất chính trị giúp phóng viên thể hiện quan điểm, lập trường của người lựa chọn, phân tích, thông tin các sự kiện, vấn đề trong cuộc sống. Đối với người viết phóng sự thì phẩm chất chính trị là điều không thể thiếu được. Bởi, phóng sự hướng đến mổ xẻ những vấn đề trong đời sống, chính trị cũng là một lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy, người viết phóng sự phải có phẩm chất chính trị, bản lĩnh vững vàng để biết lựa chọn, biết phân tích và đưa ra những nhận định đúng đắn nhất. 1 Phẩm chất chính trị ví như nền móng vững chắc để từ đó nhà báo xây dựng nên những tác phẩm có ích cho xã hội. Người viết phóng sự nói chung và viết phóng sự trên báo mạng điện tử là người bám sát đời sống, theo dõi đời sống, phát hiện những vấn đề trong đời sống, và đặc biệt đối tượng mà phóng sự hướng tới đó là con người là chất nhân văn. Khi có bản lĩnh chính trị thì người viết mới đứng trên lập trường của nhân dân lao động, mới bênh vực, nói lên tiếng nói của chính người dân. Hoạt động báo chí là hoạt động chính trị, vì vậy trong nhiều tác phẩm phóng sự cũng không thể thiếu phóng sự về những vấn đề chính trị. Điều khác biệt giữa mỗi nhà báo là cách nhìn nhận, tiếp cận, truyền đạt thông tin tới công chúng ra sao. Sự nhạy cảm chính trị là một yêu cầu tất yếu là phẩm chất không thể thiếu được. Không có nhận thức chính trị đúng đắn thì người cầm bút mất phương hướng, đi ngược lại với chủ trương, đường lối. Một người viết phóng sự trên báo mạng điện tử tốt là khi họ có bản lĩnh chính trị vững vàng, thông qua ngòi bút của mình sẽ đưa ra những góc độ, phản ánh, bày tỏ chính kiến một cách đúng đắn, làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch, những tư tưởng xấu gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong tình hình thế giới có nhiều biến động như hiện nay, mỗi người viết phóng sự trên báo mạng phài trang bị cho mình trình độ chính trị cần thiết đến hoạt động nghề nghiệp. Bởi, báo mạng điện tử có sức lan tỏa nhanh, vì vậy chỉ cần một sự sai sót có thể dẫn đến những hậu quả nghiệm trọng, đặc biệt nếu không có kiến thức chính trị vững vàng thì thật tai hại. Người viết phóng sự trên báo mạng cần có kiến thức về lý luận chính trị, chủ nghĩa Mác - lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, những hiểu biết về tình hình trong nước và thế giới. Đây là cơ sở để tạo ra quan điểm lập trường bản lĩnh và sự nhạy cảm chính trị cho người viết phóng sự trên báo mạng trong việc phát hiện, biểu dương những nhân tố tích cực và phê phán những hiện tượng 2 tiêu cực. Góp phần định hướng dư luận xã hội một cách kịp thời, đúng đắn, phù hợp với xu hướng tiến bộ của lịch sử xã hội. 1.1.2 Phẩm chất dũng cảm Nhiều người nói rằng nghề báo là nghề nguy hiểm quả đúng như vậy, người viết phóng sự luôn phải đối diện với những hiểm nguy cận kề và thậm chí có khi sự sống và cái chết chỉ là trong gang tấc. Đặc biệt với những người viết phóng sự điều tra những vấn đề xã hội gai góc, đi vào khám nghiệm các vấn đề mặt trái như buôn lậu, lâm tặc, ma túy… thì nguy hiểm lại tăng lên gấp bội. Điều đó đòi hỏi ở người viết phóng sự nói chung và người viết phóng sự trên báo mạng điện tử phải có được sự dũng cảm cần thiết. Nếu như không có được sự dũng cảm, thì người viết phóng sự trên báo mạng điện tử sẽ không có được những chi tiết đắt để đưa vào bài viết hoặc có đi chăng nữa cũng chỉ là những chi tiết hời hợt, thiếu sức thuyết phục và không có ấn tượng đối với người đọc. Dũng cảm của người viết phóng sự là dám dấn thân vào môi trường tác nghiệp, dám chấp nhận mọi hoàn cảnh, với mục đích cao cả là hoàn thành bài viết với chất lượng tốt nhất và được công chúng đón nhận nhiệt tình nhất. Dũng cảm là kiên cường đối diện với cái xấu và cái ác mà không hề nao núng tinh thần, đương đầu vạch ra cái xấu, đấu tranh với cái xấu nhằm mong muốn một xã hội công bằng và không có tệ nạn tham nhũng, tệ nạn xã hội. Nghề báo là một nghề rất đặc biệt, không chỉ là việc đưa tin tức thời sự, kinh tế, văn hoá, xã hội, pháp luật, khoa học kỹ thuật tới với người đọc. Báo chí còn là công cụ chiến đấu, đấu tranh chống thù địch, chống âm mưu phá hại của các thế lực đen tối, chống bất công, chống tham nhũng, quan liêu, cửa quyền Thậm chí luôn thường trực trong môi trường tác nghiệp của người viết phóng sự trên báo mạng luôn có những nguy hiểm. Không vượt qua được 3 “ngưỡng” đó, đồng nghĩa với sự thất bại. Thế hệ trẻ làm báo hôm nay, tuy không trải qua chiến tranh như thế hệ cha anh, song sự nguy hiểm phải đối diện cũng không kém gì bom đạn. Thậm chí, để có những chi tiết hay và đặc sắc thì người viết phóng sự trên báo mạng phải chấp nhận sự đánh đổi có thể đó là một sự nguy hiểm đến tính mạng. Nếu không chấp nhận được những điều đó thì có thể là cả một sự thất bại. Ví dụ: Đã có nhiều phóng viên viết phóng sự về đề tài buôn lậu đã phải đóng vai người buôn lậu gỗ, sống cùng với lâm tặc xem từng đường đi nước bước của bọn chúng. Nguy hiểm thường trực là điều mà phóng viên phải đối mặt. Nhưng nếu không có tinh thần dũng cảm, thì không thể có được những nguồn tư liệu quý báu để đưa vào bài viết. 1.1.3 Phẩm chất đạo đức Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo nói chung được xem xét ở thái độ và trách nhiệm của họ trong các mối quan hệ với xã hội, công chúng, tòa soạn, nguồn tin, nhân chứng, đồng nghiệp… Phẩm chất đạo đức của người viết phóng sự trên báo mạng là cần thiết và quan trọng nhất là trung thực. Không có gì đáng trân trọng hơn sự trung thực, trung thực trong tác nghiệp của người viết phóng sự là phản ánh đúng bản chất sự vật, sự việc, con người, không thêm bớt không làm méo mó, lệch lạc vấn đề. Bởi môi trường Internet đã tạo điều kiện cho người làm báo mạng điện tử nhiều thuận lợi, song xã hội không chấp nhận những người viết phóng sự “xào, xáo” những bài viết khác, ăn cắp bản quyền, và kiểu tác nghiệp trong phòng làm việc mà không sâu sát cơ sở. Trong nghề báo nói chung và đặc biệt là người viết phóng sự trên báo mạng thì lương tâm là điều không thể thiếu được. Lương tâm của người viết trong 4 quá trình tác nghiệp và hơn thế nữa là lương tâm của họ dưới góc độ cái tâm của một con người với một con người trong xã hội loài người. Lương tâm con người, lương tâm nghề nghiệp chính là xuất phát điểm là cốt lõi giúp nhà báo thực hiện tốt luật pháp và đạo đức nghề nghiệp. Lương tâm của người viết phóng sự trước hết thể hiện ở thái độ khách quan, công tâm trong thu thập và xử lí thông tin. Nhà báo không vì lợi ích hay mục đích cá nhân nào mà chỉ chú ý đến việc khai thác những thông tin để tô hồng hay bôi đen sự thật. Mục đích cuối cùng của người viết phóng sự trên báo mạng điện tử chân chính đó là hoạt động sáng tạo, vì sự phát triển tốt đẹp của con người trong cộng đồng xã hội và cao hơn nữa là lợi ích của quốc gia, dân tộc. Nhưng muốn thực hiện được những mục tiêu, lí tưởng ấu thì trước hết phải bắt đầu từ việc nâng niu trân trọng, yêu thương, thông cảm với chính nhân vật, số phận trong mỗi tác phẩm. Ngoài ra, cũng như những người làm báo nói chung, người viết phóng sự trên báo mạng điện tử phải hành nghề trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật, gắn bó với đời sống, hết lòng phục vụ nhân dân. Sống lành mạnh, trong sáng, không được lợi dụng nghè nghiệp để vụ lợi hay làm trái pháp luật, gương mẫu chấp hành pháp luật, làm tròn nghĩa vụ công dân, làm tốt trách nhiệm của xã hội. Thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, nghiệp vụ, khiêm tốn, cầu tiến bộ. 2.1. NĂNG LỰC Năng lực là sự tổng hợp những thuộc tính của cá nhân con người, đáp ứng những yêu cầu của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đạt được những kết quả cao”Năng lực nghề nghiệp được cấu thành bởi 3 yếu tố + Tri thức chuyên môn + Kỹ năng hành nghề + Tình yêu nghề 5 Tuy nhiên phẩm chất của người viết phóng sự cho báo mạng điện tử ngoài những yếu tố trên còn có những yếu tố khác, và dưới đây là những năng lực cần có của người viết phóng sự cho báo mạng điện tử. 2.1.1 Nhanh nhạy tiếp cận khả năng đa phương tiện trên báo mạng điện tử Có thể nói rằng, phóng sự trên báo mạng điện tử có lợi thế hơn là có thể tích hợp đa phương tiện. Bài viết không đơn thuần chỉ là text ( chữ viết) mà còn có cả audio, video, ảnh sinh động bắt mặt. Điều đó giúp cho bạn đọc không chỉ tưởng tượng ra mọi thứ qua con chữ của người viết phóng sự mà còn được tận mắt chứng kiến những hình ảnh, âm thanh liên quan đến vấn đề mà tác giả đề cập. Trong xu thế phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật hiện nay, phóng viên có nhiều điều kiện để tác nghiệp hơn, khi nhu cầu của công chúng càng cao thì đòi hỏi của phóng viên báo mạng điện tử và trong đó có người viết phóng sự trên báo mạng điện tự phải tự mình học hỏi, trau dồi kiến thức về cách quay video, dựng video, làm audio, chụp ảnh làm sao để đạt được chất lượng tốt nhất và đảm bảo được hiệu quả nội dung thông tin cần chuyển tải đến bạn đọc. Nếu không làm được điều đó, một người viết phóng sự trên báo mạng điện tử chỉ dừng lại ở việc viết một bài chỉ chữ và chữ, sẽ làm bạn đọc chán nản và không lôi cuốn được người đọc. Mỗi người viết phóng sự trên báo mạng phải tự trang bị cho mình những kiến thức nền tảng về báo chí đa phương tiện,về tác nghiệp với các thiết bị như máy quay, máy chụp ảnh, ghi âm… hiện đại để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao Tri thức của người phóng viên nói chung và người viết phóng sự nói riêng bao gồm tri thức nền và tri thức chuyên sâu. Hay nói cách khác người phóng 6 viên phải biết một cái gì đó về tất cả và phải biết tất cả về một cái gì đó. Người viết phóng sự phải có vốn sống nhiều. điều đó có được là đọc sách, tìm hiểu những vấn đề xung quanh cuộc sống và đặc biệt là đi nhiều hiểu nhiều về văn hóa, bản sắc từng vùng miền của đất nước. Tri thức và vốn sống sẽ tạo nên nền móng sức mạnh của phóng viên người viết phóng sự đó là chỗ dựa vững chắc để người viết phát huy hết khả năng sáng tạo nghè nghiệp một cách chất lượng và hiệu quả. Tri thức càng sâu càng rộng bao nhiêu thì khả năng nhìn nhận, đánh giá càng chính xác bấy nhiêu. Tri thức và vốn sống như cây gậy dẫn đường giúp người phóng viên nhận thức được sự vật, phân biệt được đúng, sai, gạt đi những hiện tương riêng lẻ, sai lệc để tìm bản chất của sự kiện, vấn đề. Người viết phóng sự phải đi, quan sát, nhìn ngắm và trò chuyện. 2.1.2 Kỹ năng tác nghiệp Đó là những hành vi thao tác cụ thể nhằm thực huyện nhiệm vụ chuyên môn. Người viết phóng sự là người sáng tạo ra các tác phẩm phóng sự trên nên của hiện thực một cách trung thực nhất mà không phải là nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, địa lý. Người viết phóng sự phải là người có óc quan sát, nhanh nhạy chớp lấy được những vấn đề nóng hổi, phản ứng nghề nghiệp nhanh chóng và linh hoạt thích ứng với mọi hoàn cảnh. Đặc biệt, cách nhìn mới, lạ và sâu là một trong những thước đo để đánh giá tài năng của người viết phóng sự. Có thể câu chữ chưa hoàn hảo nhưng nếu một vấn đề mới, lạ được người đọc quan tâm vẫn hơn một vấn đề đã cũ mà được xào xáo trên nền văn chương hoa mỹ. Hay nói cách khác, người viết phóng sự phải biết nhìn ra cái độc đáo, khác thường mà những phóng viên khác không nhìn thấy được. Biết phân tích, mổ xẻ vấn đề nảy sinh trong cuộc sống dưới nhiều giả định bằng nhiều góc độ và lăng kính khác nhau. Phát hiện đề tài từ nhiều nguồn từ đọc báo, tự mình trải nghiệm cuộc sống, đọc sách hay khai thác trên các kho tư liệu… 7 Trước khi bắt tay thực hiện đề tài, cũng phải có sự tìm hiểu một cách thấu đáo về tất cả những vấn đề liên quan đến đề tài. Có thể bằng nhiều con đường khác nhau như đọc sách, báo, các bài viết đã đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng về đề tài sắp thực hiện hoặc trao đổi với những người có hiểu biết về vấn đề đó. Trong quá trình thực hiện bài phóng sự, người viết phải biết tìm những chi tiết độc đáo để xoáy sâu vào chi tiết nổi bật đó nhằm thu hút và lôi cuốn người đọc. Tuy nhiên, không được bỏ quên các chi tiết xung qianh vì những chi tiết xung quanh góp phần tôn vinh nổi bật chi tiết chính. Khai thác thông tin sâu và biết đặt câu hỏi để tìm ra những điều còn khúc mắc cần được giải đáp. Kỹ năng tác nghiệp của người viết phóng sự cũng như những người làm báo nói chung là sử dụng phối hợp, linh hoạt giữa cây bút, trang giấy và cả máy ảnh, máy ghi âm làm sao để lượng thông tin thu về là nhiều nhất. Sự tỉnh táo cần chú ý là những điểm nhấn thông tin cần làm rõ để người đọc có được cái nhìn sâu sắc về vấn đề mà tác giả đề cập. Đối với phóng sự nói chung và đặc biệt là phóng sự trên báo mạng điện tử thì ảnh giữ một vi trí không thể thiếu được. Người viết phóng sự phải là người chụp ảnh tốt, biết chọn góc độ, bố cục, biết lựa chọn cái gì nên chụp cái nào không. Nên lựa chọn những bức ảnh đẹp để kích thích được bạn đọc đồng thời lột tả, minh họa thêm cho ngôn từ trong bài viết. Một số người viết phóng sự quan niệm rằng “ Đi sướng viết khổ, đi khổ viết sướng” điều đó có nghĩa rằng quá trình tác nghiệp đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Bởi, người viết phải thực sự lăn lộn, trăn trở, đi sâu vào chính thực tế để cảm nhận, để có được những thông tin đặc sắc mà bạn đọc đang cần. Nếu tìm hiểu vấn đề một cách sâu sắc và kỹ lưỡng nhất, tác phẩm sẽ có được cái hồn, chất phóng sự một cách sâu sắc còn nếu chỉ là sự tìm hiểu 8 bâng quơ, hời hợt thì chất lượng thông tin cũng nhạt nhẽo khiến bạn đọc cũng thấy không có điều gì ấn tượng. 2.1.3 Kiến thức nghề nghiệp Với người viết phóng sự phải có kiến thức về nghề báo. Đó là những kiến thức cơ bản về trình bày một tác phẩm báo chí cho dù đó là báo in, báo mạng hay phát thanh, truyền hình. Người viết phóng sự trên báo mạng điện tử cần phải có những kiến thức về ngôn ngữ báo chí, ảnh báo chí, cách viết thể loại phóng sự. Nhiều người quan niệm rằng làm báo không cần đào tạo nền tảng về báo chí, tuy nhiên điều đó không hẳn đã là chính xác. Nếu có được kiến thức nền tảng, thì sẽ tránh được sự mò mẩm, kiến thức nền tảng sẽ định hướng con đường đi một cách chính xác nhất. Một người viết phóng sự có kiến thức về tác phẩm báo chí sẽ có được những tác phẩm đáp ứng những yêu cầu về một tác phẩm báo chí đích thực, tránh những sai sót mà người chưa học qua báo chí mắc phải. 2.1.4 Vốn ngôn ngữ Người viết phóng sự trên báo mạng điện tử cần phải tự trang bị cho mình vốn ngôn ngữ. Là người sử dụng biến hóa và linh hoạt các phong cách ngôn ngữ. Ngôn ngữ sẽ hình thành nên văn phong của người viết. Tuy nhiên, ngôn ngữ trong tác phẩm phóng sự trên báo mạng điện tử không cần khoa trương hay hoa mỹ. Mà nên giản dị nhưng nói lên được điều mà tác giả muốn đề cập, thông điệp mà tác giả muốn chuyển tới người đọc. Ngôn ngữ có thể như ngôn ngữ kể chuyện sao đảm bảo tính hấp dẫn, ngôn ngữ làm nổi bật chi tiết và đưa chi tiết trở nên sinh động, gần gũi với người đọc. Đặc biệt, người đọc trên máy tính sẽ mỏi mắt nếu ngôn ngữ quá dài dòng, vì vậy phải có sự chọn lọc về ngôn ngữ sao cho ngắn gọn và súc tích. 9 Ngôn ngữ của người viết phóng sự không thể khô cứng, chỉ là những con số khô khan như bài bình luận, hay tin đơn thuần mà nó phải giàu hình ảnh, giàu tính gợi và thể hiện sự điêu luyện của người viết. Bởi, tác phẩm phóng sự thường hướng đến những vấn đề nhân văn, vì vậy người viết phóng sự phải sử dụng những ngôn từ giàu sức biểu cảm, khiến người đọc cũng đồng cảm với hoàn cảnh, số phận của nhân vật hoặc câu chuyện mà người viết đã thể hiện trong tác phẩm của mình. 2.1.5 Tình yêu nghề Nghề nào cũng cần tình yêu nghề, thế nhưng có lẽ nếu làm báo mà không có tình yêu nghề thì đó là một sự thất bại. bởi nghề báo không chỉ là nghề nguy hiểm mà còn cả vất vả, cực khổ. Chỉ có tình yêu nghề, say sưa với nghề mới giúp phóng viên vượt qua tất cả những thử thách trên con đường tác nghiệp. Người viết phóng sự trên báo mạng điện tử cũng vậy, muốn có được những tác phẩm hay, hấp dẫn tạo được ấn tượng và hiệu ứng dư luận xã hội thì tất cả phải xuất phát từ tình yêu nghề, gắn bó với nghề nghiệp. Trước khi đặt cây bút để thực hiện một tác phẩm phóng sự là bắt nguồn từ chính cái tâm của mình, Bên cạnh đó yếu tố xúc động, rung động cũng không thể thiếu được. Bởi những yếu tố này góp phần làm cho bút pháp có hồn hơn. Ngoài ra, chúng cũng tạo được sự say mê để giúp người viết có được động lực hoàn thành được điều mà mình mong muốn. Mặt khác, trong quá trình tác nghiệp không phải mọi thứ đều dễ dàng. Nhiều hoàn cảnh sẽ thử thách bản lĩnh của người viết phóng sự và nhiều tình thế tiến thoái lưỡng nan sẽ đòi hỏi phóng viên phải kiên trì, nhẫn nại. Những lúc như thế chỉ có lòng đam mê mới giúp vượt lên tất cả, dù khó khăn vất vả đến đâu cũng không khuất phục, không làm nao núng tinh thần của người viết phóng sự. 10 [...]... thuộc dạng phóng sự vấn đề Ưu điểm của bài viết + Tác giả đã đề cập đến một vấn đề được nhiều người quan tâm đó là tình trạng khai thác cát bừa bãi + Bài viết đã cho người đọc thấy được hậu quả của tình trạng khai thác cát trái phép + Tác giả đã tìm gặp được cơ quan chức năng, cơ quan thẩm quyền tại địa phương để xem + Góc độ tác giả chọn trong bài viết khá hay đó là sự bất lực của người dân vì không... công, cũng như làm nên thương hiệu Festival Huế ” Hoàng Văn Minh Đây là dạng phóng sự sự kiện, tức là về một sự kiện vừa mới diễn ra là lễ tế đàn xã tắc Bài viết chưa được tốt - Ưu điểm + Bài viết đã đề cập đến một khía cạnh nhỏ trong một lễ hội lớn Câu chuyện tưởng chừng là một việc bình thường nhưng nếu mổ xẻ thì nó lại là một vấn đề văn hóa, đủ để không chỉ người dân Cố Đô mà những ai quan tâm đến lịch... tượng khai thác cát trái phép trên đoạn sông chảy qua xã xảy ra trong 27 nhiều năm nay chứ không phải đến bây giờ mới diễn ra Có điều, trước đây “sa tặc” làm ăn nhỏ lẻ nên không gây nên cảnh tan hoang bờ bãi, ảnh hưởng nhiều tới đời sống của nhân dân Còn bây giờ thì khủng khiếp lắm: “Chỉ trong thời gian một tháng trở lại đây, tình hình khai thác cát trái phép đã trở nên nghiêm trọng hơn gấp nhiều lần... ai quan tâm đến lịch sử nước nhà quan tâm + Ưu điểm của bài viết đã cho thấy được sự đối lập, một bên là câu chuyện về sự chuẩn bị công phu, tế lễ nghiêm trang nhưng một bên lại là vua giả + Ngoài ra, bài viết đã có được ý kiến của những người trong cuộc, của những người làm bảo tồn văn hóa ở Huế + Bài viết đã theo sát được những cuộc tế lễ Đàn Xã Tắc có cái nhìn và quan sát kỹ từ lúc chuẩn bị, lúc... sự vấn đề khác Nếu như nhiều tác giả chỉ đi vào mổ xẻ thực trạng của vấn đề hay hậu quả Nhưng ở đây tác giả lại đua người dân vào bài viết, nhưng không phải là kể lể vể hậu quả, về sự khổ sở mà hành động trong thế cùng quẫn của người dân khi mà cơ quan chức năng cũng bó tay trước “ sa tặc” Nhược điểm 29 + Bài viết có ý kiến của tác giả, nhưng chưa hỏi được sắp tới đây liệu cơ quan chức năng sẽ làm... bộc lộ được chất nhân văn của tác phẩm +Tác giả đã khắc họa được hình ảnh một người phụ nữ với lòng nhân ái, bao dung đã đùm bọc, sẻ chia khó khăn với những người bán vé số nghèo Chính bà Phùng Thị Huệ đã cung cấp những bữa ăn ngon, bổ, rẻ đủ chất dinh dưỡng và thậm chí trong bão giá bà cũng không tăng giá chỉ 6.000 đồng/bữa + Điều làm được của tác phẩm là cho bạn đọc thấy được một việc làm tình nghĩa... biến mất” - ông Hồng nói Tiếp tục điều tra sâu thêm được biết, các tàu hút cát đang hoành hành trên địa bàn Thiệu Nguyên đến từ nhiều hướng khác nhau, nhưng chủ yếu cát được tập kết về một bến, bãi do một đối tượng lập trái phép tại trên địa bàn xã Thiệu Khánh Đồng thời, nhiều người dân còn nghi ngờ có sự tiếp tay cho “sa tặc” của một số cán bộ và người dân ở các xã phía hạ lưu(!) Ông Nguyễn Công Lợi... viết giản dị, gần gũi với người đọc Không cần quá phô trương mà vẫn toát lên được tinh thần nhân ái của một người bà đỡ tốt bụng và giàu lòng yêu thương con người -Nhược điểm +Mặc dù là phóng sự chân dung, nhưng tác giả chưa đi sâu vào miêu tả chân dụng, chưa làm rõ được những việc làm tình nghĩa của bà Huệ Trong khi lại đi quá sâu vào kể lể những người nghèo sống trong mái nhà tình thương +Bố cục bài... tác giả chỉ quan tâm đến công tác chuẩn bị mà quên đi chi tiết quan trọng là vua giả +Tác giả không cho người đọc thấy được vua giả khiến người xem và những người tham dự thất vọng ra sao? +Đồng thời tác giả cũng không miêu tả cụ thể vua giả trên Đàn Xã Tắc ra sao + Ý kiến của người trong cuộc và các nhà văn hóa cũng chưa đi sâu vào vấn đề này +Ở phần 2 tác giả nên chuyển thành ý kiến của người tham... hiện nạn khai thác cát trái phép, họ lại “bó tay” 28 Không thể có chuyện đó, chính quyền không thể chấp nhận trước bất cứ một hành vi nào xâm hại tới lợi ích chung của xã hội cũng như lợi ích riêng chính đáng của nhân dân Nếu xã không truy quét được thì còn có cấp huyện, cấp tỉnh Không thể để những đơn vị được cấp phép khai thác cát đúng quy định của pháp luật phải hứng chịu cảnh “con sâu làm rầu nồi . sâu là một trong những thước đo để đánh giá tài năng của người viết phóng sự. Có thể câu chữ chưa hoàn hảo nhưng nếu một vấn đề mới, lạ được người đọc quan tâm vẫn hơn một vấn đề đã cũ mà được. biết tất cả về một cái gì đó. Người viết phóng sự phải có vốn sống nhiều. điều đó có được là đọc sách, tìm hiểu những vấn đề xung quanh cuộc sống và đặc biệt là đi nhiều hiểu nhiều về văn hóa,. hơn thế nữa là lương tâm của họ dưới góc độ cái tâm của một con người với một con người trong xã hội loài người. Lương tâm con người, lương tâm nghề nghiệp chính là xuất phát điểm là cốt lõi

Ngày đăng: 17/04/2015, 20:03

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN I: LÝ THUYẾT MÔN PHÓNG SỰ BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ

    • 1. Phẩm chất, năng lực của người viết phóng sự cho báo mạng điện tử.

    • 1.1. PHẨM CHẤT

      • 1.1.1. Phẩm chất chính trị

      • 1.1.2 Phẩm chất dũng cảm

      • 1.1.3 Phẩm chất đạo đức

      • 2.1. NĂNG LỰC

        • 2.1.1 Nhanh nhạy tiếp cận khả năng đa phương tiện trên báo mạng điện tử

        • 2.1.2 Kỹ năng tác nghiệp

        • 2.1.3 Kiến thức nghề nghiệp

        • 2.1.4 Vốn ngôn ngữ

        • 2.1.5 Tình yêu nghề

        • PHẦN II. NHẬN XÉT 5 BÀI VIẾT THUỘC 5 DẠNG PHÓNG SỰ TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ

          • 1. Phóng sự chân dung

          • 2. Phóng sự sự kiện

          • 3. Phóng sự vấn đề

          • 4. Phóng sự điều tra

          • 5. Phóng sự quang cảnh hiện trạng

          • PHẦN III. VIẾT MỘT BÀI PHÓNG SỰ TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ

          • PHẦN IV. CẢM NHẤN SAU KHI THỰC HIỆN BÀI PHÓNG SỰ

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan