1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiêu luận Quy trình khai thác và xử lý thông tin cho báo mạng điện tử

19 3K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 127 KB

Nội dung

Nhập môn báo mạng Nguyễn Thị Thanh Vân - K27 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Quy trình khai thác và xử ký thông tin là những khâu vô cùng quan trọng của hoạt động báo chí nói chung và báo mạng điện tử nói riêng. Với mong muốn tìm hiểu về quy trình khai thác và xử lý thông tin trên báo mạng điện tử em đã lưa chọn đề tài: “Quy trình khai thác và xử lý thông tin cho báo mạng điện tử”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. a. Mục đích: Nghiên cứu đề tài: “Quy trình khai thác và xử lý thông tin cho báo mạng điện tử” với mong muốn tìm hiểu kĩ hơn về báo mạng điện tử để phục vụ tốt hơn cho việc học tập và có những hiểu biết sâu hơn về nghề báo cũng như những kĩ năng của một nhà báo. b. Nhiệm vụ nghiên cứu: Phân tích quy trình khai thác và xử lý thông tin cho báo mạng điện tử. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Với quy mô một bài tiểu luận, cùng với trình độ có hạn của mình nên khi xem xét các vấn đề em chỉ tập trung khảo sát qua sách báo, internet và một số tài liệu khác. 4. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp thu thập tài liệu. - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phân tích tài liệu. - Phương pháp tổng hợp. - Phương pháp so sánh, thống kê. 5. Giá trị lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Nghiên cứu đề tài: “Quy trình khai thác và xử lý thông tin cho báo mạng điện tử” để thấy rõ được những phương pháp thu thập, xử lý thông tin nhằm định hướng cơ bản cho các sinh viên báo chí về nghề nghiệp của mình trong tương lai". Nhập môn báo mạng Nguyễn Thị Thanh Vân - K27 PHẦN NỘI DUNG Chương 1 MÔ HÌNH TỔ CHỨC TÒA SOẠN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ 1.1 Mô hình tổ chức tòa soạn báo mạng điện tử độc lập. Các bộ phận hành chính Giám đốc trung tâm Tổng biên tập Trợ lý giám đốc trung tâm Phó tổng biên tập - Người soát lỗi (chịu trách nhiệm với giám đốc trung tâm về sự chính xác của câu chữ, ngữ pháp, ngữ nghĩa…) - Các kỹ thuật viên (chịu trách nhiệm trực tiếp với giám đốc trung tâm về mặt công nghệ và xuất bản trên báo mạng) Tin tức và sự kiện Thư ký tòa soạn Các trưởng ban • Các phóng viên • Các biên tập viên • Các biên dịch viên • Các phóng viên • Các biên tập viên • Các biên dịch viên • Những người phát triển chuyên trang, các câu lạc bộ, các bản tin Những người chịu trách nhiệm các chuyên mục Các chủ nhiệm Quản trị viên Các câu lạc bộ, tạp chí, bản in Nhập môn báo mạng Nguyễn Thị Thanh Vân - K27 1.2 Mô hình tổ chức tòa soạn báo mạng điện tử là phiên bản của tờ báo mẹ. Đối với những tờ báo mạng điện tử là phiên bản của tờ báo mẹ như: nhandan.org.vn, dantri.com.vn, laodong.com.vn…thì tổng biên tập, các trợ lý tổng biên tập, trợ lý giám đốc là chung với tờ báo mẹ. Trưởng ban tờ báo mạng điện tử có nhiệm vụ tương đương như tổng biên tập hoặc giám đốc: Chỉ đạo toàn bộ công việc của một tòa soạn độc lập. Các bộ phận khác cũng giống như ở tờ báo mạng điện tử độc lập. 1.3 Quy trình sản xuất thông tin của tòa soạn báo mạng điện tử. Thông tin được thu thập bởi các biên tập viên, biên dịch viên, phóng viên hay các cộng tác viên. - Biên tập viên: Lấy thông tin từ các báo khác rồi biên tập lại. - Biên dịch viên: Dịch tài liệu hoặc báo chí của nước ngoài. - Phóng viên: Là những người trực tiếp đi thực tế hoặc tới dự các cuộc họp báo của chính phủ để thu thập thông tin. Sau đó bằng ngòi bút của mình, họ sáng tạo ra những tác phẩm báo chí. Tổng biên tập (Giám đốc) Các ban thư ký tòa soạn Các trưởng ban chuyên môn Phóng viên, Biên tập viên, Biên dịch viên Tờ báo mẹ Đài phát thanh Đài truyền hình Báo in Tạp chí Thông tấn xã Nhập môn báo mạng Nguyễn Thị Thanh Vân - K27 - Cộng tác viên: Có thể viết vấn đề được giao hoặc viết tự do rồi chuyển bài đến tòa soạn. Các tác phẩm báo chí sẽ được chuyển đến phòng chức năng để biên tập, chỉnh sửa lại cả về nội dung và hình thức. Không phải tác phẩm báo chí nào sau khi ra đời cũng hoàn chỉnh tuyệt đối. Do đó, khâu biên tập, chỉnh sửa là rất quan trọng để có thể mang đến cho bạn đọc một tác phẩm báo chí hoàn hảo. Sau khi biên tập, bài báo được chuyển đến bộ phận corrector để soát lại lỗi chính tả lần cuối. Tiếp đó nó được chuyến đến bộ phận thư kí tòa soạn. Nếu tin, bài đủ chất lượng và được duyệt thì thư kí tòa soạn sẽ kí xác nhận. Cuối cùng, bài báo sẽ được chuyển đến tổng biên tập để tổng duyệt. Nếu được duyệt thì bài báo mới được đăng. Nhập môn báo mạng Nguyễn Thị Thanh Vân - K27 Chương 2 KHAI THÁC, THU THẬP THÔNG TIN CHO BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ 2.1 Kỹ năng thu thập thông tin. Để có một bài viết tốt, thông tin đưa ra đáng tin cậy thì mỗi phóng viên, nhà báo đều phải trang bị cho mình những kĩ năng, nghiệp vụ cơ bản: Kỹ năng phỏng vấn, quan sát và nghiên cứu tài liệu. 2.1.1. Kỹ năng phỏng vấn. Bạn muốn biết chuyện gì đang xảy ra ư? Hãy tìm người biết về chuyện đó và trao đổi với họ. Những nguồn tin tốt nhất là những người trực tiếp can dự và vụ việc hoặc vấn đề mà bạn theo dõi. Hãy tự giới thiệu bản thân và cho họ biết bạn đang làm việc cho tờ báo nào. Nếu bạn ghi âm cuộc phỏng vấn thì trước hết phải xin phép họ. Ở một số nước, ghi âm mà không được đối tượng chấp thuận có thể bị coi là bất hợp pháp. Nếu bạn không thể tốc ký được thì hãy thu âm cuộc phỏng vấn lại. Hãy bắt đầu bằng cách hỏi tên của nguồn tin, viết thế nào cho chính xác, cũng như là chức danh của người đó nếu nó liên quan tới câu chuyện. Hãy hỏi những câu hỏi mà không thể trả lời bằng "có" hoặc "không." Thay vào đó nên hỏi thế nào để người ta có thể mô tả lại tình hình hoặc vụ việc. Lắng nghe họ trả lời và tưởng tượng xem độc giả cần thêm thông tin gì để đặt tiếp câu hỏi nhằm lấy được thông tin đó. Đừng cảm thấy xấu hổ hay sợ sệt khi phải đưa ra những câu hỏi "ngốc nghếch". Nếu nguồn tin nói điều gì đó mà bạn không hiểu thì hãy nhờ họ giải thích bằng ngôn từ đơn giản hơn. Hãy luôn tỏ ra lịch sự và tôn trọng nguồn tin khi phỏng vấn họ, nhưng cũng phải tôn trọng độc giả. Đừng để nguồn tin hăm dọa, lấn át tới mức không dám đưa ra những câu hỏi khó. Nếu bạn không biết nên phỏng vấn ai thì phải thông qua thư ký hay nhân viên đối ngoại của các cơ quan, nhưng đừng để cho họ dắt mũi. Để họ Nhập môn báo mạng Nguyễn Thị Thanh Vân - K27 giúp bố trí cuộc phỏng vấn và thu thập thông tin chứ câu hỏi và ý tưởng cho bài viết phải là của bạn. Kỹ năng phỏng vấn là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại vấn đề mà bạn định viết. Vì vậy nhà báo cần có kỹ năng. Đó là: 2.1.2. Nghiên cứu kĩ chủ đề. Một điều sơ đẳng song không phải ai cũng nghĩ đến khi chuẩn bị có một cuộc phỏng vấn! Có người cứ thong dong tay đút túi quần, đến nơi thì chĩa máy ghi âm ghi lại tuốt luốt và về nhà mới giải băng, viết tin. Tốt nhất phải hiểu rõ vấn đề, tìm kiếm trước thông tin mới nhất cũng như thông tin background về chủ đề đó từ kho tư liệu của chính tờ báo, các thư viện hay liên hệ với các nguồn khác. 2.2. Lập sẵn một danh sách các câu hỏi. Phải xác định xem mình muốn biết gì từ người được phỏng vấn và sắp xếp sẵn các câu hỏi một cách logic để không bị hỏi lộn xộn, lung tung. Người thông minh có thể sắp sẵn trong đầu nhưng tốt nhất là cứ viết ra các câu hỏi một cách vắn tắt và cụ thể. Nếu muốn mang một tài liệu nào đó cho người được phỏng vấn xem, hãy nhớ kèm danh sách các câu hỏi liên quan. Nếu muốn người được phỏng vấn trả lời hay nhận xét về một điều gì đó được viết ở một tài liệu khác thì luôn nhớ mang theo một bản copy hay viết lại chính xác về điều đó trong sổ tay của bạn. 2.3. Lên kế hoạch trước. Việc thu xếp cuộc phỏng vấn cũng nên tiến hành chu đáo. Phải giới thiệu bản thân và mục đích viết bài một cách rõ ràng, cũng như lý do tại sao lại muốn phỏng vấn họ: “Tôi đang viết bài về tư nhân hóa liên quan đến nhiều công ty và tôi muốn biết kinh nghiệm của công ty ông?” Hãy hẹn chính xác giờ, địa điểm, ngày phỏng vấn, và nên gọi lại để xác nhận nếu hẹn quá xa. 2.4. Có tác phong chuyên nghiệp. Nên đến đúng giờ và ăn mặc phù hợp. Có thể bắt đầu cuộc phỏng vấn bằng một cuộc trò chuyện nhẹ nhàng để người được phỏng vấn cảm thấy Nhập môn báo mạng Nguyễn Thị Thanh Vân - K27 thoải, nhưng nhớ là rất ngắn gọn. Trước hết cần nhắc lại mục đích của cuộc phỏng vấn: “Như đã nói qua điện thoại, tôi đang viết bài về ” Hãy ghi lại chính xác tên, chức danh, tên công ty ngay lúc bắt đầu cuộc phỏng vấn để khỏi quên, tốt nhất là xin danh thiếp và kiểm tra với người được phỏng vấn xem có thay đổi gì về chức danh, phòng ban họ đang làm và số điện thoại liên hệ hay không. 2.5. Giữ đúng chủ đề của cuộc phỏng vấn. Cố gắng hỏi những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn, nhưng cũng không nên là nô lệ của chúng. Hãy nghe người được phỏng vấn nói, và đặt những câu hỏi tiếp theo dựa trên những gì mà người đó đang nói đến. Đừng để người được phỏng vấn đi quá xa chủ đề hay lạc đề nhưng cũng nên nhã nhặn trong cách đưa họ quay lại với chủ đề chính của cuộc phỏng vấn bằng cách nói “Vấn đề ông đang nêu khá thú vị nhưng chúng ta có thể quay trở lại vấn đề ” 2.6. Hãy để người được phỏng vấn nói. Đừng đưa ra ý kiến riêng và đừng hỏi những câu dài dòng. Thậm chí khi kết thúc cuộc phỏng vấn cũng nên tránh đưa ra chủ kiến của phóng viên. Nếu bị buộc phải nhận xét về một điều gì đó, hãy nói với người được phỏng vấn là bạn thấy ý kiến của cả hai phía đều có giá trị. Cần nhớ là luôn đưa ra câu hỏi một cách trung lập (“Một số người nói là tình hình tài chính của công ty A hết sức nguy ngập, ông/bà có đồng ý với ý kiến đó không?”) 2.7. Giải thích rõ ràng những nguyên tắc cơ bản. Khi người được phỏng vấn không muốn một số điều mà họ nói được trích dẫn vào bài viết, hãy giải thích một cách rõ ràng nhưng lịch sự về những nguyên tắc của tờ báo. Tuyệt đối không đề cập đến việc sẽ không trích dẫn thông tin người được phỏng vấn cung cấp, trừ trường hợp người được phỏng vấn yêu cầu. Thông thường, tất cả các thông tin sẽ đều được trích dẫn trong bài báo. Nhập môn báo mạng Nguyễn Thị Thanh Vân - K27 2.8. Ghi lại những quan sát riêng. Nhớ ghi lại những chi tiết như vẻ ngoài của văn phòng, người được phỏng vấn đang mặc đồ gì, thái độ khi đó ra sao, v,v – nói tóm lại là bất cứ điều gì có thể làm sinh động thêm cho bài viết. Hãy ghi lại, đừng bao giờ chỉ dựa vào trí nhớ của mình. 2.9. Đừng tự lừa bản thân. Nếu không hiểu một điều gì đó, hãy đề nghị người được phỏng vấn giải thích rõ ràng. Chớ làm ra vẻ biết nhiều hơn những điều mình thực sự biết, trừ khi nghĩ rằng đó là điều lẽ ra phải đọc và tìm hiểu trong lúc chuẩn bị nhưng bây giờ mới phát hiện biết mình là thiếu sót. Nếu nghe không kịp điều gì đó, hãy đề nghị người được phỏng vấn nhắc lại. 2.10. Kết thúc cuộc phỏng vấn. Hãy nói với người được phỏng vấn là bạn cần lướt qua các vấn đề đã hỏi xem có quên điều gì không. Thậm chí hãy hỏi thẳng người được phỏng vấn: “Có điều gì đó mà ông/bà muốn nói thêm mà tôi chưa hỏi không?” và nếu có thể thì đề nghị: “Có ai đó khác mà tôi cần phải nói chuyện với không, hay có tài liệu gì mà tôi cần phải đọc để làm rõ, hiểu rõ những gì mà chúng ta đang nói không?” Hãy kiểm tra lại tất cả các số liệu, con số, ngày giờ, hay địa điểm (các chi tiết nhỏ nhưng quan trọng). Cũng nên xin phép rằng có thể bạn sẽ phải gọi điện lại cho họ để hỏi thêm một vài điều. Một phóng viên giỏi biết rằng viết báo mà chỉ dựa trên một nguồn thông tin đơn thuần sẽ cho ra một bài viết không có chất lượng. Thường thì những bài báo như vậy không đáng đăng. Ngay cả khi muốn khắc họa chân dung một nhân vật cũng phải dựa trên nhiều nguồn tin, chứ không nên chỉ khai thác duy nhất một nhân vật đó. Để có cái nhìn toàn diện và đầy đủ, việc tiếp cận với những cá nhân có liên quan hoặc có biết đến nhân vật là một công việc quan trọng. Thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau là chìa khóa để cho ra đời một bài viết hay và truyền thông có hiệu quả. Đó là cách tốt nhất Nhập môn báo mạng Nguyễn Thị Thanh Vân - K27 đảm bảo sự chính xác của bài viết. Khi càng nhiều nguồn tin được phối kiểm và so sánh, độ chính xác sẽ càng cao. Qua những người khác, phóng viên có thể tìm ý để viết bài. Nhưng điều quan trọng là các nguồn tin đó phải tốt. Phải chắc chắn là chúng ta có các nguồn tin chính xác và khách quan hoặc các tin trung lập. Liệu những tin họ cung cấp cho bạn trước đây có đúng hay không? Những người khác có tin tưởng vào các nguồn tin đó không? Liệu họ có ở vào địa vị để biết về những điều họ nói đến không? Họ có lý do gì để nói dối bạn không? Những nguồn tin đáng tin cậy là: các thông cáo báo chí, các cơ quan chính phủ, cảnh sát, bệnh viện,các tổ chức quốc tế, các nhà ngoại giao, các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề, trường học, thư thông tin, nhật báo, internet, các bản tin địa phương và quốc tế trên đài phát thanh hay truyền hình, và cả những người dân ngoài chợ. Phóng viên cũng cần phải có các nguồn tin chuyên môn về một số vấn đề nào đó, kể cả các chuyên gia kinh tế. Nếu viết về một tin kinh tế mà không hiểu các từ chuyên môn, phóng viên có thể điện thoại hỏi họ. Để gây dựng các nguồn tin tốt, cần phải nói chuyện với mọi người thường xuyên, bằng cách gặp trực tiếp hay qua điện hoại. Khi họ đã biết bạn rồi, họ sẽ tin bạn. Và bạn cũng sẽ biết có tin được họ hay không. Một số phóng viên thường làm quen và giao thiệp với các viên chức cấp trung tại các cơ quan họ quan tâm để viết bài. Đây là những người thường nắm được những gì đang xảy ra. Các thư ký cũng có thể là những nguồn tin tốt vì họ biết các viên chức làm gì. Họ cũng có thể dàn xếp để bạn phỏng vấn các viên chức đó. Phóng viên giỏi viết bài dựa vào tin tức do nhiều nguồn tin cung cấp. Khi một nguồn tin cho biết một thông tin nào đó, hãy kiểm tra lại với những nguồn tin khác để chắc chắn rằng tin đó đúng. Hoặc phóng viên nên yêu cầu những nguồn tin khác nhận xét hay bình luận để có thể viết bài một cách hoàn hảo hơn. Không nên chỉ trích riêng lời các viên chức chính phủ. Hãy nói Nhập môn báo mạng Nguyễn Thị Thanh Vân - K27 chuyện với các chuyên gia, chẳng hạn như với các nhân viên thuộc các tổ chức phi chính phủ hay các giáo sư đại học. Hãy nói chuyện với những người dân thường mà các sự kiện đó ảnh hưởng tới họ. Ngoài ra, cần thường xuyên liên lạc với các nguồn tin riêng để biết những gì đang xảy ra. 3.1. Kỹ năng quan sát. Năm giác quan của phóng viên có thể cung cấp những chi tiết để biến một câu chuyện khô khốc thành một bài viết sống động phục vụ độc giả. Ngay cả khi đi phỏng vấn, bạn cũng nên lưu ý và ghi chép lại về bối cảnh xung quanh: Bạn nhìn thấy cái gì, nghe thấy gì, ngửi thấy gì, cảm nhận điều gì? Hãy cho những chi tiết đó vào bài viết để làm cho người đọc cảm thấy như chính họ hiện diện tại nơi xảy ra sự việc và vào đúng thời điểm bạn đưa tin. Tuy nhiên hãy thận trọng, đừng chất vào bài viết đầy những chi tiết vô cớ có thể làm hỏng câu chuyện chính. Chẳng ai cần biết màu tóc của đối tượng trả lời phỏng vấn, trừ phi nó liên quan tới câu chuyện bạn muốn nói. Hãy thử ngồi đâu đó một mình trong khoảng 30 phút, rồi viết lại những gì bạn nhìn thấy để luyện tập kỹ năng quan sát. 3.2. Kỹ năng nghiên cứu tài liệu. Phóng viên báo điện tử có thể tìm thấy hàng nghìn câu chuyện ngay trong những thông tin, dữ liệu công khai. Các thông tin của chính phủ về tình hình tội phạm, bảng điểm của các trường học, thống kê về dân số, báo cáo về tai nạn giao thông, môi trường và đủ loại thông tin khác có thể khiến những phóng viên năng động bận rộn suốt năm. Hiện trên thế giới có rất nhiều website, ví như "The Smoking Gun," thu hút hàng ngàn độc giả mỗi ngày chỉ bằng cách đơn giản là đăng tải những thông tin mới và thú vị lấy từ các hồ sơ công. Các tài liệu này cũng là con đường nhanh chóng để kiểm chứng tuyên bố của những đối tượng được phỏng vấn. Ở nước ngoài thì nhiều khi không cần ra khỏi nhà mà vẫn có thể kiểm tra các con số thống kê chính thức. Hãy lên mạng vào vào những website [...]... Thanh Vân Chương 3 XỬ LÝ THÔNG TIN TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ 3.1 Độ nhanh và chính xác của báo mạng điện tử Xử lý thông tin trên các tờ báo là rất quan trọng Và đặc biệt đối với báo mạng điện tử còn quan trọng hơn rất nhiều Tuy báo mạng điện tử là loại hình báo chí ra đời muộn nhất trong các loại hình báo chí nhưng loại hình báo chí em út này tích hợp được tất cả các ưu điểm của các loại hình báo chí đi trước... thỏa thuận Đó là lý do tại sao các tờ báo như The Miami Herald có chính sách rằng chỉ một biên tập viên cấp cao mới có quy n đem tờ báo ra để bảo đảm bí mật nguồn tin Nhập môn báo mạng - K27 Nguyễn Thị Thanh Vân PHẦN KẾT LUẬN Quy trình khai thác và xử lý thông tin là vô cùng quan trọng đối với hoạt động báo chí và đặc biệt là báo mạng điện tử Nó quy t định vị thế và độ tin cậy của một tờ báo Điều đó đòi... tranh thông tin giữa các phương tiện truyền thông ở nước ta Đặc biệt là giữa một số báo điện tử hàng đầu đã có sự cạnh tranh thông tin khá quy t liệt Bởi vì thể loại tin chiếm phần lớn nội dung của các báo điện tử cho nên sự cạnh tranh giữa các báo này trước hết và chủ yếu là cạnh tranh về việc đưa tin nhanh và chất lượng thông tin Đưa tin nhanh là một lợi thế và cũng là một tiêu chí hàng đầu của các báo. .. phải chuyên nghiệp và phải đáng tin cậy" 3.2 Sử dụng những thông tin “nóng” nhưng chưa rõ ràng hay những tin không tiết lộ tên Tin tức trên báo mạng đòi hỏi tính cập nhật và nhanh nhẹn Vì vậy nó đòi hỏi bạn phải có sự cân nhắc kĩ càng việc cho đăng tin luôn hay chờ để lấy thêm thông tin và xác nhận thông tin Đôi khi, thông tin bạn nhận được là những thông tin trái chiều với các báo khác thì bạn cần... kiểm chứng đưa thông tin của mình cho chính xác Cùng với việc cạnh tranh để đưa tin nhanh, các báo còn cạnh tranh về chiều sâu của thông tin Sau khi cạnh tranh để đưa lên mạng nhanh nhất thông tin ban đầu rồi, các báo tiếp tục cạnh tranh trong việc khai thác các góc cạnh, đi vào chiều sâu, bản chất của sự kiện Cũng như các phương tiện truyền thông khác, các báo điện tử cũng có thể triển khai các bài... được các báo điện tử tận dụng khá tốt với các diễn đàn trực tuyến, hộp thư bạn đọc, những buổi giao lưu trực tuyến với các nhân vật nổi tiếng (hoa hậu, diễn viên điện ảnh, nhà khoa học, chính khách…) Vì vậy, báo mạng điện tử không chỉ là tờ báo cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn đọc mà người đọc còn đòi hỏi ở nó tính cập nhật và thời sự của công nghệ thông tin Việc ra đời hàng loạt báo điện tử trong... thức tốt về báo chí trong việc sử dụng câu chữ, ngữ pháp, ngữ nghĩa 3.4 Thu thập thông tin qua việc biên tập lại từ các báo khác có trích dẫn nguồn Khác với báo in, các báo điện tử ở Việt Nam khá dễ dãi trong việc đăng lại tin bài của nhau Theo một thống kê chưa đầy đủ trên mạng, các tờ báo điện tử hang đầu ở Việt Nam sử dụng tin bài của báo bạn từ 30- 70% Việc sử dụng quá nhiều tin bài của báo bạn làm... tra lại độ tin tưởng và chính xác của nguồn tin Sau khi kiểm tra thì hãy quy t định việc đăng tin hay không Việc sử dụng những nguồn tin không tiết lộ tên rất nguy hiểm vì ba lý do Đầu tiên, những thông tin như vậy rất thiếu tin tưởng và khiến cho phóng viên và tờ báo nghi ngại Thứ hai, nguồn tin có thể là nói dối Anh ta hoặc cô ta có thể định làm mất thể diện ai đó hoặc có thể tung một tin lửng lơ... tiêu chí hàng đầu của các báo điện tử Những sự kiện thời sự nóng (breaking news) là trận địa nóng Nhập môn báo mạng Nguyễn Thị Thanh Vân - K27 bỏng nhất Họ thường huy động sức mạnh tổng lực cho những sự kiện này Để chạy đua đưa tin sớm nhất, trước hết, báo điện tử có thể chỉ chạy một cái tít và một câu mở đầu tin để thông báo sự kiện mới xảy ra Sau đó họ mới bổ sung dần thông tin, ảnh, các dữ liệu khác... này đông đảo hùng mạnh thì càng có nhiều cơ hội tiếp nhận được thông tin nhanh Thông tin báo điện tử phải nhanh, yếu tố cạnh tranh hàng đầu đối với tất cả các nhà báo trên thế giới bây giờ vẫn là thời gian phải nhanh nhất Dung lượng thông tin phải phong phú, nhiều chiều, thông tin ở nhiều góc cạnh, nhiều góc độ Nhiều khi người làm báo điện tử phải đứng trước một bài toán Giữa hai giá trị, một là tốc . điện tử nói riêng. Với mong muốn tìm hiểu về quy trình khai thác và xử lý thông tin trên báo mạng điện tử em đã lưa chọn đề tài: Quy trình khai thác và xử lý thông tin cho báo mạng điện tử . 2 Chương 3 XỬ LÝ THÔNG TIN TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ 3.1 Độ nhanh và chính xác của báo mạng điện tử. Xử lý thông tin trên các tờ báo là rất quan trọng. Và đặc biệt đối với báo mạng điện tử còn quan. đích và nhiệm vụ nghiên cứu. a. Mục đích: Nghiên cứu đề tài: Quy trình khai thác và xử lý thông tin cho báo mạng điện tử với mong muốn tìm hiểu kĩ hơn về báo mạng điện tử để phục vụ tốt hơn cho

Ngày đăng: 17/04/2015, 18:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w