1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề cương xử lý ô nhiễm môi trường biển

28 491 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 265,5 KB

Nội dung

ĐỀ CƯƠNG XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN Câu 1: Trình bày những đặc điểm của hệ sinh thái Biển và Đại Dương HST biển có quy mô khác nhau, có ranh gới rõ ràng ( có cấu trúc tự nhiên nhìn thấy được) như đầm, phá và một số trường hợp thì có ranh giới không rõ ràng như chu trình sinh địa hóa + Ranh giới sự khép kín của các chu trình + HST biển có thể là tự nhiên và nhân sinh như các đầm nuôi trồng thủy hải sản nước lợ) có thể được quản lý hoặc không được quản lý Trong biển và đại dương có khoảng 20 HST thường gặp với quy mô và giá trị khác nhau như: RNM, rạn san hô, rong, tảo, thảm cỏ biển, bãi triều, đầm lầy, bãi cát, cửa sông châu thổ, cửa sông hình phễu Các HST đó có đặc trưng cơ bản, có chức năng và giá trị nguồn lợi rất khác nhau như RNM có chức năng bảo vệ bợ biển khỏi bị xói mòn, bảo vệ các thảm cỏ biển và rạn san hô ở ngoài biển và ven biển; là nơi sinh nở và cư trú của nhiều loài thủy sản như cá, tôm, cua ; nơi cung cấp thực phẩm và duy trì đời sống sinh vật biển; là địa điểm du lịch sinh thái; là bẫy của các chất ô nhiễm từ lục địa mang ra Các HST biển và đại dương là những thực thể tồn tại thực sự rõ ràng và độc lập trong đại dương thế giới. Chúng có giá trị cực kỳ quan trọng như điều chỉnh khí hậu,chu tình cacbon và chu trình sinh địa hóa khác, điều hòa dinh dưỡng cho các vùng biển lân cận như rạn san hô, cung cấp tiềm năng cho du lịch sinh thái, cho phát triển cảng hàng hải. Chúng là nơi sinh cư của nhiều loài sinh vật biển và chim di cư, là môi trường sống cho con người trong tương lai Nó còn là nơi tiềm chứa DDSH và cung cấp nguồn lợi hải sản to lớn như tôm, cá, cua, sò nguồn thức ăn chữa bệnh như hải sâm, cá ngự, sao biển nguồn năng lượng biển dồi dào như năng lượng sóng, năng lượng thủy triều đáp ứng cho sự phát triển của con người Nhiều HST ven bờ còn là bức tường bảo vệ bờ biển khỏi tác động phá hủy của sóng, bão, khỏi bị xói lở; Là cạm bẫy tự nhiên để sàng lọc các chất ô nhiễm chủ yếu từ lục địa mang ra, cũng như có khả năng hòa loãng và xử lý các chất thải Các HST ven bờ cũng là bãi đẻ và nơi nuôi ấu trùng của nhiều loài thủy sinh vật. Không chỉ ngay trong vùng bờ mà còn từ ngoài khơi vào theo mùa trong đó có nhiều loài thủy hải sản Các HST biển và đại dương có năng suất sinh học cao thường phân bố tập trung ở vùng ven bờ và chúng hầu như quyết định toàn bộ năng suất sơ cấp của đại dương thế giới Các HST có quan hệ tương hỗ lẫn nhau tạo ra những dây xích sinh thái quan trọng. Nếu một mắt xích trong số chúng bị tác động sẽ ảnh hưởng đến các mắt xích còn lại. Chẳng hạn RNM ở vùng triều ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài đến thảm cỏ biển và rạn san hô ở dưới sâu hơn Câu 2: Cho biết những đặc điểm của Biển và Đại Dương? Tại sao Biển có thể bị ô nhiễm ( tác nhân và nguồn gốc) 2.1 Đặc điểm: Quy luật phân bố: Tuân theo sự đa dạng cao gồm 52 lớp động vật và 33 lớp thực vật được phân bố cả rộng, cả hẹp. Thành phần loài: + SV nổi + Động vật + SV đáy Sự phân bố sinh vật trong biển và đại dương: + Theo vùng, vĩ độ, địa lý + Theo độ sâu →Nếu thay đổi MT sống →Không tồn tại Quy mô rộng, khó gây ô nhiễm Có khả năng tự làm sạch ở một giới hạn nào đó Là cái “đệm” cuối cùng để chống lại rủi ro và thiên tai ⇒ Tùy thuộc vào điều kiện MT sống mà sự phân bố của HST biển và đại dương rất đa dạng và phong phú. 2. 2 Các nguồn gốc gây ô nhiễm MT Biển: Ô nhiễm biển có nguồn gốc từ đất liền kể cả ô nhiễm các dòng sông, cửa sông, vùng đất ngập nước, các đường ống dẫn nước thải, chất thải, thiết bị thải công nghiệp vào MT biển Ô nhiễm biển do các hoạt động liên quan đến đáy biển, đến thềm lục địa mà hoạt động đó thuộc quyền tài phán quốc gia của các vùng ven biển. Các hoạt động chính:  Hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí  Hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản đáy biển  Hoạt động khoan, đào, phá, nổ với mục đích xây dựng các đường hầm, đặt cáp, đặt ống dẫn  Hoạt động xuất phát từ việc xây dựng các đảo nhân tạo hoạc các công trình thiết bị mà trong quyền tài phán của quốc gia ven biển được phép Ô nhiễm biển do các hoạt động trong vùng đáy biển lan truyền tới di sản quốc gia hoặc di sản chung của loài người Ô nhiễm biển do sự nhấn chìm, trút bỏ các loại chất thải Ô nhiễm do hoạt động của các loại tàu thuyền, phương tiện GTVT trong nước, trên mặt nước, khoảng không cùng các tai nạn do các phương tiện đó gây ra. Ô nhiễm có nguồn gốc từ bầu khí quyển hoặc thông qua vùng khí quyển từ tự nhiên hoặc ngay trong lòng của vùng biển, vùng nước biển Theo đánh giá của nhóm GESAMP, tỷ lệ các nguồn gây ô nhiễm trên:  Nguồn gây ô nhiễm từ đất liền: 44%  Nguồn ô nhiễm do sự nhấn chìm và trút bỏ các loại chất thải: 10%  Nguồn ô nhiễm do hoạt động GTVT: 12%  Nguồn ô nhiễm từ khí quyển: 33%  Nguồn ô nhiễm từ dầu khí: 1% 2.3 Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường biển ⇒ Dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ ⇒ Hóa chất, đặc biệt là các chất nguy hại ⇒ Rác thải: Luật Dumping ⇒ Nước thải và các chất khác có nguồn gốc từ đất liền Trong đó ô nhiễm biển do dầu mỏ từ tàu biển được quan tâm hơn cả. Bao gồm 5 hoạt động chính sau:  Các hoạt động thải đổ từ tàu chở dầu do vệ sinh, rửa tàu.  Xả lacanh  Sự tràn dầu hoặc phát thải các chất thải nguy hại  Tràn dầu và phát thải các chất độc hại ngay tại cảng  Việc cố ý đổ nước thải, rác thải (sinh hoạt) từ trên tàu ra biển Cau 3: Các yếu tố vật lý đặc trưng của môi trường nước Biển là gì? Giải thích tính chất dị thường của nước biển 3.1 Các yếu tố vật lý đặc trưng của môi trường nước biển Nhiệt độ: Nước biển được điều chỉnh chủ yếu bởi năng lượng mặt trời và sự xáo trộn của các loại nước khác. • Nhiệt độ thay đổi theo mùa và theo độ sâu. Theo độ sâu thì nhiệt độ nước giảm dần • Nhiệt độ nước biển thường thấp hơn nhiệt độ không khí ở cùng khu vực về mùa hè, nhưng lại giữ nhiệt về mùa đông • Nhiệt độ tăng làm giảm oxy hòa tan trong nước biển • Đo nhiệt độ của nước biển thì phải sử dụng các phương pháp đo đặc biệt. Nếu đo nhiệt độ của nước biển ở các độ sâu khác nhau thì người ta dùng nhiệt kế đảo nhiệt Độ muối: Là tổng lượng muối tính bằng gam chứa trong 1 kg nước biển  Độ muối trung bình của các đại dương là 35‰ tức là 1 kg nước biển có 35g muối  Trong những vùng riêng biệt độ muối của nước biển có thể chênh lệch nhau khá lớn tùy thuộc vào điều kiện thủy văn và khí hậu từng vùng, dao động 26‰ - 40,2‰  Đối với lớp nước bề mặt độ phân bố tương đối đồng đều. Ở vùng vĩ độ cao độ muối thấp hơn và ở khoảng vĩ độ 25 0 bắc và nam độ muối đạt cực đại và giảm dần về phía xích đạo. Ở gần bờ độ muối giảm rõ rệt bởi sự pha ngọt của nước sông. Vì vậy nhiều vùng cửa sông gọi là vùng nước lợ.Ở các lớp nước sâu, đặc biệt dưới tầng bình lưu của đại dương thì độ muối = const  Như vậy độ muối là trọng lượng chung của tất cả các chất rắn hòa tan trong 1000g nước biển với điều kiện thay đổi lượng clo tương đương  Độ muối ảnh hưởng đến sự phấn bố nhiệt độ của nước biển. Những vùng có độ muối cao thường có nhiệt độ trung bình cao hơn những vùng nước biển có độ muối thấp Ánh sáng: Tác động giảm theo độ sâu Mật độ nước biển: Là tỷ số trọng lượng 1 đơn vị thể tích nước ở nhiệt độ quan trắc trên trọng lượng một đơn vị thể tích nước cất ở 4 0 C Hàm lượng oxy hòa tan: Là lượng oxy từ không khí có thể hòa tan vào nước trong điều kiện nhiệt độ, áp suất xác đinh Trọng lượng riêng của nước biển: Là tỷ số giữa trọng lượng 1 đơn vị thể tích nước biển ở nhiệt độ t = 17,5 0 C với trọng lượng 1 đơn vị thể tích nước cất ở nhiệt độ đó Từ mật độ và trọng lượng riêng có thể xác định được thể tích riêng Độ nén: Tạo ra áp lực nước, phụ thuộc vào áp suất gây ra thay đổi dòng chảy, mật độ và sự biến đổi đoạn nhiệt cũng như sự ổn định vận tốc âm thanh trong nước biển. Cứ xuống sâu 10m áp suất tăng 1 bar = 10 6 dyn/cm 2 Độ nén của nước biển không lớn nhưng nó ảnh hưởng nhiều đến tính chất khác của nước biển Nhiệt dung riêng: Là lượng nhiệt cần thiết để làm nóng 1g nước biển lên 1 0 C, nhiệt dung riêng phụ thuộc vào áp suất Độ dẫn nhiệt: Là lượng nhiệt truyền qua 1 đơn vị thời gian qua 1 đơn vị diện tích đặt vuông góc gradient nhiệt độ. Nước biển là một dung dịch muối bị ion hóa gần như hoàn toàn, do đó là vật dẫn điện tốt. Độ dẫn điện của nước biển tăng khi nhiệt độ, độ muối tăng Ẩn nhiệt hóa hơi hay nhiệt hóa hơi: là lượng nhiệt dùng để chi phí biến 1g nước biển thành hơi nước Độ hòa tan của các khí: Nước biển hòa tan (hấp thụ) các chất khí mà nó xúc tác. Nó hòa tan mọi khí có trong khí quyển, đồng thời còn hòa tan các chất khí có nguồn gốc khác. Lượng các chất khí hòa tan phụ thuộc vào áp suất riêng phần của chúng. Độ hòa tan của các khí tính theo định luật Henry S = k. P r K: hệ số hòa tan; P r : áp suất riêng phần của khí đó; S: Độ hòa tan 2 Tính chất dị thường của nước biển Tính chất nhiệt: Nước biển có khả năng nhận nhiệt và tỏa nhiệt nhiều nhất → Máy điều hòa nhiệt độ của trái đất Nhiệt dung riêng: Nước có nhiệt dung riêng rất lớn, đặc biệt là nước biển. Khi băng tan nhiệt dung riêng của nước biển tăng  Nước biển: 0,49 (R) → 1,009 (Long)  Nếu nhiệt độ > 40 0 C → Nhiệt dung riêng nước giảm  Nếu nhiệt độ < 80 0 C Nhiệt dung riêng nước tăng Hằng số điện môi ε: Nước biển ở 20 0 C có ε = 81 đơn vị ( 81 CGSE) → Nước biển dẫn điện tốt nhất Hệ số khúc xạ ánh sáng rất lớn → Do đó dễ gặp ảo ảnh Ẩn nhiệt hóa hơi và thể tích nước Q = 538,7 kcal/kg → Tính chất nhiệt Nước biển có tính chất dị thường như vậy là do: Cấu trúc của phân tử nước biển: Momen lưỡng cực µ = 1,86D, sp 3 = 109 0 → Cấu trúc tam giác đều Sự biến đổi về mạng lưới tinh thể Câu 4: Chu trình thủy học và chu trình hóa học diễn ra trong nước biển như thế nào? 4.1 Chu trình thủy động học ( Chu trình của nước) Khoảng 1/3 năng lượng mặt trời được hấp thụ trên bề mặt Trái Đất được sử dụng để vận chuyển vòng tuần hoàn nước. Nước bề mặt từ các đại dương, sông hồ bốc hơi 1 lượng khổng lồ tạo thành mây. Quá trình thoát hơi nước từ các loài thực vật làm tăng độ ẩm của không khí. Khi gặp lạnh, hơi nước ngưng tụ rơi xuống tạo thành mưa, tuyết và lan tỏa ra lượng nhiệt đã hấp thụ trong quá trình bay hơi, sưởi ấm bầu khí quyển. Một phần nước mưa thấm qua lớp đất đá thành nước ngầm và nước bề mặt đều hướng ra biển để tuần hoàn trở lại 4.2 Chu trình hóa học: Sự lan tỏa Sự bay hơi Sự khuếch tán Sự hòa tan Quá trình nhũ tương hóa Oxy hóa Lắng đọng Câu 5: Trình bày những đặc điểm và thành phần hóa học của nước biển? 5.1 Đặc điểm của nước biển Khác với nước sông, hồ, ao nước biển có đặc điểm và tính chất riêng do thành phần của nó quyết định: Cấu trúc phân tử nước: Từ công thức của nước cho thấy phân tử nước bao gồm 2 nguyên tử thành phần là H và O.  Momen lưỡng cực µ = 1.86D gây ra sự hấp dẫn khá mạnh giữa các phân tử. Lực hấp dẫn này giúp cho nước tồn tại ở trạng thái lỏng trong điều kiện nhiệt độ thường và áp suất khí quyển.  Các phân tử nước thường bất đối xứng với 1 mạng là H + và 1 mạng là O 2 . Sự bất đối xứng giúp tăng cường khả năng các phân tử nước kết hợp với các ion hoặc phân tử khác → Nước trở thành một dung môi linh hoạt và có tác động mạnh → Nước biển chứa nhiều chất hòa tan Nước biển có nhiệt dung riêng rất cao so với các chất lỏng khác, nên nó có thể ổn định nhiệt độ ở các vùng địa lý khác nhau. Tỉ trọng của nước biển lớn hơn tỉ trọng nước sông, hồ, ao Nước biển không hòa tan 1 số chất xà phòng trong khi hòa tan nhiều chất khác. Vì trong nước biển đã có sẵn các khoáng rắn hòa tan, số lượng trung bình của các chất rắn hòa tan trong nước rất lớn, chiếm 30 - 40%. Các nhân tố hòa tan nước biển thường thấy ở dạng vật chất, các muối; chủ yếu muối NaCl, MgCl 2 , SO 4 2- , CO 3 2- Tỉ lệ hòa tan các muối trong nước biển khác hẳn so với nước sông Hàm lượng chung của các chất rắn hòa tan trong nước biển được biểu diễn bằng ‰ Độ hòa tan của khí trong nước biển phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất. Độ hòa tan của khí tăng khi nhiệt độ giảm và áp suất tăng Nước biển có tính kiềm nhẹ : pH = 8.1 ÷ 0.2 Nước biển hòa tan (hấp thụ) các chất khí mà nó xúc tác. Nó hòa tan mọi khí có trong khí quyển, đồng thời còn hòa tan các chất khí có nguồn gốc khác. Lượng các chất khí hòa tan phụ thuộc vào áp suất riêng phần của chúng. Độ hòa tan của các khí tính theo định luật Henry S = k. P r K: hệ số hòa tan; P r : áp suất riêng phần của khí đó; S: Độ hòa tan Độ muối: Là tổng lượng muối tính bằng gam chứa trong 1 kg nước biển  Độ muối trung bình của các đại dương là 35‰ tức là 1 kg nước biển có 35g muối  Trong những vùng riêng biệt độ muối của nước biển có thể chênh lệch nhau khá lớn tùy thuộc vào điều kiện thủy văn và khí hậu từng vùng, dao động 26‰ - 40,2‰  Đối với lớp nước bề mặt độ phân bố tương đối đồng đều. Ở vùng vĩ độ cao độ muối thấp hơn và ở khoảng vĩ độ 25 0 bắc và nam độ muối đạt cực đại và giảm dần về phía xích đạo. Ở gần bờ độ muối giảm rõ rệt bởi sự pha ngọt của nước sông. Vì vậy nhiều vùng cửa sông gọi là vùng nước lợ.Ở các lớp nước sâu, đặc biệt dưới tầng bình lưu của đại dương thì độ muối = const  Như vậy độ muối là trọng lượng chung của tất cả các chất rắn hòa tan trong 1000g nước biển với điều kiện thay đổi lượng clo tương đương  Độ muối ảnh hưởng đến sự phấn bố nhiệt độ của nước biển. Những vùng có độ muối cao thường có nhiệt độ trung bình cao hơn những vùng nước biển có độ muối thấp VD: NaCl: Vị mặn MgCl 2 , SO 4 2- : Vị chát 5.2 Thành phần hóa học của nước biển - Các anion: Cl - , SO 4 2- , CO 3 2- , SiO 3 2- - Các cation: Na+, Ca 2+ - Nồng độ muối trong nước biển lớn hơn nước ngọt 35 lần Vì biển và đại dương thông nhau nên thành phần các chất trong nước biển tương đối đồng nhất. Hàm lượng muối khác nhau nhiều nhưng tỉ lệ thành phần chính hầu như không thay đổi Trong nước biển ngoài H 2 , O 2 ra thì Na, Cl, Mg chiếm 90%; K, Ca, S(dưới dạng SO 4 2- ) chiếm 3%, các chất còn lại chiếm 7% tổng lượng các chất Câu 6: Phân biệt 2 khái niệm ô nhiễm môi trường nước và ô nhiễm môi trường nước Biển? Trình bày các biện pháp xử lý nước bị ô nhiễm? 6.1 Phân biệt Giống nhau - Đều chỉ sự biến đổi chất lượng nước theo chiều hướng xấu, gây tổn hại nguy hiểm cho các đối tượng sống trong đó hay sử dụng nó để hoạt đông ( Làm biển đổi chất lượng nước) - Nguồn gốc: Đều do tự nhiên hay nhân tạo, con người làm biển đổi chất lượng nước 1 cách trực tiếp hay gián tiếp - Ô nhiễm nước nói chung và ô nhiễm biển đều gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, cho sinh vật sống, cản trở quá trình hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, nghỉ ngơi, giái trí, khai thác nuôi trồng thủy hải sản - Ô nhiễm kim loại nặng gây tích lũy trong thực vật, động vật qua các chuỗi thức ăn ở trong môi trường nước đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi ăn những loại thức ăn đó - Ô nhiễm nước và ô nhiễm môi trường nước biển làm giảm đa dạng sinh học, giảm trữ lượng loài sinh vật trong môi trường đó. Khác nhau Ô nhiễm môi trường nước - Khái niệm: Ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi thành phần, tính chất lý hóa sinh của nước do các hoạt động nhân tạo của con người hay tự nhiên gây ra: Phá rừng, lũ lụt, xói mòn, chất thải công nghiệp, đô thị, chất thải từ các hoạt động du lịch, giải trí gây ảnh hưởng xấu đến sinh thái môi trường nước, sức khỏe người sử dụng, đến các hoạt động vui chơi giả trí, đến các ngành công - nông nghiệp, cho đến các loài động vật nuôi cũng như các loài động vật hoang dã. - Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo: Quá trình thải chất độc hại chủ yếu dung dịch dưới dạng lỏng như chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, nông nghiệp, GTVT vào môi trường nước - Biểu hiện: + Gây suy thoái MT nước khu vực canh tác + Xuất hiện các hiện tượng phú dưỡng, tảo nở hoa, nước màu đen hoặc xanh đen, mùi hôi thối do quá trình phân hủy kỵ khí cac chất hưu cơ sinh ra H 2 S con người mắc tả, lỵ, thương hàn. Ô nhiễm môi trường nước biển - Khái niệm: Theo IMO: Ô nhiếm biển là việc con người trực tiếp hoặc gián tiếp đưa các vật chất, chất liệu hoặc năng lượng vào môi trường biển bao gồm các vùng cửa sông, các vùng đất ngập nước Khi việc đó gây ra hoặc có thể gây ra những tác hại như: Làm tổn hại đến nguồn lợi sinh vật biển, đến các hệ động vật và hệ thực vật biển; gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người; gây trở ngại cho các hoạt động ở biển, kể cả việc đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản và những công việc sử dụng biển một cách hợp pháp khác làm biến đổi chất lượng nước biển về phương diện sử dụng nó và làm giảm hứng thú của con người cùng các giá trị mĩ cảm của biển - Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo: Do hoạt động trên đất liền; do khai thác tài nguyên thềm lục địa và đáy đại dương; do nhấn chìm, trút bỏ chất độc hại hay nước bị ô nhiễm từ cửa sông thải vào biển; do vận chuyển hàng hóa trên biển, hoạt động hàng hải, GTVT biển; do ô nhiễm môi trường không khí - Biểu hiện: + Gây suy thoái HST biển, HST san hô, rừng ngập mặn + Xuất hiện các hiện tượng thủy triều đỏ 6.2 Các phương pháp xử lý nước bị ô nhiễm: Gồm 4 phương pháp: - Cơ học - Hóa lý - Hóa học - Sinh học Việc lực chọn các phương pháp xử lý này tùy thuộc vào kích thước hạt, tính chất hóa lý, nồng độ, hạt lơ lửng, lưu lượng nước thải và mức độ làm sạch cần thiết 6.2.1 Phương pháp cơ học Là phương pháp sử dụng các thiết bị như sóng chắn rác, lưới chắn rác, các bể lắng, lọc, tách, tuyển nổi, chưng cất để loại bỏ các rác có kích thước lớn, các hạt lơ lửng, khó lắng, các chất nhẹ hơn nước nổi lên như dầu mỏ, mỡ trong công nghiệp chế biến hay công nghiệp hóa dầu Song chắn rác: Giữ lại các vật thô như giẻ, giấy, rác, vỏ hộp, mẩu đất đá, gỗ, ở trước song chắn rác Lưới lọc: Đặt sau song chắn rác để loại bỏ các tạp chất rắn có kích thước nhỏ hơn, mịn hơn ra khỏi nước thải Lắng cát: Để lắng các hạt cát xuống đáy bể và kéo theo một phần chất đông tụ Thiết bị tách dầu mỡ: Vì dầu mỡ nhẹ hơn nước nổi lên trên , do đó ta dùng thiết bị này để gạt phần mỡ nổi hoặc vớt nó lên. Các thiết bị như màng hớt dầu, phao để hút và ngăn chặn dầu trên biển Bể lọc: Trong nước thải có các hạt chất rắn lơ lửng không có khả năng lắng, các chất hữu cơ, vi sinh vật sẽ được giữ lại trên bề mặt vách lọc hoặc bị hấp phụ. Lọc có ý nghĩa rất lớn trong quá trình cần hoàn nguyên nước để sử dụng lại 6.2.2 Phương pháp hóa lý Phương pháp này sử dụng các quá trình đông tụ, keo tụ, dùng các tác nhân hóa học như Al 2 (SO 4 ) 3 .18H 2 O, NaAlO 2 , các quá trình tuyển nổi, hấp phụ (sử dụng than hoạt tính, xỉ ), trao đổi ion, siêu lọc để tách các hạt có kích thước từ µm trở xuống Phương pháp keo tụ: dùng các hóa chất có khả năng làm kết lắng hay tạo bông với các hạt lơ lửng, hóa chất hữu cơ, các loại ion trong nước thải VD: Dùng phèn nhôm để loại photphat Al 2 (SO 4 ) 3 + PO 4 3- → 2AlPO 4 + 3SO 4 2- Dùng muối clorua hoặc sunfat Fe(III) để loại photphat FeCl 3 + H 2 O + PO 4 3- → FePO 4 + 3Cl - + H 2 O Hoặc tạo ra các hạt bông keo nổi lên mặt nước hoặc chìm xuống đáy Hấp phụ: Dùng dể loại hết các chất bẩn hòa tan vào nước mà phương pháp xử lý sinh học cũng như các phương pháp khác không loại bỏ được với hàm lượng rất nhỏ. Thông thường là các chất hòa tan có độc tính cao, các chất có màu, mùi vị khó chịu. Chất hấp phụ là chất có bề mặt riêng lớn, nó có khả năng hấp phụ các chất độc trên bề mặt của chất hấp phụ mà không làm thay đổi tính chất của các chất. Trao đổi ion: là quá trình trong đó các ion trên bề mặt của chất rắn trao đổi với các ion có cùng điện tích trong dung dịch khi tiếp xúc với nhau. Các chất này gọi là Ionit ( chất trao đổi ion) và không tan trong nước Trong trao đổi ion có 2 cột: Cột cation (K + ) RCOOH; Cột anion (A - ) RNH 3 OH VD CaSO 4 + 2RCOOH  ( RCOO) 2 Ca + H 2 SO 4 H 2 SO 4 + RNH 3 OH  R(NH 3 ) 2 SO 4 + 2H 2 O 6.2.3 Phương pháp hóa học Các phương pháp hóa học dùng trong xử lý nước thải gồm: trung hòa, oxyhoa và khử. Phương pháp này dùng tác nhân hóa học để khử các chất hòa tan và trong các hệ thống cấp nước khép kín. Đôi khi các phương pháp này sử dụng để xử lý sơ bộ trước xử lý sinh học 6.2.4 Phương pháp sinh học Phương pháp này sử dụng hoạt động của các VSV để phân hủy các chất hữu cơ gây nhiễm bẩn trong nước thải Nước thải xử lý bằng phương pháp sinh học được đặc trưng bởi chỉ tiêu BOD và COD. Nước thải không chứa các chất độc, tạp chất, muối của kim loại nặng hoặc nồng độ của chúng không vượt quá nồng độ cực đại cho phép và có tỉ số BOD/COD ≥0.5 Có hai loại chính: Phương pháp hiếu khí và phương pháp kỵ khí Câu 7: Thế nào là ô nhiễm Biển? Trình bày các nguồn gốc và tác nhân gây ô nhiễm môi trường Biển? 7.1 Định nghĩa ô nhiễm Biển Theo CUQT của LHQ về Luật Biển 1982 tại điều 1 khoản 4: Ô nhiếm biển là việc con người trực tiếp hoặc gián tiếp đưa các vật chất, chất liệu hoặc năng lượng vào môi trường biển bao gồm các vùng cửa sông, các vùng đất ngập nước Khi việc đó gây ra hoặc có thể gây ra những tác hại như: Làm tổn hại đến nguồn lợi sinh vật biển, đến các hệ động vật và hệ thực vật biển; gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người; gây trở ngại cho các hoạt động ở biển, kể cả việc đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản và những công việc sử dụng biển một cách hợp pháp khác làm biến đổi chất lượng nước biển về phương diện sử dụng nó và làm giảm hứng thú của con người cùng các giá trị mĩ cảm của biển 7. 2 Các nguồn gốc gây ô nhiễm MT Biển Ô nhiễm biển có nguồn gốc từ đất liền kể cả ô nhiễm các dòng sông, cửa sông, vùng đất ngập nước, các đường ống dẫn nước thải, chất thải, thiết bị thải công nghiệp vào MT biển [...]... hoặc thông qua vùng khí quyển từ tự nhiên hoặc ngay trong lòng của vùng biển, vùng nước biển Theo đánh giá của nhóm GESAMP, tỷ lệ các nguồn gây ô nhiễm trên: Nguồn gây ô nhiễm từ đất liền: 44% Nguồn ô nhiễm do sự nhấn chìm và trút bỏ các loại chất thải: 10% Nguồn ô nhiễm do hoạt động GTVT: 12% Nguồn ô nhiễm từ khí quyển: 33% Nguồn ô nhiễm từ dầu khí: 1% 7.3 Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường biển •... dầu tràn đối với Hệ Sinh Thái Biển và Đại Dương? 8.1 Sự ô nhiễm biển do dầu tràn  Trong các nguồn gây ô nhiễm biển thì ô nhiễm bởi dầu và sản phẩm dầu được quan tâm hơn cả Không chỉ vì khối lượng chất ô nhiễm lớn mà còn vì một lượng dầu nhỏ có thể gây ô nhiễm cả một diện tích rộng 1 tấn dầu có thể loang phủ 12 km2 mặt nước, 1g dầu có thể làm bẩn 2 tấn nước  Sự ô nhiễm biển do dầu tràn có thể do nhiều... đối với các vấn đề môi trường Biển? 14.1 Công ước MARPOL: Công ước MARPOL 73/78 là công ước về ngăn ngừa ô nhiễm biển do tàu biển gây ra, nó được thông qua ngày 2/11/1973 tại London sau đó được bổ sung bằng nghị định thư 1978 về cấm và hạn chế khai thác chất gây ô nhiễm, về thăm dò, khái thác tài nguyên thiên nhiên Văn kiện của công ước gồm 20 điều ⇒ Điều 1: Nghĩa vụ chung đối với công ước ⇒ Điều 2:... xitec của ô tô, tàu hỏa chở trên tàu biển gây ra Phụ lục 3 không bắt buộc và có hiệu lực 1/7/1992 Phụ lục 4: Những quy định để ngăn ngừa ô nhiễm do nước thải từ tàu biển gây ra Phụ lục 4 không bắt buộc Phụ lục 5: Những quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do rác từ tàu dầu gây ra Phụ lục 5 không bắt buộc Phụ lục 6: Những quy định về ngăn ngừa ô nhiễm không khí từ tàu biển Phụ lục 6 không bắt buộc 14.2 Công ước... đối với tảo biển • Tảo biển là nguồn thức ăn cho cá, đồng thời là môi trường sống cho ấu trùng và trứng Là nguồn thức ăn cho con người và là nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp sản xuất aga • Tảo biển rất nhạy cảm với dầu Khi bị nhiễm dầu, chúng sẽ chết thối do bị thiếu oxy Nguyên nhân do dầu che phủ bề mặt, không thực hiện được quá trình trao đổi chất với môi trường → Thu hẹp môi trường sống... có nguồn gốc từ bầu khí quyển hoặc thông qua vùng khí quyển từ tự nhiên hoặc ngay trong lòng của vùng biển, vùng nước biển Theo đánh giá của nhóm GESAMP, tỷ lệ các nguồn gây ô nhiễm trên: Nguồn gây ô nhiễm từ đất liền: 44% Nguồn ô nhiễm do sự nhấn chìm và trút bỏ các loại chất thải: 10% Nguồn ô nhiễm do hoạt động GTVT: 12% Nguồn ô nhiễm từ khí quyển: 33% Nguồn ô nhiễm từ dầu khí: 1% ... ô nhiễm do các chất có hại vận chuyển bằng đường biển trong các bao gói, container, khoang tháo lắp được hoặc xitec của ô tô, tàu hỏa chở trên tàu biển gây ra Phụ lục 3 không bắt buộc và có hiệu lực 1/7/1992  Phụ lục 4: Những quy định để ngăn ngừa ô nhiễm do nước thải từ tàu biển gây ra Phụ lục 4 không bắt buộc  Phụ lục 5: Những quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do rác từ tàu dầu gây ra Phụ lục 5 không... kiểm tra ô nhiễm biển do các nguồn, đặc biệt là dầu mỏ gây ra để từ đó có các biện pháp giảm thiểu - Hoàn thiện việc ngăn ngừa và kiểm tra sự ô nhiễm biển do tàu thủy gây ra, đặc biệt là tàu dầu - Thúc đẩy việc áp dụng các yếu cầu đối với các nước tham gia công ước, có quyền kiểm tra xem có phù hợp với nội dung quy định của công ước hay không - Xử lý các vụ việc gây ô nhiễm Câu 14: Trình bày các công ước... Sự ô nhiễm biển do các dàn khoan dầu trên biển: Các dàn khoan thường ở vùng thềm lục địa ngoài Ngoài dung dịch khoan, hóa chất, dầu từ dàn khoan thải ra là nguồn ô nhiễm thường xuyên ở vùng biển đang khai thác dầu Bên cạnh sự gây ô nhiễm do giàn khoan là các vụ nổ giếng dầu, sự cố nứt đường ống nối đã đưa vào biển một lượng dầu rất lớn  Sự ô nhiễm biển do đổ, tháo nước dằn trên tàu đã đưa vào biển. .. các công trình thiết bị mà trong quyền tài phán của quốc gia ven biển được phép Ô nhiễm biển do các hoạt động trong vùng đáy biển lan truyền tới di sản quốc gia hoặc di sản chung của loài người Ô nhiễm biển do sự nhấn chìm, trút bỏ các loại chất thải Ô nhiễm do hoạt động của các loại tàu thuyền, phương tiện GTVT trong nước, trên mặt nước, khoảng không cùng các tai nạn do các phương tiện đó gây ra Ô nhiễm . chất Câu 6: Phân biệt 2 khái niệm ô nhiễm môi trường nước và ô nhiễm môi trường nước Biển? Trình bày các biện pháp xử lý nước bị ô nhiễm? 6.1 Phân biệt Giống nhau - Đều chỉ sự biến đổi chất lượng. Thế nào là ô nhiễm Biển? Trình bày các nguồn gốc và tác nhân gây ô nhiễm môi trường Biển? 7.1 Định nghĩa ô nhiễm Biển Theo CUQT của LHQ về Luật Biển 1982 tại điều 1 khoản 4: Ô nhiếm biển là việc. giảm trữ lượng loài sinh vật trong môi trường đó. Khác nhau Ô nhiễm môi trường nước - Khái niệm: Ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi thành phần, tính chất lý hóa sinh của nước do các hoạt

Ngày đăng: 17/04/2015, 15:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w