Hấp thụ, đồng hóa và tiếp nhận các chất thải có nguồn gốc từ đất liền:

Một phần của tài liệu đề cương xử lý ô nhiễm môi trường biển (Trang 28)

Bằng khả năng tự làm sạch của mình, biển hấp thu và chuyển hoá khoảng 6.5 triệu tấn các tạp chất đổ ra biển từ các hoạt động của con người trong đất liền. Nếu không có biển, hành tinh của chúng ta sẽ ngập trong các bãi rác.

15.2 Những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước biển

Ô nhiễm biển có nguồn gốc từ đất liền kể cả ô nhiễm các dòng sông, cửa sông,

vùng đất ngập nước, các đường ống dẫn nước thải, chất thải, thiết bị thải công nghiệp.. vào MT biển

Ô nhiễm biển do các hoạt động liên quan đến đáy biển, đến thềm lục địa mà

hoạt động đó thuộc quyền tài phán quốc gia của các vùng ven biển. Các hoạt động chính:

 Hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí

 Hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản đáy biển

 Hoạt động khoan, đào, phá, nổ...với mục đích xây dựng các đường hầm, đặt cáp, đặt ống dẫn..

 Hoạt động xuất phát từ việc xây dựng các đảo nhân tạo hoạc các công trình thiết bị mà trong quyền tài phán của quốc gia ven biển được phép

Ô nhiễm biển do các hoạt động trong vùng đáy biển lan truyền tới di sản

quốc gia hoặc di sản chung của loài người

Ô nhiễm biển do sự nhấn chìm, trút bỏ các loại chất thải

Ô nhiễm do hoạt động của các loại tàu thuyền, phương tiện GTVT trong

nước, trên mặt nước, khoảng không cùng các tai nạn do các phương tiện đó gây ra.

Ô nhiễm có nguồn gốc từ bầu khí quyển hoặc thông qua vùng khí quyển từ tự

nhiên hoặc ngay trong lòng của vùng biển, vùng nước biển

Theo đánh giá của nhóm GESAMP, tỷ lệ các nguồn gây ô nhiễm trên: Nguồn gây ô nhiễm từ đất liền: 44%

Nguồn ô nhiễm do sự nhấn chìm và trút bỏ các loại chất thải: 10% Nguồn ô nhiễm do hoạt động GTVT: 12%

Nguồn ô nhiễm từ khí quyển: 33% Nguồn ô nhiễm từ dầu khí: 1%

Một phần của tài liệu đề cương xử lý ô nhiễm môi trường biển (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(28 trang)
w