Luật kinh tế LỜI NÓI ĐẦU: Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó là công cụ không thể thiếu, bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội nói chung và của nền đạo đức nói riêng. Pháp luật không chỉ là một công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hóa đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới. Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, việc tăng cường vai trò của pháp luật được đặt ra như một tất yếu khách quan. Điều đó không chỉ nhằm mục đích xây dựng một xã hội có trật tự, kỷ cương, văn minh, mà còn hướng đến bảo vệ và phát triển các giá trị chân chính, trong đó có ý thức đạo đức. Pháp luật càng chặt chẽ, càng đầy đủ và được thi hành nghiêm chỉnh thì đạo đức càng được đề cao, đồng thời khả năng điều chỉnh và giáo dục của đạo đức càng được mở rộng và ảnh hưởng một cách toàn diện, tích cực đến mọi hành vi, mọi mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội. Một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, thể hiện đúng đắn ý chí và nguyện vọng của số đông, phù hợp với xu thế vận động của lịch sử sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội. Ở tất cả các quốc gia, các hoạt động kinh tế luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của đất nước và ở đâu cũng vậy, hiệu quả của các hoạt động kinh tế luôn phụ thuộc rất lớn vào môi trường pháp lý trong đó các hoạt động kinh tế được tiến hành. Trong đó, luật doanh nghiệp nhằm tạo ra mặt bằng pháp lý chung cho tất cả doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, nâng cao khả năng cạnh tranh của môi trường kinh doanh ở nước ta, tạo kênh huy động vốn cho nền kinh tế cũng như để đáp ứng được các yêu cầu phát triển kinh tế đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Luật thương mại nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các bên trong các hợp đồng thương mại và các hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật. Nhóm 4 Page 1 Luật kinh tế Nhờ hệ thống pháp luật mà khi các tình huống tranh chấp, các vi phạm xảy ra thì có thể giải quyết một cách dễ dàng, công bằng và có cở sở pháp lý đầy đủ. Dưới đây là 2 tình huống cụ thể xảy ta trong đời sống và bằng các kiến thức đã được học nhóm 4 chúng em đã giải quyết 2 tình huống đó như sau: BÀI THẢO LUẬN NHÓM 4: Bài tập 1: A, B, C, D, E cùng góp vốn thành lập công ty TNHH Hưng Thịnh, với số vốn điều lệ là 2 tỷ, trong đó số vốn cam kết góp của A là 100 triệu, B là 400 triệu, C là 500 triệu, D là 800 triệu, E là 200 triệu. Sau 1 năm thành lập và hoạt động, D (chủ tịch HĐTV ) đã triệu tập hội đồng thành viên để quyết định lại phương án chia lợi nhuận trong công ty theo đúng các thủ tục quy định. Tại thời điểm này chỉ có A, E góp đủ số vốn cam kết góp. B, C, D đều chỉ góp được ½ số vốn cam kết góp. Cuộc họp diễn ra với sự tham dự của C, D, E. B không tham dự. A cũng không tham dự nhưng đã gọi điện ủy quyền cho C bỏ phiếu cho mình. C, D, E đã tiến hành cuộc họp hội đồng thành viên và bỏ phiếu thông qua phương án phân chia lợi nhuận. 1. Cuộc họp hội đồng thành viên nêu trên có hợp pháp không? Vì sao? 2. Quyết định của hội đồng thành viên được thông qua có hợp pháp không? Vì sao? Biết rằng Điều lệ của công ty không có quy định khác Luật doanh nghiệp về các vấn đề trên. Trả lời: 1. Cuộc họp hội đồng thành viên trên là hợp pháp. Vì: Cuộc họp HĐTV trong tình huống trên đã đáp ứng được đầy đủ những điều kiện mà pháp luật quy định. Cụ thể: Nhóm 4 Page 2 Luật kinh tế • Về quyền hạn triệu tập cuộc họp: Căn cứ theo điểm c, khoản 2, điều 49 – Luật doanh nghiệp 2005 quy định: Chủ tịch hội đồng thành viên có các quyền và nhiệm vụ sau đây: “Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên”. Vì D là chủ tịch hội đồng thành viên nên D có quyền triệu tập cuộc họp hội đồng thành viên. • Về thẩm quyền triệu tập cuộc họp HĐTV: Theo khoản 1, điều 50, luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định về thẩm quyền triệu tập cuộc họp HĐTV như sau: “Hội đồng thành viên được triệu tập bất cứ khi nào theo yêu cầu của chủ tịch hội đồng thành viên hoặc theo yêu cầu của thành viên hoặc nhóm thành viên quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 41 của luật này”. Theo đó, trong tình huống trên sau 1 năm thành lập và hoạt động, D là chủ tịch HĐTV đã triệu tập hội đồng thành viên để quyết định lại phương án chia lợi nhuận trong công là hoàn toàn đúng với quy định của pháp luật. • Về điều kiện tiến hành họp HĐTV Theo khoản 1, Điều 51 luật doanh nghiệp 2005 quy định: điều kiện tiến hành cuộc họp hội đồng thành viên: “Cuộc họp Hội đồng thành viên được tiến hành khi có số thành viên dự họp đại diện ít nhất 75% vốn điều lệ; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định”. Trong tình huống này, đề bài không đề cập đến quy định của điều lệ công ty, cho nên ta mặc nhiên hiểu rằng điều lệ công ty không quy định gì khác, do vậy mọi điều kiện sẽ căn cứ vào quy định của pháp luật. A, B, C, D, E cùng góp vốn thành lập công ty TNHH Hưng Thịnh với số vốn điều lệ là 2 tỷ Nhóm 4 Page 3 Luật kinh tế Vốn cam kết : A - 100tr 5% B – 400tr 20% C – 500tr 25% D - 800tr 40% E - 200tr 10% Cuộc họp diễn ra với sự tham dự của C, D, E. B không tham dự. A cũng không tham dự nhưng đã gọi điện ủy quyền cho C bỏ phiếu cho mình. Tuy nhiên A không thể ủy quyền qua điện thoại cho C để nhờ C bỏ phiếu hộ mình vì theo khoản 1, điều 48- Luật DN quy định: “Việc chỉ định người đại diện theo ủy quyền phải bằng văn bản, được thông báo đến công ty và cơ quan đăng ký kinh doanh thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày chỉ định. Thông báo phải có các nội dung chủ yếu sau đây: a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, quốc tịch, số và ngày quyết định thành lập hoặc đăng ký kinh doanh. b) Tỷ lệ vốn góp vốn, số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp. c) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền được chỉ định. d) Thời gian ủy quyền. e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của thành viên, của người đại diện theo ủy quyền của thành viên. Việc thay thế người đại diện theo ủy quyền phải được thông báo bằng văn bản cho công ty và cơ quan đăng ký kinh doanh trong 7 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định và có hiệu lực kể từ ngày công ty nhận được thông báo” Vì vậy cuộc họp trên chỉ có C, D, E là hợp pháp được tham dự. Tại thời điểm diễn ra cuộc họp, tức là sau 1 năm thành lập công ty, chỉ có A và E góp đủ số vốn cam kết. B, C, D đều chỉ góp được ½ số vốn cam Nhóm 4 Page 4 Luật kinh tế kết góp, điều này không ảnh hưởng đến sự hợp pháp của cuộc họp HĐTV cũng như quyết định của HĐTV. Vì theo khoản 3, điều 6, nghị định 102 quy định: “ Thời hạn mà thành viên, chủ sở hữu công ty phải góp đủ số vốn đã cam kết vào vốn điều lệ quy định tại các khoản 1 và 2 điều này không quá 36 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký bổ sung, thay đổi thành viên”. Vì vậy theo số vốn cam kết góp thì C, D, E chiếm đúng 75% vốn điều lệ. Và cuộc họp trên thỏa mãn về điều kiện tiến hành cuộc họp thành viên theo khoản 1, điều 51 luật DN 2005 quy định. Việc tham gia cuộc họp HĐTV là một trong những quyền của thành viên công ty chứ không phải là một nghĩa vụ. Do đó, việc A, B không đi dự họp có nghĩa là A, B đã tự từ bỏ quyền lợi của mình . Và điều này không không ảnh hưởng gì đến việc C, D, E được tiến hành cuộc họp vì C, D, E đã đáp ứng được điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 51 luật DN 2005. Về thủ tục chuẩn bị trước khi tiến hành họp hội đồng thành viên: Theo khoản 2, Điều 50, Luật DN 2005 quy định các thủ tục khi triệu tập họp hội đồng thành viên là: - Thông báo mời họp hội đồng thành viên có thể bằng giấy mời, điện thoại, fax, telex hoặc các phương tiện điện tử khác do điều lệ của công ty quy định và được gửi trực tiếp đến từng thành viên hội đồng thành viên. Nội dung thông báo mời họp phải xác định rõ thời gian, địa điểm và chương trình họp. - Chương trình và tài liệu họp phải được gửi cho các thành viên công ty trước khi họp. Tài liệu sử dụng trong cuộc họp liên quan đến quyết định về sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty, thông qua phương án phát triển công ty, thông qua báo cáo tài chính hàng năm, tổ chức lại hoặc giải thể công ty phải được gửi tới các thành viên chậm nhất 2 ngày làm việc trước ngày họp. Thời hạn gửi các tài liệu khác do Điều lệ công ty quy định. Nhóm 4 Page 5 Luật kinh tế D (chủ tịch HĐTV) đã triệu tập hội đồng thành viên để quyết định lại phương án chia lợi nhuận trong công ty theo đúng các thủ tục quy định. Vì vậy coi như D đã triệu tập hội đồng thành viên theo đúng khoản 2-điều 50 luật DN quy định. Căn cứ vào những phân tích trên ta khẳng định cuộc họp HĐTV là hợp pháp. 2. Quyết định của HĐTV được thông qua là hợp pháp vì: Theo điểm a, khoản 2, điều 52 luật DN 2005 quy định: “ Quyết định của HĐTV được thông qua tại cuộc họp trong trường hợp được số phiếu đại diện ít nhất 65% tổng số vốn góp của thành viên dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lện công ty quy định.” Cũng giống như việc xét điều kiện để tiên hành cuộc họp, do điều lệ không quy định gì khác nên ta mặc nhiên hiểu tình huống được giải quyết trên cơ sở quy định của pháp luật. Theo đó C, D, E đã bỏ phiếu thông qua phương án phân chia lợi nhuận; tức là 100% tổng số vốn góp của thành viên dự họp chấp thuận, do vậy quyết định này được thông qua là hoàn toàn hợp pháp. Bài tập 2: Công ty A (huyện X tỉnh Y) và công ty B (quận K, tỉnh H) ký kết một hợp đồng mua bán 1 tấn muối. Theo đó, A có nghĩa vụ giao hàng cho B trong khoảng thời gian từ ngày 15/8 đến ngày 30/8/2010 tại kho hàng số 1 của công ty B tại quận K. Tại quận K, B có hai kho hàng (kho 1 và kho 2). A cũng biết về 2 kho hàng này. Hai kho cách nhau 30km. Đến ngày 20/8/2010, A gọi điện đến cho B thông báo giao hàng cho B vào ngày 21/8/2010. Tuy nhiên, B lại nhận hàng ở kho 2. Sau khi liên lạc thì A thực hiện chuyển hàng từ kho 1 sang kho 2. Giữa đường từ kho 1 sang kho 2 thì bị xảy ra tai nạn, khiến 1/3 số hàng bị hỏng. Rủi ro này sẽ thuôc về bên nào? Ai phải chịu trách nhiệm. TRẢ LỜI: Nhóm 4 Page 6 Luật kinh tế Điều 57 BLTM năm 2005 quy định về vấn đề chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định như sau: “Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua khi hàng hóa đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua ủy quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên bán được ủy quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hóa”. TH1: Nếu giữa A và B không có thỏa thuận khác: Quay trở lại những dữ kiện đề bài cung cấp: Trong hợp đồng mua bán, hai bên có thỏa thuận về nghĩa vụ vận chuyển, thời gian và địa điểm giao, nhận hàng hóa như sau: “A có nghĩa vụ giao hàng cho B trong khoảng thời gian từ ngày 15/8 đến ngày 30/8/2010 tại kho hàng số 1 của công ty B tại quận K”. Theo đó, bên A (tức bên bán) có nghĩa vụ vận chuyển hàng hóa và giao hàng cho B ( tức bên mua) từ ngày 15/8 đến ngày 30/8/2010 tại kho 1 của công ty B. Xét việc thực hiện hợp đồng của hai bên: Về phía A: A đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thỏa thuận trong hợp đồng giữa hai bên cụ thể: Thứ nhất: Thời hạn giao, nhận hàng hóa: “ngày 20/8/2010, A gọi điện đến cho B thông báo giao hàng cho B vào ngày 21/8/2010”. Theo khoản 2 điều 37 Luật thương mại 2005 về thời hạn giao hàng: “ Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua” Như vậy, A đã thực hiện đúng theo quy định của pháp luật tại Điều 37 BLTM về thời hạn giao hàng, cụ thể là giao hàng vào ngày 21/8/2010 - phù hợp với khoảng thời gian mà 2 bên đã thỏa thuận ( từ ngày 15/8 đến ngày 30/8/2010) và có thông báo cho bên mua vào ngày 20/8/2010 – trước ngày giao hàng một hôm. Đề bài không nói gì thêm, có nghĩa: thời Nhóm 4 Page 7 Luật kinh tế gian giao, nhận hàng vào ngày 21/8/2010 mà bên A thông báo đã được bên B đồng ý và địa điểm giao hàng cũng không có sự thay đổi so với sự thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng. Thứ hai: Về địa điểm giao hàng, bên A đã thực hiện đúng những cam kết trong hợp đồng về địa điểm giao hàng, tức là giao tại kho 1 của công ty B. Có thể thấy, nếu tính đến thời điểm bên A hoàn tất việc chuyển hàng hóa đến kho 1 của bên B tại quận K và B đã nhận hàng tại kho 1 thì bên A đã hoàn thành nghĩa vụ được hai bên thỏa thuận trong hợp động. Lúc này, căn cứ vào điều 57 BLTM năm 2005 đã trích dẫn trên thì vào thời điểm A hoàn tất việc chuyển hàng đến kho 1 của B, do hai bên không có thỏa thuận nào khác về việc chuyển rủi ro của hàng hóa trong hợp đồng nên toàn bộ rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa đã được chuyển cho bên B. Về phía B: B đã vi phạm nghĩa vụ nhận hàng quy định tại Điều 56 BLTM năm 2005: “ Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng theo thỏa thuận và thực hiện hiện những công việc hợp lý để giúp bên mua giao hàng”, cụ thể B đã không nhận hàng đúng địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng là kho 1 của B mà B lại yêu cầu được nhận hàng ở kho 2 ( cách kho 1 30km), điều đáng chú ý và phải được xem xét ở đây là phía B không hề thông báo sự thay đổi địa điểm giao, nhận hàng cho A biết cho đến khi A đã hoàn tất việc chuyển hàng đến kho 1 của B. Do vậy, B đã vi phạm nghĩa vụ nhận hàng. (1) Tuy nhiên lại có tình huống phát sinh như sau:“ B lại nhận hàng ở kho 2. Sau khi liên lạc thì A thực hiện chuyển hàng từ kho 1 sang kho 2. Giữa đường từ kho 1 sang kho 2 thì bị xảy ra tai nạn, khiến 1/3 số hàng bị hỏng” . Khi B thông báo thay đổi địa điểm giao hàng so với nội dung hợp đồng, A chấp nhận chứng tỏ hai bên đã thống nhất với nhau rằng sẽ thay Nhóm 4 Page 8 Luật kinh tế đổi điều khoản về địa điểm giao hàng trong hợp đồng, tuy nhiên theo điều 423 – luật dân sự quy định: 1. Các bên có thể thỏa thuận sửa đổi hợp đồng và giải quyết hậu quả của việc sửa đổi, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 2. Trong trường hợp hợp đồng được thành lập bằng văn bản, được công chứng, chứng thực, đăng ký hoặc cho phép thì việc sửa đổi hợp đồng cũng phải tuân theo hình thức đó. Hợp đồng mua muối giữa A va B được ký kết vì vậy hợp đồng này được lập thành văn bản. Theo như việc thay đổi về địa điểm giao hàng giữa A và B nói trên không thể hiện sự đồng ý này thành văn bản. Vì vậy coi như hợp đồng này chưa được sửa đổi. Việc bên A chấp nhận giao hàng tại địa điểm mới (kho số 2) của B đồng nghĩa với việc A cũng chấp nhận thêm rủi ro về phía mình khi phải vận chuyển hàng hóa đến kho hàng số 2 Theo hợp đồng, đáng lẽ A phải giao hàng cho B tại kho 1, đồng thời chuyển giao rủi ro cho B nhưng A lại không thực hiện việc giao hàng theo đúng thỏa thuận mà lại mang hàng hóa đến địa điểm thỏa thuận mới là kho 2 nên khi có tai nạn xảy ra trên đường vận chuyển thì A phải chịu(2) Vì vậy cả hai bên đều có lỗi. Như vậy trường hợp này rủi do thuộc về A nhưng vì B cũng vi phạm nghĩa vụ của mình đối với hợp đồng gốc nên A có quyền yêu cầu B phải chịu trách nhiệm đối với số hàng hóa bị thiệt hại. (Không thấy nhắc đến người vận chuyển nhưng nếu có người vận chuyển thì trách nhiệm đối với rủi ro hàng hóa cũng được tính cho người vận chuyển theo thỏa thuận giữa các bên). TH2: Nếu A và B có thỏa thuận khác: Thì việc rủi ro và chịu trách nhiệm sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận giữa A và B trong hợp đồng. Nhóm 4 Page 9 . của môi trường kinh doanh ở nước ta, tạo kênh huy động vốn cho nền kinh tế cũng như để đáp ứng được các yêu cầu phát triển kinh tế đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Luật thương mại nhằm đảm. giữa các bên trong các hợp đồng thương mại và các hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật. Nhóm 4 Page 1 Luật kinh tế Nhờ hệ thống pháp luật mà khi các tình huống tranh chấp, các vi phạm. pháp lý trong đó các hoạt động kinh tế được tiến hành. Trong đó, luật doanh nghiệp nhằm tạo ra mặt bằng pháp lý chung cho tất cả doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, nâng cao khả