1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận khuyến khích vật chất và tinh thần cho người lao động

30 1,9K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 545,34 KB

Nội dung

1 TIỂU LUẬN MÔN: QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Đề tài: “Khuyến khích vật chất và tinh thần cho người lao động” 2 MỤC LỤC Lời nói đầu 3 Chƣơng I: Các vấn đề về động lực của sự thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần đối với ngƣời lao động 5 I. Động lực và tạo động lực cho người lao động 5 II. Các học thuyết tạo động lực 9 Chƣơng II: Những biện pháp khuyến khích vật chất cho ngƣời lao động thông qua tiền lƣơng, tiền thƣởng và các chƣơng trình phúc lợi 14 I. Tiền lương - vai trò của tiền lương trong công tác tạo động lực cho người lao động 14 II. Tiền thưởng - sử dụng các hình thức tiền thưởng hợp lý để khuyến khích lao động 21 III. Xây dựng các chương trình phúc lợi và dịch vụ 22 Chƣơng III: Các biện pháp khuyến khích tinh thần cho ngƣời lao động 24 I. Khuyến khích tinh thần thể hiên qua các yếu tố 24 II. Các hình thức khuyến khích về tinh thần 27 Kết luận 29 Tài liệu tham khảo 30 3 LỜI NÓI ĐẦU Sự thành công của một tổ chức phụ thuộc lớn vào trình độ thực hiện nhiệm vụ của người lao động. Kết quả và hiệu quả của việc thực hiện nhiệm vụ của người lao động được quy định bởi ba yếu tố: năng lực, điều kiện làm việc và mức độ động viên. Để thực hiện nhiệm vụ một cách có hiệu quả người lao động phải biết cách giải quyết công việc, phải có môi trường làm việc thuận lợi và phải tích cực, nhiệt tình giải quyết công việc. Nếu yếu tố về điều kiện làm việc được tạo ra bởi tổ chức thì hai yếu tố năng lưc và sự nhiệt tình là ở người lao động. Sự thành công của một tổ chức phụ thuộc vào viêc tổ chức có hay không một đội ngò những người lao động có năng lực và sự nhiệt tình cao. Động viên người lao động là sự thúc đẩy người ta làm việc. Tác dụng của động viên tuỳ thuộc vào sự khuyến khích bằng vật chất và tinh thần. Trong quản trị nguồn nhân lực: động viên hay cụ thể hơn là khuyến khích vật chất và tinh thần là một trong những chủ đề nhận được sự quan tâm đặc biệt. Thấy được tầm quan trọng của việc khuyến khích cho người lao động, vì vậy em quyết định nghiên cứu đề tài: “Khuyến khích vật chất và tinh thần cho người lao động” với mong muốn mình sẽ tìm hiểu và rút ra được những biện pháp khuyến khích tốt nhất cho người lao động để họ làm việc hăng say hơn, đạt được mục tiêu của tổ chức. Để nghiên cưú đề tài này em sử dụng phương pháp: phân tích tổng hợp, dựa trên cơ sở những gì em đã tiếp thu được từ các môn em đã học nói chung, đặc biệt là các môn chuyên ngành và bổ trợ cho chuyên ngành quản trị nhân lực nói riêng, bên cạnh đó có kèm theo các tài liệu bên ngoài liên quan đến đề tài mà em nghiên cứu. 4 Bố cục đề tài: ngoài phần lời nói đầu và phần kết luận gồm: Chƣơng I: Các vấn đề về động lực của sự thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần đối với người lao động. Chƣơng II: Những biện pháp khuyến khích vật chất cho người lao động thông qua tiền lương, tiền thưởng và các chương trình phúc lợi, dịch vụ. Chƣơng III: Những biện pháp khuyến khích tinh thần đối với người lao động. 5 CHƢƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ VỀ ĐỘNG LỰC CỦA SỰ THỎA MÃN CÁC NHU CẦU VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN ĐỐI VỚI NGƢỜI LAO ĐỘNG I. Động lực và tạo động lực cho ngƣời lao động 1. Khái niệm về tạo động lực Mỗi hoạt động con người đều hướng vào mục đích nhất định. Khi người lao động tham gia vào quá trình sản xuất có nghĩa là họ muốn được thoả mãn những yêu cầu, những đòi hỏi, những mong muốn mà họ chưa có hoặc có nhưng chưa đầy đủ. Sự thoả mãn đó có thể là vật chất hoặc tinh thần. Việc không ngừng thoả mãn các nhu cầu của con người là một trong những nhân tố quan trọng để làm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa và thường xuyên áp dụng các biện pháp khuyến khích vật chất và tinh thần đối với người lao động. Con người không chỉ khác nhau về khả năng hành động mà còn khác nhau cả về ý chí hành động hay sự thúc đẩy. Sự thúc đẩy con người làm việc phụ thuộc vào sức mạnh của động cơ. Động cơ đôi khi được xác định như nhu cầu, ý muốn, nghị lực hay là sự thôi thúc cá nhân hướng tới mục đích. Nếu động cơ là yếu tố bên trong quyết định thì động lực là yếu tố biểu hiện ra bên ngoài nhằm thực hiện động cơ lao động đó. Động cơ được hiểu là sự khao khát và tự nguyện của con người nhằm nâng cao mọi nỗ lực để đạt được mục tiêu hay kết quả cụ thể nào đó. Động lực chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: nhóm yếu tố thuộc về con người và nhóm yếu tố thuộc về môi trường. 6 2. Bản chất của quá trình tạo động lực (đứng ở giác độ nhu cầu) Bản chất của quá trình tạo động lực đó là nhu cầu và sự thoả mãn những nhu cầu đó. Thực chất, nhu cầu của con người tạ ra động cơ thúc đẩy họ tham gia lao động song chính lợi ích mới là động lực trực tiếp thúc đẩy con người làm việc hiệu quả ngày càng cao. Vì vậy, đòi hỏi nhà quản trị đặc biệt quan tâm đến lợi ích của người lao động. 2.1. Hệ thống nhu cầu của con người Nhu cầu là sự đòi hỏi của các cá nhân và của các tập thể khác nhau muốn có những điều kiện nhất định để sống, để tồn tại và phát triển. Nhu cầu quy định xu hướng lựa chọn các suy nghĩ, sự rung cảm và ý chí của người lao động, nó còn quy định hoạt động xã hội của cá nhân, của giai cấp và của tập thể. Những nhu cầu để sống, tồn tại và phát triển là những nhu cầu thiết yếu cần thiết. Phân loại hệ thống nhu cầu: theo hệ thống nhu cầu thì có hai loại hệ thống nhu cầu là nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần.  Nhu cầu vật chất: là nhu cầu hàng đầu đảm bảo cho con người lao động có thể sống để tạo ra của cải vật chất và làm nên lịch sử. Hệ tư tưởng Mác - Ănghen đã viết: “Người ta phải sống được rồi mới làm ra lịch sử. Nhưng muốn sống thì trước hết phải có thức ăn, nước uống, nhà cửa, quần áo và một số thức ăn khác nữa”. Cùng với sự phát triển của lịch sử, nhu cầu vật chất của con người ngày càng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Trình độ phát triển của xã hội ngày càng cao thì nhu cầu càng nhiều hơn và phức tạp hơn, thậm chí nhu cầu vật chất đơn giản nhất cũng không ngừng thay đổi. Cùng với sự biến đổi của thời gian nhu cầu vật chất chuyển từ yêu cầu về lượng sang yêu cầu về chất (nhu cầu vật chất là nhu cầu phát triển về mặt thể lực).  Nhu cầu tinh thần: là những điều kiện để con người tồn tại và phát triển về mặt trí lực đây là nhu càu phong phú và đa dạng. Các loại nhu cầu tinh thần: 7 Trước hết phải kể đến nhu cầu lao động, nhu cầu làm việc có ích, có hiệu quả cho bản thân và cho xã hội. Bằng lao động không những giúp mỗi người đảm bảo cuộc sống của mình mà còn phát triển mọi khả năng của bàn tay và trí tuệ, phát hiện ra ý nghĩa cuộc sống của mình với tư thế làm chủ thiên nhiên và lịch sử. Tiếp theo là các nhu cầu học tập, nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu giao tiếp xã hội, và nhu cầu công bằng xã hội, Nhu cầu của con người nói chung và của người lao động nói riêng là vô tận, không có giới hạn và không bao giờ được thỏa mãn hoàn toàn. Song sự thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần dù ít cũng sẽ là động lực thúc đẩy con người tích cực, hăng say, sáng tạo lao động. Chìa khoá để tìm ra động cơ bên trong thúc đẩy con người lao động đó là nghiên cứu hệ thống các nhu cầu của họ và tìm mọi biện pháp để thỏa mãn các nhu cầu đó một cách tối ưu. 2.2. Lợi ích của con người Có nhiều cách định nghĩa về lợi ích khác nhau:  Lợi ích theo quan niệm về giá trị: là tổng thể giá trị vật chất và tinh thần mà người lao động nhận được từ tổ chức hoặc xã hội.  Lợi ích theo định hướng hoạt động: là tập hợp phức tạp các thiên hướng bao gồm mục đích giá trị, nguyện vọng và các xu hướng, khuynh hướng dẫn đến một người xử sự theo cách này hay cách khác.  Lợi ích theo quan điểm quản trị: là mức độ thoả mãn nhu cầu của con người trong một điều kiện cụ thể nhất định. Trước hết, là lợi ích kinh tế trong quan hệ giữa những người lao động với nhau và giữa người sử dụng lao động với người lao động trong quá trình sản xuất ra sản phẩm. Tương ứng với nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần có lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần. Giữa lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Thông thường sự thoả mãn một nhu cầu vật chất thường dẫn đến sự thỏa mãn nhu cầu nào đó về tinh thần và ngược lại. Tương ứng với nhu cầu cá nhân và nhu cầu xã hội có lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Lợi ích cá nhân gắn liền với việc 8 thoả mãn nhu cầu cá nhân của bản thân người lao động và gia đình họ. Lợi ích xã hội gắn liền với sự thoả ãn nhlu cầu của xã hội. Song suy cho cùng thoả mãn nhu cầu của xã hội cũng chỉ là nhằm phục vụ lợi ích của từng cá nhân trong cộng đồng. Trong mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội thì lợi ích cá nhân có tác động trực tiếp tới người lao động va tạo ra sự quan tâm nhiều hơn ở người lao động. 2.3. Mối quan hệ giữa nhu cầu và lợi ích Lợi ích là mức độ thỏa mãn nhu cầu của con người, do đó lợi ích tạo ra động lực thúc đẩy người lao động làm việc hăng say hơn, có hiệu quả hơn. Mức độ thoả mãn càng lớn thì tạo ra động lực càng nhiều và ngược lại mức độ thoả mãn càng nhỏ thì động lực tạo ra càng yếu, thậm chí bị triệt tiêu. Như vậy giữa nhu cầu và lợi ích có mối quan hệ khăng khít, chặt chẽ không thể tách rời. Nếu không có nhu cầu thì không có lợi ích, lợi ích là hình thức biểu hiện của nhu cầu. Nhu cầu tạo ra động cơ thúc đẩy con người tham gia lao động, lợi ích mới là động lực trực tiếp thúc đẩy họ làm việc. Nhu cầu Động cơ Đạt mục đích Lợi ích Động lực Để tạo ra động lực cho người lao động, nhà quản trị phải chú trọng tạo ra lợi ích cho người lao động phù hợp với nhu cầu mong muốn của họ. Muốn vậy, phải luôn coi sự tác động qua lại giữa lợi ích và nhu cầu là mối quan hệ của cặp phạm trù triết học hình thức và nội dung. 9 II. Các học thuyết tạo động lực Có rất nhiều học thuyết nói về việc tạo động lực, mỗi học thuyết đi sâu vào từng khía cạnh và khai thác các mặt khác nhau của các nhân tố tác động. Các nhà quản trị cũng cần phải biết vận dụng những học thuyết nào và vận dụng như thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh công ty, doanh nghiệp mình để từ đó thực hiện một cách có hiệu quả các chính sách về quản trị nguồn nhân lực. 1. Các học thuyết nhu cầu 1.1. Học thuyết nhu cầu của A.Maslow Nhu cầu của con người rất phong phú và đa dạng, do vậy để đáp ứng được nhu cầu đó cũng rất phức tạp. Để làm được điều này Maslow đã chỉ ra rằng: người quản lý cần phải có các biện pháp tìm ra và thoả mãn nhu cầu người lao động và ông đưa ra thuyết nhu cầu theo thứ bậc được biểu diễn dưới hình tháp sau: (1) : Nhu cầu tự thể hiện bản thân. (1) (2): Nhu cầu tôn trọng. (2) (3): Nhu cầu xã hội. (3) (3) (4) : Nhu cầu an toàn. (4) (5): Nhu cầu sinh lý. (5) (5) Nhu cầu sinh lý: là nhu cầu tối cần thiết, là những đòi hỏi cơ bản và là nhu cầu xuất hiện sớm nhất mà con người luôn tìm cách thoả mãn nó. Khi nhu cầu này được thoả mãn thì lại xuất hiện nhu cầu bậc cao hơn. (4) Nhu cầu an toàn: là nhu cầu xuất hiện ngay sau khi nhu cầu sinh lý được thoả mãn, nhu cầu này muốn được ổn định, được chắc chắn, được bảo vệ khỏi những điều bất trắc hoặc tự bảo vệ mình. (3) Nhu cầu xã hội (Nhu cầu giao tiếp): khi các nhu cầu sinh lý và an toàn được thoả mãn tới mức nào đó, các nhu cầu xã hội trở nên chiếm uư thế. Hầu hết mọi người đều muốn có những tác động qua lại, quan hệ và chung sống với những 10 người khác trong những hoàn cảnh mà ở đó họ cảm thấy thích hợp và được mọi người chấp nhận. (2) Nhu cầu được tôn trọng: là nhu cầu với những địa vị khác nhau được tôn trọng và cũng như từ tôn trọng mình. Nhu cầu được tôn trọng xuất hiện dưới một số hình thức động cơ liên quan là: uy tín và quyền lực. (1) Nhu cầu tự khẳng định mình (tự hoàn thiện mình): Trong tất cả các nhu cầu của Maslow đưa ra có một nhu cầu mà các nhà khoa học về xã hội và hành vi biết ít nhất, đó là khả năng tự khẳng định mình. Từ khẳng định mình là một nhu cầu khó nhận biết và khó xác điịnh nhưng đó lại là nhu cầu trong đó con người được trưởng thành và phát triển cũng như được sáng tạo. Maslow đã khẳng định: Mỗi cá nhân lao động có hệ thống nhu cầu khác nhau và nó được thoả mãn bằng những cách, những phương tiện khác nhau. Về nguyên tắc: con người cần được thoả mãn các nhu cầu ở bậc thấp hơn trước khi được khuyến khích để thoả mãn những nhu cầu ở bậc cao hơn. Hệ thống thứ bậc nhu cầu này được biết đến và áp dụng rộng rãi. Người quản lý phải quan tâm đến các nhu cầu của người lao động, từ đó có biện pháp để thoả mãn nhu cầu đó một cách hợp lý. 1.2. Học thuyết ERG của Alderfer Cũng dựa vào hệ thống nhu cầu, Alderfer chia hệ thống nhu cầu thành ba loại: + Nhu cầu tồn tại (Existence). + Nhu cầu quan hệ (Relatednes). + Nhu cầu phá triển (Grouth). Tương tự như Maslow, những học thuyết nay chủ yếu đề cập đến vai trò của ba loại nhu cầu. Ngoài việc thoả mãn các nhu cầu vật chất, công ty phải tạo môi trường để điều hoà và liên kết các mối quan hệ và cũng không ngừng tạo cơ hội cho người lao động học tập và nâng cao trình độ. [...]... lao động của họ để tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội Quá trình kết hợp sức lao động và điều kiện sản xuất là quá trình người lao động làm việc hay nói cách khác là khi họ có được việc làm Đảm bảo việc làm cho mỗi người lao động thực chất tạo ra niềm vui, niềm phấn khởi, sự yên tâm trong lao động cho cá nhân và tập thể lao động Khi con người có sức lao động mà không được tham gia vào lao. .. với mọi người và được sự tham khảo và ủng hộ của người lao động Có như vậy thì chương trình phúc lợi và dịch vụ mới là động lực kích thích người lao động làm việc tốt hơn 23 CHƢƠNG III: CÁC BIỆN PHÁP KHUYẾN KHÍCH TINH THẦN CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG Bên cạch khuyến khích về vật chất, việc khuyến khích tinh thần cũng đóng một vai trò rất quan trọng Những biện pháp nhằm thoả mãn những nhu cầu về mặt tinh thần nhằm... các nhu cầu tinh thần của họ 28 KẾT LUẬN Thời gian trôi đi, điều kiên lịch sử có những biến đổi và sự nhận thức về tầm quan trọng của việc khuyến khích vật chất và tinh thần cho người lao động cũng thay đổi theo Các nhà quản lý trước đây chỉ chú ý đến khuyến khích vật chất cho người lao động mà coi nhẹ yếu tố tinh thần nhưng đến nay thì hầu hết các nhà quản lý đều đã nhận ra thiếu sót đó và họ cũng... lực khuyến khích tinh thần cho người lao động II Các hình thức khuyến khích về tinh thần - Xây dựng các phong trào thi đua: tặng danh hiệu chiến sỹ thi đua, anh hùng lao động, lao động tiên tiến, - Xây dựng và áp dụng các hình thức khen thưởng như: giấy khen, bằng khen, huân chương, huy chương, Khuyến khích tinh thần là vấn đề tổng hợp ,phức tạp nhưng nếu biết tổ chức thì sẽ tạo động lực về tinh thần. .. mà người lao động nhận được từ tổ chức Những kết quả phần thưởng nay có thể là vật chất và cũng có thể là tinh thần Và cũng xuất phát từ thực tiễn xã hội đó là con nguời cầ có việc làm để sống Đời sống vật chất cần phải đủ đảm bảo cho cá nhân và gia đình người lao động • Những điều cần quan tâm để giải quyết khuyến khích cho nguời lao động: - Xác định nhu cầu là nguồn gốc, yếu tố kích thích lao động. .. hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ thoả mãn nhu cầu vật chất cơ bản đối với người lao động của chính tiền lương Điều đó cũng có nghĩa là: muốn xác định đúng mức tiền lương cần phải căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động của mỗi người và của mỗi tập thể lao động Tiền lương gắn chặt với quy luật nâng cao năng suất lao động và tiết kiệm thời gian lao động Bởi vì tăng năng suất lao động là cơ sở để tăng... lao động với số lượng và chất lượng công việc mà họ đã hoàn thành - Tin tưởng vào người lao động, giao quyền tự chủ cho họ trong việc thực hiện công việc được giao sẽ có tác dụng kích thích tích cực sáng tạo của họ - Điều kiện lao động nề nếp va cách thức tổ chức lao động có ảnh hưởng đến sự ham mê công việc của người lao động - Cùng với việc quan tâm đến nhu cầu vật chất của người lao động những người. .. lực về tinh thần không kém gì so với khuyến khích về vật chất Không nên quá coi trọng khuyến khích vật chất hay tinh thần mà phải kết hợp chặt chẽ giữa hai loaị khuyến khích đó với nhau mới có thể tạo động lực mạnh mẽ cho người lao động Xuất phát từ những phân tích về cơ sở của vấn đề tạo động lực ở trên cho thấy mục đích sâu xa của quá trình làm việc của người lao động là nhằm thoả mãn các nhu cầu của... kiện và môi trường làm việc tức là đưa tất cả các nhân tố về điều kiện và môi truờng làm việc vào trạng thái tối ưu để chúng không dẫn đến sự vi phạm vào các hoạt động sống của con người và ngược lại có tác động củng cố sức khoẻ, nâng cao sự hứng thó trong lao động, tạo điều kiện giáo dục tinh thần lao động cộng sản chủ nghĩa cho người lao động dẫn tới năng suất lao động được nâng cao 3 Đào tạo và phát... sản - Chế độ tử tuất Người lao động tham gia BHXH với mong muốn có thể duy trì và ổn định cuộc sống khi bị mất sức lao động tạm thời: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hoặc hết tuổi lao động: hưu trí, về già, Nói tóm lại, BHXH là sự bảo đảm về vật 22 chất cho người lao động thông qua các chế độ BHXH nhằmgóp phần ổn định đời sống của người lao động và gia đình họ BHXH là một hoạt động mang tính xã . cầu vật chất và tinh thần đối với ngƣời lao động 5 I. Động lực và tạo động lực cho người lao động 5 II. Các học thuyết tạo động lực 9 Chƣơng II: Những biện pháp khuyến khích vật chất cho. nghiên cứu đề tài: Khuyến khích vật chất và tinh thần cho người lao động với mong muốn mình sẽ tìm hiểu và rút ra được những biện pháp khuyến khích tốt nhất cho người lao động để họ làm việc. đầu và phần kết luận gồm: Chƣơng I: Các vấn đề về động lực của sự thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần đối với người lao động. Chƣơng II: Những biện pháp khuyến khích vật chất cho người

Ngày đăng: 16/04/2015, 22:22

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w